ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 270/QĐ-CTUB | Long Xuyên, ngày 19 tháng 3 năm 1996 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG BIỆN PHÁP ĐIỀU HÀNH KẾ HOẠCH 1996.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
- Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 862/TTg ngày 30/2/1995;
- Để đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang năm 1996 theo Nghị quyết kỳ họp lần thứ 3 Hội đồng Nhân dân tỉnh khoá V, ngày 27 tháng 01 năm 1996;
- Chủ tịch UBND tỉnh An Giang quyết định một số chủ trương biện pháp điều hành kế hoạch 1996 như sau :
I. HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN :
1. Nhiệm vụ mục tiêu hàng đầu là phải ra sức hoàn thành kế hoạch thu chi NSNN năm 1996 trên địa bàn.
Sở Tài chính Vật giá, Cục Thuế, Hải quan và UBND huyện, xã (và cấp tương đương) có trách nhiệm triển khai thực hiện nhiệm vụ thu NSNN ngay từ đầu năm, phấn đấu đạt và vượt từ 8% - 10% chỉ tiêu kế hoạch thu NSNN trên địa bàn theo Quyết định của Chính phủ và Nghị quyết HĐND tỉnh đã giao; làm cơ sở thực hiện chi NSĐP đúng, đủ, kịp thời theo dự toán với tinh thần tiết kiệm nghiêm ngặt, đúng pháp luật.
1.1 Cục Thuế chủ trì phối hợp Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Địa chính và UBND huyện, thị xã tổ chức kiểm tra đối chiếu làm rõ để thống nhất trình UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt, làm căn cứ pháp lý cho việc lập bộ ghi thu thuế đối với :
a. Tổng số tổ chức và hộ kinh doanh công thương nghiệp ngoài Quốc doanh thuộc diện chịu thuế và diện miễn thuế.
b. Tổng diện tích chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp.
1.2 Sở Tài chính Vật giá giúp UBND tỉnh ban hành Quyết định về một số cơ chế, biện pháp quản lý và điều hành NSNN năm 1996; quy chế tiết kiệm chi tiêu ngân sách và quản lý sử dụng công sản; phương án điều chỉnh, phát mãi công sản không cần dùng để thu nộp vào NSNN.
2. Sở Tài chính Vật giá chủ trì :
2.1 Phối hợp Sở Địa chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Cục Đầu tư – Phát triển và Cục Thuế giúp UBND tỉnh ra Quyết định ban hành bản quy định về việc sử dụng quỹ đất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật gắn với quy hoạch bố trí nhà ở dân cư, chỉnh trang phát triển thị xã, thị trấn, thị tứ và các trung tâm xã.
2.2 Phối hợp Kho bạc Nhà nước, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý phát triển điện nước nông thôn hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ thông qua Bộ Tài chính xét duyệt để phát hành trái phiếu công trình đầu tư phát triển điện nông thôn An Giang.
3. Cục quản lý vốn và Tài sản DNNN chủ trì phối hợp Sở Tài chính Vật giá và Sở Kế hoạch và Đầu tư lập đề án thông qua UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thí điểm cổ phần hoá ít nhất 2 DNNN trong năm 1996.
4. Ngân hàng Nhà nước tỉnh có biện pháp chỉ đạp các Ngân hàng Thương mại quốc doanh và các tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh vận dụng nhiều biện pháp đa dạng trong khuôn khổ pháp luật, phấn đấu huy động nhiều nguồn vốn để tích cực đáp ứng vốn tín dụng đầu tư thực hiện các chương trình, mục tiêu, dự án thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế; nhất là phục vụ yêu cầu phát triển và chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, vốn cho thu mua, chế biến, xuất khẩu. Cố gắng tìm nguồn bố trí vốn tín dụng trung và dài hạn nhiều hơn năm trước để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển nghề cá (bè, ao hầm), cải tạo vườn tạp, hỗ trợ các DNNN và các cơ sở TTCN đầu tư mở rộng, đổi mới công nghệ thiết bị, gia tăng xuất nhập khẩu...
