ỦY BAN DÂN TỘC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 303/QĐ-UBDT | Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TIỂU BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN “HỖ TRỢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 80/NQ-CP VỀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG THỜI KỲ 2011-2020 VÀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2012-2015”
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC
Căn cứ Nghị định 60/2008/NĐ-CP ngày 9/5/2008 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;
Căn cứ Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ Thông tư số 03/2007/TT-BKH ngày 12/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình, Dự án ODA;
Căn cứ Quyết định số 277/QĐ-UBDT ngày 17/10/2012 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về thành lập Tiểu Ban quản lý dự án “Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 và Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015”;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Trưởng tiểu Ban Quản lý Dự án “Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 và Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015”.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Tiểu Ban Quản lý dự án “Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 và Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015”.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban, Vụ trưởng các Vụ: Chính sách Dân tộc, Kế hoạch -Tài chính, Tổ chức Cán bộ, Hợp tác Quốc tế và Trưởng tiểu Ban quản lý Dự án chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TIỂU BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN “HỖ TRỢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 80/NQ-CP VỀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG THỜI KỲ 2011-2020 VÀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2012-2015”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 303/QĐ-UBND ngày 15/11/2012 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
Điều 1. Cơ sở pháp lý của việc thực hiện Tiểu dự án
- Nghị định 60/2008/NĐ-CP ngày 9/5/2008 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;
- Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
- Thông tư số 03/2007/TT-BKH ngày 12/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình, Dự án ODA;
- Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính quy định một số mức chi áp dụng cho các dự án, chương trình sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
- Thông tư 192/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009;
- Văn bản số 1208/TTg-QHQT ngày 14/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh mục các dự án đợt 2 do UNDP tài trợ giai đoạn 2012-2016.
- Văn kiện dự án “Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 và Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015” đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Cơ quan viện trợ Ai Len phê duyệt ngày 27/9/2012”;
- Quyết định số 277/QĐ-UBDT ngày 17/10/2012 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về thành lập Tiểu Ban quản lý dự án “Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011- 2020 và Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015”.
Điều 2. Thông tin về Tiểu dự án.
1. Tên Tiểu dự án: “Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 và Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015”.
Tên tiếng Anh: “Support to the implementation of the Resolution 80/NQ-CP on directions of sustainable poverty reduction 2011-2020 and the National Targeted Program on Sustainable Poverty Reduction 2012-2015 (PRPP)”.
2. Tên nhà tài trợ: Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP).
3. Cơ quan chủ quản Dự án: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Cơ quan thực hiện Dự án: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Cơ quan đồng thực hiện: Ủy ban Dân tộc và các tỉnh lựa chọn.
6. Mô tả tóm tắt: Dự án này nhằm hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 của Chính phủ Việt Nam. Những đóng góp của dự án cho mục tiêu của Chính phủ Việt Nam về giảm nghèo nhanh tại các địa bàn nghèo nhất, vùng miền núi dân tộc thiểu số, bãi ngang ven biển và cho Kết quả 1.1.3/Mục tiêu 1.1. trong Kế hoạch Chung của Liên Hợp Quốc sẽ được thể hiện thông qua việc hoàn thành các kết quả dự án:
a) Các chính sách giảm nghèo được sắp xếp và lồng ghép vào kế hoạch và chính sách thường xuyên của các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ.
b) Chương trình quốc gia về Giảm nghèo bền vững được thiết kế và thực hiện hiệu quả, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện, xã, thôn/bản nghèo nhất và các nhóm DTTS thông qua áp dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo.
c) Hệ thống theo dõi và phân tích nghèo đa chiều và tình trạng dễ bị tổn thương và các cuộc thảo luận chính sách giảm nghèo và giảm tình trạng dễ bị tổn thương góp phần cải thiện các định hướng phát triển, chính sách và chương trình phát triển theo hướng bao trùm, vì người nghèo và giảm bất bình đẳng.
Dự án này được thực hiện dưới sự điều phối và kết hợp chặt chẽ với các đối tác phát triển và cơ quan Liên Hợp Quốc trong khuôn khổ Sáng kiến Một Liên Hợp Quốc và Chương trình hợp tác đối tác giữa Chính phủ Việt Nam và các Đối tác phát triển “hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80 và CTMTQG-GNBV”.
7. Mục tiêu và kết quả chủ yếu của Dự án:
- Mục tiêu: Đến năm 2016, các cơ quan trung ương chính xây dựng và giám sát các chính sách phát triển kinh tế - xã hội lấy con người làm trung tâm, phát triển xanh và dựa vào bằng chứng nhằm đảm bảo chất lượng tăng trưởng của một nước có thu nhập trung bình.
