ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2743/QĐ-UBND.TN | Vinh, ngày 24 tháng 6 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/07/2007 của Chính phủ về Quản lý Vật liệu xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 06/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp VLXD ở Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 của Chính phủ về phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển Vật liệu không nung đến năm 2020;
Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định tại Văn bản số 992/SXD-HĐTĐ ngày 16/6/2010 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Vật liệu xây dựng tỉnh Nghệ An đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:Phê duyệt Quy hoạch phát triển Vật liệu xây dựng tỉnh Nghệ An, với các nội dung chính sau đây:
1. Mục tiêu quy hoạch
Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Nghệ An đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 152/QĐ-UB ngày 13/01/2006 nhưng đến nay nhiều chỉ tiêu định hướng trong quy hoạch không còn phù hợp. Do vậy, cần phải được điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo tính thống nhất phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế và phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007.
Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Nghệ An đến năm 2020 sẽ là căn cứ cho các ngành, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp sản xuất VLXD trong và ngoài tỉnh xem xét, đăng ký các dự án đầu tư chuẩn bị lực lượng, tạo nguồn vốn tìm đối tác để phát triển sản xuất VLXD và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành công nghiệp vật liệu xây dựng ở tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động.
2. Quan điểm phát triển
Về đầu tư: Phát triển VLXD để đảm bảo tính bền vững góp phần phát triển kinh tế tạo sự ổn định xã hội và bảo vệ môi trường phù hợp với các quy hoạch khác liên quan. Phát triển sản xuất VLXD gắn với công tác quản lý Nhà nước để đảm bảo phát triển bền vững; gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, bảo vệ tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, di tích văn hoá, lịch sử, cảnh quan và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Phát triển sản xuất VLXD trên cơ sở phát huy nội lực của ngành và của tỉnh, tận dụng tiềm năng thiên nhiên, lao động và nguồn lực cho đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế và phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển, nhằm chống độc quyền trong sản xuất và lưu thông phân phối VLXD; tạo động lực cho việc cải tiến công nghệ, cải tiến công tác quản lý nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm VLXD trên thị trường trong nước và nước ngoài.
Về chủng loại sản phẩm: Tập trung phát triển sản xuất xi măng, vật liệu xây, lợp (đặc biệt là vật liệu không nung) và khai thác đá, cát, sỏi xem đây là những hướng đầu tư chính của ngành VLXD trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Đồng thời, chú trọng phát triển các chủng loại VLXD trang trí hoàn thiện, vật liệu mới có chất lượng cao phục vụ cho xây dựng đô thị, các khu thương mại và du lịch ...; quan tâm đúng mức đến việc phát triển các chủng loại VLXD rẻ tiền, trước mắt là các loại vật liệu xây, lợp cho xây dựng nhà ở cũng như vật liệu cho xây dựng đường xá, kênh mương thuỷ lợi.
Về quy mô và công nghệ: Lựa chọn quy mô đầu tư hợp lý đối với từng chủng loại VLXD; xây dựng các khu công nghiệp vật liệu xây dựng tập trung dọc tuyến đường Hồ Chí Minh. Đặc biệt là đầu tư công nghệ hiện đại tạo ra những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của tỉnh Nghệ An như: xi măng, đá ốp lát, phụ gia, vật liệu nhẹ; bố trí sản xuất gần các vùng nguyên liệu và các vùng tiêu thụ để phù hợp với đặc thù của đa số các chủng loại VLXD. Đối với các sản phẩm VLXD có khả năng hướng tới thị trường trong nước, nước ngoài cần tranh thủ tối đa các cơ hội để mạnh dạn đi vào các công nghệ tiên tiến, không nhập khẩu công nghệ lạc hậu, công nghệ tiêu tốn nhiều nguyên liệu, ô nhiễm môi trường; từng bước loại bỏ dần công nghệ lạc hậu gây ô nghiễm môi trường và hiệu quả kinh tế thấp.
3. Phương án xây dựng quy hoạch
3.1. Xi măng
Giai đoạn đến năm 2015:
Hình thành các khu công nghiệp xi măng tập trung của cả nước tại khu vực: Hoàng Mai - Tân Thắng thuộc huyện Quỳnh Lưu, huyện Tân Kỳ; các khu công nghiệp xi măng của tỉnh tại huyện Đô Lương và huyện Anh Sơn.