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì :
5.1 Phối hợp hệ thống tổ chức Ngân hàng và hệ thống tổ chức tài chính giúp UBND tỉnh ra Quyết định ban hành quy chế nhằm các yêu cầu sau :
a. Tổng hợp cân đối tất cả các nguồn vốn đầu tư xã hội trên địa bàn, hướng việc bố trí vốn tập trung ưu tiên đầu tư thực hiện các chương trình, mục tiêu, dự án phát triển trọng yếu.
b. Theo dõi, nắm bắt thông tin tình hình huy động, tiếp nhận, sử dụng vốn ở các ngành, các cấp, cơ sở; tổng hợp phân tích đánh giá, đề ra biện pháp xử lý khó khăn vướng mắc về vốn; vận dụng cơ chế chính sách huy động vốn có hiệu quả.
c. Kiểm tra, chấn chỉnh thiếu sót, lệch lạc, kịp thời phát hiện xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về quản lý sử dụng vốn đầu tư.
Để giúp UBND tỉnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc kiểm tra góp ý chỉ đạo xử lý kịp thời về vốn đầu tư phát triển trên địa bàn; UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo về vốn đầu tư phát triển với cơ cấu thành phần như sau :
- Trưởng Ban : Chủ tịch UBND tỉnh; khi Chủ tịch đi vắng đồng chí Phó Chủ tịch trực UBND tỉnh thay Chủ tịch làm nhiệm vụ Trưởng Ban.
- Các Phó Ban : các Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính Vật giá và Ngân hàng Nhà nước tỉnh. Mỗi Phó Ban lần lượt theo thứ tự đã ghi thay phiên nhau làm nhiệm vụ thường trực Ban chỉ đạo 1 quý.
- Các thành viên : thủ trưởng các cơ qaun đơn vị : Chi Cục Kho bạc, Cục Đầu tư – Phát triển, công ty Bảo hiểm An Giang, các chi nhánh Ngân hàng: Đầu tư và phát triển, Công thương, Nông nghiệp và Ngoại thương.
Ban chỉ đạo có tổ chuyên viên giúp việc là cán bộ các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính Vật giá và Ngân hàng Nhà nước tỉnh kiểm chức.
Ban chỉ đạo đề ra quy chế làm việc thông qua UBND tỉnh phê duyệt để ban hành thực hiện.
5.2 Phối hợp các cơ quan quản lý cấp phát, cho vay các quỹ tài trợ ưu đãi và các Sở ngành chủ trì các chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo... giúp UBND tỉnh ra quyết định ban hành quy chế về việc tổ chức quản lý và điều hành sử dụng các nguồn vốn này một cách tập trung thống nhất từ một đầu mối, nhằm thực hiện chính sách vốn giải quyết việc làm đối với người nghèo, người thất nghiệp một cách có hiệu quả, đúng đối tượng, đúng pháp luật để trong một vài năm trước mắt đưa số hộ này vượt qua mức nghèo.
5.3 Phối hợp Sở Tài chính Vật giá, Cục Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Đầu tư phát triển và các sở ngành hữu quan tích cực tranh thủ các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước; vốn đầu tư xây dựng, kinh phí chương trình quốc gia, kinh phí sự nghiệp... của các Bộ ngành TW; và các nguồn vốn ODA, FDI, BOT, tín dụng thuê mua, viện trợ nhân đạo...
Bố trí đầu tư hợp lý và tăng cường quản lý sử dụng các nguồn vốn này đúng pháp luật, có hiệu quả.
