BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2945/QĐ/BNN-KL | Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN VÙNG CAO CANH TÁC NÔNG LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG TRÊN ĐẤT NƯƠNG RẪY
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm lâm tại Tờ trình số: 1134/KL-BV&PCCCR ngày 03 tháng 10 năm 2007 về phê duyệt Đề án Hỗ trợ người dân vùng cao canh tác nông lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ người dân vùng cao canh tác nông lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy ” (kèm theo Quyết định này).
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
________________
ĐỀ ÁN
“HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN VÙNG CAO CANH TÁC NÔNG
LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG TRÊN ĐẤT NƯƠNG RẪY
GIAI ĐOẠN 2008 – 2012”
(Kèm theo Quyết định số 2945/QĐ-BNN-KL ngày 05 tháng 10 năm 2007
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Hà Nội, tháng 10 năm 2007
MỤC LỤC
| Trang |
I. ĐẶT VẤN ĐỀ | 4 |
II. THỰC TRẠNG CANH TÁC VÀ QUẢN LÝ NƯƠNG RẪY | 5 |
2.1. Dân cư và thu nhập của đồng bảo miền núi | 5 |
2.2. Hiện trạng phân bố và phương thức canh tác | 6 |
2.2.1. Về phân bố nương rẫy | 6 |
2.2.2. Phương thức canh tác nương rẫy | 7 |
2.2.3. Cơ cấu cây trồng trong canh tác nương rẫy | 7 |
2.3. Những đặc trưng chủ yếu trong canh tác nương rẫy hiện nay | 8 |
2.4. Hiện trạng quản lý nương rẫy | 9 |
2.4.1. Chính sách và thể chế | 9 |
2.4.2. Công tác quy hoạch | 10 |
2.4.3. Nhận thức của các cấp các ngành | 10 |
2.5. Đánh giá chung | 11 |
III. NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NƯƠNG RẪY | 11 |
IV. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, NHIỆM VỤ, QUY MÔ ĐỀ ÁN | 13 |
4.1. Mục tiêu | 13 |
4.2. Yêu cầu | 13 |
4.3. Nhiệm vụ | 14 |
4.3.1. Chuyển đổi phương thức canh tác luân canh | 14 |
4.3.2. Thâm canh nương rẫy cố định | 14 |
4.4. Quy mô của đề án | 17 |
V. GIẢI PHÁP | 18 |
5.1. Cơ chế chính sách | 18 |
5.2. Quy hoạch và giao đất nương rẫy | 18 |
5.3. Tuyên truyền vận động quần chúng, đào tạo, khuyến nông - lâm | 19 |
5.4. Khoa học công nghệ | 19 |
VI. KHÁI TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ | 20 |
6.1. Khái toán kinh phí và nhu cầu lương thực | 20 |
6.2. Nguồn kinh phí và lương thực | 21 |
VII. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN VÀ NHU CẦU HỖ TRỢ THEO CÁC NĂM | 22 |
7.1. Tiến độ thực hiện | 22 |
7.2. Nhu cầu hỗ trợ theo các năm | 23 |
VIII. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN | 24 |
8.1. Kết quả | 24 |
8.2. Hiệu quả của đề án | 25 |
8.2.1. Về kinh tế | 25 |
8.2.2. Về xã hội | 25 |
8.2.3. Về môi trường | 26 |
IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN | 26 |
9.1. Thực hiện đề án | 26 |
9.2. Quản lý chương trình | 26 |
9.2.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | 26 |
9.2.2. Uỷ ban nhân dân các cấp | 27 |
X. KẾT LUẬN | 28 |
Phụ lục 1. Phân tích kinh tế hộ ở vùng cao | 29 |
Phụ lục 2. Khuyến cáo một số loài cây trồng trên đất nương rẫy | 30 |
Phụ lục 3. Khái toán nhu cầu hỗ trợ về kinh phí và lương thực | 31 |
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng trung du và miền núi nước ta, nơi tập trung đồng bào các dân tộc sinh sống, hiện có khoảng 1,2 triệu ha nương rẫy, phổ biến ở nơi có độ dốc cao, cây trồng ngắn ngày như Ngô, Khoai, Sắn, Lúa cạn, được canh tác theo phương thức truyền thống, năng xuất, hiệu quả thấp và thiếu bền vững.
Do canh tác nương rẫy thường xuyên luân canh và mở rộng diện tích mới, nên canh tác nương rãy là nguyên nhân trực tiếp làm mất rừng; việc đốt dọn thực bì không được quản lý chặt chẽ cũng là nguyên nhân chủ yếu gây cháy rừng. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, đốt nương làm rẫy là nguyên nhân gây ra 60% - 70% số vụ cháy rừng và khoảng 60% tổng diện tích rừng bị chặt phá trái phép hàng năm.
Do vậy, việc xây dựng đề án “Hỗ trợ người dân vùng cao canh tác nông lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy” là cần thiết, không chỉ nhằm giảm thiểu các nguyên nhân trực tiếp của tình trạng phá rừng trái phép, cháy rừng mà còn góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xoá đói giảm nghèo cho người dân miền núi, góp phần bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng.
Vùng trung du và miền núi là nơi sinh sống chủ yếu của các dân tộc ít người, gồm:
- Nhóm dân tộc ngôn ngữ Tày- Thái: cư trú chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Khu vực phía Tây tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.
- Nhóm dân tộc ngôn ngữ H’Mông- Dao: cư trú chủ yếu ở các khu vực xen kẽ với nhóm các dân tộc ngôn ngữ Tày- Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc, khu vực phía Tây tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.
- Nhóm dân tộc ngôn ngữ Hán bao gồm Hoa, Sán Dìu, Sán Trí sống chủ yếu tập trung ở những khu vực rất nhỏ của Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên.
- Nhóm dân tộc ngôn ngữ Nam Đảo: Cư trú chủ yếu ở khu vực phía Tây và Đông Nam của tỉnh Gia Lai; những khu vực nhỏ phía Tây của tỉnh Phú Yên; Một số khu vực nhỏ của Đắc Lắc, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Nhóm dân tộc ngôn ngữ Môn – Khơ Me: cư trú chủ yếu ở phía Tây các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng nam, Quảng Ngãi, Kon Tum; khu vực phía Đông của tỉnh Gia Lai; một số khu vực giáp ranh giữa Đắk Lắk và Lâm Đồng.
Hầu hết đồng bào các dân tộc ít người ở miền núi đều có tập quán canh tác nương rẫy. Đời sống vật chất, tinh thần, trình độ dân trí thấp; phương thức canh tác lạc hậu, quảng canh, du canh, do vậy năng suất cây trồng thấp và đất đai bị suy thóai nhanh chóng, dẫn đến tình trạng luôn thiếu đất canh tác, nhiều nơi đồng bào tiếp tục phá rừng trái phép làm nương rẫy để sản xuất lương thực đảm bảo nhu cầu bức thiết của cuộc sống.
Theo kết quả điều tra và tài liệu nghiên cứu về canh tác nương rẫy và phục hồi rừng sau nương rẫy ở Việt Nam (Võ Đại Hải, 2004) phương thức canh tác du canh thu nhập hàng năm chỉ bằng 62% so với phương thức canh tác ổn định trên cùng một đơn vị diện tích và chỉ đảm bảo 60- 70% nhu cầu lương thực tại chỗ.