* Đầu tư chuyển đổi sản xuất cho các cơ sở xi măng lò đứng:
- Xi măng Cầu Đước: Địa điểm nhà máy đặt tại phường Cửa Nam, thành phố Vinh nên sản xuất xi măng sẽ gây ô nhiễm cho môi trường đô thị; vì vậy, đến hết năm 2010 ngừng sản xuất clinker tại địa điểm hiện nay, tập trung đầu tư đưa năng lực nghiền lên 300 ngàn tấn/năm.
- Xi măng 12/9: Đầu tư chuyển đổi sản xuất từ lò đứng sang lò quay. Công suất: 0,6 triệu tấn/năm.
Nguyên liệu: Đá vôi và đất sét: Xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn
Vốn đầu tư: 560 tỷ đồng.
- Xi măng 19/5: (xi măng Hợp Sơn): Đầu tư chuyển đổi sản xuất từ lò đứng sang lò quay:
Công suất: 0,4 triệu tấn/năm
Nguyên liệu: Đá vôi và đất sét: Xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn
Vốn đầu tư: 480 tỷ đồng
* Đầu tư xây dựng mới các cơ sơ sản xuất xi măng lò quay:
- Xi măng Hoàng Mai (dây chuyền 2) Công suất: 2,8 triệu tấn/năm Vốn đầu tư: 500 tỷ đồng
- Xi măng Đô Lương
Công suất: Dây chuyền 1: 0,9 triệu tấn/năm
Nguyên liệu: Đá vôi: xã Hồng Sơn - Bài Sơn, huyện Đô Lương Đất sét: xã Đông Sơn, huyện Đô Lương
Vốn đầu tư: 1.500 tỷ đồng (hai giai đoạn).
- Xi măng Tân Kỳ
Công suất: Dây chuyền 1: 2,0 triệu tấn/năm
Nguyên liệu: Đá vôi: xã Tân Long, huyện Tân Kỳ
Đất sét: xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ
Vốn đầu tư: 4.000 tỷ đồng
- Xi măng Tân Thắng
Công suất: Dây chuyền 1: 2,0 triệu tấn/năm
Nguyên liệu: Đá vôi: Kim Giao, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu Đất sét: Đá Bạc, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu
Vốn đầu tư: 4.000 tỷ đồng
- Xi măng trắng
Địa điểm : Xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc
Công suất: 0,3 triệu tấn/năm
Nguyên liệu: Đá vôi: Lèn Giơi, huyện Nghi Lộc
Cao lanh: xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc
Vốn đầu tư: 350 tỷ đồng
Giai đoạn 2016 - 2020:
* Đầu tư mở rộng các cơ sở xi măng, gồm:
- Xi măng Đô Lương:
Công suất: Dây chuyền 2: 2,0 triệu tấn/năm
Nguyên liệu: Đá vôi: xã Hồng Sơn – Bài Sơn, huyện Đô Lương Đất sét: xã Đông Sơn, huyện Đô Lương
Vốn đầu tư: 4.000 tỷ đồng
- Xi măng Tân Kỳ:
Công suất: Dây chuyền 2: 2,0 triệu tấn/năm
Nguyên liệu: Đá vôi: xã Nghĩa Phúc, huyện Tân Kỳ Đất sét: xã Đồng Văn, huyện Tân Kỳ
Vốn đầu tư: 4.000 tỷ đồng
- Xi măng Tân Thắng:
Công suất: Dây chuyền 2: 2,0 triệu tấn/năm
Nguyên liệu: Đá vôi: Kim Giao, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu Đất sét: Đá Bạc, xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu
Vốn đầu tư: 4.000 tỷ đồng
- Xi măng 12/9:
Công suất: Dây chuyền 2: 1,4 triệu tấn/năm
Nguyên liệu: Đá vôi và đất sét: Xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn
Vốn đầu tư: 2.500 tỷ đồng.
