ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2956/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 21 tháng 8 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2014, TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ vào Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000 và Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 3170/2010/QĐ-UBND ngày 09/9/2010 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành qui định về việc xác định các nhiệm vụ KH, CN hàng năm của tỉnh Thanh Hóa;
Theo đề nghị tại Tờ trình số 544/TTr-KHCN ngày 14/8/2013 của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ xin phê duyệt kế hoạch nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch các nhiệm vụ khoa học, công nghệ tỉnh Thanh Hóa năm 2014, bao gồm 30 nhiệm vụ (Có danh mục kèm theo).
Điều 2. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ chỉ đạo các đơn vị tiến hành các thủ tục theo đúng qui định của Luật Khoa học và Công nghệ và các qui định hiện hành, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các đơn vị chủ trì, Chủ nhiệm các đề tài, dự án; Thủ trưởng ngành và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
DANH MỤC
CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2014
(Kèm theo Quyết định số 2956/QĐ-UBND ngày 21/8/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
TT | Tên nhiệm vụ | Mục tiêu dự kiến | Nội dung chủ yếu | Kết quả dự kiến | Hình thức giao nhiệm vụ | ||||||
| Chương trình 1: Phát triển tiềm lực Khoa học và Công nghệ của tỉnh | ||||||||||
| Chương trình 2: Ứng dụng tiến bộ KH&CN nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp cạnh tranh, xây dựng nông thôn mới và phát triển nông nghiệp bền vững | ||||||||||
1 | 2.1 | Đề tài: Phục tráng lưu giữ nguồn gen giống mía Kim Tân tại Thanh Hóa | - Xây dựng được 01 vườn cây đầu dòng lưu giữ giống mía Kim Tân. - Xây dựng được quy trình nhân giống sạch bệnh, quy trình trồng, chăm sóc mía Kim Tân đạt chất lượng cao. - Xây dựng được 01 vùng trồng chuyên canh giống mía Kim Tân | - Điều tra, khảo sát và thu thập nguồn gen Mía Kim Tân - Đánh giá sơ bộ, đánh giá chi tiết nguồn gen mía Kim Tân theo các chỉ tiêu nông sinh học. - Nghiên cứu nhân giống mía Kim Tân bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. - Nghiên cứu quy trình trồng, chăm sóc mía Kim Tân - Xây dựng vườn cây đầu dòng lưu giữ giống mía Kim Tân - Xây dựng phát triển 01 vùng trồng chuyên canh giống mía Kim Tân | - Báo cáo kết quả thu thập nguồn gen Mía Kim Tân - Bộ tiêu chí chỉ tiêu nông sinh học mía Kim Tân - 01 vườn cây đầu dòng lưu giữ giống mía Kim Tân - Quy trình nhân giống sạch bệnh, - Quy trình trồng, chăm sóc mía Kim Tân 01 vùng trồng chuyên canh giống mía Kim Tân - Báo cáo phương án sử dụng và nhân rộng kết quả - Báo cáo khoa học tổng kết đề tài | Tuyển chọn | |||||
2 | 2.2 | Dự án KHCN: Bảo tồn và phát triển sản xuất cây dược liệu Giảo Cổ Lam tại huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa | Bảo tồn và phát triển được cây thuốc quý Giảo Cổ Lam. Góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân huyện miền núi Bá Thước. | - Điều tra thực trạng (sự phân bố, tình trạng khai thác và sử dụng) cây Giảo Cổ Lam tại huyện Bá Thước; - Xây dựng vườn ươm nhân giống cây Giảo Cổ Lam; - Xây dựng mô hình trồng tập trung và mô hình phân tán; - Kỹ thuật khai thác hợp lý, chế biến, bảo quản nguồn dược liệu Giảo Cổ Lam | - Báo cáo đánh giá thực trạng - Vườn ươm cây giống 1000m2; - Mô hình trồng cây Giảo Cổ Lam quy mô 3ha; - Phương án nhân rộng mô hình; - Báo cáo tổng hợp kết quả và nghiệm thu mô hình. - Kỹ thuật nhân giống, trồng khai thác hợp lý, chế biến, bảo quản | Giao trực tiếp Trạm Khuyến nông huyện Bá Thước | |||||
3 | 2.3 | Dự án KHCN: Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình sản xuất nấm Sò, nấm Mộc nhĩ tại tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào | - Xây dựng mô hình sản xuất nấm Sò, Mộc nhĩ năng suất, chất lượng cao tại tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào. - Sản xuất trình diễn mô hình nuôi trồng nấm Sò, nấm Mộc nhĩ năng suất chất lượng cao tại các cơ sở: 2 Cơ sở (mỗi cơ sở 5 hộ, đủ cơ sở nhân ra diện rộng sau này) - Đào tạo 04 cán bộ kỹ thuật nắm vững kỹ thuật sản xuất - Tập huấn kỹ thuật sản xuất nấm cho các hộ nông dân. - Xây dựng phương án nhân rộng mô hình dự án. | - Điều tra, khảo sát tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương triển khai dự án của tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào. - Thăm quan học tập mô hình sản xuất nấm tại Trung tâm nuôi cấy mô thực vật Thanh Hóa và một số cơ sở sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Đào tạo cán bộ kỹ thuật trồng nấm Sò, Mộc nhĩ của tỉnh Hủa Phăn tại Trung tâm nuôi cấy mô thực vật Thanh Hóa - Xây dựng mô hình sản xuất nấm sò, nấm Mộc nhĩ tại tỉnh Hủa Phăn - Lào: - Sản xuất giống nấm sò, nấm Mộc nhĩ cấp 1, cấp 2 và cấp 3 từ Trung tâm Nuôi cấy mô thực vật Thanh Hóa. - Hoàn thiện công nghệ và sản xuất giống nấm Sò, Mộc nhĩ bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật tại tỉnh Hủa Phăn nước CHDC Nhân dân Lào. | - Mô hình trình diễn sản xuất nấm Sò, Mộc nhĩ; - Cán bộ kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng nấm Sò, Mộc nhĩ thành thạo tay nghề; - Quy trình kỹ thuật trồng nấm sò, nấm Mộc nhĩ phù hợp với địa phương tỉnh Hủa Phăn - Lào; - Phương án nhân rộng kết quả của dự án tại tỉnh Hủa Phăn - Lào; - Báo cáo tổng kết Dự án | Giao trực tiếp Trung tâm nuôi cấy mô thực vật Thanh Hóa | |||||
4 | 2.4 | Đề tài: Ứng dụng phương pháp lai hữu tính, chọn tạo giống lúa thuần (Thuần Việt 1, Thuần Việt 2) năng suất, chất lượng cao ở tỉnh Thanh Hóa | Chọn tạo thành công 01 giống lúa thuần mới năng suất, chất lượng cao được công nhận giống quốc gia | - Khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất, khảo nghiệm sinh thái 2 giống lúa Thuần Việt 1, Thuần Việt 2 đã được lai tạo và Trung tâm NCƯD KHKT GCT Nông nghiệp Thanh Hóa tuyển chọn đánh giá có triển vọng - Lựa chọn 01giống có triển vọng nhất để lập hồ sơ đề xuất công nhận giống quốc gia - Lập hồ sơ đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT cho sản xuất thử và công nhận giống chính thức | - 01 giống lúa thuần mới năng suất, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sản xuất - Bộ hồ sơ đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT cho SX thử và công nhận giống chính thức - Bản hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng giống lúa thuần việt 1, lúa thuần việt 2 - Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài. | Giao trực tiếp T. tâm NCƯDKHKTGCT Nông nghiệp Thanh Hóa | |||||
5 | 2.5 | Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống cây Sến mật (Madhuca pasquieri) Tam quy, Hà Trung tỉnh Thanh Hóa bằng phương pháp nhân vô tính. | Xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất giống cây Sến mật bằng phương pháp nhân vô tính | - Thử nghiệm phương pháp giâm hom cây sến mật - Thử nghiệm phương pháp nhân invitro cây sến mật - Xây dựng quy trình sản xuất giống cây sến mật bằng phương pháp nhân vô tính. | - Bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống Sến mật bằng phương pháp giâm hom; - Bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống Sến mật bằng phương pháp nuôi cấy in vitro; - 3.000 - 5.000 cây Sến mật được tạo bằng phương pháp nhân giống vô tính; - 2-3ha mô hình rừng Sến mật dòng vô tính | Giao trực tiếp Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Lâm nghiệp Thanh Hóa | |||||
6 | 2.6 | Đề tài: Ứng dụng các tiến bộ KHCN (máy dò sóng ngang, định vị toàn cầu) xây dựng mô hình tổ đội khai thác thủy sản trên biển tại Thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa | - Nâng cao hiệu quả khai thác đánh bắt thủy sản trên biển. - Góp phần bảo vệ ngư dân và bảo vệ chủ quyền biển đảo. | - Lựa chọn tổ đội để xây dựng mô hình - Đầu tư trang thiết bị - Xây dựng bộ tiêu chí của mô hình (Số lượng người trong đội; Xác định cơ cấu, quy mô phương tiện của tổ đội; Quy chế tổ chức, hoạt động của tổ đội…) - Theo dõi tổ chức, hoạt động của tổ đội - Đánh giá hiệu quả mô hình | - 01 mô hình tổ đội khai thác thủy sản trên biển - Báo cáo đánh giá hiệu quả mô hình - Bộ tiêu chí xây dựng mô hình - Báo cáo phương án sử dụng và nhân rộng kết quả | Giao trực tiếp UBND thị xã Sầm Sơn | |||||
7 | 2.7 | Dự án KHCN: Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học tại chỗ từ các phụ phẩm nông nghiệp cho thâm canh cây cói tại huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa | Ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương làm phân bón hữu cơ sinh học tại chỗ nhằm nâng cao hiệu quả canh tác cây cói tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa | - Xây dựng quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học tại chỗ cho cây cói - Nghiên cứu qui trình sử dụng phân bón hữu cơ sinh học đạt hiệu quả; - Xây dựng mô hình canh tác cói có sử dụng phân bón hữu cơ sinh học được SX tại chỗ quy mô 1ha; - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học sản xuất tại chỗ đến các yếu tố cấu thành năng suất; - Tập huấn kỹ thuật sản xuất phân bón hữu cơ sinh học tại địa phương | - Mô hình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học tại chỗ. - Mô hình canh tác cói có sử dụng phân bón hữu cơ sinh học được sản xuất tại chỗ. - Sản xuất được 100 tấn phân hữu cơ sinh học đảm bảo chất lượng theo Thông tư 36/2010/ TT-BNNPTNT ký ngày 24/6/2010 quy định về sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón. | Tuyển chọn | |||||
