BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2759/QĐ | Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 1991 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 2759/QĐ NGÀY 30 THÁNG 10 NĂM 1991 VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY ĐỊNH VỀ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP, TRƯỜNG DẠY NGHỀ"
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 418/HĐBT ngày 7-12-1990 của Hội đồng bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 196/HĐBT ngày 11-12-1989 của Hội đồng bộ trưởng quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ THCN và Dạy nghề,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này bản "quy định về xây dựng, quản lý chương trình môn học trong các trường THCN và Dạy nghề".
Điều 2: Quy định này được áp dụng thống nhất cho hệ chuẩn các trường THCN, trường dạy nghề và có hiệu lực kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3: Các ông Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ THCN-Dạy nghề, Vụ trưởng các Vụ có liên quan, Thủ trưởng các cơ quan quản lý đào tạo, Giám đốc các Sở Giáo dục - Đào tạo, Hiệu trưởng các trường THCN, các trường Dạy nghề chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Trần Chí Đáo (Đã ký) |
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC XÂY DỰNG, QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC TRONG TRƯỜNG THCN VÀ DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2759/QĐ ngày 30 tháng 10 năm 1991 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Bản quy định này nhằm mục đích đưa công tác "Xây dựng và quản lý chương trình môn học" vào nề nếp thống nhất trong hệ thống giáo dục THCN và DN.
Chương 1:
Ý NGHĨA, MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Điều 1: Chương trình môn học (CTMH) quy định những kiến thức, kỹ năng, kỳ xảo cần trang bị cho học sinh của môn học đã được đề ra "trong kế hoạch đào tạo (KHĐT) mỗi ngành, mỗi nghề đào tạo";
Chương trình môn học là căn cứ để triển khai việc giảng dạy, biên soạn giáo trình, sách giáo khoa cho môn học và để kiểm tra công tác đào tạo trong nhà trường.
Chương 2
NỘI DUNG CTMH
Điều 2: Nội dung môn học phải bảo đảm tính tư tưởng, tính khoa học, tính sư phạm và tính thực tiễn; phải thể hiện đầy đủ các yêu cầu đề ra trong KHĐT. Tuỳ theo tính chất và yêu cầu của mục tiêu đào tạo đối với môn học, nội dung môn học có thể gồm hai phần:
- Phần cơ bản (phần cứng) bao gồm những nội dung kiến thức, kỹ năng bắt buộc chung đối với ngành, nghề đào tạo.
- Phần đặc thù (phần mềm) bao gồm những nội dung kiến thức, kỹ năng chuyên sâu hoặc mở rộng cần bổ sung cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng ngành, từng khoá học, từng địa phương.
Quỹ thời gian danh cho phần đặc thù không vượt quá 25% tổng quỹ thời gian của môn học.
Nội dung phần đặc thù có thể được thực hiện xen kẽ trong phần cơ bản hoặc sau khi đã kết thúc phần cơ bản.
Điều 3: Mỗi môn học trong KHĐT đều phải có CTMH, CTMH được cấu trúc gồm các phần sau:
Phần thứ nhất: - Vị trí, tính chất và mục đích yêu cầu của môn học.
Phần thứ hai: - Nội dung tổng quát và phân phối thời gian.
Phần thứ ba: - Nội dung chi tiết.
Phần thứ tư: - Hướng dẫn thực hiện.
Yêu cầu về nội dung và cách trình bày của các phần trên được hướng dẫn trong phụ lục 1 kèm theo.
Chương 3
XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH CTMH
Điều 4: Xây dựng, ban hành CTMH được tiến hành theo các bước xau:
a) Bước chuẩn bị
b) Xây dựng CTMH
c) Xét duyệt, ban hành CTMH
Nội dung công việc của các bước trên được hướng dẫn trong phụ lục 2.
Điều 5: Mỗi CTMH do một người hoặc một tập thể biên soạn và bảo vệ trước hội đồng xét duyệt (nếu là tập thể phải có người là chủ biên).
Việc lựa chọn và ký hợp đồng trách nhiệm biên soạn CTMH do tổ chức giúp việc cho thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền ban hành CTMH chịu trách nhiệm thực hiện.
Người được lựa chọn biên soạn CTMH phải có trình độ giáo viên chính THCN (đối với CTMH đào tạo THCN) giáo viên chính dạy nghề (đối với CTMH đào tạo nghề) hoặc tương đương trở lên.
Điều 6: Hội đồng xét duyệt (HĐXD) chương trình môn học là tổ chức tư vấn, được thành lập theo quyết định của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền ban hành CTMH, có nhiệm vụ xét duyệt CTMH trước khi ra quyết định ban hành.