Hiện nay gần 90% đồng bào các dân tộc miền núi sống bằng nông, lâm nghiệp. Trong đó, thu nhập từ trồng trọt (Lúa nương, Ngô, Khoai, Sắn…) chiếm 58%, chăn nuôi 13%, lâm nghiệp khoảng 20%.
2.2. Hiện trạng phân bố và phương thức canh tác
2.2.1. Về phân bố nương rẫy
Theo số liệu thống kê của Viện Điều tra Qui hoạch rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2004, diện tích nương rẫy của đồng bào dân tộc ít người thuộc các tỉnh vùng cao hiện có khoảng 1,2 triệu ha, phân bố rộng trên địa hình dốc lớn, có độ cao từ 300 mét trở lên, trong đó tập trung ở vùng Tây Bắc chiếm 43% tổng diện tích nương rẫy trong toàn quốc, vùng Đông Bắc chiếm 36% (Biểu 1 : Phân bố diện tích nương rẫy theo vùng và độ cao)
Biểu 1: Phân bố diện tích nương rẫy theo vùng và độ cao
TT | Vùng | Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) | Độ cao (m) | |||
301-700 | 701-1000 | 1001-1700 | >1700 | ||||
Tổng | 1.199.700 | 100 | 597.920 | 293.680 | 267.710 | 40.390 | |
1 | Đông Bắc Bộ | 430.140 | 36 | 248.100 | 91.220 | 70.600 | 20.220 |
2 | Tây Bắc Bộ | 514.050 | 43 | 182.920 | 149.760 | 162.940 | 18.430 |
3 | Bắc Trung Bộ | 72.500 | 6 | 53.640 | 9.730 | 8.740 | 390 |
4 | Nam Trung Bộ | 108.020 | 9 | 86.990 | 14.040 | 6.870 | 120 |
5 | Tây Nguyên | 73.340 | 6 | 24.640 | 28.910 | 18.560 | 1.230 |
6 | Đông Nam Bộ | 1.650 |
| 1.630 | 20 |
|
|
Tổng diện tích 1,2 triệu ha nương rẫy thống kê trên bao gồm:
- 840 ngàn ha nương rẫy cố định, trong đó:
+ Khoảng 360 ngàn ha của đồng bào H’Mông, Dao, phổ biến là ruộng bậc thang, được canh tác lúa nước một hoặc hai vụ tuỳ thuộc vào khả năng cung cấp nước tự nhiên với năng suất khoảng 1- 2 tấn/ha/vụ, phân bố ở độ cao trên 700 m và chủ yếu thuộc khu vực quy hoạch phòng hộ đầu nguồn;
+ Còn lại khoảng 480 ngàn ha phân bố phân tán với quy mô nhỏ ở độ cao 300-700 m, điều kiện tự nhiên và thị trường thuận lợi hơn.
- 360 ngàn ha nương rẫy luân canh (trồng cây nông nghiệp ngắn ngày một thời gian, sau đó để hoang hóa), trong đó:
+ Khoảng 240 ngàn ha điều kiện canh tác nông nghiệp khó khăn, năng suất cây trồng rất thấp, phương thức canh tác chủ yếu là phát đốt thực bì trong mùa khô để gieo trồng cây nông nghiệp ngắn ngày. Đây là khu vực phòng hộ đầu nguồn rất xung yếu với độ cao trên 700 m và độ dốc trên 25%, là nơi sinh sống của hơn 100 ngàn người dân tộc H’Mông, Dao…;
+ Còn lại khoảng 120 ngàn ha phân bố ở các khu vực núi đá, độ dầy tầng đất mỏng.
2.2.2. Phương thức canh tác nương rẫy
Phương thức canh tác nương rẫy chủ yếu là quảng canh, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng xuất trên một đơn vị diện tích thấp. Theo tập quán và truyền thống, các dân tộc khác nhau có phương thức canh tác nương rẫy không giống nhau, thể hiện như sau:
- Canh tác nương rẫy tiến triển (hay canh tác nương rẫy tiên phong): Phương thức này được áp dụng điển hình đối với đồng bào H’ Mông. Nương rẫy chỉ được canh tác trong một số năm đến khi đất bạc màu (khoảng 3-5 năm) sẽ bỏ rẫy.
- Canh tác nương rẫy quay vòng: Phương thức này được cộng đồng đồng bào dân tộc Dao, Êđê, Bana, Gíe triêng áp dụng. Theo phương thức này, nương rẫy được canh tác trong một số năm, sau đó được bỏ hóa một thời gian để trạng thái thực bì và đất được phục hồi tự nhiên (khoảng 3 – 5 năm) và lại tiếp tục phát, dọn thực bì để sử dụng đất cho chu kỳ canh tác tiếp theo.
- Canh tác nương rẫy bổ trợ: Phương thức này được cộng đồng đồng bào dân tộc Mường, Thái, Tày, Nùng áp dụng. Nương rẫy thường liền kề với ruộng nước ổn định theo mô hình kết hợp ruộng – rẫy. Phương thức canh tác này cần được hỗ trợ về kỹ thuật và khuyến nông, hướng dẫn đồng bào áp dụng biện pháp nông – lâm - vườn kết hợp.
2.2.3. Cơ cấu cây trồng trong canh tác nương rẫy
Cây lương thực như Ngô, Khoai, Sắn chiếm 70% diện tích; trong đó Lúa nương chiếm 30-45%; rau và đậu các loại 6%; cây công nghiệp ngắn ngày 8%; Cà phê và Chè 4%, còn lại là những loài cây khác 12% (Biểu 2. Tập quán và cây trồng chủ yếu trên nương rẫy của một số dân tộc).
Biểu 2: Tập quán và cây trồng chủ yếu trên nương rẫy của một số dân tộc
TT | Dân tộc | Địa lý canh tác | Loài cây thường trồng |
1 | H’Mông | Canh tác trên độ cao > 700m | Lúa nương, Ngô, Sắn |
2 | Thái | Canh tác trên độ cao từ 300-700m | Lúa nương, Sắn, Ngô, Khoai |
3 | Mường | Canh tác trên độ cao từ 200-700m | Ngô, Lúa, Sắn, Dong riềng |
4 | Tày | Canh tác trên độ cao từ 300-700m | Lúa nương, Sắn, Ngô, Khoai |
5 | Ê đê | Canh tác trên Tây Nguyên | Lúa, Ngô, Đậu, Sắn, Khoai |
6 | Ja- rai | Canh tác trên Tây Nguyên | Lúa nương, Ngô, Sắn, Đậu |
2.3. Những đặc trưng chủ yếu trong canh tác nương rẫy hiện nay
- Thời gian sử dụng đất tăng lên và thời gian bỏ hóa rút ngắn lại, do đó không đủ thời gian để phục hồi lại độ phì của đất, dẫn đến đất đai bị thóai hóa và hiệu quả của canh tác nương rẫy rất thấp. Năng suất lương thực bình quân 3,6 tấn/ha/năm, vùng Tây Bắc năng suất Lúa nương chỉ đạt trung bình 1,1 tấn/ha/vụ. Như vậy với điều kiện thời tiết bình thường thì các tỉnh trong vùng Tây Bắc chỉ đảm bảo được khoảng 60-70% nhu cầu lương thực tại chỗ.