5.4 Phối hợp Sở Tài chính Vật giá, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Cục Thuế và các sở quản lý chuyên ngành giúp UBND tỉnh ra Quyết định ban hành quy định về chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển các mục tiêu sau đây :
a. Các khu du lịch núi Sam, lâm viên núi Cấm, đồi tức Dụp, khu lưu niệm Bác Tôn.
b. Xây dựng đường ô tô lên đỉnh núi Cấm
c. Xây dựng các nhà máy cấp nước ở các thị trấn, các trạm cấp nước ở các trung tâm xã và khu dân cư.
6. Sở Công nghiệp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính Vật giá, Cục Thuế giúp UBND tỉnh ban hành quyết định và tổ chức triển khai hệ thống các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp – TTCN trên địa bàn. Thường xuyên theo dõi nắm bắt kịp thời những yêu cầu của các cơ sở sản xuất của các thành phần kinh tế để báo cáo đề xuất UBND tỉnh giải quyết cụ thể. Phối hợp Hội đồng liên minh (lâm thời) các HTX lập đề án sắp xếp tổ chức các hình thức hợp tác, hướng dẫn giải quyết kịp thời những vướng mắc nhằm thúc đẩy các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển.
II. QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG :
1. Sở Xây dựng chủ trì phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính Vật giá và Cục Đầu tư phát triển giúp UBND tỉnh tổ chức tổng kết công tác quản lý đầu tư xây dựng năm 1995 theo Nghị định 177/CP của Chính phủ và Quyết định 350/QĐ-UB của Uỷ Ban Nhan Dân tỉnh; triển khai chương trình nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng 1996 trên địa bàn.
2. Ban Tổ chức chính quyền tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan đã nêu tại điểm 1 nói trên giúp Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh ra Quyết định điều chỉnh, sáp nhập, thành lập, kiệm toàn các tổ chức sau :
2.1. Tư vấn về đầu tư và xây dựng.
2.2. Quản lý thực hiện dự án.
2.3. Hội đồng xét thầu về đầu tư và xây dựng.
2.4. Hội đồng xét duyệt các định mức kinh tế kỹ thuật.
2.5. Tư vấn thẩm định thiết kế dự toán.
3. Khẩn trương tiến hành thiết kế quy hoạch :
3.1 Sở Xây dựng chủ trì phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Công nghiệp, Sở Thương mại Du lịch và UBND huyện, thị xã triển khai thực hiện các dự án thiết kế quy hoạch xây dựng các khu chức năng ở các thị xã, thị trấn; lộ giới; các trung tâm xã; các khu, cụm công nghiệp, các trung tâm dịch vụ Cửa khẩu Tịnh Biên, Cửa khẩu Vĩnh Xương và các quy hoạch ngành.
3.2 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp các Sở Giao thông Vận tải, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư giúp UBND tỉnh triển khai ngay Quyết định 99/TTg của Chính phủ; khẩn trương hoàn thành quy hoạch, kế hoạch xây dựng thuỷ lợi kết hợp giao thông và bố trí nhà ở dân cư chống lũ 1996-2000; trước mắt triển khai thực hiện kế hoạch 1996, chuẩn bị cho năm 1997 và kế hoạch các năm từ 1997 đến 2000. Riêng quy hoạch bố trí nhà ở dân cư phải thông qua UBND tỉnh cuối quý 1/1996.
4. Việc lập, bố trí kế hoạch và cấp phát vốn ĐTXD thuộc nguồn vốn NSĐP phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Nhà nước; Đặc biệt:
4.1 Danh mục dự án ghi kế hoạch phải bảo đảm có hồ sơ dự án đã được cơ quan thẩm quyền ra quyết định phê duyệt.
4.2 Dự toán công trình không được cao hơn mức đầu tư đã ghi trong kế hoạch.
4.3 Việc cấp phát vốn phải đảm bảo có đầy đủ hồ sơ thủ tục; chỉ được cấp phát đúng danh mục và mức vốn đã ghi kế hoạch.
III. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH CÓ MỤC TIÊU :
Hiện nay Chính phủ đã sắp xếp lại có 15 chương trình quốc gia thực hiện trên phạm vi cả nước, trong đo có 13 chương trình đã và đang triển khai thực hiện ở tỉnh ta.
