UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2892/QĐ-UBND | Vĩnh Yên, ngày 13 tháng 10 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2015 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
UỶ BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/01/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Phát triển văn hoá nông thôn đến năm 2015 định hướng đến năm 2020"; Nghị quyết số 03/NQ/TU ngày 27 tháng 12 năm 2006 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006- 2010, định hướng đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 345/VHTTDL ngày 11-8-2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án "Phát triển văn hoá nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc", với các nội dung chính sau:
1. QUAN ĐIỂM
1. Gắn phát triển văn hoá nông thôn với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết 03/NQ-TU ngày 27/12/2006 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về phát triển nông nghiêp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020.
2. Phát triển văn hoá nông thôn trên cơ sở kế thừa những kết quả, thành tựu đạt được trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở nông thôn; việc xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại phải bảo tồn, gìn gữ bản sắc văn hoá dân tộc, phù hợp từng vùng, miền, từng dân tộc; đồng thời cụ thể hoá thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới quy định tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Thực hiện phát triển văn hoá nông thôn theo phương châm phát huy vai trò chủ động của cộng đồng dân cư là chính. Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn và hỗ trợ; đồng thời có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, thu hút các nguồn lực xã hội hoá, huy động đóng góp của nhân dân để phát triển văn hoá nông thôn.
2. MỤC TIÊU
2.1. Mục tiêu tổng quát.
Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật và các quy định về văn hoá của người dân ở nông thôn; xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao cơ sở, tạo điều kiện để người dân ở nông thôn nâng cao mức hưởng thụ, tham gia hoạt động và sáng tạo văn hoá; nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, thực hiện các tiêu chí phát triển văn hoá nông thôn mới cấp xã, tạo nền tảng vững chắc để phát triển văn hoá nông thôn mới; xây dựng con người, gia đình, cộng đồng nông thôn và môi trường văn hoá nông thôn lành mạnh, phong phú, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, tạo động lực phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015
2.1. Về quy hoạch đất: 100% xã, thôn quy hoạch dành quỹ đất để xây dựng các thiết chế văn hóa – thể thao, khu vui chơi giải trí cho các đối tượng. (Diện tích tối thiểu: 1 ha/xã, 0.5 ha/thôn).
2.2 Đối với vùng đồng bằng
- 60% người dân ở nông thôn tham gia thường xuyên vào các hoạt động văn hoá, thể thao, trong đó 30% dân số nông thôn luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên;
- 80% Trung tâm Văn hoá - Thể thao cấp xã (Nhà văn hoá, sân thể thao, khu vui chơi giải trí) và 40% cấp thôn đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (Tại Quyết định 2448/QĐ-BVHTTDL ngày 07/07/2009 của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch).
- 80% gia đình giữ vững và phát huy danh hiệu "Gia đình văn hoá".
- 70% làng, thôn giữ vững và phát huy danh hiệu "Làng văn hoá", trong đó 30% làng, thôn đạt chuẩn cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mới;
- 80% nông dân được phổ biến pháp luật và các quy định về văn hoá;
- 90% cán bộ văn hoá xã được đào tạo nghiệp vụ văn hoá thể thao và gia đình, trong đó 30% có trình độ đại học, cao đẳng 60% có trình độ trung cấp;
- 100% cán bộ văn hoá cấp thôn, thủ thư thư viện, người trông coi di tích đã được xếp hạng được hưởng phụ cấp do ngân sách nhà nước hỗ trợ.
2.3 Đối với vùng miền núi
- 50% người dân ở nông thôn tham gia thường xuyên vào các hoạt động văn hoá, thể thao, trong đó 20% dân số nông thôn luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên;
- 70% Trung tâm Văn hoá - Thể thao cấp xã (Nhà văn hoá, sân thể thao, khu vui chơi giải trí) và 30% cấp thôn đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (Tại Quyết định 2448/QĐ-BVHTTDL ngày 07/07/2009 của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch).
