ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 274/QĐ.UB | Long Xuyên, ngày 28 tháng 12 năm 1990 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND được Hội đồng Nhà nước công bố ngày 11/7/1989;
- Căn cứ Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Tỉnh Đảng bộ số 14/NQ.TU ngày 16/10/1990 về tình hình nhiệm vụ năm 1991;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, Giám đốc Sở Tư pháp.
QUYẾT - ĐỊNH:
Điều 1.- Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy định “Về tổ chức, quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn”.
Điều 2.- Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm soạn thạo những văn bản cụ thể nhằm hướng dẫn thi hành quyết định này.
Điều 3.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, các văn bản trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Điều 4.- Các ông Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: | ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AG |
QUYẾT - ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN.
(Ban hành kèm theo quyết định số 274/QĐ.UB ngày 28 tháng 12 năm 1990 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang).
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.- Ngân sách xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là ngân sách xã) tuy hạch toán ngoài hệ thống ngân sách Nhà nước, nhưng có liên quan với ngân sách địa phương nên được coi là một bộ phận của ngân sách địa phương, chịu sự quản lý thống nhất của UBND Tỉnh.
Điều 2.- UBND Tỉnh giao cho Sở Tài chính - Vật giá là cơ quan chuyên môn trực tiếp tổ chức điều hành, quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉn An Giang.
Giao cho UBND các huyện, thị xã chức năng quản lý Nhà nước đối với ngân sách xã thuộc phạm vi quản lý hành chính của mình.
Giao cho UBND Xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý ngân sách xã.
Điều 3.- Hoạt động của cơ quan tài chính tỉnh, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn theo hệ thống dọc, Sở Tài chính là cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp quản lý và điều hành thống nhất toàn bộ hoạt động của ngành tài chính tỉnh.
Sở Tài chính giao cho phòng Tài chính huyện, thị xã nhiệm vụ tham mưu giúp cho UBND huyện, thị xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với ngân sách xã.
Giao cho Ban Tài chính xã, phường, thị trấn nhiệm vụ giúp UBND xã, phường, thị trấn lập kế hoạch, chấp hành và quyết toán ngân sách xã.
Điều 4.- Thực hiện chế độ mở 2 tài khoản ngân sách xã. Tài khoản ngân sách xã đăng ký tại kho bạc Nhà nước huyện, thị xã bao gồm:
1- UBND xã, phường, thị trấn đăng ký mở 1 tài khoản ngân sách xã do Chủ tịch UBND làm chủ tài khoản. Tài khoản này được gọi là tài khoản ngân sách xã tại xã để Ban tài chính xã giao dịch thu nộp và cấp phát ngân sách xã.
2- Phòng Tài chính huyện, thị xã đăng ký mở 1 tài khoản ngân sách xã do trưởng phòng Tài chính làm chủ tài khoản. Tài khoản này được gọi là tài khoản ngân sách xã tập trung, nhằm tập trung một phần các khoản thu ngân sách xã và thu trợ cấp ngân sách cấp trên đề điều hòa trợ cấp ngân sách xã trong phạm vi toàn hhuyện, thị xã.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
A- QUAN LY THU NGAN SACH TREN ĐIA BAN XA.
Điều 5.-UBND xã không trực tiếp tổ chức thu các loại thuế trên địa bàn xã mà thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong việc thi hành pháp luật như sau:
1- Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chính sách Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ của công dân đóng thuế đầy đủ và đúng thời gian, chấp hành nghiêm chỉnh luật và Pháp lệnh thuế.
2- Tham gia ý kiến với ngành thuế về lập kế hoạch, biện pháp và tạo điều kiện thuận lợi để ngành thuế thực hiện nhiệm vụ kế hoạch thu thuế, chống thất thu có hiệu quả.
3- Tham gia chống buôn lậu, trốn thuế, kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ trên địa bàn xã.
4- Giám sát việc chấp hành chính sách thuế của Nhà nước, các chế độ thu nộp thuế, chế độ miễn giảm thuế của các tổ chức kinh tế, các hộ kinh doanh tư nhân, cá thể và các hoạt động thi hành công vụ của cán bộ thuế.
