UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2935/QĐ-UBND | Quảng Bình, ngày 25 tháng 11 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP VÀ BỐ TRÍ DÂN CƯ HUYỆN MINH HÓA GIAI ĐOẠN 2012 - 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
Căn cứ Thông tư số 06/2006/TT-BNN ngày 10/02/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và bố trí dân cư đối với 61 huyện nghèo;
Căn cứ Thông tư số 08/2009/TT-BNN ngày 26/02/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP;
Căn cứ Công văn số 87/BNN-KTHT ngày 07/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc góp ý Quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và bố trí dân cư huyện Minh Hóa;
Theo đề nghị của UBND huyện Minh Hóa tại Tờ trình số 201/UBND ngày 14/6/2013 và ý kiến thẩm định của Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số ngày 25/10/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch sản xuất nông lâm ngư nghiệp và bố trí dân cư huyện Minh Hóa giai đoạn 2012 - 2020, với các nội dung chính sau:
I. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu chung
- Đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản theo hướng tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, đơn vị sản phẩm, đồng thời phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản và dịch vụ kỹ thuật.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân nông nghiệp từ 9 - 10%/năm, giá trị sản xuất nông lâm ngư đến 2020 đạt khoảng 200 tỷ đồng (giá hiện hành).
- Đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc bố trí sắp xếp các khu dân cư cho các đối tượng hộ nằm trong vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, hộ còn du canh, du cư.
- Đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10%; tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo, tập huấn trên 35%; tạo sự chuyển biến nhanh và bền vững về đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện; xây dựng xã hội ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, quốc phòng, an ninh được giữ vững.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Về kinh tế
a. Đến năm 2015:
- Giá trị sản xuất lâm nông ngư nghiệp đạt 100 - 120 tỷ đồng/năm.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 14 - 16%.
- Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 10 - 12 triệu đồng/năm.
- 900 - 1.000 ha đạt giá trị từ 45 - 50 triệu đồng/năm.
- Trồng 1.000 - 1.200ha rừng/năm.
b. Đến năm 2020:
- Giá trị sản xuất lâm nông ngư nghiệp đạt 180 - 200 tỷ đồng/năm.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 9 - 10%.
- Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 15 - 18 triệu đồng/năm.
- Có từu 1.000 - 1.100 ha đạt giá trị từ 50 - 60 triệu đồng/năm.
- Hàng năm trồng 1.000 - 1.200ha rừng kinh tế.
- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới 40 - 50%.
2.2. Về môi trường
Đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng giai đoạn 2012 - 2015 đạt 60%; đến năm 2020 đạt 70%.
2.3. Về xã hội
Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn thông qua phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; công nghiệp chế biến; dịch vụ, góp phần xóa đối giảm nghèo bền vững; giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn.
2.4. Về bố trí dân cư
Đến năm 2020: Bố trí sắp xếp dân cư cho 1.395 hộ, với 6.133 khẩu, trong đó: Xen ghép tại thôn bản 182 hộ, với 820 khẩu; xen ghép trong xã 108 hộ, với 550 khẩu; di dời đến địa điểm ở mới 1.112 hộ, với 4.763 khẩu.
II. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP VÀ BỐ TRÍ DÂN CƯ
1. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp
1.1. Quy hoạch phát triển trồng trọt đến năm 2020
- Giá trị sản xuất trồng trọt tăng 4,5 - 7%/năm.
- Sản xuất lương thực: Sản lượng thực 9.000 - 10.000 tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt 220kg/người/năm.
- Cây lúa: Diện tích gieo trồng 1.120 ha, năng suất 52tạ/ha, sản lượng 5.800 tấn.
- Cây ngô: Diện tích 950ha, năng suất 61tạ/ha, sản lượng 5.750 tấn.
- Cây có củ:
+ Khoai lang: Diện tích 180ha, năng suất 92tạ/ha, sản lượng 1.650 tấn.
+ Cây sắn: Diện tích 800ha, năng suất 106tạ/ha, sản lượng 8.500 tấn.
- Rau, đậu thực phẩm:
+ Rau các loại: Diện tích 286ha, năng suất 108tạ/ha, sản lượng 3.079 tấn.
+ Cây đậu các loại: Diện tích 130ha, năng suất 5,0tạ/ha, sản lượng 65 tấn.
Cây công nghiệp:
+ Cây lạc: Diện tích 1.490ha, năng suất 27tạ/ha, sản lượng 4.000 tấn.