- 70% gia đình giữ vững và phát huy danh hiệu "Gia đình văn hoá";
- 60% làng, thôn giữ vững và phát huy danh hiệu "Làng văn hoá", trong đó 20% làng, thôn đạt chuẩn cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mới;
- 80% nông dân được phổ biến pháp luật và các quy định về văn hoá;
- 90% cán bộ văn hoá xã được đào tạo nghiệp vụ văn hoá thể thao và gia đình, trong đó 20% có trình độ đại học, cao đẳng, 70% có trình độ trung cấp;
- 100% cán bộ văn hoá cấp thôn, thủ thư thư viện, người trông coi di tích đã được xếp hạng được hưởng phụ cấp do ngân sách nhà nước hỗ trợ.
2.4 Vể hưởng thụ văn hoá: Nâng cao đời sống tinh thần cho người dân ở nông thôn
- 100% các xã được hưởng thụ các hoạt động văn hoá:
+ Đối với các xã miền núi: Chiếu phim 5 đêm/xã/năm, biểu diễn nghệ thuật 4 đêm/xã/năm.
+ Đối với các xã không thuộc miền núi: Chiếu phim 2 đêm/xã/năm, biểu diễn nghệ thuật 2 đêm/xã/năm.
- Giao lưu văn hoá văn nghệ 2 cuộc/xã/năm, giao hữu thể thao 2 cuộc/xã/năm.
2.3. Định hướng đến năm 2020
1. Tiếp tục củng cố và nâng cao tỷ lệ các chỉ tiêu đạt được trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015.
2. Phấn đấu đạt được các tiêu chí về xây dựng văn hoá nông thôn mới cấp xã:
- 90% Trung tâm văn hoá thể thao cấp xã đạt quy định của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch;
- 70% Trung tâm văn hoá thể thao cấp thôn đạt quy định của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch;
- 70% số làng, thôn trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hoá theo quy định của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch.
3. NỘI DUNG ĐỀ ÁN
3.1. Nâng cao chất lượng gia đình văn hoá.
1. Nâng cao nhận thức của người dân về văn hoá gia đình, tiêu chuẩn công nhận danh hiệu gia đình văn hoá, ý thức tự nguyện, tự giác của các gia đình trong việc xây dựng, giữ vững và phát huy danh hiệu "Gia đình văn hoá"; phổ biến nhân rộng mô hình gia đình văn hoá ở nông thôn làm giàu từ sản xuất nông nghiệp hàng hoá và dịch vụ nông thôn.
2. Xây dựng gia đình văn hoá điển hình ở nông thôn: Hoà thuận, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; có tinh thần tương thân, tương ái; có đời sống kinh tế ổn định và phát triển.
3.2. Nâng cao chất lượng làng văn hoá.
1. Nâng cao nhận thức của người dân về tiêu chuẩn làng văn hoá, ý thức và vai trò tự quản của cộng đồng dân cư trong việc xây dựng, giữ vững và phát huy danh hiệu "Làng văn hoá"; phổ biến nhân rộng mô hình làng văn hoá chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề; huy động được nội lực của người dân nông thôn xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mới.
2. Xây dựng làng, thôn văn hoá bền vững, thực sự là những điểm sáng về văn hoá ở nông thôn: Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, mừng thọ; bài trừ các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; nâng cao mức hưởng thụ về văn hoá, thể thao trên địa bàn; xây dựng cộng đồng nông thôn ổn định về chính trị, dân chủ, hoà thuận, nhân ái giàu bản sắc dân tộc, có môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn.
3.3. Xây dựng Làng văn hoá trọng điểm
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 14/NQ-HĐND ngày 17/07/2006 về xây dựng Làng văn hoá trọng điểm giai đoạn 2011- 2015 theo các đặc thù sau:
1. Những làng có các di tích lịch sử văn hoá trọng điểm của tỉnh.
2. Những làng có giá trị văn hoá tiêu biểu nằm trong các tour, tuyến du lịch theo quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh.
3. Những làng có hàm lượng văn hoá, văn hiến cao.
4. Những làng có tiềm năng phát triển du lịch và làng đồng bào dân tộc thiểu số.
5. Những làng vệ tinh của khu đô thị, khu công nghiệp.
3.4 Xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới và thực hiện tiêu chí phát triển văn hoá nông thôn mới.
1. 80% nhà văn hoá và sân thể thao xã: 100% xã có tủ sách pháp luật và 100% xã có thư viện hoặc phòng đọc.
2. 65% làng, thôn trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hoá.
