BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2767/QĐ-BNN-KTHT |
Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2018 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 7 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn; Thông tư số 18/TT-BNNPTNT ngày 9/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung về hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính thay thế, bị thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Có Phụ lục chi tiết kèm theo).
Điều 2. Bãi bỏ các thủ tục hành chính: Thẩm định, phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 3 ; Thẩm định, phê duyệt dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế theo quy hoạch thuộc Chương trình 30a tại Quyết định số 3656/QĐ-BNN-KTHT ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (số thứ tự TTHC số 6, 7 Mục III); Công nhận làng nghề; Công nhận nghề truyền thống; Công nhận làng nghề truyền thống tại Quyết định số 2915/QĐ-BNN-CB ngày 14 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (số thứ tự TTHC số 2, 3, 4).
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các Tổng cục, các Vụ, các Cục và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ, BỊ BÃI BỎ LĨNH
VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2767/QĐ-BNN-KTHT
ngày 12 tháng 7 năm
2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Danh mục thủ tục hành chính được thay thế lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
STT |
Số hồ sơ TTHC |
Tên thủ tục hành chính được thay thế |
Tên thủ tục hành chính thay thế |
Tên VBQPPL quy định nội dung thay thế |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
A. Thủ tục hành chính cấp tỉnh |
||||||
1 |
B-BNN-287745- TT |
Công nhận làng nghề |
Công nhận làng nghề |
Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn |
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
UBND cấp tỉnh |
2 |
B-BNN-287746-TT |
Công nhận nghề truyền thống |
Công nhận nghề truyền thống |
|||
3 |
B-BNN-287747-TT |
Công nhận làng nghề truyền thống |
Công nhận làng nghề truyền thống |
2. Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
STT |
Số hồ sơ TTHC |
Tên thủ tục hành chính |
Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
A. Thủ tục hành chính cấp huyện |
|||||
1 |
B-BNN-287782-TT |
Thẩm định, phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 3 |
Thông tư số 18/TT- BNNPTNT ngày 9/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số nội dung về hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 |
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
UBND cấp huyện |
2 |
B-BNN-287781-TT |
Thẩm định, phê duyệt dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế theo quy hoạch thuộc Chương trình 30a |
Phần II
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
I. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1. Tên thủ tục hành chính: Công nhận làng nghề
a) Trình tự thực hiện
Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành thuộc thành phố trực thuộc Trung ương lập hồ sơ đề nghị xét công nhận làng nghề theo tiêu chí quy định tại Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP trình UBND cấp tỉnh xét công nhận.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP , ra quyết định và cấp bằng công nhận làng nghề.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn;
+ Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất;
+ Văn bản bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp tỉnh
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bằng công nhận, Quyết định hành chính
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
- Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2018/NĐ-CP ;
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
- Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn
2. Tên thủ tục hành chính: Công nhận nghề truyền thống
a) Trình tự thực hiện:
Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành thuộc thành phố trực thuộc Trung ương lập hồ sơ đề nghị xét công nhận nghề truyền thống theo tiêu chí quy định tại Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP trình UBND cấp tỉnh xét công nhận.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP , ra quyết định và cấp bằng công nhận nghề truyền thống.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ gồm
- Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống;
- Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có). Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống;
- Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND tỉnh
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bằng công nhận, Quyết định hành chính
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc;
- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn
3. Tên thủ tục hành chính: Công nhận làng nghề truyền thống
a) Trình tự thực hiện:
Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành thuộc thành phố trực thuộc Trung ương lập hồ sơ đề nghị xét công nhận làng nghề truyền thống theo tiêu chí quy định tại Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP trình UBND cấp tỉnh xét công nhận.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP , ra quyết định và cấp bằng công nhận làng nghề truyền thống nông thôn.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ gồm:
- Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống.
- Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có). Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống.
- Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có)
- Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn.
- Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất.
- Văn bản bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND tỉnh
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bằng công nhận; Quyết định hành chính
h) Lệ phí: Không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Đạt tiêu chí làng nghề nông thôn (đạt cả 3 tiêu chí):
+ Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2018/NĐ-CP ;
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
+ Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Có ít nhất một nghề truyền thống nông thôn (là nghề đạt cả 3 tiêu chí):
+ Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
+ Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc;
+ Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề;
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.