8 | 2.8 | Đề tài: Khảo nghiệm và phát triển một số giống lúa lai mới phù hợp vùng trồng lúa ven biển tỉnh Thanh Hóa | - Chọn được 1 - 2 giống lúa lai mới, ngắn ngày, năng suất cao hơn đối chứng 10-15%, chất lượng và chống chịu tốt với sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng, thích ứng với điều kiện sản xuất của vùng ven biển Thanh Hóa. - Phát triển sản xuất hạt giống F1 tại Thanh Hóa, hạ giá thành hạt giống, giảm dần thị phần giống nhập nội. | - Nghiên cứu cơ sở khoa học lựa chọn các giống lúa lai - Bố trí thử nghiệm các giống lúa lai đưa vào nghiên cứu - Lựa chọn giống lúa lai phù hợp. - Hoàn thiện quy trình thâm canh lúa lai thương phẩm - Xây dựng mô hình sản xuất thử - Sản xuất thử hạt lai F1 - Đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho nông dân | - 1 - 2 giống lúa lai mới ngắn ngày, năng suất cao hơn đối chứng 10 - 15%, chất lượng và chống chịu tốt với sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng, thích ứng với điều kiện sản xuất của vùng ven biển Thanh Hóa. - Qui trình thâm canh lúa lai thương phẩm - Mô hình thâm canh lúa lai thương phẩm đạt năng suất cao - Dự thảo qui trình sản xuất hạt giống F1 cho giống được tuyển chọn - Báo cáo khoa học tổng kết đề tài | Giao trực tiếp Trung tâm nghiên cứu phát triển lúa lai - Hà Nội | |||||
9 | 2.9 | Dự án KHCN: Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Tầm Nga (Acipens er baerii) tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. | - Xây dựng thành công mô hình nuôi thương phẩm cá Tầm Nga (Acipens er baerii) năng suất 20-25kg/m2 tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. - Xác định được khả năng thích nghi, tốc độ sinh trưởng của cá Tầm Nga với điều kiện nuôi tại Thường Xuân; - Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá Tầm Nga tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. | - Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm cá Tầm Nga - Thiết kế, xây dựng hệ thống ao nuôi và, mua sắm, lắp đặt trang thiết bị. - Tiến hành xử lý bể nuôi, lắp đặt thiết bị, chuẩn bị chuyển cá giống và tiến hành thả cá; - Thả cá giống, theo dõi và điều chỉnh các thông số kỹ thuật chính để làm cơ sở hoàn thiện các thông số kỹ thuật phù hợp với địa phương; - Theo dõi các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật dự án. - Nghiệm thu thực tế và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật, công nghệ nuôi thương phẩm cá Tầm phù hợp với Thanh Hóa có điều kiện tương tự. - Hội nghị đánh giá hiệu quả KT-XH và tìm kiếm thị trường tiêu thụ Cá Tầm thương phẩm - Báo cáo tổng kết khoa học dự án | Mô hình nuôi cá Tầm thương phẩm quy mô 300m2. - Đánh giá khả năng thích nghi của cá Tầm Nga trong điều kiện nuôi tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa; - Cá Tầm thương phẩm 6.000kg, cỡ cá > 3kg/con. - Bản hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá Tầm thương phẩm phù hợp với điều kiện địa phương; - 02 chứng chỉ cấp cho 02 cán bộ kỹ thuật nắm vững kỹ thuật và làm chủ công nghệ do viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản cấp; - Phương án sử dụng kết quả dự án; - Báo cáo tổng kết dự án. | Giao trực tiếp UBND huyện Thường Xuân | |||||
10 | 2.10 | Dự án KHCN: Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình thâm canh rừng vầu tại huyện Quan Sơn tỉnh Thanh Hóa | - Tăng giá trị thu nhập từ rừng vầu (từ 4 đến 5 lần trở lên so với hiện nay). - Giúp nông dân tiếp cận với KHKT mới và tạo công ăn việc làm… | - Điều tra thực trạng rừng vầu và tình hình khai thác vầu tại địa phương. - Tập huấn kỹ thuật (trồng mới, khoanh nuôi, quản lý và khai thác hợp lý) - Xây dựng các mô hình trồng mới, khoanh nuôi quản lý khai thác hợp lý. - Theo dõi các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, đánh giá hiệu quả mô hình. | - Báo cáo đánh giá thực trạng rừng vầu. - Tập huấn kỹ thuật cho 300 nông dân vùng dự án. - Các mô hình: trồng mới; mô hình khoanh nuôi, quản lý, khai thác hợp lý. | Giao trực tiếp UBND huyện Quan Sơn | |||||