Ngoài ra theo các Quyết định, Chỉ thị của Chính phủ; Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh cũng đã đề ra nhiều chương trình có mục tiêu đã và đang triển khai thực hiện.
1. Các Sở ngành chủ trì chương trình phối hợp các Sở ngành thành viên trong Ban Chủ nhiệm chương trình có kế hoạch, biện pháp tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể theo kế hoạch năm 1996.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Sở Tài chính Vật giá giúp UBND tỉnh ra Quyết định ban hành quy chế về việc tổ chức quản lý điều hành các chương trình trên địa bàn một cách tập trung thống nhất từ một đầu mối là UBND tỉnh, bảo đảm các yêu cầu sau :
2.1. Phát huy đầy đủ vai trò nhiệm vụ của cơ quan chủ trì từng chương trình và các ngành thành viên phối hợp.
2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Sở Tài chính Vật giá chủ trì thường xuyên theo dõi đôn đốc kiểm tra, tổng hợp phân tích đánh giá, đề xuất biện pháp giúp UBND tỉnh chỉ đạo điều hành có hiệu lực và hiệu quả tất cả các chương trình trên địa bàn.
2.3. UBND huyện, thị xã là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm theo dõi chỉ đạo điều hành kiểm tra việc thực hiện tất cả các chương trình trên địa bàn huyện, thị xã.
3. Ban Tổ chức Chính quyền phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở quản lý chuyên ngành nghiên cứu lần lượt trình UBND tỉnh ra Quyết định thành lập các Ban Giám đốc điều hành 16 chương trình sau :
3.1. Ổn định nhà ở và sản xuất trong mùa lũ.
3.2. Phát triển nghề nuôi cá (bè, ao hầm...) và chế biến thuỷ sản xuất khẩu.
3.3. Phát triển cây bắp và chế biến thức ăn gia súc.
3.4. Phát triển vùng chuyên canh khoai mì và chế biến khoai mì.
3.5. Phát triển mía và chế biến mía đường.
3.6. Khôi phục phát triển cây điều vùng Bảy Núi và chế biến hạt điều.
3.7. Chương trình khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
3.8. Chương trình xây dựng phát triển các nhà máy, trạm cấp nước.
3.9. Chương trình phát triển nhà ở.
3.10. Chương trình xử lý chất thải, nước thải.
3.11. Chương trình phát triển đô thị và đô thị hoá nông thôn.
3.12. Chương trình phát triển miền núi.
3.13. Chương trình phát triển du lịch.
3.14. Chương trình xoá đói giảm nghèo.
3.15. Chương trình cải tạo vườn tạp.
3.16. Điều tra chống sạt lỡ.
Mỗi Ban Giám đốc điều hành chương trình dự án nói trên có thể có một số thành viên kiêm chức nhưng nhất thiết phải có Giám đốc, 01 Phó Giám đốc và 1 đến 2 chuyên viên chuyên trách.
Trong thời gian chờ chọn lựa nhân sự bố trí vào các Ban Giám đốc nói trên và để đảm bảo tất cả các chương trình có mục tiêu đã nêu được thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra góp ý chỉ đạo xử lý kịp thời; UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo điều hành tất cả các chương trình nói trên với cơ cấu thành phần như sau:
- Trưởng Ban : Chủ tịch UBND tỉnh; khi Chủ tịch đi vắng Phó Chủ tịch trực UBND tỉnh thay Chủ tịch làm nhiệm vụ Trưởng Ban.
- Các Phó Ban : là các Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách kinh tế và văn hoá xã hội.