- Do tác động của cơ chế thị trường, cùng làn sóng di dân tự do, đồng bào du canh đã có biểu hiện giữ đất hoặc bán đất canh tác, tiếp tục tiến sâu vào rừng để làm rẫy, như vậy ý thức sử dụng đất theo kiểu luân canh, phục hồi độ phì của đất giảm dần, dẫn đến việc chặt phá rừng mạnh mẽ hơn để lấy đất canh tác.
- Điều kiện canh tác Lúa nước khó khăn (núi cao, dốc, đất đai bị thóai hóa, độ phì thấp, hệ thống thuỷ nông không phát triển nếu có chỉ là thuỷ lợi nhỏ, thiếu nguồn nước cho canh tác).
- Người dân không được đào tạo huấn luyện, đây là những khó khăn cho việc chuyển giao công nghệ và kỹ thuật cho đồng bào vùng núi, dẫn đến tình trạng chậm thay đổi nhận thức chuyển đổi canh tác nương rẫy.
- Áp lực dân số ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu sử dụng đất tăng: trước đây thời gian bỏ hoang hóa từ 8-10 năm, nay chỉ còn 3-4 năm, có địa phương còn thấp hơn, làm cho đất ngày càng nghèo kiệt, thóai hóa.
- Người dân thiếu vốn đầu tư cũng như tình trạng sử dụng không hiệu quả nguồn vốn được vay; cơ sở hạ tầng yếu kém (chương trình 135 của Chính phủ cũng đã đầu tư cho các xã nghèo nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, do vậy đến nay cơ sở hạ tầng vùng núi vẫn còn rất thiếu).
- Thiếu những dự án phát triển hiệu quả. Nhiều dự án hỗ trợ phát triển không mang lại hiệu quả, như dự án trồng Mía, dự án chăn nuôi bò sữa…
- Thiếu thông tin về sản xuất, chế biến, thị trường, phát triển giống mới, phương thức sản xuất tiên tiến cũng như xác định tập đoàn loài cây trồng hợp lý, có năng xuất cao hơn. Giá cả nông sản biến động do cơ chế thị trường.
- Công tác khuyến nông, khuyến lâm chưa được quan tâm đúng mức, số lượng và chất lượng cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến lâm chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
2.4. Hiện trạng quản lý nương rẫy
2.4.1. Chính sách và thể chế
Nhà nước ta có rất nhiều chủ trương chính sách với những nỗ lực rất lớn nhằm ưu tiên cho sự phát triển nông thôn miền núi, xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng các dân tộc đang gặp khó khăn ở vùng sâu, vùng xa và tạo ra sự phát triển và hoà nhập với sự phát triển chung. Tuy nhiên, các chính sách và thể chế về quản lý nương rẫy đang là vấn đề phức tạp và còn nhiều hạn chế, đó là:
- Chưa có chính sách, quy định rõ ràng về cơ chế quản lý về nương rẫy một cách hệ thống và toàn diện.
- Ở địa phương, hiện chưa có cơ quan quản lý Nhà nước nào được giao nhiệm vụ cụ thể về quản lý nương rẫy, dẫn đến tình trạng có nhiều cơ quan có trách nhiệm liên quan, nhưng thiếu một đầu mối phối hợp và chỉ đạo thực hiện.
- Công tác khuyến nông - lâm hiệu quả thấp; việc nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ và kỹ thuật rất hạn chế, một số mô hình canh tác chuyển giao cho đồng bào không phù hợp với khả năng tài chính, truyền thống, nhận thức và trình độ của người dân; một số dự án chuyển giao kỹ thuật trồng cây sản xuất hàng hóa cho đồng bào nhưng lại không thiết lập thị trường hay mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến tình trạng người dân không tiêu thụ được sản phẩm làm ra.
- Hệ thống tiêu chí phân loại nương rẫy, đất chưa sử dụng và đất lâm nghiệp chưa minh bạch, lại thiếu thống nhất. Do vậy, nhiều diện tích rẫy luân canh trong giai đoạn bỏ hóa được thống kê là đất chưa sử dụng, dẫn đến những vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất của người dân cũng như trong việc giải quyết các quan hệ pháp lý.
- Chưa có chính sách đồng bộ, cụ thể bảo đảm xây dựng sinh kế bền vững trên đất nương rẫy như chính sách hỗ trợ về vật chất, tài chính, kỹ thuật, công nghệ và thị trường.
2.4.2. Công tác quy hoạch
- Công tác quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy còn nhiều hạn chế, chưa được coi trọng đúng mức, không gắn với quy hoạch sử dụng đất và giao đất, giao rừng dẫn đến tình trạng hoạt động canh tác của người dân không theo quy hoạch, trước những bức xúc về thiếu đất canh tác người dân phải phá rừng để lấy đất sản xuất.
- Những diện tích đất đã được người dân sử dụng làm nương rẫy từ lâu đời theo truyền thống đến nay vẫn chưa được các cấp chính quyền giao quyền sử dụng hợp pháp lâu dài (cấp sổ đỏ) để họ yên tâm sản xuất.
- Một số địa phương chưa triển khai thực hiện công tác quy vùng sản xuất nương rẫy.
2.4.3. Nhận thức của các cấp các ngành
- Sự quan tâm chỉ đạo công tác nương rẫy của các cấp chính quyền còn hạn chế, sự phối kết hợp giữa các ngành có liên quan chưa chặt chẽ, coi đây là nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong khi đó ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không thực hiện quản lý Nhà nước về đất đai.
- Chính quyền các cấp ở địa phương chưa tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác quản lý sản xuất nương rẫy một cách hiệu quả và thường xuyên, chưa có quy định cụ thể trong việc phát đốt nương làm rẫy. Công tác kiểm tra, giám sát còn coi nhẹ.
- Mặc dù Nhà nước rất quan tâm đến phát triển kinh tế- xã hội của người dân miền núi, tuy nhiên đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, công trình thuỷ lợi, chế biến nông lâm sản ở vùng sâu, vùng xa còn quá ít.
2.5. Đánh giá chung
Hoạt động canh tác nương rẫy truyền thống là tập quán canh tác lâu đời đã góp phần tự cung, tự cấp cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền núi trong lịch sử lâu dài. Với việc áp dụng chu kỳ luân canh, đồng bào đã biết cách phục hồi độ phì của đất, tạo điều kiện cho canh tác nông nghiệp được liên tục, lâu dài và bền vững ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, canh tác nương rẫy truyền thống chỉ ổn định trong điều kiện nhất định, khi diện tích rừng tự nhiên lớn, chưa có sức ép về dân số và chưa có sự cạnh tranh về chế độ sử dụng, sở hữu về đất đai và rừng. Hiện nay, tất cả các yếu tố đó đã bị thay đổi, diện tích đất hoang hóa, rừng tự nhiên ngày một ít đi, dân số tăng lên tác động mạnh đến phương thức canh tác nương rẫy, làm cho canh tác nương rẫy theo cách truyền thống trở nên không bền vững.
III. NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NƯƠNG RẪY
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
- Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 về khuyến nông, khuyến ngư.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành luật đất đai.