11 | 2.11 | Đề tài: Điều tra, đánh giá hiện trạng và khả năng phát triển cây Trẩu (Vernicia montana Lour), cây Sở (Camellia oleifera) ở tỉnh Thanh Hóa | Đánh giá hiện trạng và khả năng phát triển cây Trẩu, cây Sở Thanh Hóa nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc quy hoạch phát triển các cây trên. | - Điều tra, đánh giá hiện trạng các loài Trẩu, Sở hiện có ở tỉnh Thanh Hóa - Xác định hàm lượng dầu trong hạt của các loài Trẩu, Sở hiện có ở Thanh Hóa - Đánh giá khả năng phát triển cây Trẩu, cây Sở để lấy hạt làm nguyên liệu sản xuất dầu Diesel sinh học phù hợp với điều kiện tỉnh Thanh Hóa - Đề xuất định hướng quy hoạch các vùng trồng Trẩu, trồng Sở tập trung để lấy hạt làm nguyên liệu để sản xuất dầu Diesel - Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Trẩu, cây Sở bằng phương pháp ghép và in vitro. | - 1000 cây giống Trẩu, Sở - ghép (500 cây mỗi loại) - 2.000 cây giống Trẩu, Sở In vitro - Cơ sở dữ liệu về cây Trẩu, cây Sở ở Thanh Hóa - Quy trình kỹ thuật nhân giống cây Trẩu, cây Sở - Các báo cáo chuyên đề - Báo cáo khoa học tổng kết đề tài
| Tuyển chọn | |||||
12 | 2.12 | Dự án KHCN: Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình sản xuất mạ khay công nghiệp phục vụ cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa | - Xây dựng thành công mô hình sản xuất mạ khay công nghiệp đáp ứng yêu cầu cấy lúa bằng máy. - Trình Sở Nông nghiệp & PTNT ban hành “quy trình sản xuất mạ khay công nghiệp”. - Đề xuất cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất mạ khay công nghiệp, cấy lúa bằng máy. | - Khảo sát, lựa chọn địa điểm triển khai thực hiện. - Tập huấn chuyển giao kỹ thuật. - Tổ chức xây dựng mô hình. - Theo dõi các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật; Đánh giá hiệu quả mô hình. - Hiệu chỉnh, bổ sung hoàn thiện tiêu chí mô hình. | - 2 mô hình mạ khay, 15.000 khay mạ/mô hình/vụ. - 2 mô hình cấy lúa bằng máy, 65ha lúa cấy bằng máy/mô hình/vụ. - Quy trình kỹ thuật sản xuất mạ khay công nghiệp, cấy bằng máy. - Báo cáo đánh giá hiệu quả mô hình. | Giao trực tiếp Hội Làm vườn - Trang trại Thanh Hóa | |||||
13 | 2.13 | Dự án KHCN: Xây dựng mô hình sử dụng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) để bảo quản rau quả sau thu hoạch quy mô tập trung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. | Xây dựng thành công mô hình ứng dụng bao màng gói khí quyển biến đổi (MAP) bảo quản rau quả. | - Khảo sát lựa chọn điểm thực hiện mô hình, các hộ tham gia, đối tượng rau, quả cần bảo quản. - Xây dựng mô hình sử dụng màng bao gói khí quyển biến đổi - Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu KT-KT - Hội thảo đánh giá hiệu quả mô hình - Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật | - 04 Mô hình sử dụng màng bao gói khí quyển biến đổi - Báo cáo đánh giá hiệu quả các mô hình - Quy trình kỹ thuật ứng dụng - Tập bài tham luận hội thảo. - Đĩa DVD - Báo cáo tổng kết dự án | Giao trực tiếp Viện Hóa học - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam | |||||
14 | 2.14 | Dự án KHCN: Phát triển sản xuất hàng hóa lúa lai địa phương Thanh ưu 4 cho các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa | - Chuyển giao và tiếp nhận để ứng dụng được các quy trình công nghệ SX giống lúa, thu hoạch và SX gạo chất lượng Thanh ưu 4 vào thực tế SX. - Xây dựng các mô hình sản xuất giống, sản xuất gạo thương phẩm chất lượng - Đào tạo được 07 cán bộ kỹ thuật chuyên sâu về công nghệ sản xuất giống, sản xuất gạo thương phẩm theo quy mô hàng hóa; tập huấn được cho 600 người nắm vững kỹ thuật về sản xuất, thu hoạch và bảo quản lúa chất lượng. | - Chuyển giao Công nghệ: + Quy trình nhân dòng bố mẹ lúa lai. + Quy trình sản xuất hạt lai F1 Thanh ưu 4. + Quy trình thâm canh giống lúa lai thương phẩm Thanh ưu 4. + Quy trình kỹ thuật thu hoạch và bảo quản gạo. + Chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thực hiện dự án -Xây dựng mô hình sản xuất giống. - Xây dựng các mô hình sản xuất lúa thương phẩm. - Đào tạo cán bộ và tập huấn cho nông dân. | - Các quy trình công nghệ đồng bộ khép kín từ sản xuất hạt giống cho đến chế biến gạo. - Đào tạo, tập huấn: Kỹ thuật viên 07 người, tập huấn kỹ thuật 600 người. * Sản phẩm mô hình. - Mô hình nhân giống bố, mẹ: 05ha. - Mô hình sản xuất hạt giống F1: 15ha. - Mô hình sản xuất lúa thương phẩm Thanh ưu 4: 150ha.