Đầu tư theo phương án trên, thì đến năm 2015 tỉnh Nghệ An có năng lực sản xuất xi măng là 9,3 triệu tấn/năm và đến năm 2020 là 16,7 triệu tấn/năm, trong đó:
- Xi măng lò quay: 16,1 triệu tấn/năm
- Xi măng nghiền: 0,3 triệu tấn/năm
- Xi măng trắng: 0,3 triệu tấn/năm
Phấn đấu đạt sản lượng xi măng theo năng lực đã đầu tư thì tỉnh Nghệ An hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu xi măng trong tỉnh và có khả năng cung cấp ra ngoài tỉnh và xuất khẩu khoảng 12,5 triệu tấn/năm.
3.2. Đá ốp lát
Dự kiến trong giai đoạn từ nay đến 2020 sẽ hình thành 5 trung tâm khai thác đá khối và sản xuất đá ốp lát ở Nghệ An, như sau:
- Khu vực sản xuất đá Marble Quỳ Hợp - Đô Lương – Vinh – Nghi Lộc.
- Khu vực sản xuất đá Granit Tân Kỳ - Quỳ Hợp - Đô Lương.
- Khu vực sản xuất đá Granit Thái Hoà - Nghĩa Đàn.
- Khu vực sản xuất đá Marble Con Cuông – Anh Sơn.
- Khu vực sản xuất đá Marble Tương Dương.
- Khu vực sản xuất đá trắng canxit Nam Cấm.
Mỗi khu vực sẽ nâng năng lực sản xuất khoảng 300 ngàn m2/năm; đưa năng lực sản xuất đá ốp lát toàn tỉnh lên 1,5 triệu m2/năm đến năm 2015 và 2,0 triệu m2/năm đến năm 2020.
3.3. Đá xây dựng
Quy mô khai thác đá xây dựng tại các khu vực đến năm 2020
Đơn vị: 1000 m3
TT | Khu vực huyện | Quy mô khai thác đến | Ghi chú (các vùng tập trung đầu tư khai thác) | |
2015 | 2020 | |||
1 | Tương Dương | 200 | 300 | Cửa Rào |
2 | Quỳ Châu – Quế Phong | 200 | 300 | Các xã Tri Lễ, Cắm Muộn (huyện Quế Phong) và Châu Phong, Châu Hạnh (huyện Qùy Châu) |
3 | Quỳ Hợp – Nghĩa Đàn | 300 | 500 | Các xã Thọ Hợp, Liên Hợp, Châu Lộc, Châu Quang, Yên Hợp, Châu Lý (huyện Quỳ Hợp) và Nghĩa Dũng, Nghĩa Mỹ, Nghĩa Trung, Nghĩa Bình (huyện Nghĩa Đàn) |
4 | Quỳnh Lưu | 400 | 500 | Thị trấn Hoàng Mai và các xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Tân |
5 | Yên Thành | 300 | 400 | Các xã Đồng Thành, Tân Thành và Phúc Thành |
6 | Đô Lương - Nam Đàn | 500 | 700 | Các xã Hồng Sơn, Nhân Sơn, Trù Sơn (huyện Đô Lương) và xã Nam Thanh (huyện Nam Đàn) |
7 | Các khu vực khác | 800 | 1.200 | Các huyện : Kỳ Sơn, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Diễn Châu, Thanh Chương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên. |
3.4. Cát xây dựng
Quy mô khai thác cát xây dựng tại các huyện đến năm 2020
Đơn vị: 1000 m3
Tên sông | Huyện, thị | Quy mô khai thác | Ghi chú | |
2015 | 2020 | |||
Sông Hiếu | Qùy Châu | 100 | 150 |
|
Qùy Hợp | 100 | 200 | Công ty CP Đầu tư và KTKS Thăng Long | |
Nghĩa Đàn | 300 | 400 | Công ty Hoàng Thắng | |
Thị xã Thái Hoà | 100 | 150 | DNTN Huy Hoài | |
Tân Kỳ | 200 | 300 |
| |
Sông Lam | Tương Dương | 100 | 200 |
|
Con Cuông | 150 | 200 | Công ty TNHH Dali | |
Anh Sơn | 150 | 250 | DNTN Dung Cơ | |
§ô Lương | 300 | 350 |
| |
Thanh Chương | 600 | 750 |
| |
Nam Đàn | 600 | 750 |
| |
Sông Giăng | Thanh Chương | 100 | 200 |
|
Ngoài ra, đối với một số huyện có nguồn cát tích tụ tại các sông suối nhỏ cần đưa vào khai thác để phục vụ nhu cầu tại chỗ, gồm:
- Khu vực Na Chảo, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn:
+ Đến năm 2015: 50 ngàn m3.
