BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2702/QĐ-BVHTTDL | Hà Nội, ngày 04 tháng 8 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC TẠI HÀ NỘI TRONG CHƯƠNG TRÌNH 10 NGÀY ĐẠI LỄ KỶ NIỆM 1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI 2010.
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 2382/QĐ-BVHTTDL ngày 03 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc giao nhiệm vụ tổ chức các hoạt động trong chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội năm 2010;
Căn cứ Công văn số 2215/VPCP-KGVX ngày 05 tháng 4 năm 2010 của Văn phòng Chính phủ về việc thẩm định, phê duyệt các đề án, kịch bản chi tiết thuộc lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật trong Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội;
Căn cứ tờ trình số 1332/TTr ngày 28 tháng 7 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kịch bản Lễ hội Lam Kinh năm 2010 tổ chức tại Thanh Hóa và tại Hà Nội trong chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội 2010;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở và Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Thanh Hóa,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình nghệ thuật tổ chức tại Hà Nội trong chương trình 10 ngày đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội 2010 (theo chi tiết chương trình đính kèm).
Điều 2. Trong quá trình dàn dựng, đơn vị và cá nhân có trách nhiệm chỉnh sửa theo sự góp ý của Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lễ hội.
Điều 3. Kinh phí tổ chức hoạt động trên được cấp phát theo chế độ phân cấp hiện hành và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,Tài chính, Cục trưởng Cục Văn hoá cơ sở, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa và các đơn vị chức năng liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT.BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT
TẠI HÀ NỘI TRONG CHƯƠNG TRÌNH 10 NGÀY ĐẠI LỄ KỶ NIỆM 1000 NĂM THĂNG LONG-HÀ NỘI NĂM 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2702/ QĐ/BVHTTDL ngày 04 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
ĐỊA ĐIỂM: TẠI 16 LÊ THÁI TỔ, ĐỀN NGỌC SƠN VÀ HỒ HOÀN KIẾM HÀ NỘI
1- Thời gian biểu diễn: vào buổi sáng các ngày 2,3,4,5,6,7,8,9 tháng 10 năm 2010 (từ 7h30' đến 9h00')
2- Quy mô chương trình: 500 cán bộ, nghệ sĩ, nghệ nhân tham gia thể hiện.
3- Chỉ đạo chương trình: - Bộ VH,TT&DL –UBND Tỉnh Thanh Hoá.
4- Cố vấn nghệ thuật: - NSND Tiến Thọ.
5- Tổng đạo diễn: - NSƯT Mai Tư, NSƯT Ngọc Quyền
6- Họa sỹ: - NSƯT Song Hào.
7- Âm nhạc: - Nhạc sỹ Thế Việt.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Lớp 1: Vua Lê Đăng Quang ( lễ đăng quang, thiên hạ thái bình)
*Nội dung và lời bình :
- "Lễ đăng quang Hoàng Đế": lời Lê Lợi:
Nay lũ giặc Minh đã thực sự cầu hoà
Vậy nên, thần võ chẳng giết tỏ hiếu sinh mở rộng lòng trời.
Mã Kỳ, Phương Chính cấp cho 500 chiếc thuyền.
Vương Thông Mã Anh phát cho vài ngàn cỗ ngựa...(lui binh)
Ta đây, lấy đại nghĩa thắng hung tàn
Lấy chí nhân thay cường bạo
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
(Tất cả nghĩa quân và thần dân đồng thanh hô lớn) “Bình Định Vương vạn tuế” 3 lần.
- (Lê Lợi uy nghi trong áo Hoàng bào):
Hỡi tất cả dân Nam
Hỡi ba quân tướng sĩ
Càn khôn bỉ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rôì lại minh
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu
Bốn phương biển cả thanh bình
Ban chiếu duy tân khắp chốn.
- Hỡi tất cả thần dân
Để mở nền muôn thuở thái bình
Nay ta: thay trời hành hoá
Lên ngôi Thiên Tử
Xưng niên hiệu Thuận Thiên
Đặt tên nước ta là Đại Việt.