- Nghị định số 23/CP ngày 3/3/2006 về hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ và phát triển rừng.
- Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.
- Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.
- Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm giao rừng, khóan bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bảo dân tộc tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên.
- Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007-2010.
- Quyết đinh số 18/2007/QĐ – TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt nam giai đoạn 2006 – 2020.
- Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2010.
- Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 661/QĐ- TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
- Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015.
- Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (Chính phủ phê duyệt ngày 21/5/2002 văn bản số 2685/VPCP-QHQT).
- Chỉ thị số 36/2000/CT-BNN-KL ngày 6/4/2000 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy vùng sản xuất nương rẫy.
- Chỉ thị số 15/2007/CT-BNN ngày 13/02/2007 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý canh tác nương rẫy.
- Thông tư liên tịch số 30/2006/TTLT-BTC- BNN & PTNT ngày 06/4/2006 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.
- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.
- Văn bản số 23/BNN-LN ngày 06/01/2006 về việc xây dựng đề án hỗ trợ lương thực để trồng rừng thay cho sản xuất nương rẫy.
- Văn bản số 3165/BNN-LN ngày 28/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng Dự án hỗ trợ người dân vùng cao canh tác nông lâm nghiệp thay cho nương rẫy truyền thống.
- Hỗ trợ và tạo điều kiện cho người dân canh tác nông lâm nghiệp bền vững trên diện tích đất nương rẫy trên toàn quốc, từng bước thay đổi tập quán canh tác du canh, quảng canh bằng thâm canh tăng năng xuất trên đất nương rẫy và ph¸t triÓn nghÒ rõng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần ổn định cuộc sống, tạo việc làm và có thu nhập từ nông- lâm nghiệp cho người dân vùng núi.
- Đảm bảo cho các hoạt động sản xuất nương rẫy không tác động xấu đến tài nguyên rừng, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng và Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020.
4.2. Yêu cầu
- Đảm bảo việc sản xuất nương rẫy chỉ thực hiện trên những diện tích đã được quy hoạch, chấm dứt tình trạng phát đốt nương làm rẫy không theo quy hoạch và xâm hại trái phép vào diện tích rừng.
- Quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy phải gắn với quy hoạch về giao rừng và giao đất lâm nghiệp. Xác định rõ những diện tích có khả năng canh tác nông nghiệp; nông lâm kết hợp và trồng rừng.
- Áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, tăng cường công tác khuyến nông tăng năng xuất cây trồng trên đất nương rẫy. Duy trì diện tích phù hợp cho canh tác nương rẫy theo truyền thống. Đối với diện tích nương rẫy năng xuất thấp, độ dốc lớn, có nguy cơ sói mòn mạnh thì chuyển sang trồng rừng và trồng các loài cây đa tác dụng, phù hợp với điều kiện lập địa của từng vùng và phong tục tập quán của người dân vùng núi.
- Đảm bảo sự hỗ trợ canh tác nương rẫy bình đẳng đối với mọi người dân; ưu tiên hỗ trợ cho đồng bào ở những khu vực khó khăn, trọng điểm về hoạt động nương rẫy, đồng bào dân tộc canh tác nương rẫy theo tập quán đã quản lý nương rẫy trên thực tế và tồn tại từ lâu, không tranh chấp, các hộ gia đình, cá nhân đã nhận khóan bảo vệ rừng để cải thiện đời sống, góp phần xoá đói, giảm nghèo.
- Xác định được những loài cây trồng rừng, cây đa tác dụng phù hợp với từng vùng sinh thái để phục vụ cho trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất.
- Lồng ghép và phối kết hợp các chương trình, dự án và nguồn vốn trên địa bàn với công tác hỗ trợ cho đồng bào để tránh chồng chéo và đảm bảo hiệu quả đầu tư.
4.3. Nhiệm vụ
Đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả đất nương rẫy (khoảng 1,2 triệu ha trên cả nước) như sau:
4.3.1. Chuyển đổi phương thức canh tác luân canh (khoảng 360 ngàn ha)
- Nương rẫy trên núi đá, tầng đất mỏng (khoảng 120 ngàn ha): Sử dụng vào mục đích trồng rừng sản xuất là chủ yếu. Nhà nước hỗ trợ trồng rừng cho hiệu quả kinh tế cao. Tạo điều kiện để người dân sản xuất kinh doanh lâu dài và ổn định trên diện tích nương rẫy đó.
- Nương rẫy trên diện tích đất được quy hoạch là khu vực phòng hộ đầu nguồn (khoảng 240 ngàn ha):
+ Đối với diện tích trong quy hoạch rừng phòng hộ rất xung yếu ở độ cao trên 1700m (khoảng 40 ngàn ha): Giao cho hộ gia đình trồng rừng phòng hộ hoặc tiến hành khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, có thể khoanh vùng giao cho cộng đồng thôn bản quản lý bảo vệ, không phát đốt để rừng tái sinh tự nhiên.
+ Đối với diện tích còn lại (khoảng 200 ngàn ha): Tạo điều kiện để người dân trồng rừng phòng hộ kết hợp với trồng cây lương thực ngắn ngày vào thời kỳ đầu hoặc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. Loài cây trồng là những loài cây phù hợp với từng điều kiện lập địa và sinh thái từng vùng, những loài cây đa tác dụng (vừa có khả năng phòng hộ bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, vừa có khả năng cung cấp sản phẩm là lâm sản ngoài gỗ). Tuỳ theo quỹ đất của địa phương tiến hành giao đất, giao rừng cho các hộ trên cơ sở thiết kế hệ canh tác rừng - rẫy luân canh.
4.3.2. Thâm canh nương rẫy cố định (khoảng 840 ngàn ha)
Chuyển dần sang phương thức canh tác nông nghiệp, chăn nuôi theo hướng thâm canh, kết hợp trồng rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.
- Đối với nương rẫy cố định đang canh tác có hiệu quả tương đối cao (khoảng 80 ngàn ha): Cần tăng cường áp dụng c¸c biÖn ph¸p kỹ thuật thâm canh tăng năng xuất, mở rộng mô hình. Đây là những mô hình chứa đựng nhiều kinh nghiệm và kiến thức bản địa của người dân và cần được coi là mô hình trực quan tốt giúp tăng cường công tác khuyến nông-lâm.
- Đối với nương rãy cố định đang canh tác với năng xuất, hiệu quả thấp (khoảng 400 ngàn ha): Cần chú trọng áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng các loài cây có năng xuất, chất lượng cao. Trong đó:
+Canh tác nông nghiệp khoảng 70% (280 ngàn ha),
+ Trồng cây công nghiệp 10% (40 ngàn ha),
+ Trồng cây ăn quả và trồng cỏ cho chăn nuôi 10% (40 ngàn ha),
+ Duy trì nương rẫy truyền thống như trồng lúa thiêng cúng tổ tiên, duy trì các tập tục văn hóa dân tộc 10% (40 ngàn ha).
- Đối với nương rẫy cố định ở độ cao trên 700 m nhưng phần lớn đã có ruộng bậc thang (khoảng 360 ngàn ha), hướng sử dụng như sau:
+ Diện tích có ruộng bậc thang ổn định (70% diện tích, khoảng 250 ngàn ha): Áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, trồng cây lương thực giống mới có năng xuất cao.