3. 80% thôn có nhà văn hoá và sân thể thao; 100% xã có tủ sách pháp luật ; 60% xã có thư viện hoặc phòng đọc.
4. 100% làng , thôn thực hiện tốt Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ và Hương ước - Quy ước làng, xã.
5. Bảo tồn, tôn tạo, phát huy các di sản văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể (Đặc biệt là di tích, cụm di tích lịch sử văn hoá trọng điểm và lễ hội tiêu biểu của tỉnh).
6. Môi trường đạt chuẩn theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường: 100% hộ dùng nước hợp vệ sinh, sử dụng hố xí hợp vệ sinh, xã xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch; chất thải được thu gom và xử lý theo quy định...
7. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội; xã đạt danh hiệu lành mạnh không có tệ nạn xã hội.
8. Bảo vệ tốt di tích lịch sử, văn hoá, cảnh quan thiên nhiên và các di sản văn hoá dân tộc.
9. Làm tốt công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá " và cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư ".
3.5. Hoàn thiện hệ thống thiết chế và hoạt động văn hoá, thể thao ở nông thôn
1. Hoàn thiện thiết chế văn hoá thể thao cấp xã:
- Đảm bảo diện tích đất sử dụng theo đúng quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở;
- Từng bước xây dựng các thiết chế: Đài truyền thanh, thư viện, phòng thông tin, các câu lạc bộ, trung tâm học tập cộng đồng, nhà tập luyện và thi đấu thể thao, sân tập ngoài trời thuộc trung tâm văn hoá, thể thao xã;
- Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, khai thác, quản lý và phát huy hiệu quả tại thiết chế văn hoá thể thao.
2. Xây dựng thiết chế văn hoá thể thao cấp thôn:
- Phát triển nhà văn hoá, sân thể thao gắn với phong trào xây dựng làng văn hoá;
- Xây dựng hạt nhân văn hoá văn nghệ, thể thao làm lòng cốt để duy trì thường xuyên các hoạt động tại các thiết chế văn hoá thể thao.
Điều 2. Các giải pháp chủ yếu.
1. Nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền:
Hàng năm cấp ủy, chính quyền các cấp phải đưa các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó có các mục tiêu xây dựng văn hóa nông thôn vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả.
2. Tăng cường nguồn lực đầu tư phát triển văn hoá nông thôn:
Tiếp tục thực hiện hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" và cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" xem đây là giải pháp quan trọng để huy động sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực cho sự phát triển văn hoá nông thôn.
2.1. Ngân sách (tỉnh, huyện, xã) đầu tư 100% kinh phí xây dựng trung tâm văn hoá thể thao cấp xã: Cơ cấu theo tỷ lệ: Tỉnh 50%, huyện 30%, xã 20%.
2.2. Nhà nước hỗ trợ và huy động các nguồn lực khác để xây dựng trung tâm văn hoá thể thao cấp thôn. Đối với làng, thôn có hoàn cảnh đặc biệt, đồng bào dân tộc thiểu số có cơ chế đầu tư 100% ngân sách nhà nước (Cơ cấu theo tỷ lệ: Tỉnh 50%, huyện 30%, xã 20%).
2.3. Triển khai thí điểm xây dựng xã nông thôn mới về văn hoá tại 3 xã điểm và 15 Làng văn hoá trọng điểm. Cơ cấu huy động các nguồn vốn theo tỷ lệ: Tỉnh 50%, huyện 10%, xã 10%, nhân dân đống góp và các nguồn xã hội khác 30%.
3. Huy động nguồn lực xã hội nhằm xã hội hóa các hoạt động xây dựng nông thôn mới:
Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hoá và tạo điều kiện để cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư xây dựng thiết chế văn hoá thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn nông thôn theo quy định tại Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ Về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường; Quyết định 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường.
4. Đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ văn hoá, thể thao ở cơ sở.
1. Tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hoá và xây dựng nông thôn mới.
2. Hướng dẫn nghiệp vụ về xây dựng đời sống văn hoá: nếp sống văn hoá, nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, làng văn hoá.
3. Quản lý thiết chế văn hoá thể thao xã, thôn và tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải chí cho các tầng lớp nhân dân .