+ Cây cao su: Diện tích 1.522ha, trong đó đến năm 2015 trồng mới 300 ha và đến năm 2020 trồng mới 554 ha.
1.2. Quy hoạch phát triển chăn nuôi
Phát triển chăn nuôi toàn diện, bền vững nhằm nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung để có khối lượng hàng hóa lớn, dễ kiểm soát dịch bệnh.
Tốc độ tăng trưởng tổng đàn:
- Đàn gia súc 12 - 14%/năm;
- Đàn gia cầm 15 - 20%.
Tổng đàn gia súc, gia cầm:
- Đàn trâu 6.700 con;
- Đàn bò 28.000 con;
- Đàn lợn 26.000 con;
- Đàn gia cầm 250.000 con.
2. Quy hoạch sản xuất lâm nghiệp
2.1. Trồng rừng: Trồng rừng tập trung 12.498 ha:
- Trồng rừng sản xuất 9.022 ha, trong đó: Giai đoạn 2012 - 2015 là 3.646 ha, giai đoạn 2016 - 2020 là 5.376ha. Cụ thể:
+ Trồng mới 3.600ha, trong đó: Giai đoạn 2012 - 2015 là 1.595 ha, giai đoạn 2016 - 2020 là 2.005ha.
+ Trồng lại rừng trên diện tích sau khai thác 5.422 ha, trong đó: Giai đoạn 2012 - 2015 là 2.051 ha, giai đoạn 2016 - 2020 là 3.371 ha.
- Trồng rừng phòng hộ 54,5ha (tập trung giai đoạn 2012 - 2015).
- Trồng cao su trên đất lâm nghiệp 854 ha, trong đó: Giai đoạn 2012 - 2015 là 300ha, giai đoạn 2016 - 2020 là 554 ha.
- Trồng cây phân tán 110.000 cây, trong đó: Giai đoạn giai đoạn 2012 - 2015, bình quân 15.000 cây/năm, giai đoạn 2016 - 2020, bình quân 10.000 cây/năm.
2.2. Bảo vệ rừng: Diện tích 553.343 ha:
- Bảo vệ rừng tự nhiên 525.514ha, gồm:
+ Rừng tự nhiên phòng hộ 194.470 ha, trong đó: Giai đoạn 2012-2015 là 77.788 ha, giai đoạn 2016 - 2020 là 97.235 ha.
+ Rừng tự nhiên sản xuất 331.044 ha, trong đó: Giai đoạn 2012-2015 là 132.417 ha, giai đoạn 2016 - 2020 là 165.522 ha.
- Bảo vệ rừng trồng 27.829 ha:
+ Rừng trồng phòng hộ 2.175ha, trong đó: Giai đoạn 2012 - 2015 là 789 ha, giai đoạn 2016 - 2020 là 1.155 ha.
+ Rừng trồng sản xuất 25.654 ha, trong đó: Giai đoạn 2012-2015 là 10.474 ha, giai đoạn 2016 - 2020 là 12.649 ha.
2.3. Khoanh nuôi tái sinh: Diện tích 24.279ha:
- Rừng phòng hộ 2.204 ha, trong đó: Giai đoạn 2012 - 2015 là 882 ha, giai đoạn 2016 - 2020 là 1.102 ha.
- Rừng sản xuất 22.075 ha, trong đó: Giai đoạn 2012 - 2015 là 8.830 ha, giai đoạn 2016 - 2020 là 11.038 ha.
2.4. Khai thác gỗ và lâm sản:
- Khai thác gỗ rừng trồng 305.365m3, trong đó: Giai đoạn 2012 - 2015 là 110.316 m3, giai đoạn 2016 - 2020 là 195.049 m3.
- Khai thác mủ cao su 1.694 tấn, trong đó: Giai đoạn 2012 - 2015 là 566 tấn, giai đoạn 2016 - 2020 là 1.128 tấn.
2.5. Công nghiệp chế biến:
- Chế biến gỗ và lâm sản:
+ Tổng số cơ sở 154, trong đó: Giai đoạn 2012-2015 là 62 cơ sở, giai đoạn 2016 - 2020 là 92 cơ sở.
+ Tổng công suất nguyên liệu 161.700 tấn, trong đó: Giai đoạn 2012 - 2015 là 65.100 tấn, giai đoạn 2016 - 2020 là 96.600 tấn.
- Chế biến mủ cao su:
+ Tổng số cơ sở 42, trong đó: Giai đoạn 2012 - 2015 là 14 cơ sở, giai đoạn 2016 - 2020 là 28 cơ sở.