Hội đồng CTMH gồm chủ tịch và 10-12 uỷ viên trong đó có 3 phản biện và một uỷ viên thư ký. Các uỷ viên của hội đồng không ở trong bộ phận biên soạn CTMH.
PHỤ LỤC 1
(Kèm theo bản quy định xây dựng, quản lý CTMH trong các trường THCN và DN)
CẤU TRÚC MỘT BẢN CTMH
Cấu trúc CTMH gồm 4 phần:
I. PHẦN THỨ NHẤT - VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU MÔN HỌC
1- Vị trí tính chất của môn học: Mục này ghi tóm tắt về vị trí của môn học trong cấu trúc chung của hệ thống môn học quy định trong KHĐT mỗi ngành, nghề đào tạo. Môn học đó nằm trong nhóm môn học nào của KHĐT. Yêu cầu môn học phải học trước các môn học nào, và ngược lại nó phục vụ cho các môn học khác ra sao. Trong mục này cũng trình bày tính chất bao quát của môn học: môn học lý thuyết, môn học khoa học thực nghiệm, môn học thực hành...
2- Mục đích yêu cầu của môn học. Trình bày rõ những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo học sinh đạt được ở mức độ nào sau khi học xong môn học, môn học giải quyết một vài yêu cầu cụ thể nào của MTĐT một cách trực tiếp hay gián tiết trong cấu trúc chung của hệ thống môn học trong KHĐTN.
II. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG TỔNG QUÁT VÀ PHÂN PHỐI THỜI GIAN
Phần này được trình bày dưới dạng một bảng phân phối thời gian cho các phần, mục trong môn học. Trong mỗi phần, mục của môn học cần ghi rõ thời gian học lý thuyết, thời gian thực hành (bao gồm bài tập, thí nghiệm, thực hành môn học, bài tập lớn, thiết kế môn học, hội thảo, tham quan, kiểm tra định kỳ...). Việc phân phối thời gian cho từng phần, mục phải cân đối giữa nội dung và quỹ thời gian cho phép, theo đúng các quy định về tỷ lệ thời gian lý thuyết và thực hành đã quy định trong các KHĐTN.
III. PHẦN THỨ BA: NỘI DUNG CHI TIẾT
Trình bày tên và nội dung chính của các phần, chương mục của môn học. Trong từng phần, chương, mục phải ghi rõ yêu cầu đạt được sau khi học.
IV. PHẦN THỨ TƯ: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CTMH
Phần này bao gồm những nội dung sau:
- Phạm vi áp dụng CTMH
- Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học.
- Những điều cần thiết để thực hiện tốt CTMH
- Những chương mục trọng tâm cần chú ý
- Mối liên quan với các môn học khác (nếu trong phần I chưa có điều kiện trình bày rõ).
- Sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo chính để giảng dạy môn học.
PHỤ LỤC 2
(Kèm theo bản quy định xây dựng, quản lý CTMH trong trường THCN và DN)
Các bước và công việc tiến hành khi xây dựng CTMH
A- BƯỚC CHUẨN BỊ
1- Làm các thủ tục và chọn người biên soạn (hoặc người chủ biên) và thành lập HĐXDCTMH theo quy định của các điều 6 và điều 7.
2- Người biên soạn CTMH thống nhất với cơ quan ban hành CTMH về kế hoạch và tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao.
3- Người (tác giả) biên soạn CTMH thu thập, chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ có liên quan. Đánh giá lại các bản CTMH cũ và đề ra những yêu cầu, nội dung cần cải tiến đối với CTMH cũ (trường hợp đã có CTMH cũ).
B- BƯỚC XÂY DỰNG CTMH
1- Viết bản dự thảo CTMH.
2- Gửi bản dự thảo CTMH đi xin ý kiến đóng góp của các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và các cán bộ khác có liên quan tới môn học.
3 - Tổ chức hội thảo khoa học (khi thấy cần thiết) về những vấn đề liên quan đến môn học, về dự thảo CTMH.
4- Trên cơ sở các ý kiến đóng góp và kết quả của hội thảo, tác giả biên soạn lại dự thảo CTMH, viết bản thuyết minh những vấn đề có liên quan và thu thập các phiếu góp ý, các biên bản và hồ sơ có liên quan để bàn giao cho thư ký HĐXDCTMH.
5- Uỷ viên thư ký và Chủ tịch HĐXDCTMH xem xét kiểm tra tình hình chuẩn bị của tác giả, chọn cán bộ phản biện và gửi tài liệu liên quan cho họ viết bài phát biểu. Nếu không có vấn đề gì yêu cầu tác giả chuẩn bị thêm, chủ tịch HĐXDCTMH triệu tập họp hội đồng và gửi bản dự thảo CTMH cùng các tài liệu có liên quan khác đến từng uỷ viên của HĐXDCTMH trước khi họp ít nhất một tuần.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.