5. Huy động các nguồn lực thực hiện: Kinh phí thực hiện đề án gồm:
1. Kinh phí hoạt động tuyên truyền.
2. Kinh phí đầu tư xây dựng từng dự án cụ thể.
3. Kinh phí hỗ trợ thực hiện các cơ chế chính sách nâng cao đời sống văn hoá và hưởng thụ văn hoá.
4. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cộng tác viên.
5. Kinh phí kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, nhân điển hình tiên tiến từng năm, giai đoạn.
6. Huy động các nguồn lực xây dựng các thiết chế văn hoá thê thao, vui chơi giải chí xã, thôn.
Điều 3. Tổ chức thực hiện:
1. Ban Chỉ đạo các cấp:
Ban Chỉ đạo Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" các cấp cần được củng cố, kiện toàn, xây dựng và thực hiện quy chế nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của phong trào.
2. Ban Chỉ đạo cấp tỉnh:
2.1. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo tỉnh chủ trì phối hợp với các cấp, các ngành, đoàn thể thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng kế hoạch hàng năm về phát triển văn hoá nông thôn trình UBND tỉnh theo quy định.
- Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án "Phát triển văn hoá nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc" gắn với chỉ đạo thực hiện phát triển sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch hàng năm.
- Phối hợp với các ngành thành viên Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, xây dựng và thực hiện chương trình phổ biến, tuyên truyền pháp luật về văn hoá, phát triển nông nghiệp, nông thôn cho người dân ở nông thôn.
- Chỉ đạo nâng cao chất lượng Phong trào xây dựng Gia đình văn hoá, Làng văn hoá, hệ thống thiết chế văn hoá thể thao và tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao phục vụ phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
- Cụ thể hoá tiêu chí phát triển văn hoá nông thôn mới cấp xã, hướng dẫn công nhận xã đạt tiêu chí phát triển văn hoá nông thôn mới, làng văn hoá và lập dự án cụ thể từng làng, xã về: Nội dung đầu tư, cơ cấu đầu tư, huy động các nguồn lực và kế hoạch hoá từng năm. Từ năm 2011 ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ đầu tư xây dựng xã đạt tiêu chí phát triển văn hoá nông thôn mới, làng văn hoá trọng điểm.
2.2. Các Sở, ngành liên quan:
Các ngành thành viên Ban chỉ đạo trong phạm vi chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương trong việc triển khai thực hiện đề án.
3. Ủy Ban nhân dân các huyện, thành, thị:
Phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, các ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển văn hoá nông thôn trên địa bàn.
- Phê duyệt và thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hoá thể thao, chỉ đạo các xã, thị trấn dành quỹ đất để xây dựng thiết chế văn hoá thể thao xã, thôn.
- Cân đối ngân sách hàng năm, hỗ trợ đầu tư thực hiện các mục tiêu phát triển văn hoá nông thôn.
- Khuyến khích cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư xây dựng thiết chế văn hoá và tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, vui chơi, giải trí.
- Mỗi huyện thành thị chỉ đạo thí điểm phát triển văn hoá nông thôn mới từ 1 đến 2 xã (Ngoài 3 xã điểm chỉ đạo của tỉnh).
4. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể: Phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch chỉ đạo, hướng dẫn các địa phuơng trong việc triển khai thực hiện đề án.