+ Đến năm 2020: 50 ngàn m3.
- Khu vực xã Quỳnh Tân và xã Quỳnh Liên, huyện Quỳnh Lưu:
+ Đến năm 2015: 150 ngàn m3.
+ Đến năm 2020: 200 ngàn m3.
- Khu vực xã Sơn Thành, huyện Yên Thành:
+ Đến năm 2015: 50 ngàn m3.
+ Đến năm 2020: 100 ngàn m3.
- Khu vực sông Nậm Giải, xã Châu Kim, huyện Quế Phong:
+ Đến năm 2015: 50 ngàn m3.
+ Đến năm 2020: 100 ngàn m3.
3.5. Vật liệu xây
Phương án quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn Nghệ An đến năm 2020, như sau:
Giai đoạn đến 2013:
Chấm dứt toàn bộ lò gạch nung thủ công trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Giai đoạn đến 2015:
- Đầu tư cải tạo lò nung, hệ máy chế biến và hệ thống sân bãi để nâng sản lượng lên 1,2 – 1,5 lần đối với các cơ sở sản xuất gạch tuynen hiện có, để có sản lượng 360 triệu viên (trên địa bàn tỉnh hiện có 20 dây chuyền gạch tuynen với năng lực sản xuất tổng cộng là 250 triệu viên).
- Đầu tư xây dựng mới một số nhà máy gạch nung tại các địa bàn có nguồn nguyên liệu, có thị trường tiêu thụ tại chỗ và có khả năng vận chuyển thuận lợi tới các thị trường khác trong tỉnh, phấn đấu có năng lực sản xuất 60 triệu viên/năm, gồm: (chủ yếu dùng đất sét đồi theo phương pháp bán dẻo)
+ Xã Nghĩa Trung (Nghĩa Đàn), công suất 10 triệu viên/năm.
+ Xã Đông Thành (Yên Thành), công suất 20 triệu viên/năm
+ Xã Thanh Lương (Thanh Chương), công suất 15 triệu viên/năm
+ Xã Ngọc Sơn (Thanh Chương), công suất 15 triệu viên/năm
+ Xã Nghi Lâm (Nghi Lộc), công suất 10 triệu viên/năm
- Đầu tư chuyển đổi sản xuất sang lò đứng liên tục tại các khu vực có nhiều lò thủ công ở các huyện (một cụm gồm hai lò có công suất 4 triệu viên/năm). Phấn đấu để có sản lượng 60 triệu viên/năm, gồm:
+ Xã Châu Hạnh (Quỳ Châu): 4 triệu viên/năm
+ Xã Châu Bình (Quỳ Châu): 4 triệu viên/năm
+ Xã Na Chảo, xã Hữu Kiệm (Kỳ Sơn): 4 triệu viên/năm
+ Xã Tam Quang (Tương Dương): 8 triệu viên/năm
+ Xã Quỳnh Hoa (Quỳnh Lưu): 8 triệu viên/năm
+ Xã Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu): 4 triệu viên/năm
+ Xã Cẩm Sơn (Anh Sơn): 8 triệu viên/năm
+ Xã Diễn Liên (Diễn Châu): 4 triệu viên/năm
+ Xã Nghi Trung (Nghi Lộc): 4 triệu viên/năm
+ Xã Hưng Yên (Hưng Nguyên): 4 triệu viên/năm
+ Xã Chi Khê (Con Cuông): 4 triệu viên/năm
+ Xã Tam Hợp (Qùy Hợp): 4 triệu viên/năm
- Phát triển và đầu tư xây dựng mới các cơ sở sản xuất gạch không nung để có sản lượng 500 triệu viên quy tiêu chuẩn, gồm:
+ Đầu tư cơ sở sản xuất bloc bê tông nhẹ tại khu công nghiệp Nam Cấm, công suất tương đương 50 triệu viên/năm gạch quy tiêu chuẩn.