- Kết quả: Áp dụng cách tiếp cận đa chiều và phát triển con người trong các cấu phần giảm nghèo của các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cấp trung ương và địa phương nhằm giải quyết hiệu quả tình trạng nghèo cùng cực và những hình thức nghèo mới nổi lên.
8. Thời gian bắt đầu và kết thúc:
- Thời gian bắt đầu: Tháng 9 năm 2012
- Thời gian kết thúc: Tháng 12 năm 2016
9. Tổng vốn của Dự án: 10.385.200 USD, trong đó:
- Vốn ODA: 9.885.200 USD (viện trợ không hoàn lại).
- Vốn đóng góp của Chính phủ Việt Nam: 500.000 USD
Điều 3. Thông tin về Ban quản lý Dự án
- Tên giao dịch của Tiểu Ban quản lý Dự án: Tiểu Ban quản lý Dự án “Hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 và Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015” (sau đây gọi tắt là Tiểu Ban quản lý dự án hỗ trợ giảm nghèo).
- Địa chỉ: 18 Lý Văn Phúc, Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại: 04 3 7349440
- Fax: 04 37173796
- Số tài khoản: 002 110 3685 009 tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội, Sở Giao dịch Hà Nội.
Điều 4. Tiểu Ban Quản lý Dự án thành lập theo Quyết định số 277/QĐ-UBDT ngày 17/10/2012 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Tiểu Ban quản lý Dự án tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và của UNDP theo phương thức quốc gia điều hành. Mọi hoạt động của Tiểu Ban quản lý Dự án phải được công khai và chịu sự giám sát theo các quy định hiện hành, bảo đảm quản lý và sử dụng có hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí các nguồn lực của Tiểu dự án.
Tiểu Ban quản lý Dự án có tài khoản và con dấu riêng để phục vụ cho việc thực hiện Tiểu dự án phù hợp với quy định của Pháp luật.
Điều 5. Quản lý Kế hoạch và tài chính thực hiện Tiểu dự án.
1. Căn cứ hợp đồng trách nhiệm được ký giữa Tiểu Ban quản lý dự án và cơ quan thực hiện dự án, Tiểu Ban quản lý Dự án xây dựng Kế hoạch thực hiện trong cả thời gian hoạt động dự án và tiến độ cụ thể từng quý, năm phù hợp với văn kiện Dự án, các quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam và các điều ước quốc tế đã ký kết với Liên hiệp quốc - Liên minh Châu Âu về các Dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức.
2. Kinh phí hoạt động của Tiểu Dự án được Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ theo kế hoạch hàng năm do Tiểu Ban Quản lý Dự án xây dựng và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (với vai trò là cơ quan chủ quản dự án) và UNDP phê duyệt.
3. Kinh phí đối ứng phía Việt Nam cho Tiểu dự án sẽ do Ủy ban Dân tộc bố trí theo tỷ lệ tương ứng tại Văn kiện Dự án đã ký kết và dựa trên kế hoạch ngân sách đóng góp vốn đối ứng hàng năm đã được phê duyệt.
4. Nguồn vốn đối ứng sẽ được giải ngân qua Kho Bạc Nhà nước và quyết toán theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
Điều 6. Điều phối và tổ chức thực hiện của Tiểu Ban quản lý Dự án.
1. Tiểu Ban quản lý Dự án là đầu mối thực hiện các thủ tục triển khai công việc thường xuyên của Dự án. Tiểu Ban quản lý Dự án phối hợp với Cơ quan chủ quản dự án, UNDP để thống nhất hoạt động, đảm bảo tính hiệu quả của các nguồn tài trợ.
2. Tiểu Ban quản lý Dự án có trách nhiệm điều phối các hoạt động của Tiểu dự án; phối hợp với các Bộ ngành, cơ quan liên quan thực hiện thống nhất, đồng bộ và đạt hiệu quả.
3. Tiểu Ban quản lý Dự án có trách nhiệm công khai nội dung, tiến độ và ngân sách của Tiểu dự án cho các đối tượng thụ hưởng trực tiếp; cung cấp các thông tin chính xác và trung thực cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, nhà tài trợ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban Dân tộc.
4. Tiểu Ban quản lý Dự án có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, đánh giá, xây dựng báo cáo về hoạt động của Tiểu dự án theo quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ.
Điều 7. Công tác nghiệm thu và quyết toán Tiểu dự án.