+ Diện tích chưa có ruộng bậc thang hoặc ruộng bậc thang tạm thời (28% diện tích, khoảng 100 ngàn ha): Trồng rừng sản xuất (khoảng 54 ngàn ha); trồng cây công nghiệp (khoảng 18 ngàn ha); trồng cây ăn quả ở những nơi thích hợp, có truyền thống (khoảng 18 ngàn ha); trồng cỏ để chăn nuôi gia súc (khoảng 10 ngàn ha).
+ Duy trì diện tích làm nương rẫy truyền thống như trồng lúa thiêng cúng tổ tiên, duy trì các tập tục văn hóa dân tộc (khoảng 10 ngàn ha).
Định hướng sử dụng đất nương rẫy được tổng hợp tại Biểu 3.
Biểu 3. Định hướng sử dụng đất nương rẫy
Loại nương rẫy | Diện tích (ha) | Định hướng sử dụng |
a) Nương rãy luân canh | 360.000 |
|
- Nương rẫy trên núi đã, tầng đất mỏng | 120.000 | Trồng rừng sản xuất. |
- Nương rẫy trên diện tích đất được quy hoạch là khu vực phòng hộ đầu nguồn | 240.000 | Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn |
+ Diện tích trong quy hoạch rừng phòng hộ rất xung yếu ở độ cao >1700m. | 40.000 | Trồng rừng phòng hộ hoặc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, |
+ Diện tích còn lại, đuợc quy hoạch là khu vực phòng hộ đầu nguồn. | 200.000 | Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, kết hợp với trồng cây lương thực ngắn ngày vào thời kỳ đầu hoặc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. |
b) Nương rẫy cố định | 840.000 |
|
- Nương rẫy cố định ở độ cao 300 – 700 m, đang canh tác có hiệu quả tương đối cao. | 80.000 | Tiếp tục canh tác nông nghiệp, áp dụng c¸c biÖn ph¸p kỹ thuật thâm canh tăng năng xuất, mở rộng mô hình. |
- Nương rãy cố định 300 – 700 m, đang canh tác với năng xuất, hiệu quả thấp.
| 400.000 | Tiếp tục canh tác nông nghiệp, kết hợp trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, đồng cỏ chăn nuôi và giành một phần duy trì canh tác nương rẫy truyền thống. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng các loài cây có năng xuất, chất lượng cao. |
+ Canh tác nông nghiệp | 280.000 |
|
+ Trồng cây công nghiệp | 40.000 |
|
+ Trồng cây ăn quả, cỏ cho chăn nuôi | 40.000 |
|
+ Nương rẫy truyền thống | 40.000 | Trồng lúa thiêng, duy trì các tập tục văn hóa dân tộc |
- Nương rẫy cố định ở độ cao trên 700 m, phần lớn đã có ruộng bậc thang | 360.000 |
|
+ Diện tích có ruộng bậc thang ổn định. | 250.000 | Tiếp tục canh tác nông nghiệp, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, trồng cây lương thực giống mới có năng xuất cao. |
+ Diện tích chưa có ruộng bậc thang hoặc ruộng bậc thang tạm thời
| 100.000 gồm: 54.000 18.000 18.000 10.000 |
Trồng rừng sản xuất Trồng cây công nghiệp Trồng cây ăn quả Trồng cỏ để chăn nuôi gia súc |
+ Nương rẫy truyền thống | 10.000 | Trồng lúa thiêng, duy trì các tập tục văn hóa dân tộc |
4.4. Quy mô của đề án
Đề án dự kiến triển khai trong giai đoạn 5 năm (2008 – 2012) trên toàn bộ đất nương rẫy toàn quốc (khoảng 1,2 triệu ha), có sự tham gia của 500 – 600 ngàn hộ với hơn 1,5 triệu nhân khẩu tại khoảng 1200 xã, trong đó tập trung vào 34 tỉnh trọng điểm lâm nghiệp trên 6 vùng:
- Tây Bắc: gồm 4 tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình.
- Đông Bắc : gồm 11 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái.
- Bắc Trung Bộ : gồm 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
- Nam Trung bộ: gồm 5 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà.
- Tây Nguyên : gồm 5 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
- Đông Nam bộ : gồm 3 tỉnh Bình Phước, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Tổng mức hỗ trợ về kinh phí đầu tư là 3.046,9 tỷ đồng, lương thực (gạo) là 310.500 tấn và được ước tính cho từng vùng như sau:
Biểu 4: Mức hỗ trợ trung bình về vốn và lương thực (gạo) theo vùng
TT | Vùng | Diện tích (ha) | Mức hỗ trợ | |
Vốn (tỷ đồng) | Lương thực (tấn) | |||
| Toàn quốc | 1.200.000 | 3.046,9 | 310.500 |
1 | Đông Bắc | 430.000 | 1.091,8 | 111.300 |
2 | Tây Bắc | 514.000 | 1.305,1 | 133.000 |
3 | Bắc Trung bộ | 73.000 | 185,4 | 18.900 |
4 | Nam Trung bộ | 108.000 | 274,2 | 27.900 |
5 | Tây Nguyên | 73.000 | 185,4 | 18.900 |
6 | Đông Nam bộ | 2.000 | 5,0 | 500 |
V. GIẢI PHÁP
5.1. Cơ chế chính sách
- Hỗ trợ đất sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng nông thôn miền núi từ nguồn kinh phí của dự án 134, 135 và các nguồn vốn khác của Chính phủ; xây dựng công trình thuỷ lợi đảm bảo điều kiện tưới tiêu cho diện tích canh tác lúa nước và hoa mầu ổn định, tạo cơ sở cho tăng vụ và thâm canh tăng năng xuất cây trồng.
- Có hướng dẫn cụ thể để thực hiện các Quyết định 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 và Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007.
- Xây dựng quy trình, biện pháp kỹ thuật gây trồng cho từng loài trên cơ sở xác định tập đoàn cây trồng, từng loài cây chính phù hợp với vùng kinh tế sinh thái; nghiên cứu đặc điểm tự nhiên và thị trường, đặc biệt chú ý đến nhu cầu và khả năng chế biến bảo quản, tiêu thụ sản phẩm theo các vùng sinh thái.
- Xây dựng hệ thống các trung tâm dịch vụ cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu, cơ sở chế biến nông lâm sản, tạo thị trường tiêu thụ các sản phẩm của người nông dân làm ra trên cơ sở có chính sách ưu đãi về thuế, tài chính để kêu gọi các các doanh nghiệp, các dự án của các tổ chức tín dụng quốc tế bằng vốn vay ưu đãi.
- Tạo điều kiện cho người dân vùng núi cao vay vốn ưu đãi của Nhà nước.
- Có cơ chế rõ ràng để kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng đất một cách chặt chẽ và hiệu quả.
5.2. Quy hoạch và giao đất nương rẫy
- Rà soát, thống kê, phân loại và xác định cụ thể diện tích đất canh tác nương rẫy, phân loại xác định từng loại đất nương rẫy phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng cỏ chăn nuôi và diện tích nương rẫy tiếp tục để đồng bào canh tác nương rẫy theo tập tục truyền thống để làm cơ sở cho việc lập quy hoạch sản xuất nương rẫy và phương án hỗ trợ, cân đối nhu cầu để hỗ trợ người dân canh tác nông lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy.