| Giao trực tiếp Công ty Cổ phần Giống cây trồng và Phát triển Nông nghiệp Lam Sơn | |||||
|
| Chương trình 3: Ứng dụng KH&CN nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa - dịch vụ, hiện đại hoá công nghệ ngành sản xuất công nghiệp - xây dựng | |||||||||
15 | 3.1 | Đề tài: Nghiên cứu giải pháp công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý và đào tạo ngành học đặc thù tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa | Tạo lập môi trường làm việc điện tử cho lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, sinh viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch của một trường đại học đặc thù. | - Khảo sát các hoạt động của trường trong các lĩnh vực: quản lý chương trình, quản lý tuyển sinh, quản lý giảng viên, sinh viên trong một trường đại học đặc thù, lĩnh vực: Văn hóa, Nghệ thuật, Du lịch, TDTT; - Chuẩn hóa lại các quy trình nghiệp vụ - Xác định giải pháp công nghệ, kỹ thuật công nghệ đảm bảo tương thích mục tiêu quản lý trường đặc thù; - Lập trình và kiểm thử phần mềm - Cài đặt và vận hành thử nghiệm - Tập huấn và khai thác sử dụng. | - Phần mềm Cổng thông tin điện tử trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của một cổng điện tử theo Quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. - Phần mềm quản lý văn bản hành chính. - Phần mềm quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học. - Phần mềm quản lý thư viện. - Phần mềm quản lý đào tạo. | Giao trực tiếp Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa | |||||
16 | 3.2 | Dự án KHCN: Hoàn thiện công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và quảng bá Thương hiệu rượu Chi Nê - Hậu Lộc
| - Hoàn thiện quy trình sản xuất rượu Chi Nê - Hậu Lộc - Sản xuất được sản phẩm rượu được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận. - Quảng bá Thương hiệu Rượu Chi Nê - Hậu Lộc trong và ngoài tỉnh. | - Điều tra, khảo sát, đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng rượu ở từng khâu SX. - Lựa chọn các giải pháp công nghệ. - Tổ chức sản xuất theo công nghệ lựa chọn. - Kiểm nghiệm, xây dựng và công bố tiêu chuẩn chất lượng rượu. - Tổ chức sản xuất và hoàn thiện quy trình. - Xây dựng tiêu chuẩn và công bố. - Tổ chức quảng bá sản phẩm trong và ngoài tỉnh. | - Quy trình sản xuất rượu Chi Nê - Hậu Lộc (đã hoàn thiện). - Bảng công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận. - Báo cáo phương án sử dụng kết quả.
| Giao trực tiếp Công ty CP Thương mại Hậu Lộc.
| |||||
17 | 3.3 | Đề tài: Khôi phục, phát triển rượu Siêu men lá truyền thống của dân tộc Thái, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa | - Lưu giữ và phát triển đặc sản Rượu Siêu truyền thống của dân tộc Thái, Mường huyện Lang Chánh. - Xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất rượu từ men lá. - Sản phẩm rượu được cơ quan thẩm quyền chứng nhận. - Xây dựng được một cơ sở làm đầu mối duy trì và sản xuất Rượu Siêu theo hướng hàng hóa, - Quảng bá được sản phẩm rượu siêu men lá. | - Đánh giá thực trạng các hộ gia đình có truyền thống làm Rượu Siêu trên địa bàn huyện Lang Chánh; - Nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ sản xuất Rượu Siêu: Lựa chọn nguyên liệu phù hợp (sắn, ngô, gạo); chuẩn hóa công thức làm men lá, bổ sung công nghệ lọc, hạ thổ để khử độc tố, đóng chai). - Hoàn thiện quy trình công nghệ. - Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và đăng ký chất lượng hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn hiện hành. - Xây dựng một cơ sở làm đầu mối duy trì và sản xuất Rượu Siêu theo hướng hàng hóa, - Tổ chức quảng bá sản phẩm. | - Báo cáo đánh giá thực trạng các hộ gia đình có truyền thống làm Rượu Siêu trên địa bàn huyện Lang Chánh; - Quy trình công nghệ sản xuất Rượu Siêu. - 01 cơ sở đầu mối duy trì và sản xuất Rượu Siêu theo hướng hàng hóa. - DVD ghi hình - Báo cáo phương án sử dụng, nhân rộng kết quả. | Giao trực tiếp UBND huyện Lang Chánh lựa chọn đơn vị thực hiện | |||||
18 | 3.4 | Dự án KHCN: Ứng dụng phân bón NPK - Si -Chelate chuyên dùng cho Lúa, Mía và Ngô tại Thanh Hóa | Đánh giá được hiệu quả của phân bón NPK - Si - Chelate chuyên dùng cho Lúa, Mía và Ngô | - Lựa chọn địa điểm triển khai dự án. - Điều tra bổ sung về chế độ canh tác, hiệu quả cây trồng trên vùng triển khai dự án. - Khảo nghiệm đồng ruộng phân bón NPK-Si chuyên dùng cho Mía, Ngô. - Khảo nghiệm đồng ruộng NPK-Si-Chelate chuyên dụng cho Lúa, Mía, Ngô. - Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển, năng suất của cây trồng. - Phân tích đánh giá chất lượng đất trước và sau khi bón phân. - Đánh giá hiệu quả sử dụng phân bón. | - Báo cáo kết quả khảo nghiệm đồng ruộng của phân bón NPK-Si chuyên dùng cho Mía, Ngô NPK-Si-Chelate. - Báo cáo kết quả khảo nghiệm đồng ruộng của phân bón NPK-Si-Chelate chuyên dụng cho Lúa, Mía, Ngô. - Báo cáo Đánh giá hiệu quả sử dụng phân bón. | Giao trực tiếp Công ty CP Công - Nông nghiệp Tiến Nông Thanh Hóa | |||||