+ Đầu tư cơ sở sản xuất bloc bê tông nhẹ tại thị xã Thái Hoà, công suất tương đương 200 triệu viên/năm gạch quy tiêu chuẩn. (từ bazan và cát sỏi ở Nghĩa Đàn).
+ Đầu tư cơ sở sản xuất bê tông nhẹ 200 triệu viên/năm tại thị trấn Hoàng Mai.
+ Đầu tư các cơ sở sản xuất gạch không nung bằng phương pháp thủ công kết hợp cơ giới quy mô 650 ngàn viên/năm loại gạch kích thước 280 x 140 x 120 tương đương khoảng 2 triệu viên/năm đã quy ra gạch tiêu chuẩn tại các huyện, thành phố, thị xã để có sản lượng khoảng 10 triệu – 20 triệu viên/năm, gồm: thành phố Vinh; thị xã Cửa Lò; thị xã Thái Hoà và các huyện: Quế Phong; Quỳ Châu; Kỳ Sơn; Tương Dương; Quỳ Hợp; Nghĩa Đàn; Quỳnh Lưu; Con Cuông; Anh Sơn; Tân Kỳ; Yên Thành; Diễn Châu; Đô Lương; Nghi Lộc; Nam Đàn; Hưng Nguyên.
Giai đoạn 2016 - 2020
Phát huy đầy đủ năng lực sản xuất của các cơ sở gạch tuy nen hiện có, trong giai đoạn đến 2015 sẽ tiến hành cải tạo lò nung, hệ máy chế biến và hệ thống sân bãi nâng sản lượng lên 1,2 - 1,5 lần để có năng lực tăng thêm là 20 triệu viên/năm. đưa năng lực sản xuất gạch tuy nen của tỉnh lên 440 triệu viên.
Phát huy đầy đủ năng lực sản xuất các cơ sở lò đứng liên tục đã thực hiện chuyển đổi sản xuất từ lò đứng thủ công trong giai đoạn đến 2015, và mở rộng nâng công suất lên gấp hai cho 2 cơ sở là: xã Hữu Kiệm (huyện Kỳ Sơn) và xã Tam Hợp (huyện Qùy Hợp) để có tổng sản lượng 50 triệu viên/năm.
- Tiếp tục đầu tư mở rộng và đầu tư xây dựng mới các cơ sở sản xuất gạch bloc bê tông, gạch không nung để có sản lượng 200 triệu viên quy tiêu chuẩn, gồm:
+ Mở rộng cơ sở sản xuất gạch bloc bê tông nhẹ tại Khu công nghiệp Nam Cấm từ 20 triệu viên/năm lên 30 triệu viên/năm gạch quy tiêu chuẩn.
+ Đầu tư xây dựng mới cơ sở sản xuất gạch bloc bê tông nhẹ tại thị xã Cửa Lò, công suất 20 triệu viên/năm gạch quy tiêu chuẩn.
+ Đầu tư thêm các cơ sở sản xuất gạch không nung bằng phương pháp thủ công kết hợp cơ giới tại các huyện, thành phố, thị xã để có sản lượng 100 triệu viên, gồm: thành phố Vinh; thị xã Cửa Lò; thị xã Thái Hoà và các huyện: Quế Phong; Quỳ Châu; Kỳ Sơn; Tương Dương; Quỳ Hợp; Nghĩa Đàn; Quỳnh Lưu; Con Cuông; Anh Sơn; Tân Kỳ; Yên Thành; Diễn Châu; Thanh Chương; Đô Lương; Nghi Lộc; Nam Đàn; Hưng Nguyên.
