ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2918/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 08 tháng 09 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2621/QĐ-TTG NGÀY 31/12/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo;
Căn cứ Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 2134/SNN&PTNT-PTNT ngày 27/8/2014 về ban hành mức hỗ trợ phát triển sản xuất theo Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành quy định các mức hỗ trợ phát triển sản xuất theo Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo, như sau:
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1.1. Đối tượng
Hộ gia đình đang sinh sống và có hộ khẩu thường trú tại các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP khi tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
1.2. Phạm vi
Các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, gồm 07 huyện: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Như Xuân, Thường Xuân.
2. Các mức hỗ trợ phát triển sản xuất
2.1. Hỗ trợ bảo vệ rừng, phát triển rừng và sản xuất nông lâm kết hợp
a) Những diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch rừng phòng hộ đã giao ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nếu tự nguyện tham gia trồng rừng phòng hộ được hỗ trợ suất đầu tư 15.000.000 đồng/ha:
Đơn vị tính: 1.000 đồng/ha
TT | Hạng mục | Trồng và CSR năm nhất | Chăm sóc rừng | ||
Năm | Năm | Năm | |||
| Tổng mức hỗ trợ đầu tư | 9.000,0 | 3.000 | 2.000 | 1.000 |
1 | Chi phí trực tiếp (nhân công, vật tư) | 8.667,7 | 3.000 | 2.000 | 1.000 |
2 | Chi phí phục vụ | 332,3 | 0 | 0 | 0 |
- | Thiết kế, dự toán | 317,3 | 0 | 0 | 0 |
- | Lập hồ sơ, giao khoán | 15,0 | 0 | 0 | 0 |
b) Hỗ trợ một lần hộ gia đình được giao đất trồng rừng sản xuất để mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công trồng rừng. Mức hỗ trợ cụ thể như sau:
- Các xã tái định cư, các xã biên giới và huyện Mường Lát.
Đơn vị tính: 1.000 đồng/ha
TT | Hạng mục | Mức hỗ trợ | |
Gỗ lớn | Gỗ nhỏ | ||
| Tổng cộng | 10.000 | 8.000 |
1 | Chi phí trực tiếp (Nhân công, vật tư) | 9.625 | 7.625 |
2 | Chi phí phục vụ | 375 | 375 |
2.1 | Chi khảo sát, thiết kế, ký hợp đồng | 75 | 75 |
2.2 | Chi phí khuyến lâm | 300 | 300 |
- Các xã còn lại.
Đơn vị tính: 1.000 đồng/ha
TT | Hạng mục | Mức hỗ trợ | |
Gỗ lớn | Gỗ nhỏ | ||
| Tổng cộng | 9.000 | 7.000 |
1 | Chi phí trực tiếp (Nhân công, vật tư) | 8.625 | 6.625 |
2 | Chi phí phục vụ | 375 | 375 |
2.1 | Chi khảo sát, thiết kế, ký hợp đồng | 75 | 75 |
2.2 | Chi phí khuyến lâm | 300 | 300 |
2. Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế theo quy hoạch
2.1. Chuyển đổi giống cây trồng
a) Hỗ trợ một lần tiền mua giống và hỗ trợ ba năm tiền mua phân bón để chuyển từ trồng cây hàng năm sang trồng cây lâu năm (chè, cà phê, ca cao, hồ tiêu, điều, cao su, cây ăn quả…), cây nguyên liệu sinh học. Mức hỗ trợ tối đa không quá 5.000.000 đồng/hộ.
b) Hỗ trợ tiền mua giống và phân bón cho ba vụ sản xuất liên tiếp để chuyển đổi cơ cấu giống đối với cây ngắn ngày, bao gồm: Cây lương thực, cây thực phẩm, cây hoa các loại. Mức hỗ trợ tối đa không quá 3.000.000 đồng/hộ.
2.2. Hộ nông dân tham gia dự án chuyển đổi cơ cấu vật nuôi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy hoạch sản xuất
a) Chăn nuôi gia súc: Hỗ trợ một lần tiền mua giống trâu bò cái sinh sản là 10 triệu đồng/hộ; hỗ trợ tiền mua 01 dê cái, hoặc 01 cừu cái, hoặc 01 lợn nái nhưng không quá 05 triệu đồng/hộ.
b) Chăn nuôi gia cầm: Hỗ trợ một lần tiền mua con giống gia cầm nhưng không quá 05 triệu đồng/hộ.
3. Nội dung hỗ trợ khác
Các mức hỗ trợ khác thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định hiện hành.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và PTNT:
- Phối hợp với các Sở: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện Quyết định này;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, căn cứ Quyết định này, mục tiêu và chỉ tiêu được Trung ương giao hàng năm và điều kiện cụ thể của từng địa phương trong tỉnh, hằng năm xây dựng kế hoạch cụ thể, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
2. Hàng năm, các chủ dự án và các đơn vị có liên quan căn cứ mức vốn, mục tiêu đầu tư được giao triển khai thực hiện và không được thực hiện vượt mức vốn hoặc thay đổi mục tiêu đã giao; thanh quyết toán vốn đầu tư hoàn thành theo các quy định hiện hành.
3. Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành có trách nhiệm thực hiện các nội dung công việc có liên quan; đồng thời phối hợp giám sát, kiểm tra việc thực hiện của các chủ dự án theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Thanh Hóa; Chủ tịch UBND 7 huyện nghèo; các chủ dự án; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.