TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 294/QĐ-HQQB | Quảng Bình, ngày 16 tháng 9 năm 2016 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH QUẢN LÝ, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI ĐƯA VÀO, ĐƯA RA ĐỊA ĐIỂM TẬP KẾT, KIỂM TRA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU Ở BIÊN GIỚI THUỘC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU CHA LO
CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hải quan;
Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2015 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Quyết định số 1744/QĐ-TCHQ ngày 15/4/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc công nhận địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, tỉnh Quảng Bình;
Xét đề nghị của Trưởng Phòng Nghiệp vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này:
1. Quy trình quản lý, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải đưa vào, đưa ra địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo.
2. Mẫu sổ theo dõi hàng hóa xuất khẩu đưa vào, đưa ra địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu ở biên giới (gọi tắt là Mẫu số 01).
3. Mẫu sổ theo dõi hàng hóa nhập khẩu đưa vào, đưa ra địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu ở biên giới (gọi tắt là Mẫu số 02).
4. Mẫu báo cáo định kỳ tình hình hoạt động của địa điểm tập kết (Mẫu số 03).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo, Trưởng Phòng Nghiệp vụ, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CỤC TRƯỞNG |
VỀ VIỆC QUẢN LÝ, KIỂM TRA, GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI ĐƯA VÀO, ĐƯA RA ĐỊA ĐIỂM TẬP KẾT, KIỂM TRA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU Ở BIÊN GIỚI THUỘC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU CHA LO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 294/QĐ-HQQB ngày 16/9/2016 của Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình)
Quy trình này hướng dẫn việc quản lý, kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào, đưa ra, phương tiện vận chuyển hàng hóa vào, ra địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan công nhận tại Quyết định số 1744/QĐ-TCHQ ngày 15/4/2016 về việc công nhận địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu ở biên giới thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, tỉnh Quảng Bình.
Cán bộ, công chức thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Cha Lo.
- Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào, đưa ra, phương tiện vận tải vào, ra và các hoạt động có liên quan phát sinh tại địa điểm tập kết theo quy định của Luật Hải quan, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Việc quản lý, kiểm tra, giám sát tại địa điểm tập kết phải được thực hiện chặt chẽ, thống nhất, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại địa điểm kiểm tra. Đồng thời, phù hợp với hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng tại khu vực cửa khẩu Cha Lo.
- Việc giám sát tại địa điểm tập kết thực hiện theo quy định tại Điều 38 Luật Hải quan năm 2014; Điều 34 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Điều 50, 51, 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Phần V, VI Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Điều 4. Hàng hóa đưa vào địa điểm tập kết.
1. Hàng hóa được phép xuất khẩu nhưng chưa làm thủ tục hoặc chưa hoàn thành thủ tục hải quan đưa vào địa điểm tập kết để chờ làm thủ tục xuất khẩu hoặc đã được thông quan đưa vào địa điểm tập kết để chờ xuất khẩu.
2. Hàng hóa được phép nhập khẩu nhưng chưa làm thủ tục hoặc chưa hoàn thành thủ tục hải quan đưa vào địa điểm tập kết để chờ làm thủ tục nhập khẩu.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế hàng hóa đưa vào địa điểm tập kết để thực hiện kiểm tra theo quy định.
Điều 5. Thời gian lưu giữ hàng hóa tại địa điểm tập kết
1. Hàng hóa nhập khẩu chưa làm thủ tục hải quan được lưu giữ tại địa điểm tập kết tối đa là 30 ngày kể từ ngày đưa vào địa điểm tập kết (ngày ghi trên Biên bản bàn giao).
2. Trường hợp người khai hải quan có hàng hóa nhập khẩu đưa vào lưu giữ tại địa điểm tập kết nhưng chưa làm thủ tục hải quan nếu quá thời hạn nêu trên mà chưa khai báo làm thủ tục nhập khẩu thì bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Giám sát hải quan được thực hiện bằng các phương thức sau:
1. Niêm phong hải quan;
2. Công chức hải quan giám sát trực tiếp tại địa điểm tập kết;
3. Giám sát bằng camera đã kết nối với Chi cục HQCK Cha Lo và phòng làm việc của Hải quan tại địa điểm tập kết.
- Từ khi hàng hóa nhập khẩu, phương tiện vận chuyển hàng hóa nhập cảnh qua barie cửa khẩu vào địa điểm tập kết đến khi hàng hóa, phương tiện hoàn thành thủ tục hải quan và đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan.