19 | 3.5 | Đề tài: Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý, đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi tại các trường THPT tỉnh Thanh Hóa | - Tin học hóa quy trình quản lý hành chính của nhà trường. - Tin học hóa quy trình hỗ trợ bồi dưỡng học sinh giỏi. - Xây dựng cơ sở dữ liệu bài giảng, bài tập, đáp án. - Xây dựng một hệ thống thông tin hoàn chỉnh được triển khai, vận hành trên mạng internet. | - Khảo sát các quy trình quản lý hành chính, quản lý, tổ chức thi, bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT Lam Sơn và một số trường THPT khác trong tỉnh - Chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ - Xác định công nghệ, chuẩn dữ liệu - Lập trình và kiểm thử phần mềm - Cài đặt và vận hành thử nghiệm - Nghiệm thu, đánh giá - Tập huấn và khai thác sử dụng | - Báo cáo về quy trình quản lý hành chính, quản lý, tổ chức thi, bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT Lam Sơn và một số trường THPT khác trong tỉnh. - Cơ sở dữ liệu về bài giảng, bài tập, đáp án. - Một số phần mềm công cụ như: Cổng thông tin điện tử, phần mềm thi và quản lý thi, phần mềm quản lý văn bản hành chính, phần mềm bồi dưỡng thi học sinh giỏi trực tuyến. | Giao trực tiếp Trường trung học phổ thông chuyên Lam Sơn Thanh Hóa | |||||
20 | 3.6 | Dự án KHCN: Ứng dụng công nghệ điêu khắc, đúc, in, nung để sản xuất hàng mỹ nghệ tinh xảo mang bản sắc văn hóa xứ Thanh | - Thiết kế được 25 mẫu thiết kế mang bản sắc văn hóa xứ Thanh dùng để in, khắc, đúc, nung các sản phẩm mỹ nghệ làm quà tặng lưu niệm - Mỗi mẫu Sản xuất thử 10 sản phẩm mỹ nghệ làm quà tặng lưu niệm. | - Sưu tầm, khảo sát thiết kế mẫu. - Tổ chức sản xuất thử các loại sản phẩm. - Hoàn thiện công nghệ. - Làm đĩa DVD về quy trình công nghệ - Quảng bá tiêu thụ sản phẩm. | - Các mẫu thiết kế: Khu di tích Lam Kinh 5 mẫu, khu di tích Thành Nhà Hồ 5 mẫu, khu di tích Bà Triệu 5 mẫu, Khu di tích Hàm Rồng 5 mẫu, khu thắng cảnh Sầm Sơn 5 mẫu, khu thắng cảnh Suối cá 5 mẫu. - Mỗi mẫu được làm 10 sản phẩm, tùy theo mẫu mà làm vào chất liệu cho phù hợp hợp cho quà tặng và dễ vận chuyển. | Giao trực tiếp Công ty quảng cáo Ánh Dương Thanh Hóa | |||||
|
| Chương trình 4: Khoa học Xã hội và Nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội | |||||||||
21 | 4.1 | Đề tài: Thực trạng sử dụng cán bộ sau đào tạo và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Thanh Hóa | Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp cơ sở, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020. | - Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp cơ sở hiện nay. - Đánh giá thực trạng việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ gắn với sử dụng cán bộ chủ chốt ở cấp cơ sở. - Đánh giá thực trạng việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. - Xác định được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở giai đoạn 2015 - 2020. - Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở hiện nay. - Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở hiện nay. | - Báo cáo phân tích số liệu điều tra. - Báo cáo đánh giá thực trạng về việc đào tạo, bồi dưỡng gắn với sử dụng cán bộ và thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Báo cáo chuyên đề - Kỷ yếu hội thảo khoa học. - Báo cáo phương án sử dụng kết quả nghiên cứu. - Báo cáo tổng kết đề tài. | Giao trực tiếp Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa | |||||
22 | 4.2 | Đề tài: Vận dụng nguồn tri thức bản địa của cộng đồng cư dân vùng ven biển Thanh Hóa xây dựng chương trình truyền thông bảo vệ chủ quyền biển đảo | Xây dựng được các chương trình truyền thông từ việc vận dụng nguồn tri thức bản địa của cộng đồng cư dân vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa nhằm nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo | - Nghiên cứu đặc điểm văn hóa, kiến thức bản địa cư dân vùng ven biển Thanh Hóa - Điều tra, khảo sát, tổng hợp và phân loại nguồn tri thức bản địa của cộng đồng cư dân vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa - Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn của việc vận dụng nguồn tri thức bản địa của cư dân vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa để xây dựng các chương trình truyền thông nâng cao ý thức bảo vệ vùng biển và hải đảo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa - Xây dựng các chương trình truyền thông từ nguồn tri thức bản địa của cộng đồng cư dân vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa để nâng cao ý thức bảo vệ vùng biển và hải đảo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa - Triển khai thí điểm một số chương trình truyền thông trong việc tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ vùng biển và hải đảo trên địa bàn tỉnh | - Báo cáo tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát, phân loại - Báo cáo các chuyên đề - Báo cáo các chương trình truyền thông - Kỷ yếu hội thảo khoa học - 2 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành quốc gia - Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài. | Giao trực tiếp Trường Đại học Hồng Đức | |||||