3.6. Vật liệu lợp
- Ngói nung:
Đối với các Hợp tác xã sản xuất ngói Cừa cần đầu tư chuyển đổi sản xuất sang công nghệ đùn ép tiên tiến và lò nung quy mô lớn theo công nghệ của Đức, công suất khoảng 30 triệu viên/năm giai đoạn đến 2015 và nâng lên 45 triệu viên vào năm 2020, để thay thế cho các loại lò nung 6 vạn viên/lò như hiện nay, nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, tiết kiệm nguyên nhiên liệu và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đầu tư xây dựng mới hai cơ sở sản xuất ngói nung và gạch lát từ đất sét nung, (trong đó tỷ lệ mỗi loại sản phẩm khoảng 50%), công suất 10 triệu viên/năm mỗi cơ sở trong giai đoạn đến 2015 và nâng công suất lên gấp 2 lần trong giai đoạn 2016 – 2020, gồm:
+ Cơ sở tại xã Kỳ Sơn, huyện Tân Kỳ
+ Cơ sở tại xã Trù Sơn, huyện Đô Lương
3.7. Vật liệu ốp lát
a) Gạch ceramic
- Giai đoạn đến 2015: Đầu tư cơ sở sản xuất gạch ceramic tại Khu công nghiệp Bắc Vinh, công suất: 3 triệu m2/năm.
- Giai đoạn 2016 - 2020: Đầu tư thêm 1 cơ sở sản xuất gạch ceramic tại xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc, công suất: 3 triệu m2/năm.
b) Gạch granit nhân tạo
Công ty Cổ phần gạch granit Trung Đô (khu công nghiệp Bắc Vinh) công suất hiện nay 1,5 triệu m2/năm; giai đoạn từ nay đến 2015 sẽ ổn định sản xuất đảm bảo năng lực sản xuất đã đầu tư; đến giai đoạn 2016 – 2020 sẽ đầu tư nâng công suất lên 3 triệu m2/năm. Vốn đầu tư khoảng 80 tỷ đồng.
c) Gạch terastone, brettostone
Căn cứ vào nhu cầu của các loại vật liệu này và khả năng về nguồn nguyên liệu tận dụng trong sản xuất đá ốp lát, dự kiến đầu tư ở tỉnh Nghệ An các cơ sở sản xuất sau:
+ Địa điểm: Khu công nghiệp Nam Cấm.
+ Công suất: Giai đoạn đến 2015: 100 ngàn m2/năm
Giai đoạn đến 2020: 200 ngàn m2/năm
+ Sản phẩm gồm các loại: 30 x 30 x 1,3 cm; 40 x 40 x 1,5 cm 40 x 60 x 1,8 cm; 60 x 60 x 2 cm
+ Thiết bị: Nhập ngoại.
+ Vốn đầu tư: 25 tỷ đồng.
d) Gạch terrazzo
Dự kiến đầu tư sản xuất gạch terrazzo trong giai đoạn tới ở Nghệ An, như sau:
Ổn định sản xuất cho một cơ sở gạch terrazzo hiện có tại Xí nghiệp xi măng Cầu Đước (thành phố Vinh), công suất 150 ngàn m2/năm trong giai đoạn từ nay đến 2015; đến giai đoạn 2016 – 2020 sẽ đầu tư nâng công suất lên gấp hai lần (300 ngàn m2/năm).
Đầu tư xây dựng mới cơ sở sản xuất gạch terrazzo tại Khu công nghiệp Nam Cấm công suất 200 ngàn m2/năm trong giai đoạn đến 2015; đến giai đoạn 2016 – 2020 sẽ nâng công suất lên 1,5 lần (300 ngàn m2/năm).
e) Gạch lát hè
Dự kiến đầu tư tại Nghệ An một cơ sở sản xuất gạch lát không nung tự chèn. Một số dữ kiện của cơ sở như sau:
Địa điểm: Khu công nghiệp Nam Cấm.
Công suất: Giai đoạn đến 2015: 300 ngàn m2/năm. Giai đoạn đến 2020: 600 ngàn m2/năm
Sản phẩm: Gạch lát hè loại con sâu, lục giác có màu xanh, đỏ. Thiết bị: Máy ép công suất 160 m2/ngày.
Vốn đầu tư: 500 triệu đồng.
g) Gạch cotto
Dự kiến đầu tư dây chuyền sản xuất gạch cotto ở Nghệ An, với các dữ kiện sau:
+ Địa điểm: Xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc.
+ Công suất: Giai đoạn đến năm 2015: 1 triệu m2/năm.