Điều 4. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
Chánh văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị căn cứ Quyết định thi hành.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH 15 LÀNG XÂY DỰNG LÀNG VĂN HOÁ TRỌNG ĐIỂM ĐẾN NĂM 2015
STT | Tên làng | Xã, thị trấn | Huyện, thành, thị | Làng cổ (Xã) | LVH cấp tỉnh (năm) | Ghi chú |
1 | Làng Lý Hải | Phú Xuân | Bình Xuyên | 5 |
| Làng văn hiến, làng tiến sĩ |
2 | Làng Đông Lai | Bàn Giản | Lập Thạch | 4 | 2006 | Khu di tích đình, đền, Lễ hội Cướp Phết |
3 | Làng Vân Trục | Vân Trục | Lập Thạch | 4 |
| Làng cổ Văn Chương gắn với Khu du lịch sinh thái hồ Vân Trục |
4 | Làng Hoàng Chung | Đồng Ích | Lập Thạch | 7 | 2002 | Làng cổ triều Lê, quê hương của Lưỡng Quốc Trạng nguyên Triệu Thái |
5 | Làng Đồng Dong | Quang Yên | Sông Lô | 5 | 2003 | Dân tộc Cao Lan |
6 | Làng nam Gíap | Đức Bác | Sông Lô | 6 | 2009 | Hát dân ca Trống Quân |
7 | Làng Phù Liễn | Đồng Tĩnh | Tam Dương | 3 |
| Ku di tích, đền, chùa, Lễ hội Đúc Bụt |
8 | Làng Long Trì | TT Hợp Hoà | Tam Dương | 2 |
| Khu di tích, du lịch, văn hoá tâm linh, đền Bạch Trì |
9 | Làng Thượng | Đạo Trù | Tam Đảo | 7 |
| Làng văn hoá du lịch của dân tộc Sán Dìu chân núi Tam Đảo |
10 | Làng Ngọc Quang | Ngọc Thanh | Phúc Yên | 5 | 2003 | Làng dân tộc Sán Dìu gắn với khu du lịch Đại Lải, chiến khu Ngọc Thanh |
11 | Làng Đậu | Định Trung | Vĩnh Yên | 11 |
| Khu di tích đền chùa Đậu gắn với khu đô thị mới - KCN |
12 | Làng Bàn Mạch | Lý Nhân | Vĩnh Tường | 2 |
| Làng nghề truyền thống |
13 | Làng Thượng | Ngũ Kiên | Vĩnh Tường | 6 | 2004 | Cơ sở cách mạng |
14 | Làng Đông | T.T Yên Lạc | Yên Lạc | 4 | 2005 | Làng cổ, Khu di tich KCH Đông Đậu, chùa Biện Sơn |
15 | Làng Đinh Xá | Nguyệt Đức | Yên Lạc | 3 | 2002 | Làng cổ, Làng văn hoá |
PHỤ LỤC 2:
DANH SÁCH DI TÍCH, CỤM DI TÍCH TRỌNG ĐIỂM VÀ LỀ HỘI TIÊU BIỂU CỦA TỈNH
Quy hoạch và đầu tư từng bước các cụm di tích tiêu biểu của tỉnh nhằm giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể:
* Huyện Vĩnh Tường
- Văn miếu huyện Vĩnh Tường.
- Nhà tưởng niệm liệt sỹ Nguyễn Thái Học, Khu di tích đình Thổ Tang, chùa Tùng Vân, thị trấn Thổ Tang.
- Đền đá Phú Đa, xã Phú Đa (Nghệ thuật điêu khắc đá, đền xây dựng từ thời Lê Cảnh Hưng 1740 - 1786).
- Lễ hội đền Ngự Dội, xã Vĩnh Ninh.
* Huyện Yên Lạc
- Đền thờ quan trạng Phạm Công Bình.
- Khu di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu.
- Khu di tích đền Thính và lễ hội, xã Tam Hồng.
* Thị xã Phúc Yên
- Chiến khu cách mạng Ngọc Thanh.
- Chùa Cấm (Chùa xây dựng từ thời Lý Cao Tông 1209).
* Huyện Bình Xuyên
- Cụm đình Hương Canh (Gồm 3 đình: Hương Canh, Ngọc Canh, Tiên Canh) và Lễ hội Kéo Song, trị trấn Hương Canh.
- Cụm di tích Thanh Lãng - xã Tam Sơn.
* Huyện Lập Thạch
- Cụm di tích đền Trần Nguyên Hãn, đền Đỗ Khắc Chung, chùa Vĩnh Phúc, xã Sơn Đông.
- Lễ hội Cướp Phết, xã Bàn Giản.
* Huyện Sông Lô
- Chùa - Tháp Bình Sơn, thị trấn Tam Sơn.
- Chùa Kim Tôn - Thiền viện Trúc lâm Tuệ Đức xã Đồng Quế.
- Lễ hội xuống đồng của dân tộc Cao Lan, xã Quang Yên.
- Lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu.
* Tp. Vĩnh Yên
- Chùa Hà Tiên, xã Định Trung.
- Lễ hội Trình Nghề, phường Khai Quang.
* Huyện Tam Dương
- Cụm di tích đền chùa Bạch Trì, thị trấn Hợp Hoà;
- Cụm di tích đình Thứa Thượng và Bốt Ba Huyên, xã Duy Phiên.