- Từ khi hàng hóa xuất khẩu, phương tiện vận chuyển hàng hóa vào địa điểm tập kết cho đến khi hàng hóa, phương tiện hoàn thành thủ tục hải quan ra khỏi địa điểm tập kết và qua barie cửa khẩu để xuất khẩu.
- Thời gian giám sát: Thực hiện theo giờ đóng, mở cửa khẩu quy định tại văn bản thỏa thuận giữa hai nước Việt - Lào và Điều 4 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
Điều 8. Giám sát hàng hóa xuất khẩu đưa vào địa điểm tập kết chờ làm thủ tục hải quan.
Công chức giám sát đăng ký phương tiện vận tải, hàng hóa vào sổ theo dõi (Mẫu số 1); giám sát việc bốc dỡ hàng hóa xuống địa điểm tập kết hoặc giám sát phương tiện vận tải (trường hợp không bốc dỡ hàng hóa) cho đến khi phương tiện vận tải ra khỏi địa điểm tập kết.
Điều 9. Giám sát hàng hóa xuất khẩu đã thông quan ra cửa khẩu xuất
1. Công chức giám sát địa điểm tập kết ghi thông tin phương tiện vận chuyển, hàng hóa vào Sổ theo dõi (Mẫu số 1) phần đã làm thủ tục xuất khẩu; lập 02 Biên bản bàn giao theo mẫu số 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC , lưu 01 bản và giao 01 bản cùng hàng hóa cho đại diện doanh nghiệp vận chuyển đến cửa khẩu xuất.
2. Trường hợp hàng hóa phải niêm phong hải quan, công chức giám sát thực hiện niêm phong hàng hóa theo quy định. Trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì công chức giám sát phải ghi rõ trên Biên bản bàn giao tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu và chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa kèm theo Biên bản bàn giao (nếu cần);
3. Công chức giám sát tại cửa khẩu xuất xác nhận trên biên bản bàn giao; hồi báo cho công chức giám sát địa điểm tập kết khi hàng hóa đến cửa khẩu xuất.
4. Quá thời hạn vận chuyển doanh nghiệp đã đăng ký trên Biên bản bàn giao mà chưa nhận được hồi báo, công chức giám sát địa điểm tập kết có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo, phối hợp với các đơn vị liên quan truy tìm lô hàng xuất khẩu.
Điều 10. Giám sát hàng hóa đưa vào địa điểm tập kết nhưng không xuất khẩu mà xin đưa lại vào nội địa
Trên cơ sở văn bản đề nghị đưa hàng hóa trở lại nội địa hoặc thông tin hủy tờ khai trên hệ thống (trường hợp đã đăng ký tờ khai xuất khẩu), công chức giám sát địa điểm tập kết ghi thông tin phương tiện vận tải, hàng hóa vào Sổ theo dõi (Mẫu số 01) và ghi chú hàng không xuất khẩu, đưa lại vào nội địa; giám sát hàng hóa ra khỏi địa điểm tập kết.
Công chức giám sát đăng ký phương tiện vận tải, hàng hóa vào sổ theo dõi (Mẫu số 1), giám sát trực tiếp phương tiện vận chuyển hàng hóa đến kho ngoại quan, bàn giao cho công chức giám sát kho ngoại quan theo biên bản bàn giao (mẫu số 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC).
Công chức giám sát kho ngoại quan xác nhận trên biên bản bàn giao; giám sát phương tiện vận chuyển hàng hóa vào kho ngoại quan và xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên hệ thống.
1. Công chức giám sát tại cửa khẩu nhập thực hiện niêm phong hàng hóa, lập 02 Biên bản bàn giao theo mẫu số 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC , lưu 01 bản và giao 01 bản cùng hàng hóa cho đại diện doanh nghiệp vận chuyển đến đến địa điểm tập kết.
Trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì công chức giám sát phải ghi rõ trên Biên bản bàn giao tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu và chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa kèm theo Biên bản bàn giao (nếu cần).
2. Công chức giám sát địa điểm tập kết xác nhận trên Biên bản bàn giao, hồi báo cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập khi hàng hóa đến địa điểm tập kết.