+ Tổng công suất nguyên liệu 6.300 tấn, trong đó: Giai đoạn 2012-2015 là 1.260 tấn, giai đoạn 2016 - 2020 là 5.040 tấn.
3. Quy hoạch sản xuất thuỷ sản
Đến năm 2020 diện tích nuôi thủy sản nước ngọt 80 ha, năng suất đạt 3,4 tấn/ha, sản lượng 272 tấn.
4. Quy hoạch bố trí dân cư
4.1. Đối tượng di dời:
- Tổng số 1.395 hộ, với 6.133 khẩu, trong đó:
+ Thiếu đất sản xuất, vùng khó khăn 303 hộ, với 1.289 khẩu.
+ Vùng thường xuyên bị thiên tai 912 hộ, với 3.986 khẩu.
+ Sống phân tán ở biên giới Việt-Lào 180 hộ, với 858 khẩu.
- Hình thức bố trí.
+ Xây dựng bố trí khu dân cư tập trung mới: 1.105 hộ, với 4.763 khẩu.
+ Xen ghép với khu dân cư hiện có tại thôn bản 182 hộ, với 820 khẩu.
+ Xen ghép trong xã 108 hộ, với 550 khẩu.
- Thứ tự ưu tiên vùng bố trí.
+ Ưu tiên 1: Các hộ ngập lụt hàng năm, vùng đặc biệt khó khăn 738 hộ, với 3.201 khẩu.
+ Ưu tiên 2: Các hộ có nguy cơ sạt lở núi, sạt lở ven sông suối, sạt lở sườn dốc và phân tán ở các xã biên giới Việt - Lào 291 hộ, với 1.396 khẩu.
+ Ưu tiên 3: Các hộ thường xuyên bị ngập lụt hàng năm, nguy cơ lũ quét, 93 hộ, với 383 khẩu.
+ Ưu tiên 4: Các hộ thiếu đất sản xuất, sống trong vùng khó khăn 273 hộ, với 1.153 khẩu.
4.2. Tiến độ thực hiện:
- Giai đoạn 2012 - 2015 bố trí sắp xếp cho ưu tiên 1, cụ thể: Năm 2013 là 196 hộ, với 804 khẩu; năm 2014 là 353 hộ, với 1.539 khẩu; năm 2015 là 362 hộ, với 1.682 khẩu.
- Giai đoạn 2016 - 2020 bố trí sắp xếp cho các ưu tiên 2, 3, 4 là 430 hộ, với 1.846 khẩu.
4.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bố trí quy hoạch:
- San ủi mặt bằng đất ở 44,20 ha; khai hoang tạo đất sản xuất 326 ha; kè chống sạt lở 1.000 m; đường giao thông 34.400 m; đường vào khu dân cư 19.700 m; đường nội vùng khu dân cư 14.700 m; điện sinh hoạt (đường dây 38.500m, trạm hạ thế 08 cái); nước sinh hoạt (giếng 135 cái, ống dẫn 19.200 m, bể 10 cái); trường tiểu học 18 phòng; nhà trẻ 09 phòng; trạm y tế 03 phòng; nhà văn hóa 12 cái; công trình khác 09 công trình.
III. GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH:
1. Các giải pháp chủ yếu
1.1. Giải pháp về đất đai:
a. Đối với trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
- Vận động và hỗ trợ nhân dân thực hiện tốt khai hoang phục hóa tạo đất sản xuất; cải tạo xây dựng đồng ruộng, dồn điền đổi thửa để tạo điều kiện áp dụng cơ giới vào sản xuất, nhằm tăng năng suất lao động.
- Quản lý chặt chẽ việc khai thác sử đất nông nghiệp và đất có khả năng nông nghiệp, tránh tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích và sản xuất không theo quy hoạch.
- Hỗ trợ cải tạo ao hồ, đất mặt nước cho việc nuôi trồng cá nước ngọt theo mô hình hộ gia đình.
b. Đối với sản xuất lâm nghiệp
- Tiến hành rà soát điều chỉnh lại cơ cấu 3 loại rừng theo hướng tăng rừng sản xuất. Đồng thời thực hiện rà soát lại thực trạng sử dụng quỹ đất và rừng đã giao để có chủ trương và chính sách sử dụng hợp lý, hạn chế tối đa tình trạng hộ có khả năng đầu tư sản xuất thì thiếu hoặc không có đất, hộ có đất thì không có khả năng đầu tư gây ra sự lãng phí quỹ đất. Thực hiện việc giao đất lâm nghiệp gắn với việc giao rừng…
- Tăng cường mở rộng diện tích trồng rừng gỗ nguyên liệu và phát triển kinh tế vườn rừng, vườn đồi, phát triển nông lâm kết hợp để sử dụng có hiệu quả đất rừng, góp phần tăng thu nhập cho người dân trong vùng.