- Lễ hội Đúc Bụt Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh.
* Huyện Tam Đảo
- Di tích lịch sử văn hoá và danh thắng Tây Thiên (Đền thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu, Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên, chùa Tây Thiên) và Lễ hội Tây Thiên, xã Đại Đình.
- Cụm di tích tại khu nghỉ mát Tam Đảo từ km13 - km24.
PHỤ LỤC 3
DỰ TRÙ KINH PHÍ HỖ TRỢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU ĐẾN 2015
(Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách tỉnh)
Tên đơn vị | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá (triệu đồng) | Tổng (triệu đồng) |
Xã xây dựng thí điểm nông thôn mới (3 xã) | -Xây dựng thiết chế Văn hoá - Thể thao, vui chơi giải trí -Bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá. | Xã/5 năm | 3 | 5.500,000 | 16.500,000 |
LVH trọng điểm | -Xây dựng thiết chế Văn hoá - Thể thao, vui chơi giải trí -Bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá. | Làng/5 năm | 15 | 3.500,000 | 52.500,000 |
Cộng | Kinh phí đầu tư 5 năm | 69.000,000 |
Ghi chú:
* Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản theo cơ cấu: Tỉnh 50%, Huyện 10%, Xã 10%, nguồn xã hội hoá 30%, tổng kinh phí đầu tư xây dựng trong 5 năm: 138.000,000 triệu đồng, trong đó:
1. Nguồn vốn từ ngân sách tỉnh: 69.000,000 triệu đồng.
2. Nguồn vốn từ ngân sách huyện: 13.800,000 triệu đồng.
3. Nguồn vốn từ ngân sách xã: 13.800,000 triệu đồng.
4. Nguồn xã hội hoá: 41.400,000 triệu đồng.
* Xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới và thực hiện tiêu chí phát triển văn hóa nông thôn mới ở 3 xã: Xã Đình Chu huyện Lập Thạch, xã Tam Hồng huyện Yên Lạc, xã Quang Yên huyện Sông Lô.
PHỤ LỤC 4
DỰ TRÙ KINH PHÍ HỖ TRỢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ VÀ HƯỞNGTHỤ VĂN HOÁ
(Từ nguồn ngân sách tỉnh cấp trong kinh phí sự nghiệp hàng năm, theo mức giá hiện hành năm 2010)
Tên đơn vị | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá (triệu đồng) | Tổng (triệu đồng) |
Miền núi (40 xã) | Biểu diễn nghệ thuật (Chèo, ca múa nhạc) | Đêm/năm | 160 | 4,500 | 720,000 |
Chiếu phim | Đêm/năm | 200 | 2,300 | 460,000 | |
Nông thôn không thuộc miền núi (84 xã, thị trấn) | Biểu diễn nghệ thuật (Chèo, ca múa nhạc) | Đêm/năm | 168 | 4,500 | 756,000 |
Chiếu phim | Đêm/năm | 168 | 2,300 | 386,400 | |
Làng, thôn | Hỗ trợ quản lý nhà văn hoá | Nhà VH | 1368 | 0.146 X 12 tháng (*) | 2.396,736 |
Xã, thị trấn | Hỗ trợ thủ thư thư viện | Thư viện/năm | 137 | 0.146 X 12 tháng (*) | 240.024 |
Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh (253 di tích) | Hỗ trợ người trông coi di tích | Di tích/năm | 253 | 0.15 x 12 tháng (*) | 455.400 |
Làng, thôn | Xây dựng kịch bản và phục dựng Lễ hội truyền thông | Lễ hội | 1 | 200.000 | 200.000 |
Xã, thôn | Bồi dưỡng cán bộ | Lớp tập huấn | 4 | 50.000 | 200.000 |
Cộng | Kinh phí hỗ trợ / năm | 5.814,560 |
Ghi chú:
* Tổng cộng kinh phí hỗ trợ đến năm 2015: 5.814,560 X 5 năm = 29.072,800 triệu đồng.
(*) Hỗ trợ cán bộ quản lý NVH, Thư viện, Di tích = 0.2 mức lương tối thiểu/tháng
(Mức lương tối thiểu năm 2010: 730.000đồng/tháng)
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.