Điều 6.- UBND xã được phép quản lý thu các khoản thu cố định của ngân sách xã sau đây:
1- Thu lệ phí sử dụng mặt đất, mặt nước các sông hồ, kênh rạch bến nước, bến đò, bến tàu, nền chợ...
2- Thu lệ phí thị thực chứng thư hộ tịch, công chứng
3- Thu các khoản phạt của xử lý hành chính
4- Thu hoa lợi công sản (trừ diện chịu thuế khai thác tài nguyên).
5- Thu các khoản do ngân sách đóng góp
6- Thu các khoản do hóa giá tài sản
7- Thu các khoản khác của ngân sách xã theo quy định của pháp luật.
Điều 7.- Biện pháp tổ chức thu các khoản thu cố định của ngân sách xã nêu tại điều 6 bản quy định này.
1- UBND Xã tổ chức đấu thầu, đấu giá công khai.
2- Ủy nhiệm cho ngành thuế trực tiếp thu gắn với việc quản lý thu thuế.
3- Trường hợp không thể áp dụng hai biện pháp trên thì Ban Tài chính xã trực tiếp thu.
Điều 8.- Riêng đối với các cơ sở kinh doanh nông nghiệp, không thuộc diện chịu thuế nông nghiệp do ngành thuế quản lý thu. Trường hợp địa phương nào ngành thuế chưa có đủ điều kiện quản lý thu thì phải có thông báo bằng văn bản (có sự đồng ý của giám đốc Sở Tài chính) tạm thời giao cho UBND xã quản lý thu.
UBND Xã đựơc vận dụng dưới hình thức thu lệ phí với mức thu tương đương mức thuế và được coi như một khoản thu cố định của ngân sách xã.
Điều 9.- Để đảm bảo cho cấp xã thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên, Cục thuế Nhà nước tỉnh, Chi Cục thuế các huyện, thị xã phải hướng dẫn cụ thể và tạo mọi điều kiện thuận lợii cho UBND xã phát huy tốt vai trò quản lý Nhà nước ở địa phương, trên lĩnh vực quản lý ngân sách xã.
B- QUAN LY CHI NGÂN SÁCH XÃ
Điều 10.- UBND xã không quản lý vốn xây dựng cơ bản và không có thẩm quyền quyết định xây dựng cơ bản các công trình.
Trường hợp chi xây dựng cơ bản mà sử dụng một phần ngân sách xã (được quy định tại mục C của bản quy định này) và một phần do nhân dân đóng góp vẫn phải thực hiện chế độ hạch toán thu, chi qua ngân sách, đồng thời phải tuân thủ quy chế quản lý vốn đầu tư XDCB của Nhà nước.
Điều 11.- Chi ngân sách xã chủ yếu là chi thường xuyên cho các lĩnh vực sau đây:
1- Chi trợ cấp đại biểu HĐND xã, hội nghị HĐND xã.
2- Chi trả trợ cấp định suất cán bộ xã, ấp trực thuộc UBND Xã.
3- Chi thường xuyên cho hoạt động quản lý Nhà nước của UBND Xã.
4- Chi cho sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa xã hội.
5- Chi cho các khoản khác thuộc ngân sách theo quy định của pháp luật.
6- Ngoài các khoản chi trên, UBND Xã phải dành từ 3% - 5% tổng chi ngân sách xã làm dự bị phí.
7- Ban tài chính xã có thể được các ngành ủy nhiệm chi trợ cấp và kinh phí hoạt động cho cán bộ xã thuộc ngành dọc quản lý.
C- CHÍNH SÁCH ĐIỀU TIẾT
Điều 12.- Các khoản thu cố định của ngân sách xã, được để lại 100% cho ngân sách xã và ghi thu vào tài khoản ngân sách xã tại xã. Trừ các khoản thu cố định sau đây ghi thu vào tài khoản ngân sách xã tập trung để điều hòa.
