UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2004/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 10 tháng 02 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 6/12/2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài Chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bản quy chế quản lý và sử dụng dự phòng ngân sách địa phương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2004 và thay thế Quyết định số 17/2003/QĐ-UB ngày 23/01/2003 của UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, đơn vị thuộc tỉnh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI |
QUY CHẾ
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 31/2004/QĐ-UB ngày 10 /02/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi )
I. Nguyên tắc chung:
Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, hàng năm trong dự toán chi ngân sách các cấp chính quyền địa phương được bố trí khoản dự phòng từ 2% đến 5% tổng số chi để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán tong năm ngân sách.
II. Những quy định cụ thể:
1. Dự phòng ngân sách địa phương được sử dụng cho các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện các giải pháp khẩn cấp nhằm phòng chống thiên tai, hoả hoạn, tai nạn trên diện rộng;
- Khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn đối với thiệt hại tài sản nhà nước; hỗ trợ khắc hậu quả đối với thiệt hại của các tổ chức và dân cư;
- Thực hiện các nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao đầu năm cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh .
Hỗ trợ ngân sách cấp dưới để xử lý các nhiệm vụ nói trên sau khi cấp dưới đã sử dụng dự phòng của cấp mình mà vẫn chưa đáp ứng được.
2. Thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng:
2.1. Đối với dự phòng cấp tỉnh:
- Tập thể UBND tỉnh (Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh) quyết định mức chi từ 200 triệu đồng; Chủ tịch UBND tỉnh quyết định mức chi từ 200 triệu đồng trở xuống (khi Chủ tịch đi vắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh được UBND tỉnh uỷ quyền quyết định như thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh và sau đó báo cáo lại Chủ tịch UBND tỉnh); trong một số trường hợp đặc biệt, khẩn cấp Chủ tịch UBND tỉnh quyết định ở mức cao hơn và sau đó báo cáo tập thể UBND tỉnh.
- Việc sử dụng dự phòng ngân sách cấp tỉnh thực hiện vào quý III và quý IV (trừ trường hợp đột xuất do thiên tai, hoả hoạn và các nhiệm vụ cấp bách khác). Trong quý I và quý II, nếu có phát sinh nhiệm vụ, các Sở, Ban, ngành , đơn vị thuộc tỉnh, UBND các huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh (Sau đây gọi tắt là đơn vị) tự sắp xếp, tạm ứng kinh phí trong dự toán hoặc sử dụng dự phòng chi của đơn vị mình để thực hiện. Sở Tài Chính có trách nhiệm điều chỉnh dự toán cho đơn vị thuộc tỉnh.
- Theo định kỳ hàng tháng, Sở Tài Chính tiếp nhận văn bản và tổng hợp các nhu cầu đề nghị bổ sung kinh phí của các đơn vị và báo cáo (bằng văn bản) để UBND tỉnh hoặc Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định.
- Sở Tài Chính có trách nhiệm tổng hợp tình hình sử dụng dự phòng ngân sách tỉnh, trình UBND tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND tỉnh theo định kỳ hàng quý và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
- Quy trình chi các khoản dự phòng ngân sách thực hiện theo các quy định tại Điểm 6 và Điểm 9 Phần 4 của Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính.
-Thẩm định dự toán và quyết toán kinh phí chi từ dự phòng ngân sách:
+ Khi có phát sinh nhu cầu công việc ngoài nhiệm vụ thường xuyên và được UBND tỉnh đồng ý cho chủ trương thực hiện bằng văn bản, nhưng thiếu nguồn kinh phí thực hiện (Sau khi đã sắp xếp, cân đối lại dự toán và đã sử dụng hết dự phòng chi nhưng vẫn còn thiếu) thì các đơn vị phải lập dự toán chi tiết theo nội dung công việc và theo Mục lục ngân sách nhà nước, gửi Sở Tài Chính tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét quyết định bổ sung kinh phí.
+ Thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí phải chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả; chi đúng dự toán và nội dung công việc đã được cấp có thẩm quyền giao; tuân thủ các quy định về quản lý tài chính hiện hành. Trường hợp có phát sinh các công việc làm thay đổi mục tiêu sử dụng phải báo cáo UBND tỉnh, khi có sự đồng ý mới triển khai thực hiện. Chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi kết thúc công việc, đơn vị lập báo cáo quyết toán với Sở Tài Chính về tình hình sử dụng kinh phí bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách và tổng hợp quyết toán chung với kinh phí hàng năm của đơn vị.
2.2. Đối với dự phòng ngân sách huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn: UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm ban hành quy chế quản lý và sử dụng dự phòng ngân sách cấp mình và hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện đối với dự phòng ngân sách cấp xã, phường, thị trấn ./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.