BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2943/QĐ-BNN-KHCN | Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VỀ GIỐNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 09 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 267/QĐ-BNN-KH ngày 01/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Danh mục các đề tài nghiên cứu về giống thủy sản giai đoạn 2011 - 2015 thuộc Đề án giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 do các đơn vị thuộc Bộ chủ trì thực hiện, chi tiết tại phụ lục kèm theo.
Điều 2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức chủ trì xây dựng đề cương đề tài và tổ chức thẩm định trước khi trình Bộ phê duyệt.
Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng: Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch; Tổ chức, cá nhân chủ trì các đề tài và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 THUỘC ĐỀ ÁN GIỐNG THỦY SẢN DO CÁC ĐƠN VỊ THUỘC BỘ CHỦ TRÌ
(Kèm theo Quyết định số 2943/QĐ-BNN-KHCN ngày 02 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT | Tên đề tài | Đơn vị chủ trì |
1 | Nghiên cứu chọn giống tôm sú (Penaeus monodon) theo tính trạng tăng trưởng và kháng bệnh | Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II |
2 | Nghiên cứu chọn giống tôm chân trắng (Penaeus vanamei) theo tính trạng tăng trưởng và kháng bệnh (SPR), thích nghi với điều kiện Việt Nam | Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III |
3 | Nghiên cứu chọn giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) theo tính trạng tăng trưởng và kháng bệnh | Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II |
4 | Nghiên cứu chọn giống cá rôphi (Oreochromis niloticus) theo tính trạng tăng trưởng và kháng bệnh | Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I |
5 | Ứng dụng di truyền phân tử tạo các giống nhuyễn thể tam bội (Ngao, hầu, bào ngư, tu hài...) | Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III |
6 | Nghiên cứu nhân giống rong biển (rong câu, rong sụn) bằng phương pháp nuôi cấy mô | Viện Nghiên cứu Hải sản |
7 | Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo tôm hùm bông P.ornatus | Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III |
8 | Nghiên cứu ương và nuôi Cá chình giống ở hệ thống tuần hoàn khép kín quy mô hàng hóa | Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III |
9 | Nghiên cứu sản xuất giống bào ngư ở quy mô hàng hóa | Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I |
10 | Xây dựng ngân hàng gen các loài vi tảo và động vật phù du làm thức ăn cho ấu trùng thủy sản | Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III |
11 | Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) | Viện Nghiên cứu Hải sản |
12 | Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá nóc | Viện Nghiên cứu Hải sản |
13 | Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh sản và sinh sản nhân tạo cá tầm Nga và các tầm lai | Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III |
14 | Nghiên cứu chọn giống và sinh sản nhân tạo cá cảnh nước ngọt (KOI, Hải Tượng) | Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I |
15 | Nghiên cứu sinh sản nhân tạo hải sâm | Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.