(tất cả hô to: Thuận Thiên Hoàng Đế vạn tuế 3 lần)
- (Lời bình trong nền nhạc múa đài sen) “Lục cúng hoa đăng”:
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, chấm dứt ách đô hộ của giặc Minh, đất nước được giải phóng, dân tộc ta hoàn toàn độc lập.
- Ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân 1428 cuộc kháng chiến chống giặc Minh đã giành thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế, xưng niên hiệu Thuận Thiên đạt tên nước ta là Đại Việt.
- Một bộ máy nhà nước quân chủ ra đời, với quyền lực trong tay các quần thần khai quốc trưởng thành qua binh nghiệp, xuất thân từ nhiều tầng lớp nhân dân...
- Một nhiệm vụ lịch sử trọng đại đặt ra cho nhà nước Đại Việt còn non trẻ là nhanh chóng bắt tay vào khôi phục kinh tế đặc biệt là nông nghiệp do 20 năm đô hộ của giặc Minh gây nên.
- Lời bình: có phải tinh hoa văn hoá xứ Thanh, tinh hoa văn hoá đất Việt đã hun đúc nên Người, khi có giặc vung gươm Thuận Thiên cùng muôn người “Tướng sĩ một lòng phụ tử” đuổi giặc ngoại xâm. Giặc tan rồi lại trả gươm về cho đất cho nước. Để lại Hồ Gươm xanh, xanh đến muôn đời. Nhắc nhở cháu con hãy yêu hoà bình mà xa lánh chiến tranh
- Gần 600 năm ngày Vua Lê trả gươm, biết bao thế hệ người Việt Nam đời nối đời nguyện giữ gìn hoà bình, như Hồ Gươm bốn mùa vẫn gợn sóng xanh trong. Như Thăng long Hà Nội đang vươn mình bay tới tương lai.
* Đại cảnh sân khấu tại quảng trường 16 Lê Thái Tổ : (Thời lượng 30’)
- 100 văn thần võ tướng được bố trí theo nghi lễ nhà hậu Lê.
- 53 trống da các loại được xếp thành 4 hàng cả hai bên phải và trái sân khấu
- 100 trống đồng và cồng chiêng được bố trí khoảng trung tâm sân khấu
- 50 diễn viên nam đánh trống cỡ lớn
- 103 diễn viên nữ đánh trống và cồng loại nhỏ
+ Bình định Vương Lê Lợi và đoàn tuỳ tùng 100 người từ ngoài đi vào trong tư thế của người chiến thắng.
+ Lớp diễn Vua đăng quang: màn hát múa bài “Vua Lê Thái Tổ đăng quang”
Từ núi rừng Lam sơn Lam sơn
Các nghĩa binh về đây hội tụ
Dựng cờ cứu nước
Lũng nhai sắt son lời thề
Mười năm nếm mât nằm gai
Khi Ma Khao nắng cát, giặc vây
Lấy giáp trụ làm áo, củ nâu ăn thường ngày
Tướng sĩ đồng lòng
Hoà chén rượu nước sông
Lê Lai đổi áo Bào
Quyết liều mình cứu Chúa
Miền Trà lân tro bay
Tốt đọng giặc phơi thây
Mã yên, đầu giặc rụng
Thành Đông quan năm xưa
Trong tuyệt vọng hung hăng
Tướng sĩ quyết xông lên
Vây chặt đánh công thành
Giặc hạ giáo xin hàng
Ta cấp thuyền lương thảo
Chấm dứt nạn đao binh
Dựng lại cơ đồ
Vua Lê đăng quang
Chăm sóc muôn dân
Kiếm Thần dâng trả
Mong đất nước bình yên
Lam sơn- Đông Đô- Thăng Long
Ngời sáng,Vua Lê Đăng quang
- 50 diễn viên múa màn "Lục cúng hoa đăng”
- 46 diễn viên múa chạy chữ “Thiên hạ thái bình”
+ Lớp múa hát tổng thế trong nền bài hát “Lễ hội Thăng long”:
Du hội Thăng Long, du hội Thăng Long
Những ánh mắt sáng long lanh
Những tiếng nói bao thân thương
Ôi giọng hò sông Mã
Nắng lấp lánh trên quê hương
Núi nước biếc bao la xanh
Đất địa linh nhân kiệt
Du hội Lam Kinh, du hội Lam Kinh
Những con đường xa xăm, xa xăm
Cánh chim trời bao năm xa quê
Mà nay về đây nồng say tình yêu
Cùng điệu hò câu hát
Nghe như vó ngựa phi gươm khua
Trong tiếng trống đồng ngân vang mãi
Hồn sông núi ngàn năm nơi đây
Ôi hùng thiêng đất trời Lam Kinh
Nghe tiếng sang trào dâng quê hương
Tình non nước lửa thiêng cháy mãi
Để con cháu rồng tiên hôm nay
Tay cầm tay du hội Lam Kinh
Du hội Lam Kinh, du hội Lam Kinh
Hò dô, hò dô, khoan dô khoan...