|
| Chương trình 5: Ứng dụng thành tựu KH&CN trong y dược phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng | |||||||||
23 | 5.1 | Đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng thuốc tiêu sợi huyết (rTPA) đường tĩnh mạch điều trị nhồi máu não sớm tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa” | - Đánh giá hiệu quả điều trị liều thấp rTPA (0.6mg/kg cân nặng) so với liều chuẩn (0.9mg/kg cân nặng) dựa trên lâm sàng sau 3 tháng. - Xác định tỷ lệ biến chứng xuất huyết não sau điều trị rTPA liều thấp so với liều chuẩn. - Hoàn thiện được quy trình điều trị tối ưu nhồi máu não sớm bằng sử sụng rTPA liều thấp tại Thanh Hóa. | - Cơ sở việc ứng dụng điều trị liều thấp rTPA (0.6mg/kg cân nặng) trong điều trị nhồi máu não sớm. - Tổ chức triển khai thu dung điều trị bệnh nhân nhồi máu não sớm bằng rTPA liều thấp tại Thanh Hóa - Đánh giá so sánh hiệu quả điều trị liều thấp và liều chuẩn. - Thống kê theo dõi các tỷ lệ biến chứng xuất huyết não của 2 nhóm điều trị. - Xây dựng và hoàn thiện quy trình điều trị liều thấp tại Thanh Hóa | - Báo cáo chuyên đề về việc ứng dụng thuốc tiêu sợi huyết sử dụng trong lâm sàng. - Quy trình hoàn thiện điều trị nhồi máu não sớm tại Thanh Hóa. - Báo cáo tổng kết - Đăng trên Tạp chí Y học | Giao trực tiếp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa | |||||
24 | 5.2 | Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cắt tử cung hoàn toàn bằng phẫu thuật nội soi để điều trị một số bệnh lý ở tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa. | - Nhận xét chỉ định và những yếu tố liên quan đến chỉ định cắt tử cung hoàn toàn bằng phẫu nội soi. - Đánh giá kết quả điều trị của phương pháp cắt tử cung hoàn toàn bằng phẫu thuật nội soi. | - Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của 300 bệnh nhân có bệnh lý ở tử cung phải cắt tử cung. - Nghiên cứu chỉ định và những yếu tố liên quan đến chỉ định cắt tử cung hoàn toàn bằng phẫu thuật nội soi của 30 bệnh nhân có bệnh lý ở tử cung. - Ứng dụng kỹ thuật cắt tử cung hoàn toàn bằng phẫu thuật nội soi. - Thu thập, xử lý và phân tích số liệu. | - Báo cáo chuyên đề - Tập hợp số liệu và báo cáo xử lý, phân tích số liệu. - Kỷ yếu Hội thảo. - Báo cáo tổng kết khoa học đề tài - Báo cáo tóm tắt - Bài báo đăng trên tạp chí trong nước - Đĩa VCD | Giao trực tiếp Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa. | |||||
25 | 5.3 | Đề tài: Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản ở người lớn đề xuất giải pháp phòng chống, kiểm soát và điều trị sớm có hiệu quả. tại Thanh Hóa | - Xác định tỷ lệ mắc hen phế quản ở người lớn tại Thanh Hóa. - Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của bệnh hen phế quản. - Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và quá trình điều trị, kiểm soát hen phế quản. - Đề xuất một số giải pháp phòng chống hen phế quản. | - Xác định tỷ lệ mắc hen phế quản ở người lớn tại Thanh Hóa. - Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của bệnh hen phế quản. - Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và quá trình điều trị, kiểm soát ở những bệnh nhân hen phế quản. - Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phòng chống hen phế quản. - Hội thảo khoa học: các giải pháp phòng chống hen phế quản tại Thanh Hóa. | - Báo cáo tổng hợp số liệu điều tra khảo sát và xử lý phân tích số liệu điều tra. - Các báo cáo chuyên đề - Kỷ yếu hội thảo - Báo cáo giải pháp phòng chống hen phế quản - Báo cáo tổng kết đề tài; báo cáo tóm tắt đề tài - Đĩa CD | Giao trực tiếp Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thanh Hóa | |||||
26 | 5.4 | Đề tài: Đánh giá thực trạng nhiễm sán lá trên người truyền qua ăn thực phẩm tươi sống, yếu tố liên quan nhiễm bệnh và giải pháp phòng chống tại Thanh Hóa | - Xác định được tỷ lệ, cường độ nhiễm, thành phần loài, ấu trùng sán lá truyền qua thực phẩm tươi sống trên người ở địa điểm nghiên cứu trong tỉnh Thanh Hóa. - Xác định được một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ, cường độ nhiễm sán lá ở người dân tại địa điểm nghiên cứu. - Đề xuất giải pháp phòng chống trong cộng đồng dân cư tỉnh Thanh Hóa. | - Cỡ mẫu điều tra 800 người từ 6 tuổi trở lên. - Đãi phân 30 bệnh nhân có cường độ nhiễm khuẩn cao - Đánh giá tình hình nhiễm ấu trùng trên rau, trên cá nước ngọt. - Tiến hành đánh giá hiệu quả các biện pháp can