3. Quá thời hạn vận chuyển doanh nghiệp đã đăng ký trên Biên bản bàn giao mà chưa nhận được hồi báo, công chức giám sát tại cửa khẩu nhập có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo, phối hợp với các đơn vị liên quan truy tìm lô hàng nhập khẩu.
4. Công chức giám sát địa điểm tập kết ghi thông tin phương tiện, hàng hóa vào Sổ theo dõi (Mẫu số 02) và giám sát việc bốc dỡ hàng hóa xuống địa điểm tập kết hoặc giám sát phương tiện vận chuyển hàng hóa (trường hợp không bốc dỡ hàng hóa) cho đến khi hàng hóa ra khỏi địa điểm tập kết.
Hàng hóa nhập khẩu chưa đăng ký tờ khai đã được đưa vào địa điểm tập kết nhưng sau đó phải tái xuất như hàng gửi nhầm lẫn, doanh nghiệp nhập khẩu có văn bản từ chối không nhận hàng, đề nghị được tái xuất thì thực hiện như sau:
a) Trên cơ sở văn bản đề nghị của doanh nghiệp được Chi cục trưởng phê duyệt, công chức giám sát địa điểm tập kết giám sát việc xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển, vào Sổ theo dõi (Mẫu số 02) ghi chú hàng không nhập khẩu, tái xuất ra nước ngoài và số văn bản đề nghị. Việc giám sát thực hiện tương tự quy định đối với Giám sát hàng hóa xuất khẩu đã thông quan ra cửa khẩu xuất (quy định tại Điều 9).
b) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì báo cáo Chi cục trưởng quyết định kiểm tra thực tế lô hàng.
Điều 14. Giám sát hàng hóa nhập khẩu đã thông quan
Công chức giám sát địa điểm tập kết đăng ký và sổ theo dõi phương tiện vận tải, hàng hóa (Mẫu số 2), giám sát hàng ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan của Chi cục, xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên hệ thống.
Căn cứ tờ khai vận chuyển kết hợp đã được phê duyệt, công chức giám sát địa điểm tập kết đăng ký phương tiện vận tải, hàng hóa vào sổ theo dõi (Mẫu số 1), giám sát phương tiện vận chuyển đến kho ngoại quan, bàn giao cho công chức giám sát kho ngoại quan theo biên bản bàn giao (mẫu số 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC).
Công chức giám sát kho ngoại quan xác nhận trên biên bản bàn giao; giám sát phương tiện vận chuyển hàng hóa vào kho ngoại quan và cập nhật thông tin đến đích của lô hàng nhập khẩu trên hệ thống.
Điều 16. Kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải vào, ra địa điểm tập kết
Việc kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải vào, ra địa điểm tập kết được thực hiện theo kết quả phân luồng của Hệ thống hoặc khi có nghi ngờ vi phạm pháp luật về hải quan. Thủ tục kiểm tra hàng hóa, phương tiện thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 17. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo
- Tổ chức quản lý, bố trí công chức thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa đưa vào, đưa ra; phương tiện vận tải vào, ra địa điểm tập kết đúng quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với địa bàn, điều kiện thực tế của đơn vị.
- Thông báo, hướng dẫn kịp thời các quy định cho các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tại địa điểm tập kết.
- Thường xuyên trao đổi thông tin với các đơn vị thuộc và trực thuộc, các lực lượng chức năng có liên quan tại cửa khẩu, đảm bảo quản lý chặt chẽ hàng hóa, phương tiện vận tải vào, ra địa điểm tập kết.
- Định kỳ ngày 20 của tháng đầu quý, báo cáo số liệu về hiện trạng hàng hóa, tình hình hoạt động của địa điểm tập kết và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy chế này theo Mẫu số 03 hoặc báo báo đột xuất về Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình (qua Phòng Nghiệp vụ) để tổng hợp, báo cáo Tổng cục Hải quan.
Điều 18. Trách nhiệm các đơn vị có liên quan
- Phòng Nghiệp vụ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo thực hiện Quy chế này. Tổng hợp, tham mưu cho lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh và thực hiện các báo cáo định kỳ, đột xuất gửi Tổng cục Hải quan.
- Đội Kiểm soát Hải quan phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo triển khai các biện pháp phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra địa điểm tập kết./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.