Giai đoạn 2016 – 2020 nâng công suất lên 2 triệu m2/năm.
+ Sản phẩm: Gạch cotto các kích thước từ 200 x 200 đến 500 x 500 mm đạt tiêu chuẩn TCVN 7483:2005 .
+ Thiết bị: Nhập đồng bộ của Italia.
+ Vốn đầu tư: 90 tỷ đồng.
3.8. Kính an toàn
Nhu cầu kính xây dựng ở tỉnh Nghệ An dự báo đến năm 2015 khoảng 2,7 triệu m2, đến năm 2020 khoảng 4,0 triệu m2 thì nhu cầu kính an toàn vào khoảng 0,25 triệu m2 vào năm 2015 và 0,4 triệu m2 vào năm 2020. Với tiềm năng địa bàn tỉnh Nghệ An gần các thành phố lớn dọc ven biển Bắc Trung Bộ - là những đô thị có nhu cầu xây dựng nhà cao tầng, cũng như xây dựng cửa hàng, cửa hiệu và các mặt hàng dân dụng từ kính rất lớn; đó là điều kiện thuận lợi để tỉnh Nghệ An đầu tư phát triển kính an toàn dùng cho xây dựng. Một số dữ kiện của nhà máy như sau:
+ Địa điểm: thị xã Cửa Lò.
+ Thời gian đầu tư:
* Giai đoạn từ nay đến 2015: 650 ngàn m2/năm
* Giai đoạn 2016 – 2020: nâng c/s lên 1,3 triệu m2/năm
+ Chủng loại: Sản phẩm kính an toàn có chiều dày từ 6,38 – 16,38 mm dùng cho xây dựng nhà, cửa hàng, các mặt hàng dân dụng và kính cho ô tô.
+ Nguyên liệu: Kính nổi VFG (Bắc Ninh) và màng PVB nhập ngoại.
+ Vốn đầu tư: 70,5 tỷ đồng.
3.9. Bông bazan
Dự kiến đầu tư tại Nghệ An một cơ sở sản xuất bông bazan, với các dữ kiện sau:
- Địa điểm: Tại thị xã Thái Hoà.
- Công suất: + Giai đoạn 2016: 10.000 tấn/năm
+ Giai đoạn 2016 – 2020: nâng lên gấp hai: 20.000 tấn/năm.
- Sản phẩm:
+ Bông rối: 3.000 tấn/năm
+ Bông thảm: 7.000 tấn/năm
- Thiết bị công nghệ: Nhập ngoại.
- Vốn đầu tư: 20 tỷ đồng.
3.10. Vật liệu nhựa
Dự kiến xây dựng ở Nghệ An một cơ sở sản xuất vật liệu nhựa, như sau:
+ Địa điểm: Khu vực Hoàng Mai.
+ Công suất: 20.000 tấn/năm
+ Chủng loại sản phẩm:
Tấm lát sàn: 40 triệu m2/năm Tấm ốp tường, ốp trần: 1 triệu m2/năm Khung cửa nhựa: 5.000 tấn/năm Ống nước các loại: 5.000 tấn/năm
+ Thiết bị công nghệ: Nhập ngoại
+ Vốn đầu tư: 30 tỷ đồng.
3.11. Khai thác phụ gia cho xi măng
a) Phụ gia bazan
Theo phương án quy hoạch xi măng thì đến 2015 tỉnh Nghệ An có năng lực sản xuất 9,3 triệu tấn và năm 2020 là 16,7 triệu tấn xi măng nên nhu cầu phụ gia bazan cho xi măng tương ứng sẽ vào khoảng 1,5 triệu tấn năm 2015 và 2,5 triệu tấn năm 2020. Nguồn bazan của tỉnh Nghệ An đã được khảo sát đánh giá với trữ lượng khoảng 165 triệu m3 và các doanh nghiệp được cấp phép chỉ mới khai thác được 150-200 ngàn tấn/năm. Trong giai đoạn tới, các doanh nghiệp đã được cấp phép khai thác cần đầu tư thiết bị khai thác, thiết bị nghiền cũng như thiết bị vận chuyển để cung ứng phụ gia bazan tận các cơ sở sản xuất xi măng, đáp ứng được nhu cầu phụ gia bazan như đã dự báo.