- Nghiên cứu phương pháp quy hoạch sử dụng đất và giao đất cấp xã, thôn bản. Xác định tiêu chí rõ ràng cho các loại đất theo mục đích sử dụng, đặc biệt là xác định ranh giới giữa đất lâm nghiệp và nông nghiệp. Việc lập quy hoạch sử dụng đất nương rẫy phải có sự bàn bạc thống nhất với người dân.
- Trên cơ sở quy hoạch đất nương rẫy, tiến hành giao đất cho người dân để sản xuất nông lâm nghiệp ổn định.
- Việc chọn loại cây trồng trên nương rẫy do người dân tự quyết định. Nhà nước khuyến cáo các loại giống tốt có chất lượng cao được thị trường ưa chuộng và có cơ cấu hợp lý với đất đai từng vùng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo phát triển bền vững.
5.3. Tuyên truyền vận động quần chúng và đào tạo, khuyền nông, khuyến lâm
- Tuyên truyền giáo dục cho người dân về quản lý tài nguyên thiên nhiên, nâng cao nhận thức và kiến thức cho họ về quản lý tài nguyên thiên nhiên và tác hại của việc đốt nương làm rẫy; về chủ trương của Nhà nước trong việc hỗ trợ người dân sản xuất nông lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy để đồng bào tự nguyện tham gia.
- Xây dựng mô hình trình diễn canh tác trên đất dốc tại các địa phương, tổ chức thăm quan các mô hình canh tác cố định có năng xuất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cao; xây dựng bài giảng hướng dẫn người dân học tập, tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho người dân tại các địa phương.
5.4. Khoa học công nghệ
- Giải pháp khoa học công nghệ ở miền núi cần hướng vào việc thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất hàng hóa theo định hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên đất, khai thác thế mạnh về rừng, đất, các giống cây trồng đặc sản và kinh nghiệm bản địa, thúc đẩy phát triển những hàng hóa có khối lượng nhỏ nhưng giá trị cao, không đòi hỏi đầu tư lớn và những phương tiện giao thông hiện đại cho vận chuyển.
- Nghiên cứu áp dụng các mô hình canh tác nông lâm kết hợp, kỹ thuật canh tác trên đất dốc (SALT) phù hợp với điều kiện từng vùng; phát triển và ứng dựng công nghệ sản xuất các mặt hàng nông lâm đặc sản như nuôi trồng và chế biến nấm hương, thảo quả, cây làm thuốc và các lâm sản ngoài gỗ khác, chăn nuôi gia súc, gia cầm và dịch vụ thú y, tổ chức và giám sát hoạt động quản lý tài nguyên.
- Triển khai điểm Dự án hỗ trợ người dân vùng cao canh tác nông lâm nghiệp bền vừng trên đất nương rẫy ở 3 vùng Đông Bắc, Tây Bắc và vùng Tây nguyên nhằm tổng kết và rút ra các bài học kinh nghiệm để triển khai trên diện rộng.
VI. KHÁI TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ
6.1. Khái toán kinh phí và nhu cầu lương thực
Biểu 5: Tổng dự toán kinh phí và lương thực theo các hạng mục
TT | Hạng mục | Diện tích (ha) | Hỗ trợ của Nhà nước | Nguồn hỗ trợ | |
Kinh phí (tỷ đồng) | Gạo (tấn) | ||||
1 | Trồng rừng sản xuất | 174.000 | 461,1 | 130.500 | Quyết định 147 Quyết định 100 |
2 | Trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng phòng hộ | 240.000 | 1.612,8 | 180.000 | Quyết định 100 |
3 | Chuyển đổi nương rẫy luân canh sang nương rẫy cố định | 46.000 | 230 |
| Quyết định 134, 135 |
4 | Hê thống tưới tiêu, khuyến nông: áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng xuất đối với các nương rẫy cố định; tuyền truyền, đào tạo | 740.000 | 370 |
| Quyết định 135 Nghị định 56, Quyết định 33 |
5 | Hỗ trợ quy hoạch, giao đất, giao rừng |
| 96 |
|
|
6 | Quản lý phí (10%) |
| 277 |
| Phân bổ: TW: 0,7%; địa phương: 1,3%, chủ dự án: 8% |
| Tổng | 1.200.000 | 3.046,9 | 310.500 |
|
6.2. Nguồn hỗ trợ kinh phí và lương thực
Kinh phí để khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và trồng rừng phòng hộ từ nguồn kinh phí quy định tại Quyết định 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chớnh phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 661/QĐ- TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Ngoài hỗ trợ kinh phí, Quyết định 100 quy định về mức hỗ trợ lương thực là 10 kg gạo/khẩu/tháng để người dân trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất trên đất nương rẫy trong thời gian người dân chưa có thu nhập từ rừng.
- Kinh phí trồng rừng sản xuất từ nguồn kinh phí quy định tại Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 – 2015.
- Kinh phí để chuyển đổi nương rẫy luân canh sang nương rẫy cố định vận dụng từ nguồn kinh phí quy định tại Quyết định số 134 và 135 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quy định mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha để khai hoang diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
- Kinh phí xây dựng hệ thống tưới tiêu, khuyến nông, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao năng xuất đối với các nương rẫy cố định từ nguồn kinh phí quy định tại:
+ Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.
+ Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 về khuyến nông, khuyến ngư.
+ Thông tư liên tịch số 30/2006/TTLT-BTC- BNN & PTNT ngày 06/4/2006 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.
+ Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2010.
- Ngoài ra có thể huy động nguồn kinh phí từ các dự án ODA.
VII. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN VÀ NHU CẦU HỖ TRỢ THEO CÁC NĂM
7.1. Tiến độ thực hiện
Tiến độ trồng rừng sản xuất, trồng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng phòng hộ trên đất nương rẫy, chuyển đổi nương rẫy luân canh sang nương rẫy cố định, xây dựng hệ thống tưới tiêu, triển khai các hoạt động khuyến nông, áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng xuất đối với nương rẫy cố định theo các năm như sau:
Biều 6. Dự kiến tiến độ thực hiện đề án theo các năm
TT | Hạng mục | Diện tích (ha) | Năm | ||||
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |||
1 | Trồng rừng sản xuất | 174.000 | 17.400 | 26.100 | 43.500 | 43.500 | 43.500 |
2 | Trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng phòng hộ | 240.000 | 24.000 | 36.000 | 60.000 | 60.000 | 60.000 |
3 | Chuyển đổi nương rẫy luân canh sang nương rẫy cố định | 46.000 | 4.600 | 6.900 | 11.500 | 11.500 | 11.500 |
4 | Hệ thống tưới tiêu, khuyến nông: áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng xuất đối với các nương rẫy cố định. | 740.000 | 74.000 | 111.000 | 185.000 | 185.000 | 185.000 |
| Tổng | 1.200.000 | 120.000 | 180.000 | 300.000 | 300.000 | 300.000 |
Để hoàn thành tiến độ thực hiện trên, trong năm 2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và phê duyệt đề án. Năm 2007 và 2008 các địa phương xây dựng đề án ở địa phương và phê duyệt dự án đầu tư để triển khai thực hiện.
