LIÊN HIỆP CÁC XÍ NGHIỆP QUẢN LÝ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 308-QĐ-TC-LĐ | Hà Nội , ngày 08 tháng 5 năm 1991 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ TRẠM QUẢN LÝ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ
TỔNG GIÁM ĐỐC LIÊN HIỆP CÁC XÍ NGHIỆP QUẢN LÝ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ
Căn cứ Quyết định số 1843-QĐ/TCCB-LĐ ngày 2-8-1988 của Bộ GTVT về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Liên hiệp các xí nghiệp quản lý giao thông đường thuỷ.
Căn cứ Quyết định số 249-PC ngày 20-2-1991 của Bộ GTVT - Bưu điện và giao cho Liên hiệp tổ chức lực lượng thanh tra chuyên ngành.
Trên cơ sở 14 nhiệm vụ của Trạm quản lý đường thuỷ qui định tại thông tư 1434-ĐT-QL ngày 19-5-1962 và yêu cầu nhiệm vụ quản lý Giao thông đường thuỷ.
Theo đề nghị của ông Trưởng phòng Tổ chức - Lao động.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trạm quản lý giao thông đường thuỷ được quy định lại như sau:
I. NHIỆM VỤ:
Trạm quản lý giao thông đường thuỷ là đơn vị cơ sở thực hiện chức năng quản lý, sửa chữa thường xuyên đường thuỷ và thi hành luật lệ - thể chế giao thông vận tải trên phạm vi tuyến luồng được phân công. Trạm có 10 nhiệm vụ chủ yếu:
1. Nắm vững tình hình luồng lạch, thông báo kịp thời cho các chủ phương tiện thuỷ để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
2. Thường xuyên đo dò phát hiện sự biến đổi luồng lạch, phát hiện chướng ngại vật; thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông cấp thiết và báo cáo cấp trên.
3. Lắp đặt, kiểm tra, điều chỉnh, bảo dưỡng sửa chữa hệ thống báo hiệu đường thuỷ đúng luật lệ quy định.
4. Theo dõi mực nước, thời tiết để thông báo cho các phương tiện và thu thập tài liệu địa chất, thuỷ văn phục vụ nghiên cứu khai thác đường thuỷ.
5. Theo dõi, kiểm tra tác dụng của các công trình trong hệ thống giao thông đường thuỷ và đề xuất biện pháp sửa chữa, bảo vệ công trình.
6. Theo dõi phương tiện đi lại, giúp đỡ các phương tiện bị nạn khi có điều kiện và lập biên bản khi có tai nạn.
7. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành luật lệ thể chế giao thông vận tải đường thuỷ đã ban hành.
Phối hợp với các cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương để giữ gìn trật tự - an toàn GTVT trên đường thuỷ.
8. Bảo quản, sửa chữa trang bị phương tiện công tác của Trạm.
9. Quản lý kỹ thuật - Nghiệp vụ trong phạm vi công tác của Trạm và thực hiện các báo cáo theo quy định.
10. Tổ chức đời sống vật chất, tinh thần cho CBCNV của trạm.
II. QUYỀN HẠN:
Trạm được sử dụng dấu riêng để thi hành luật lệ, thể chế quản lý GTVT.
Trong quá trình kiểm tra, thanh tra, lực lượng thanh tra trạm đường thuỷ được quyền áp dụng các hình thức, biện pháp xử phạt hành chính quy định đối với thanh tra viên chuyên ngành và theo phân cấp của Tổng giám đốc Liên hiệp.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Cơ cấu tổ chức của Trạm quản lý GTĐT gồm:
+ Trạm trưởng - kiêm trưởng thanh tra trạm
+ Trạm phó và 1 kỹ thuật viên - kiêm thanh viên cơ sở (tuỳ quy mô, đặc điểm của trạm có thể có cả trạm phó và kỹ thuật viên, hoặc chỉ có 1 chức danh).
+ Một số công nhân đường thuỷ.
+ 1 đến 2 báo vụ viên (đối với trạm có VTĐ).
Phạm vi quản lý và biên chế cụ thể của Trạm do Giám đốc xí nghiệp quyết định cho phù hợp điểm yêu cầu quản lý của đơn vị.
Điều 2. Việc thành lập - chia tách - sát nhập - giải thể Trạm và danh sách trạm trưởng do Tổng giám đốc liên hiệp quyết định trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Xí nghiệp.
Điều 3. Các ông: Giám đốc các xí nghiệp quản lý GTĐT, Trưởng các phòng ban - đơn vị có liên quan căn cứ phạm vi trách nhiệm của mình thi hành Quyết định này.
| Nguyễn Văn Trường (Đã Ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.