b) Quặng sắt
Trong sản xuất xi măng quặng sắt thường dùng để điều chỉnh hàm lượng Fe2O3 trong hỗn hợp phối liệu xi măng (nhu cầu khoảng 13 ngàn tấn cho 1 triệu tấn xi măng). Trên địa bàn Nghệ An đã phát hiện trên 22 điểm mỏ nhưng chưa được khảo sát về chất lượng và trữ lượng; chỉ mới đánh giá 4 mỏ là Võ Nguyên (Thanh Chương), Vân Trình (Nghi Lộc) và Thạch Ngàn (Con Cuông), Tri Lễ (Quế Phong) với tổng trữ lượng trên 15 triệu tấn. Vì vậy, trong giai đoạn tới, tuỳ thuộc vào nhu cầu của sản xuất xi măng theo từng giai đoạn có thể đầu tư khai thác các mỏ quặng sắt mới để cung cấp cho công nghiệp xi măng ở tỉnh.
c) Quặng Bau xít:
Quản lý khai thác theo công nghiệp mỏ Bau xít trên địa bàn huyện Quỳ Châu để chế tạo quặng tinh phục vụ làm phụ gia phục vụ công nghiệp xi măng tỉnh Nghệ An.
3.12. Sản phẩm bê tông
Sản phẩm bê tông tươi: Để phục vụ xây dựng các khu đô thị, công trình giao thông, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư từ 3 đến 4 cơ sở sản xuất bê tông tươi thương phẩm ở các khu vực: thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện: Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Đô Lương; công suất từ 30 đến 60 m3/giờ.
Điều 2:Tổ chức thực hiện
1. Sở Xây dựng: Chịu trách nhiệm công bố và chỉ đạo triển khai quy hoạch này; Chủ trì, phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thành, thị xây dựng các đề án, hướng dẫn các nhà đầu tư khai thác, sản xuất các nguồn vật liệu xây dựng. Báo cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng khi cần thiết; tham mưu, đề xuất các cơ chế chính sách phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng để thu hút vốn đầu tư.
Nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi các quy định nhằm đơn giản hóa các thủ tục cấp phép hành nghề, cấp phép kinh doanh vật liệu xây dựng và có biện pháp chấn chỉnh, quản lý chặt chẽ việc sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Công Thương: Phối hợp với Sở Xây dựng để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh, thẩm tra nguồn nguyên liệu của nhà đầu tư.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Quản lý sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng; phối hợp với Sở Xây dựng lập kế hoạch thăm dò, khảo sát đánh giá trữ lượng nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành vật liệu xây dựng.
4. Sở Tài chính, sở Kế hoạch và Đầu tư và các Ngân hàng Thương mại: Nghiên cứu các chính sách hỗ trợ, tạo nguồn vốn đầu tư, thực hiện các giải pháp xúc tiến đầu tư.
5. Sở Giao thông vận tải: Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng lập phương án phát triển giao thông đồng bộ phục vụ xây dựng các nhà máy.
6. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với Sở Xây dựng định hướng Công nghệ sản xuất và xây dựng lộ trình giảm thiểu cơ sở sản xuất, khai thác thủ công lạc hậu không phù hợp trong vùng quy hoạch khai thác vùng nguyên liệu; lập phương án đẩy mạnh các hoạt động khoa học trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, tiếp thu, ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến ở trong và ngoài nước, nhất là công nghệ sạch ít tiêu tốn nguyên, nhiên liệu để thay thế các công nghệ lạc hậu trong sản xuất vật liệu xây dựng.
7. UBND các huyện, thành, thị; UBND các phường, xã, thị trấn phải chịu trách nhiệm thực hiện công tác quản lý sau khi quy hoạch được công bố, tham gia quản lý bảo vệ tài nguyên tại địa phương, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định bố trí đầu tư khai thác tài nguyên trên địa bàn.
Điều 3:Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 152/QĐ-UBND ngày 13/01/2006 của UBND tỉnh.
Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Xây dựng; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Nghệ An; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị; Chủ tịch UBND các phường, xã, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.