- Liên doanh xây dựng vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, hợp tác và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm từ gỗ và các sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ.
1.2. Giải pháp về tổ chức sản xuất:
- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất, bên cạnh thành phần kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân cần khuyến khích thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vốn để thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ để chế biến, tiêu thụ nông lâm sản; dịch vụ phát triển sản xuất nông, lâm, thuỷ sản (cung cấp nông cụ, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, giống cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất).
- Thành lập các nhóm sản xuất theo sở thích.
1.3. Giải pháp về đào tạo nghề và khoa học - công nghệ:
- Phối hợp với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, huyện và các Sở ngành liên quan đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xem đây là chiến lược phát triển nguồn nhân lực lâu dài.
- Củng cố, mở rộng, nâng cấp và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của trung tâm dạy nghề huyện, đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn; có chính sách ưu tiên cho con em đồng bào dân tộc; gắn việc đào tạo nghề với tạo việc làm, đảm bảo người học nghề phải sống được bằng nghề được đào tạo.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp thông qua hoạt động của công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để người dân dễ nắm bắt kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất có hiệu quả.
1.4. Giải pháp về vốn:
- Triển khai thực hiện tốt Nghị định số 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ vốn cho sản xuất nông lâm ngư theo Chương trình 30a, trong đó tập hỗ trợ giống, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tiếp cận với nguồn vốn tín dụng để đầu tư vào sản xuất nông, lâm, thuỷ sản, đặc biệt ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp trong vùng có sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ và sử dụng nhiều lao động phổ thông, lao động có tay nghề thấp.
- Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình, dự án nhất là nguồn hỗ trợ từ Chương trình 30a của Chính phủ. Đồng thời xây dựng chính sách thu hút đầu tư, liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nhất là các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh, huyện. Khuyến khích các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện mạnh dạn đầu tư cho sản xuất nông, lâm và chế biến.
IV. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ:
1. Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư: 327.466,63 triệu đồng, trong đó:
- Sản xuất nông lâm ngư nghiệp 214.513,63 triệu đồng.
- Bố trí dân cư 112.953,0 triệu đồng.
2. Phân kỳ vốn đầu tư
- Giai đoạn 2012 -2015 là 170.703,54 triệu đồng, trong đó:
+ Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp 106.884,54 triệu đồng.
+ Bố trí dân cư 63.819,0 triệu đồng.
- Giai đoạn 2016 - 2020: 156.763,09 triệu đồng, trong đó:
+ Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp 107.629,09 triệu đồng.
+ Bố trí dân cư 49.134,0 triệu đồng.
3. Nguồn vốn đầu tư
- Vốn thực hiện Chương trình 30a là 214.513,63 triệu đồng, chiếm 65,5%.
- Vốn theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg là 67.548,0 triệu đồng, chiếm 20,6%.
- Vốn từ các chương trình dự án khác 44.084,0 triệu đồng, chiếm 13,5%.
- Vốn từ ngân sách địa phương 1.321,0 triệu đồng, chiếm 0,4%.
V. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
- Dự án ADB, Dự án Vùng đệm khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng.
- Giao đất kết hợp giao rừng, hỗ trợ trồng rừng sản xuất...
- Dự án Bố trí, sắp xếp lại dân cư.
- Dự án Hỗ trợ khai hoang, phục hoá tạo đất sản xuất nông nghiệp.
- Dự án Đầu tư trồng mới cây cao su.
- Dự án Đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ phục vụ sản xuất.
- Dự án Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
- Dự án Hỗ trợ kỹ thuật phát triển đàn gia súc.
- Dự án Hỗ trợ phát triển rừng sản xuất theo Quyết định 147/QĐ-TTg .
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. UBND huyện Minh Hóa:
- Công bố công khai Quy hoạch theo đúng quy định của Pháp luật.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện tốt các chỉ tiêu theo Quy hoạch đã được phê duyệt.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện Quy hoạch.
2. Các sở, ngành, đơn vị có liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ giao, phối hợp với UBND huyện Minh Hoá trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch liên quan lĩnh vực phụ trách.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa và thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.