UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2996/QĐ-UBND | Thanh Hoá, ngày 29 tháng 9 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TỈNH, UBND CẤP HUYỆN VÀ NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA UBND CẤP XÃ VỀ LAO ĐỘNG, NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 10/2008/TTLT-LĐTBXH-BNV ngày 10 tháng 7 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp xã về lao động, người có công và xã hội;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 41/LĐTBXH-VP ngày 18 tháng 8 năm 2008, của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 383/TTr-SNV ngày 09 tháng 9 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Vị trí và chức năng:
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về: việc làm; dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội); các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp, ủy quyền của ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại mục II, phần I Thông tư Liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10/7/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý Nhà nước của UBND cấp xã về lao động, người có công và xã hội.
3. Cơ cấu tổ chức và biên chế:
3.1 Lãnh đạo Sở:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Giám đốc và không quá 03 Phó giám đốc. Hiện tại, giữ ổn định số Phó giám đốc do sắp xếp theo Nghị định số 13/2008/ NĐ-CP ngày 04/2/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Giám đốc, Phó giám đốc Sở do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành và theo các quy định của Đảng và Nhà nước về quản lý cán bộ.
3.2 Cơ cấu tổ chức của Sở, gồm:
a/ Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
- Văn phòng;
- Thanh tra;
- Phòng Kế hoạch - Tài chính;
- Phòng Việc làm, An toàn lao động;
- Phòng Lao động, Tiền lương – Bảo hiểm xã hội;
- Phòng Đào tạo nghề;
- Phòng Người có công;
- Phòng Bảo trợ xã hội;
- Phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em.
Văn phòng, Thanh tra, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có Trưởng phòng và không quá 02 Phó trưởng phòng. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, biên chế cụ thể của Văn phòng, Thanh tra và các phòng chuyên môn nghiệp vụ do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định.
b/ Chi cục:
- Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội.
c/ Đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
- Trung tâm Điều dưỡng người có công (đổi tên từ Trung tâm điều dưỡng thương binh nặng – Trung tâm được đổi con dấu để hoạt động);
- Trung tâm Bảo trợ xã hội;
- Trung tâm Bảo trợ xã hội số 2;
- Trung tâm Chăm sóc sức khỏe người có công;
- Quỹ Bảo trợ trẻ em;
- Trung tâm Giáo dục lao động xã hội;
- Trung tâm Giới thiệu việc làm;
- Trung tâm Chỉnh hình phục hồi chức năng;
- Trường Trung cấp nghề miền núi.
3.3 Biên chế hành chính, sự nghiệp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do Chủ tịch UBND tỉnh Quyết định giao hàng năm.
Điều 2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Lao động –Thương binh và Xã hội.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: lao động, người có công và xã hội trên địa bàn huyện; vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể do UBND cấp huyện quyết định theo quy định tại mục I, II phần II Thông tư Liên tịch số 10/2008/TTLT-BLDTBXH-BNV ngày 10/7/2008 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ.
Biên chế hành chính của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội do ủy ban nhân cấp huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện được UBND tỉnh giao hàng năm.
Điều 3. Nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp xã về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thực hiện theo quy định tại Phần III Thông tư Liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH–BNV của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ.
Cán bộ, công chức làm công tác lao động, người có công và xã hội ở cấp xã thực hiện theo quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Lao động- Thương binh và Xã hội, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.