- 60 diễn viên múa Xuân phả
- 30 diễn viên múa trò Sanh ngô
- 30 diễn viên múa trò Chiềng
- 60 diễn viên múa Rồng và Tú huầy
(Tất cả các trò diễn cùng diễn ra khắp quảng trường, tạo nên không khí muôn dân vui hưởng thái bình)
Lớp 2: Lê Lợi hoàn Gươm
* Lớp diễn trên Đoạn đường từ 16 Lê Thái Tổ đến cầu Thê Húc
“Đoàn nhà Vua đi vãn cảnh Kinh Thành, thời lượng 30 phút"bao gồm:
- Đoàn nhạc công Triều đình 20 người .
- Đoàn cờ suý và vác lộng 30 người đi theo hàng 3.
- Đoàn lính Triều đình 30 người
- Đoàn múa Rồng 46 người
- Đoàn trống, cồng, chiêng 30 người
- Đoàn kiệu nhà Vua 20 người
- Các văn thần võ tướng, Hoàng Hậu và các Phi 100 người
- Đoàn ngựa trò Xuân phả 60 người
- Đoàn trò Chiềng 30 người
- Đoàn trò Sanh ngô, Tú huầy và các trò khác 50 người
- Đoàn nghĩa quân 60 người
(Các đoàn vừa đi vừa biểu diễn múa hát dân gian suốt đoạn đường từ Lê Thái Tổ đến cầu Thê giác)
* Tại cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn và tháp Rùa Hồ Hoàn Kiếm
- 50 lính Triều đình xếp hàng đôi trên cầu Tê giác chờ đón nhà Vua và các quần thần đến dâng hương tại đền Ngọc sơn.
- Cạnh đền Ngọc sơn (dưới nước) 5 thuyền Rồng được chờ đón nhà Vua
- Lớp diễn nhà Vua dâng hương Đức Thánh Trần. Tiếp theo là nhà Vua cùng văn thần võ tướng xuống thuyền vãn du cảnh hồ.Bỗng sấm chớp nổi lên, sóng to, gió lớn. Rùa vàng xuất hiện (Tại tháp rùa bố trí cho Thần Rùa xuất hiện). Một số quần thần cho rằng có điềm gở nên giương cung lên bắn, thấy vậy Đức Vua vội can ngăn .
- Lớp diễn nhà Vua với Rùa vàng :
Đức vua: Xin kính lạy Thần Kim Quy, hôm nay Lợi tôi và Bá quan đi thưởng ngoạn cảnh hồ. Nếu có điều gì làm kinh động đến Thần Lợi tôi xin được lượng thứ.
Rùa vàng: Kim quy tôi xin chúc mừng Bệ Hạ đã lên ngôi Hoàng Đế. Vì vậy Thần lên đây chỉ một thỉnh cầu.
Đức vua: Xin Thần chỉ bảo
Rùa vàng: Bệ hạ đã mang kiếm Thuận Thiên bên mình suốt 10 năm giết giặc để hôm nay dành lai được giang sơn đất nước.Hết giặc rồi nay xin cho Kiếm theo Thần trở về chốn thuỷ cung, để muôn dân được đời đời yên hưởng thái bình.