Năm 2010 sẽ tiến hành đánh giá giữa kỳ để làm cơ sở chuẩn bị xây dựng đề án cho giai đoạn 5 năm tiếp theo.
7.2. Nhu cầu hỗ trợ theo các năm
Căn cứ tiến độ thực hiện các hoạt động của đề án, nhu cầu hỗ trợ về lương thực và vốn theo các năm được dự kiến như sau (Biều 7 và 8).
Biểu 7: Nhu cầu hỗ trợ lương thực (gạo) theo các năm
TT | Hạng mục | Lương thực (tấn) | Năm | ||||
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012
| |||
1 | Trồng rừng sản xuất
| 130.500 | 13.050 | 19.575 | 32.625 | 32.625 | 32.625 |
2 | Trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng phòng hộ
| 180.000 | 18.000 | 27.000 | 45.000 | 45.000 | 45.000 |
| Tổng
| 310.500 | 31.050 | 46.575 | 77.625 | 77.625 | 77.625 |
Biểu 8: Nhu cầu hỗ trợ kinh phí theo các năm
TT | Hạng mục | Kinh phí (tỷ đồng) | Năm | ||||
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | |||
1 | Trồng rừng sản xuất | 461,1 | 46,1 | 69,1 | 115,3 | 115,3 | 115,3 |
2 | Trồng rừng phòng hộ | 1.612,8 | 161,3 | 241,9 | 403,2 | 403,2 | 403,2 |
3 | Chuyển đổi nương rẫy luân canh sang nương rẫy cố định | 230 | 23 | 34,5 | 57,5 | 57,5 | 57,5 |
4 | Hê thống tưới tiêu, khuyến nông: áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng xuất đối với các nương rẫy cố định; tuyền truyền, đào tạo | 370 | 37 | 55,5 | 92,5 | 92,5 | 92,5 |
5 | Hỗ trợ quy hoạch, giao đất, giao rừng | 96 | 19,2 | 19,2 | 19,2 | 19,2 | 19,2 |
6 | Quản lý phí | 277 | 55,4 | 55,4 | 55,4 | 55,4 | 55,4 |
| Tổng | 3.046,9 | 342 | 475,7 | 743,1 | 743,1 | 743,1 |
VIII. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
8.1. Kết quả
- Sau 5 năm (2008 – 2012) thực hiện đề án, dự kiến các kết quả chính đạt được như sau:
- Trồng rừng sản xuất: 174.000 ha
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, kết hợp với trồng cây lương thực ngắn ngày vào thời kỳ đầu hoặc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp đạt 240.000 ha.
- Khoảng 46.000 ha nương rẫy luân canh được chuyển sang nương rẫy cố định, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả…tạo điều kiện cho việc áp dụng các biện pháp thâm canh.
- Diện tích nương rẫy cố định để canh tác cây lương thực (khoảng 740.000 ha) được cải thiện về hệ thống tưới tiêu, áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả cao.
8. 2. Hiệu quả của đề án
8.2.1 Về kinh tế
- Ổn định sản xuất nương rẫy hiện có (khoảng 1,2 triệu ha). Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nương rẫy gấp 1,5 đến 2 lần. Người dân có đất sản xuất nông lâm nghiệp ổn định, đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ, dần đi đến cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Hình thành các mô hình canh tác trên đất dốc, bao gồm một số loài cây trồng nông lâm nghiệp, cây công nghiệp có năng suất sản lượng và hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng chức năng phòng hộ.
8.2.2. Về xã hội
- Giảm đáng kể tỷ lệ đói nghèo cho khoảng 500 - 600 ngàn hộ sống dựa vào nương rẫy, đảm bảo trung bình mỗi hộ có 2 ha đất canh tác nông lâm nghiệp theo hướng thâm canh bền vững và đa dạng hóa sản phẩm (nông nghiệp, lâm nghiệp, cây công nghiệp, hoa quả, chăn nuôi); giải quyết việc làm cho gần 200 ngàn lao động và giúp người dân ổn định cuộc sống thông qua hỗ trợ lương thực trong quá trình chuyển một phần nương rẫy sang trồng rừng, góp phần tích cực vào chủ trương xoá đói giám nghèo của Nhà nước, tạo thêm động lực cho các vùng sâu, vùng xa phát triển.
- Tăng thu nhập bình quân đầu người của người dân vùng cao lên từ 50% đến 80% (Phụ lục 1).
- Tạo cơ hội làm giầu cho những gia đình có tiềm năng kinh tế, hiểu biết kỹ thuật, công nghệ thông qua việc đầu tư vào các mô hình canh tác.
8.2.3. Về môi trường
- Diện tích nương rẫy hiện có (khoảng 1,2 triệu ha) được quy hoạch với các biện pháp canh tác hợp lý sẽ giảm thiểu xói mòn và thóai hóa đất. Việc chuyển một phần diện tích sang trồng rừng góp phần nâng cao khả năng phòng hộ đầu nguồn.
- Nguồn tài nguyên đất được bảo vệ, hạn chế tình trạng phá rừng, đốt nương làm rẫy gây cháy rừng. Góp phần xây dựng, bảo vệ vùng đầu nguồn cũng như bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, dần giải quyết được tình trạng luân canh.
IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
9.1. Thực hiện đề án
- Việc thực hiện đề án phải dựa trên các giải pháp đồng bộ, có sự tham gia của các cấp, các ngành, các địa phương và người dân từ xây dựng kế hoạch thực hiện đến việc giám sát kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện đề án; sự chỉ đạo của Chính phủ và sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành.
- Đề án ở địa phương được thực hiện thông qua lồng ghép các dự án đầu tư từ nguồn vốn của các chương trình có liên quan. Việc xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư theo các quy định hiện hành.
9.2. Quản lý chương trình
9.2.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án, giao cho Cục Kiểm lâm là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo, chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong và ngoài ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai thực hiện đề án.
Ban chỉ đạo có trách nhiệm cùng với các đơn vị, các địa phương triển khai thực hiện, theo dõi, giám sát tiến độ cũng như kết quả thực hiện.
Hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, dự án chi tiết của từng tỉnh. Xây dựng cơ chế điều phối thực hiện các dự án. Định kỳ kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án tại các địa phương và tổng hợp tình hình thực hiện đề án báo cáo Chính phủ.
9.2.2. Uỷ ban nhân dân các cấp
a) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
- Chỉ đạo và giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức xây dựng đề án hỗ trợ người dân vùng cao canh tác nông lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy ở địa phương, đồng thời tổ chức xây dựng và lồng ghép các dự án đầu tư theo nguồn vốn của các chương trình liên quan.
- Bố trí nguồn vốn đầu tư theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Theo dõi, giám sát, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện về Ban chỉ đạo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập, đồng thời kiến nghị các biện pháp và chính sách phù hợp nhằm thực hiện tốt mục tiêu của đề án.
b) Uỷ ban nhân dân cấp huyện
- Lồng ghép các dự án đầu tư theo nguồn vốn của các chương trình liên quan trên địa bàn huyện.
- Giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình và cá nhân đang canh tác nương rẫy.
- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Nhà nước trong việc hỗ trợ người dân canh tác nông lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy.
c) Uỷ ban nhân dân cấp xã
- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Nhà nước trong việc hỗ trợ người dân canh tác nông lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy.
- Giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư của các chương trình liên quan trên địa bàn xã.
X. KẾT LUẬN
Canh tác nương rẫy là hình thức sản xuất nông nghiệp lâu đời gắn liền với đồng bào các dân tộc sinh sống tại vùng cao không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nơi trên thế giới. Xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý nương rẫy trong thời gian qua và xu thế phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, việc xây dựng Đề án hỗ trợ người dân vùng cao canh tác nông - lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy là cần thiết. Quá trình triển khai thực hiện đề án sẽ từng bước ổn định và cải thiện cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền núi, giữ vững an ninh- chính trị và trật tự an toàn xã hội nông thôn miền núi; hạn chế và dần đi đến ngăn chặn tình trạng phá, đốt rừng làm nương rẫy, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng và thực hiện tốt công cuộc xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1:
PHÂN TÍCH KINH TẾ HỘ Ở VÙNG CAO
TT | Nguồn thu nhập | Hiện tại | Sau khi thực hiện Đề án | ||||
Năng suất quy ra lúa bình quân | Thu nhập bình quân Hộ/năm | Tỷ lệ % | Năng suất quy ra lúa bình quân | Thu nhập bình quân Hộ/năm | Tỷ lệ % | ||
1 | Trồng trọt | 1,2 tấn/ha | 6.000.000 | 68,2 | 4 tấn/ha | 10.000.000 | 62,5 |
2 | Chăn nuôi |
| 1.000.000 | 11,4 |
| 2.000.000 | 12,5 |
3 | Từ vườn |
| 300.000 | 3,4 |
| 500.000 | 3,1 |
4 | Thu hái lâm sản ngoài gỗ |
| 1.500.000 | 17,0 |
| 1.500.000 | 9,4 |
5 | Nguồn thu khác |
|
|
|
|
|
|
6 | Hỗ trợ của Nhà nước |
|
|
|
| 500.000 | 3,1 |
7 | Bảo vệ rừng, Trồng rừng |
|
|
|
| 1.500.000 | 9,4 |
| Tổng cộng |
| 8.800.000 | 100 |
| 16.000.000 | 100 |
Bình quân đầu người/năm |
| 1.760.000 |
|
| 3.200.000 |
|
Điều kiện mỗi gia đình được giao 15 ha rừng bảo vệ và 1-2 ha đất nương rẫy cố định.
PHỤ LỤC 2:
KHUYẾN CÁO LOÀI CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT NƯƠNG RẪY
TT | Vùng | Loài cây trồng |
1 | Vùng núi phía Bắc |
|
| Trồng rừng phòng hộ | Mỡ, Long não, Dẻ, Xoan, Lát, Chò chỉ, Sến, Giổi, Trám trắng, Chò nâu, De, Lim xanh, Tre, Vầu, Táu, Sau sau… |
| Trồng rừng sản xuất | Bạch đàn cao sản, Keo các loại, Lát mêxicô, Quế, Trầm gió, Tre bát độ, Luồng, Trám, Thông…. |
| Trồng cây công nghiệp | Dâu tằm, Bông, Chè, Cao su, Cà phê… |
| Trồng cây lương thực | Lúa cao sản, Lạc cao sản, Cây thuốc, Gừng, Dong riềng, Ngô lai, Sắn, Ý dĩ… |
| Trồng cây ăn quả | Cam, Quýt, Bưởi, Na, Táo, Hồng, Lê, Xoài, Mơ, Mận, Đào, Mía… |
2 | Vùng Bắc Trung Bộ |
|
| Trồng rừng phòng hộ | Trầm gió, De, Lim xẹt, Dẻ trắng, Trám, Sến đất, Chò nâu, Giổi, Lát hoa, Kháo vàng… |
| Trồng rừng sản xuất | Xoan đào, Thông, Keo, Bạch đàn cao sản…
|
| Trồng cây công nghiệp | Bông, Chè, Cốt khí, Thuốc lá, Gai…
|
| Trồng cây lương thực | Lúa cao sản, Lạc cao sản, Vừng, Đậu… |
| Trồng cây ăn quả | Bưởi, Mít, Chuối, Đu Đủ… |
3 | Vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên |
|
| Trồng rừng phòng hộ | Giổi, Sao đen, De hương, Trường, Xoan đào, Kháo vàng, Chò xót, Gội, Dẻ trắng, Cẩm liên, Ươi, Chiêu liêu, Dầu dồng, Dầu trà beng, Quế, Trám… |
| Trồng rừng sản xuất | Thông, Keo, Song mây, Muồng, Cốt khí… |
| Trồng cây công nghiệp | Ca cao, Cà phê, Hạt tiêu, Hạt điều, Cao su, Dâu tằm, Bông, Lanh, Song mây… |
| Trồng cây lương thực | Lúa cao sản, Sắn, Đậu, Lạc cao sản, Ngô lai, Kê… |
| Trồng cây ăn quả | Cam, Bơ, Sầu riêng, Chuối, Đu Đủ… |
PHỤ LỤC 3:
KHÁI TOÁN NHU CẦU HỖ TRỢ VỀ KINH PHÍ VÀ LƯƠNG THỰC
Đơn vị tính: tỷ đồng
TT | Hạng mục
| Diện tích (ha)
| Nhân khẩu
| Các khoản kinh phí hỗ trợ | Quản lý phí (10%) | Tổng | Hỗ trợ Lương thực (tấn) | Nguồn đầu tư | |||||||
Trồng rừng | Khuyến lâm | Chi phí khảo sát | Cơ sở hạ tầng, đưòng ranh cản lửa | Cộng | Trung ương | Địa phương | Chủ dự án | Cộng QL | |||||||
1 | Trồng rừng sản xuất | 174.000 | 217.500 | 348 | 34,8 | 8,7 | 69,6 | 461,1 | 3,2 | 6,0 | 36,9 | 46,1 | 507,2 | 130.500 | Quyết định 147, 100 (hỗ trợ lương thực) |
2 | Trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng phòng hộ đầu nguồn | 240.000 | 300.000 | 1.440 | 28,8 |
| 144 | 1.612,8 | 11,3 | 21,0 | 129,0 | 161,3 | 1.774,1 | 180.000 | Quyết định 100 |
3 | Chuyển đổi nương rẫy luân canh sang nương rẫy cố định | 46.000 |
|
|
|
|
| 230 | 1,6 | 3,0 | 18,4 | 23,0 | 253,0 |
| Quyết định 134 |
4 | Hê thống tưới tiêu, khuyến nông nhằm nâng cao năng xuất đối với các nương rẫy cố định; tuyền truyền, đào tạo | 740.000 |
|
|
|
|
| 370 | 2,6 | 4,8 | 29,6 | 37,0 | 407,0 |
| Nghị định 56, các Quyết định 135,33 |
5 | Hỗ trợ quy hoạch, giao đất, giao rừng | 1.200.000 |
|
|
|
|
| 96 | 0,7 | 1,2 | 7,7 | 9,6 | 105,6 |
|
|
| Tộng cộng |
|
|
|
|
|
| 2.769,.9 | 19,4 | 36,0 | 221,6 | 277,0 | 3.046,.9 | 310.500 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.