1. Khi kết thúc Tiểu dự án, Tiểu Ban quản lý Dự án có trách nhiệm lập báo cáo kết thúc Tiểu dự án và báo cáo quyết toán để trình Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc.
2. Tiểu Ban quản lý Dự án có trách nhiệm thực hiện, xử lý quyết toán đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi kết thúc Tiểu dự án và giải thể Tiểu Ban quản lý Dự án theo quy định hiện hành.
Điều 8. Cơ cấu của Tiểu Ban quản lý Dự án.
1. Cán bộ Tiểu Ban Quản lý Dự án gồm các thành viên tại Quyết định số 277/QĐ-UBDT ngày 17/10/2012 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Trưởng tiểu Ban quản lý dự án do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc bổ nhiệm. Trưởng tiểu Ban quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, là chủ tài khoản Tiểu dự án, có nhiệm vụ tổ chức, điều hành, thực hiện các nhiệm vụ của Tiểu dự án, tuyển chọn, ký hợp đồng lao động với cán bộ, tư vấn hợp đồng theo đúng Văn kiện Dự án và kế hoạch hoạt động của Tiểu dự án được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (với vai trò là cơ quan chủ quản dự án) và UNDP phê duyệt và chịu trách nhiệm báo cáo trước lãnh đạo Ủy ban Dân tộc và Nhà tài trợ.
3. Kế toán trưởng Tiểu Ban quản lý Dự án do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc bổ nhiệm, làm việc kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính, kế toán của Tiểu dự án và quản lý nguồn vốn ODA và nguồn vốn đối ứng. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Trưởng tiểu Ban quản lý dự án về các báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm phục vụ hoạt động quyết toán, kiểm toán của Tiểu dự án; chịu trách nhiệm bố trí tài chính để tổ chức các hoạt động của Tiểu dự án; kiểm tra chứng từ; thanh quyết toán kinh phí thực hiện hoạt động Tiểu dự án.
4. Các thành viên Tiểu Ban quản lý Dự án do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc bổ nhiệm, làm việc kiêm nhiệm, đóng vai trò giúp việc cho Tiểu Ban quản lý Dự án về lĩnh vực chuyên môn, chịu trách nhiệm tham mưu các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật đảm bảo về chất lượng hoạt động theo yêu cầu đề ra. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Trưởng tiểu Ban quản lý dự án và Ủy ban Dân tộc.
5. Văn phòng Tiểu dự án được ghép với Văn phòng Dự án EMPCD (do UNDP tài trợ). Các cán bộ chuyên trách được Tiểu Ban quản lý Dự án phối hợp với Nhà tài trợ tuyển dụng theo chế độ hợp đồng, gồm có:
- 01 Phiên dịch kiêm thư ký Tiểu dự án.
- 01 kế toán kiêm trợ lý Tiểu dự án.
6. Ngoài ra, khi cần thiết Tiểu Ban quản lý Dự án có thể huy động cán bộ chuyên môn tại Ủy ban Dân tộc tham gia một số nhiệm vụ cụ thể, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm của Tiểu dự án.
Điều 9. Cơ chế đãi ngộ.
1. Đối với các cán bộ kiêm nhiệm được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc bổ nhiệm khi tham gia thực hiện Tiểu dự án được hưởng lương và phụ cấp quản lý dự án ODA hành chính sự nghiệp do Ủy ban Dân tộc chi trả theo khoản 1.1 Điều 2 tại Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và áp dụng khoản 1 Điều 2 của Thông tư 192/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 “Các cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế hành chính sự nghiệp khi được điều động sang làm việc chuyên trách hoặc phân công làm việc kiêm nhiệm tại các Ban quản lý dự án ODA (ngoài khoản tiền lương và phụ cấp lương nêu tại khoản 1 Điều 2 nói trên) được hưởng tối đa bằng tiền lương theo cấp bậc, phụ cấp lương được hưởng theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang hiện hành”. Khi tham gia thực hiện Tiểu dự án tại các địa phương được hưởng các chế độ khác (công tác phí, đi lại,...) từ nguồn vốn ODA theo quy định hiện hành của UN-EU.
2. Các cán bộ được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng, làm việc chuyên trách tại Văn phòng Tiểu dự án, được hưởng lương và trả lương theo định mức chi tiêu của UN-EU quy định hiện hành.
Điều 10. Điều khoản thi hành.
Trưởng tiểu Ban quản lý Dự án, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm tổ chức thi hành Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Trưởng tiểu Ban quản lý Dự án có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc xem xét, điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi kịp thời./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.