Đức vua: Lời Thần dạy cũng là tâm nguyện của Lợi này. Xin đa tạ đất trời dã giúp Lợi và dân Nam tìm được cảnh thái bình. Lợi tôi xin trả lại gươm báu và đa tạ thần linh.
(nói xong Đức Vua tung gươm trả.Rùa vàng ngậm gươm rồi lặn xuống lòng hồ)
Đức vua: Hỡi tất cả muôn dân! Ta cùng các ngươi chỉ lo cấy lo cày, lo xây dựng cơ nghiệp. Nhưng giặc thù muốn xâm chiếm nước ta, buuộc ta và các ngươi phải cầm giáo cầm gươm. Nay giặc đã tan, ta trả Gươm về cho Đất cho Nước cầu mong dân Nam được đời đời sống trong thanh bình. Để ghi lại điển tích hôm nay cho muôn đời sau biết đến, Ta đặt tên cho hồ là Hồ Gươm.
* Tại Tháp rùa: (Bố trí nơi Thần Rùa xuất hiện)
PHẦN CẢNH TRÍ, PHỤC TRANG, ĐẠO CỤ:
* Cảnh trí Tại quảng trường 16 Lê Thái Tổ
- Phục dựng Thành Đông Quan dài 36 m
- Các loại bục bệ tam , tứ , ngũ cấp…
- Tại Tháp Rùa : khói lạnh khi Thần Rùa xuất hiện
* Phục trang:
- 1 bộ Bình Định Vương của Lê Lợi
-1 bộ Hoàng bào nhà Vua
- 1 bộ Nguyễn Trãi
- 1 bộ Nguyễn Suý
- 20 bộ Hoàng hậu, các Phi và Hoàng thân Quốc thích của nhà Vua
- 60 bộ văn thần võ tướng
- 150 bộ nghĩa quân và lính triều đình
- 25 bộ Việt cổ cho dàn trống đồng
- 50 bộ dân tộc Mường và Thái cho dàn cồng chiêng
- 25 bộ lính nhạc triều đình đánh trống
- 100 bộ dân gian cho các trò diễn Xuân phả, Sanh ngô, trò Chiềng và Tú huầy
- 46 bộ múa Rồng
- 45 bộ múa sen
* Đạo cụ cơ bản :
- 1 bộ kiệu Vua
- 1 Thần Rùa dài 5m rộng 3m
- 5 thuyền Rồng , mỗi thuyền dài 5m rộng 2,8m
- 4 con Rồng, mỗi con dài 45 m
- 53 trống da các loại
- 25 trống đồng thật
- 20 nhạc cụ kèn, sáo nhị, thanh la.
- 30 kồng chiêng
- 100 cây giáo
- 30 cung nỏ
- 100 kiếm
- 200 cờ các loại
- 60 con ngựa múa Xuân phả
- 4 con voi, mỗi con dài 3m cao 2,5m múa trò Chiềng
- 9 con Phượng múa trò Sanh ngô
- 9 cái lộng các loại
- 9 mâm quả múa đài sen “Lục cúng hoa đăng”
* Âm nhạc:
- Màn hoà tấu trống hội 3’
- Nhạc rước theo nghi thức cung đình
- Nhạc Đăng đàn ( cảnh Lê Lợi đăng quang )
- Nhạc múa ‘lục cúng hoa đăng”
- Nhạc “Bát man tấn cống” cho cuộc diễu hành từ 16 Lê Thái Tổ đến đền Ngọc Sơn của Triều đình.
- Nhạc cúng tế trong đền Ngọc sơn khi nhà Vua dâng hương Hưng Đạo Vương
- Nhạc sự kiện khi Thần Rùa xuất hiện, Lê Lợi hoàn Gươm (sấm chớp, giông bão)
- Nhạc Đất nước hoà bình “Thái bình thiên hạ”
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.