thiệp. | - Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm sán lá truyền qua thực phẩm tươi sống ở người và ấu trùng trên cá, trên tôm, cua nước ngọt, trên rau tại khu vực điều tra. - Đánh giá được thực trạng hiểu biết, thái độ và thực hành của người dân về phòng chống bệnh sán lá. - Xác định được mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ và tỷ lệ nhiễm bệnh. - Xác định chính xác thành phần loài sán lá truyền qua thực phẩm tươi sống ở địa phương. - Xác định được các biện pháp phòng chống bệnh sán lá truyền qua thực phẩm. - Áp dụng mô hình này cho nhiều địa phương khác trong tỉnh có nguy cơ nhiễm bệnh cao. - Tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy đội ngũ cán bộ y tế và học đường. | Giao trực tiếp Trường Cao đẳng Y Thanh Hóa. | |||||
27 | 5.5 | Đề tài: “Đánh giá hiệu quả can thiệp giảm tử vong sơ sinh của các mô hình Đơn nguyên sơ sinh và đề xuất giải pháp nhân rộng.” tại Thanh Hóa. | - Đánh giá được hiện trạng các loại mô hình can thiệp đơn nguyên sơ sinh. + Thiết kế được mô hình Đơn nguyên sơ sinh hoàn thiện để đề xuất nhân rộng. + Đề xuất được các giải pháp nhân rộng mô hình Đơn nguyên sơ sinh. | - Điều tra đánh giá hiện trạng các loại mô hình can thiệp đơn nguyên sơ sinh. - Nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả can thiệp của các loại mô hình. - Thiết kế mô hình Đơn nguyên sơ sinh hoàn thiện. - Đề xuất các giải pháp nhân rộng mô hình Đơn nguyên sơ sinh trong toàn tỉnh. | - Báo cáo đánh giá hiện trạng các loại mô hình can thiệp đơn nguyên sơ sinh. - Báo cáo các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả can thiệp của các loại mô hình. - Báo cáo Thiết kế mô hình Đơn nguyên sơ sinh hoàn thiện. - Giải pháp nhân rộng mô hình Đơn nguyên sơ sinh trong toàn tỉnh có tính khả thi. | Giao trực tiếp Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Thanh Hóa. | |||||
|
| Chương trình 6: Ứng dụng KH&CN khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sinh học, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu | |||||||||
28 | 6.1 | Đề tài: Xây dựng mô hình trạm cấp nước sinh hoạt cho vùng ngập lũ tỉnh Thanh Hóa. | - Nghiên cứu thành công công nghệ xử lý, cấp nước sạch cho nhân dân vùng ngập lũ trong thời gian diễn ra lũ lụt. - Xây dựng được trạm cấp nước sạch công suất Q = 20-40m3/ngđ; vận hành được cả trong khi xảy ra ngập lũ, điều kiện không có điện lưới quốc gia. | - Điều tra, khảo sát, xác định khu vực ngập lũ. - Xác định các yếu tố gây ô nhiễm sinh ra trong và sau thời gian bị ngập lũ. - Xác định nguồn nước cấp cho hệ thống. - Xây dựng quy trình công nghệ. - Lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công. - Xây dựng trạm cấp nước sinh hoạt - Vận hành chạy thử. Đào tạo, chuyển giao công nghệ | - Quy trình Công nghệ xử lý, cấp nước sạch cho nhân dân vùng ngập lũ trong thời gian diễn ra lũ lụt. - 01 Trạm cấp nước sạch công suất dự kiến Q=20-40m3/ngđ, vận hành được cả trong khi xảy ra ngập lũ, điều kiện không có điện lưới quốc gia; chất lượng nước đạt QCVN 02:2009/BYT. | Giao trực tiếp Viện Công nghệ môi trường Việt Nam | |||||
29 | 6.2 | Đề tài: Giải pháp công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông Mã, sông Chu tỉnh Thanh Hóa. | - Đề xuất được giải pháp công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông Mã, sông Chu. | - Điều tra, xác định các nguồn thải, khu vực lưu vực sông Mã, sông Chu (Chất thải sinh hoạt, sản xuất; chăn nuôi), các công nghệ xử lý chất thải hiện có. - Khảo sát, đo đạc, lấy mẫu phân tích chất lượng các chỉ tiêu môi trường (Không khí, nước thải, nước sông). So sánh với QCVN hiện hành về môi trường để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường. - Đề xuất giải pháp công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông Mã, sông Chu. | - Tập số liệu điều tra khảo sát. - Báo cáo giải pháp công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông Mã, sông Chu. - Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài. | Giao trực tiếp Chi cục Bảo vệ môi trường Thanh Hóa. | |||||
30 | 6.3 | Dự án hỗ trợ: Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm nhiên liệu sinh học từ các cây có dầu tại Thanh Hóa. | Xây dựng hệ thống sản xuất được nhiên liệu sinh học từ hạt trẩu, sở | - Thu mua hạt trẩu, sở. - Đánh giá trữ lượng nhiên liệu chứa trong hạt trẩu, sở. - Xây dựng quy trình sản xuất nhiên liệu sinh học từ hạt trẩu, sở. - Xây dựng hạ tầng để lắp đặt hệ thống. - Xây dựng hệ thống trang thiết bị đáp ứng quy trình sản xuất nhiên liệu sinh học. - Đánh giá chất lượng nhiên liệu. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất nhiên liệu sinh học từ hạt trẩu, sở tại Thanh Hóa. | Quy trình, hệ thống sản xuất nhiên liệu sinh học từ hạt trẩu, sở tại Thanh Hóa. | Giao trực tiếp Trường Đại học Hồng Đức | |||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.