- Uỷ viên thường trực : Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Ban chỉ đạo có tổ chuyên viên giúp việc chủ yếu trưng dụng lực lượng cán bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục Thống kê kiêm chức. Ngoài ra, theo yêu cầu công việc Ban Chỉ đạo có thể mời các giáo sư, chuyên gia, chuyên viên tham vấn theo chế độ hợp đồng từng đề tài và khối lượng công việc cụ thể.
Ban chỉ đạo đề ra quy chế làm việc thông qua UBND tỉnh phê duyệt để ban hành thực hiện.
IV. GIAO KẾ HOẠCH 1996, LẬP KẾ HOẠCH 1997 VÀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THÔNG TIN:
1. Giao kế hoạch 1996 :
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính Vật giá, Cục Thuế và Cục quản lý vốn và Tài sản DNNN giúp UBND tỉnh ra quyết định :
- Giao kế hoạch thu chi NSNN 1996 trên địa bàn.
- Kế hoạch danh mục và vốn đầu tư xây dựng 1996 bằng nguồn vốn NSĐP.
- Giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 1996 đối với các doanh nghiệp địa phương.
Các kế hoạch nêu trên là kế hoạch pháp lệnh - Trên cơ sở đó;
1.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo kế hoạch hướng dẫn năm 1996 với một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội chủ yếu cho Sở ngành tỉnh, UBND huyện, thị xã và các DNNN địa phương.
1.2. Sở Tài chính Vật giá phối hợp Cục Thuế thông báo chỉ tiêu hướng dẫn năm 1996 về thu chi NSNN và thu chi ngân sách xã cho các Sở ngành tỉnh và UBND huyện thị xã, và các đơn vị trong hệ thống ngành tài chính và ngành thuế.
1.3. Các Sở quản lý chuyên ngành thông báo chỉ tiêu hướng dẫn phát triển kinh tế xã hội của ngành đến UBND huyện thị xã và các đơn vị trong ngành.
1.4. Uỷ Ban Nhân Dân huyện thị xã :
a. Ra quyết định giao kế hoạch pháp lệnh 1996 cho UBND xã, phường, thị trấn, bao gồm :
- Kế hoạch thu chi NSNN trên địa bàn.
- Kế hoạch thu chi Ngân sách xã.
- Kế hoạch danh mục vốn đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách xã.
- Kế hoạch lao động công ích.
b. Thông báo kế hoạch hướng dẫn năm 1996 với một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội chủ yếu trên địa bàn cho các ngành cùng cấp và UBND xã phường thị trấn.
2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp Cục Thống kê, Sở Tài chính Vật giá, Cục Thuế và Cục Quản lý Vốn và Tài sản tại DNNN:
2.1. Hướng dẫn các ngành các cấp lập kế hoạch 1997 bao gồm : Kế hoạch kinh tế xã hội, Kế hoạch thu chi NSNN, Kế hoạch đầu tư xây dựng và Kế hoạch sản xuất kinh doanh của các DNNN: đến cuối tháng 7/1996 cho xong.
2.2. Hướng dẫn các ngành và các huyện thị xã lập kế hoạch định hướng phát triển kinh tế xã hội 5 năm 1996 - 2000; kế hoạch vốn và danh mục đầu tư xây dựng 5 năm 1996 - 2000.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp Cục Thống kê và các Sở ngành hữu quan :
3.1. Giúp UBND tỉnh ra quyết định ban hành quy định về :
a. Hệ thống các chỉ tiêu mẫu biểu báo cáo định kỳ của các ngành, các cấp trong tỉnh.
b. Cải tiến công tác thống kê, thông tin, dự báo theo hướng phân công :
- Cục Thống kê chịu trách nhiệm thu nhận, tổng hợp số liệu thống kê.
- Thành lập Hội đồng Tư vấn do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì giúp UBND tỉnh: nghiên cứu phân tích xử lý thông tin, phê duyệt công bố số liệu thông tin và dự báo.
3.2. Văn phòng UBND tỉnh chủ trì phối hợp Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý Nhà nước.
Nơi nhận: | UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.