1- Thu hoa chi, lệ phí bến nước ở khu vực chợ Long Xuyên và chợ Châu Đốc.
2- Thu các bến đò có lưu lượng khách qua lại nhiều, có sự quyết định của Chủ tịch UBND huyện, thị xã trên cơ sở danh sách đề nghị của Trưởng phòng Tài chính huyện,
Điều 13.- Thu các khoản thu bến đò thuộc diện ghi thu vào tài khoản ngân sách xã tại xã, nếu có liên quan đến hai xã thì Chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định về việc tổ chức phối hợp quản lý và phân phối số thu cho hai xã một cách công bằng, hợp lý.
Điều 14.- Thu các loại thuế: môn bài, doanh thu, hàng hóa, lợi tức, trước bạ, nhà đất, tài nguyên và thuế nông nghiệp do ngành thuế quản lý, nhưng vẫn điều tiết cho ngân sách xã 10% số thu nộp ngân sách phát sinh trên địa bàn xã. Riêng thuế sát sinh điều tiết cho ngân sách xã 100%.
Các khoản thu điều tiết nói tại điều 13, 14 bản quy định này ghi thu vào tài khoản ngân sách xã tập trung để điều hòa.
Điều 15.- Thu các khoản thu chống buôn lậu như: phạt hành chính, tịch thu hàng lậu. Sau khi trích thưởng theo quy định và thanh toán chi phí (vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, lưu kho...) phần còn lại điều tiết cho ngân sách xã nơi có công bắt giữ và quản lý sử dụng như sau:
1- Nếu số thu từ 10 triệu đồng trợ xuống thì ghi thu vào tài khoản ngân sách xã tại xã, để bổ sung kế họch chi cho sự nghệip giáo dục, y tế, văn hóa xã hội và mua sắm phương tiện dụng cụ làm việc.
2- Nếu số thu trên 10 triệu đồng thì ghi thu vào tài khoản ngân sách xã tập trung, UBND Xã nơi có công bắt giữ được quyền sử dụng toàn bộ số thu này để chi xây dựng cơ bản các công trình phúc lợi trong xã. Nhưng phải đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo đúng các quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Điều 16.- Nếu các khoản thu cố định và thu điều tiết nêu tại mục C của bản quy định này không đủ để cân đối chi ngân sách xã, thì Phòng Tài chính huyện, thị xã đề nghị Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá xét trợ cấp và ghi thu vào tài khoản ngân sách xã tập trung.
Điều 17.- Các khoản thu ngân sách xã ghi thu tại tài khoản ngân sách xã tập trung do UBND huyện thị xã quyết định điều hòa cho ngân sách các xã trên nguyên tắc cân đối kế hoạch ngân sách từng xã trong phạm vi quản lý của mình.
Riêng khoản thu lệ phí hoa chi, lệ phí bến nước ở chợ Long Xuyên và chợ Châu Đốc được dành một phần để chi xây dựng cơ bản, duy tu bảo dưỡng công trình công cộng khu vực chợ. Khoản chi này do giám đốc Sở Tài chính - Vật giá quy định cụ thể.
Điều 18.- Nghiêm cấm không được sử dụng nguồn thu ngân sách xã do Phòng Tài chính tập trung quản lý để chi cho bất cứ nội dung, đối tượng nào khác ngoài những quy định trong bản quy định này.
Chương III
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ
Điều 19.- Việc tổ chức quản lý ngân sách xã phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành về: kế hoạch hóa, kế toán thống kê, chính sách thuế, thu chi và quyết toán ngân sách xã.
Thực hiện đúng các quy định về phân công, phân cấp quản lý thu ngân sách. Tuyệt đối không được tự tiện đặt ra một khoản thu ngân sách nào khác ngoài các quy định của pháp luật.
Việc chi ngân sách xã phải được thường xuyên kiểm tra, giám sát. Chi ngân sách xã phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở định mức và dự toán theo kế hoạch hàng tháng, quý, năm.
