ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2671/QĐ-UBND | Hải Dương, ngày 19 tháng 10 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DANH MỤC VÀ MỨC HỖ TRỢ CÁC NGHỀ ĐÀO TẠO CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT THUỘC NGUỒN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VIỆC LÀM VÀ DẠY NGHỀ TỈNH HẢI DƯƠNG
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/4/2013 của Liên Bộ: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020;
Căn cứ Kế hoạch số 1211/KH-UBND ngày 11/7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2013-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc sở Lao động - Thương binh và xã hội tại Tờ trình số 2427/TTr-SLĐTBXH-STC ngày 16/9/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt danh mục và mức hỗ trợ các nghề đào tạo cho người khuyết tật thuộc nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và dạy nghề tỉnh Hải Dương, cụ thể như sau:
I. Đối tượng và điều kiện được hỗ trợ:
- Người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại Hải Dương đủ 14 tuổi đến dưới 60 tuổi (đối với nam), dưới 55 tuổi (đối với nữ), có nhu cầu học nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề cần học.
- Người khuyết tật chỉ được hỗ trợ một lần theo chính sách của Nhà nước. Những người được hỗ trợ học nghề từ các Chương trình, Đề án khác của Nhà nước không được hỗ trợ học nghề theo Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 tại tỉnh Hải Dương.
II. Danh mục nghề đào tạo và mức hỗ trợ cho từng nghề:
STT | Nghề đào tạo | Mức hỗ trợ cho 1 người học/ 1 tháng (Đơn vị tính: đồng) |
I | Nhóm I |
|
1 | Hàn | 1.000.000 |
2 | Điện dân dụng | 1.000.000 |
II | Nhóm 2 |
|
1 | May công nghiệp | 900.000 |
2 | Tin học văn phòng | 900.000 |
3 | Thêu: Thêu ren, Thêu rua, Thêu đính cườm, Thêu thủ công... | 900.000 |
4 | Thủ công mỹ nghệ: Nơ hoa, Chổi chít, Đan len, Móc len sợi... | 900.000 |
Đối với các nghề phát sinh mới trong quá trình thực hiện, Sở Lao động Thương binh và Xã hội sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.
III. Mức hỗ trợ đào tạo nghề cho từng khóa học như sau:
1. Đối với trình độ sơ cấp nghề: Mức hỗ trợ đào tạo nghề được tính theo thời gian học thực tế của khóa học nhưng không vượt quá mức hỗ trợ tối đa quy định, cụ thể như sau:
1.1. Mức hỗ trợ đào tạo nghề thuộc nhóm I tối đa là 6.000.000 đồng/01 học sinh/khóa.
1.2. Mức hỗ trợ đào tạo nghề thuộc nhóm II tối đa là: 5.400.000 đồng/01 học sinh/ khóa.
2. Đối với dạy nghề dưới 3 tháng: Mức hỗ trợ đào tạo nghề được tính theo thời gian thực tế của khóa học.
IV. Mức hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại trong thời gian học nghề: Đối tượng người khuyết tật là lao động nông thôn, người khuyết tật là lao động thành thị thuộc hộ nghèo, cụ thể như sau:
- Hỗ trợ tiền ăn: 15.000 đồng/ngày thực học/người.
- Hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên: 200.000 đồng/người/khóa học.
V. Nội dung chi kinh phí: Hỗ trợ đào tạo nghề cho người khuyết tật và các nội dung chi khác được thực hiện theo Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư Liên tịch số 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/4/2013 của Liên Bộ: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội.
VI. Nguồn kinh phí: Từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và dạy nghề.
Điều 2. Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động TBXH, Giám đốc Sở Tài chính và thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.