Điều 20.- Việc lập kế hoạch ngân sách xã.
1- Lập kế hoạch năm:
a- Căn cứ quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước, theo sự hướng dẫn của cơ quan Tài chính cấp trên. Ban Tài chính xã giúp UBND xã lập kế hoạch ngân sách xã hàng năm thông quan hội nghị HĐND cùng cấp và Phòng Tài chính huyện, thị xã.
b- Phòng Tài chính huyện, thị xã tổng hợp kế hoạch ngân sách xã trên địa bàn huyện, thị xã và trình UBND huyện, thị xã và Sở Tài chính - Vật giá thông qua.
c- Căn cứ vào kế hoạch của Phòng Tài chính huyện, thị xã và kế hoạch ngân sách Nhà nước của cơ quan có thẩm quyền giao cho, Giám đốc Sở Tài chính – vật giá ra quyết định giao kế hoạch ngân sách xã cho từng huyện, thị xã.
d- Chủ tịch UBND huyện, thị xã căn cứ vào quyết định giao kế hoạch ngân sách xã của Giám đốc Sở Tài chính vật giá và tờ trình của trưởng phòng Tài chính, ra quyết định giao kế hoạch ngân sách xã cho từng xã thuộc phạm vi mình quản lý.
2- Lập kế hoạch quý:
a- Căn cứ kế hoạch năm, Ban Tài chính xã giúp UBND xã lập kế hoạch thu và dự toán chi ngân sách xã hàng quý, hàng tháng và các biện pháp tổ chức thực hiện.
b- Giám đốc Sở Tài chính - vật giá ủy quyền cho Trưởng phòng Tài chính huyện, thị xã xét duyệt và thông báo kế hoạch thu và dự toán chi ngân sách xã hàng quý cho từng xã trên cơ sở kế hoạch dự toán ngân sách xã hàng quý được Sở Tài chính - Vật giá duyệt đối với từng huyện, thị xã.
Điều 21.- Thực hiện thu chi ngân sách xã:
1- UBND xã căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương về đội ngũ cán bộ, kế hoạch được giao, có biện pháp tổ chức thực hiện tốt nhằm bảo đảm hoàn thành kế hoạch thu ngân sách xã, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tích cực cho ngành thuế thực hiện nhiệm vụ thu thuế, đồng thời giám sát các hoạt động thi hành công vụ của cán bộ thuế.
2- Phải chấp hành nghiêm chỉnh và kiên quyết thu đủ, thu đúng và đăng ký đầy đủ, kịp thời mọi khoản thu ngân sách vào kho bạc Nhà nước. Nghiêm cấm tọa chi, xâm tiêu, chiếm dụng các khoản thu ngân sách, chông thất thu thuế.
3- Chi ngân sách xã phải theo đúng dự toán đựơc duyệt và các nguyên tắc, chế độ do pháp luật quy định. Thực hiện tiết kiện triệt để, chống tiêu cực lãng phí.
4- Nghiêm cấm mọi hành vi thu, chi ngân sách xã không hạch toán qua sổ sách, chứng từ kế toán ngân sách xã, lập quỹ đen trái phép, chi không đúng nội dung, mục đích.
Điều 22.- Quyết toán ngân sách xã.
1- Ban Tài chính xã báo cáo cân đối hàng tháng và quyết toán ngân sách hàng quý với Phòng Tài chính. Phòng Tài chính tổng hợp báo cáo với UBND huyện, thị xã và Sở Tài chính vật giá theo định kỳ.
2- Hàng năm, Ban Tài chính xã giúp UBND xã tổng hợp quyết toán báo cáo thông qua hội nghị HĐND cùng cấp và Phòng Tài chính huyện, thị xã để xét duyệt và chuẩn y.
3- Phòng Tài chính tổng hợp báo cáo quyết toán ngân sách xã và chịu trách nhiệm báo cáo thông qua UBND cùng cấp và Sở Tài chính vật giá.
4- Sở Tài chính - vật giá có trách nhiệm phát hành các mẫu biểu, hướng dẫn nội dung và thời hạn báo cáo quyết toán ngân sách xã thống nhất trong toàn tỉnh.
Điều 23.- Về tổ chức Ban tài chính xã:
1- Trưởng Ban Tài chính xã do đ/c Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND Xã kiêm chức.
Trưởng Ban Tài chính xã, ngoài chế độ tiền lượng (nếu là cán bộ trong biên chế do cấp trên biệt phái) hoặc trợ cấp định suất, còn được hưởng phụ cấp trách nhiệm 10% do ngân sách xã chi trả.
2- Kế toán trưởng ngân sách xã có trách nhiệm toàn diện và kế toán ngân sách xã bao gồm nhiệm vụ sau:
- Kế toán trưởng
- Kế toán thu, chi, tổng hợp, thống kê ngân sách.
Kế toán trưởng ngân sách xã do Giám đốc Sở Tài chính - vật giá bổ nhiệm và bãi miễn, do ngành Tài chính trực tiếp quản lý và trả trợ cấp.
3- Thủ quỹ ngân sách xã do UBND Xã quyết định phân công 1 cán bộ xã (văn thư, đánh máy...) kiêm chức thủ quỹ. Hưởng trợ cấp định suất và phụ cấp trách nhiệm 10% do ngân sách xã chi trả.
Chương VI
CHẾ ĐỘ THƯỞNG PHẠT TRONG THỰC HIỆN THU THUẾ VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH XÃ
Điều 24.- Kế hoạch thu thuế trên địa bàn xã tuy do ngành thuế đảm nhiệm, nhưng UBND Xã có trách nhiệm quản lý, kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thuế hoàn thành nhiệm vụ thì thưởng cho ngân sách xã một khoản tính theo tỷ lệ % trên số thu điều tiết tương ứng với tỷ lệ % vượt kế hoạch thu thuế.
Nếu kế hoạch thu thuế trên địa bàn xã không đạt mức phải thu, mà nguyên nhân do thiếu tinh thần trách nhiệm của UBND Xã, thì kế hoạch chi ngân sách xã bị giảm trừ một khoản tính theo tỷ lệ % trên số thu điếu tiết tương ứng với tỷ lệ % đạt kế hoạch thu thuế.
Điều 25.- Nếu UBND xã vượt kế hoạch thu ngân sách xã thì ngân sách xã được thưởng một khoản tính theo tỷ lệ % trên số thu kế hoạch tương ứng với tỷ lệ % vượt kế hoạch.
Nếu xã không đạt kế hoạch thu ngân sách xã, thì kế hoạch chi ngân sách xã bị giảm trừ 1 khoản tính theo tỷ lệ % trên số chi kế hoạch tương ứng với tỷ lệ % không đạt kế hoạch thu ngân sách xã.
Điều 26.- Các khoản thưởng được nêu tại điều 24, 25 bản quy định này chỉ áp dụng khi xã không vi phạm các nguyên tắc quản lý ngân sách, các quy định trong bản quy định này và các quy định khác của pháp luật.
Điều 27.- Giám đốc Sở Tài chính – Vật giá chịu trách nhiệm xét duyệt quyết định mức thưởng phạt của từng xã, số thưởng được chi từ ngân sách tỉnh và ghi thu vào tài khoản ngân sách xã tại xã.
Chế độ thưởng phạt nêu trên phải được thực hiện theo kế hoạch hàng quý.
Điều 28.- Những hành vi vi phạm chế độ quản lý ngân sách xã, gây hậu quả nghiêm trọng đều phải được truy tố trước pháp luật.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 29.- Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn cụ thể cho UBND các cấp và các ban ngành có liên quan thực hiện tốt bản quy định này.
Điều 30.- Giám đốc Sở Tài chính – Vật giá chịu trách nhiệm báo cáo thường kỳ và phản ảnh trước UBND Tỉnh về những thuận lợi, khó khăn để kịp thời hoàn thiện và xây dựng tốt công tác tổ chức quản lý ngân sách xã.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.