ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2664/QĐ-UBND |
Đắk Lắk, ngày 26 tháng 9 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội khóa XIII phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 1730/QĐ-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 3670/QĐ-BNN-VPĐP ngày 07/9/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án truyền thông, thông tin tuyên truyền Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định 530/QĐ-UBND ngày 08/3/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua Đắk Lắk chung sức xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1073/QĐ-UBND ngày 05/5/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 1772/QĐ-UBND ngày 17/7/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh tại Tờ trình số 240/TTr-VPĐP ngày 25/8/2017,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành Kế hoạch Truyền thông, thông tin tuyên truyền thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017- 2020.
Điều 2. Giao cho Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị liên quan căn cứ Kế hoạch Truyền thông, thông tin tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 kèm theo Quyết định này để thực hiện đảm bảo hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành./.
|
KT.
CHỦ TỊCH
|
TRUYỀN THÔNG, THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC
GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2017-2020.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2664/QĐ-UBND ngày 26/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
1. Mục tiêu tổng quát:
- Nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về mục tiêu, nội dung và giải pháp của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Chương trình xây dựng nông thôn mới) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2017- 2020.
- Tạo sự đồng thuận của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa, những kết quả và thành tựu của Chương trình xây dựng nông thôn mới đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Qua đó thúc đẩy thực hiện phong trào thi đua “Đắk Lắk chung sức xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016-2020” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020, đến năm 2020 toàn tỉnh có 40% số xã đạt chuẩn và không còn xã dưới 05 tiêu chí;
- 100% các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch truyền thông, thông tin tuyên truyền hàng năm và triển khai có hiệu quả;
- Phấn đấu trên 70% người dân khu vực nông thôn hiểu và đồng thuận về chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng nông thôn mới.
- Truyền thông, thông tin tuyên truyền đầy đủ, kịp thời, hiệu quả và được tiến hành đồng bộ về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới tới toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Nội dung, phương pháp và cách thức thực hiện phù hợp điều kiện thực tế của các cơ quan, đơn vị và địa phương cũng như đối tượng được tuyên truyền; Tuyên truyền có trọng tâm, tránh lãng phí, huy động thêm các nguồn lực khác theo hướng xã hội hóa nhằm góp phần đảm bảo thực hiện thành công nhiệm vụ truyền thông, thông tin tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới.
III. Phạm vi, thời gian thực hiện:
1. Phạm vi: Tất cả các huyện, thị xã, thành phố; ưu tiên tập trung tuyên truyền ở khu vực nông thôn, nhất là ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, xã biên giới và các xã đang phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2017-2020.
2. Thời gian thực hiện: 4 năm, từ năm 2017 đến năm 2020.
1. Tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Nghị quyết 26/NQ-TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Kết luận 97 của Bộ Chính trị về tiếp tục triển khai thành công Nghị quyết 26/NQ-TW; mục tiêu, nội dung, giải pháp và tổ chức thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Tuyên truyền các văn bản, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo, các Bộ, ban, ngành Trung ương; các văn bản của Ban Chỉ đạo, UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành, hội đoàn thể của tỉnh liên quan đến Chương trình xây dựng nông thôn mới.
2. Thông tin, tuyên truyền kết quả thực hiện phong trào thi đua Đắk Lắk chung sức xây dựng nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới gắn liền với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần thúc đẩy và cụ thể hóa công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; gắn xây dựng nông thôn mới với quá trình đô thị hóa và từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu.
3. Thông tin, tuyên truyền về những thành tựu và kết quả thực hiện Chương trình nông thôn mới trên cả nước; những gương điển hình tiên tiến và mô hình sản xuất tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới; những sáng kiến và mô hình tiêu biểu về gìn giữ và bảo vệ môi trường nông thôn.
4. Kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc và những bất cập, tồn tại trong quá trình triển khai Chương trình nông thôn mới ở các địa phương.
1. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, truyền thông
a) Tuyên truyền trên Báo, Đài Trung ương và địa phương:
- Xây dựng chuyên mục, phóng sự chuyên đề, tọa đàm hoặc đối thoại, phỏng vấn về tiến độ và kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung biểu dương những địa phương, đơn vị, cá nhân điển hình làm tốt công tác xây dựng nông thôn mới; những mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả; những kinh nghiệm hay trong huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới; đồng thời, phản ánh những vướng mắc cần tháo gỡ trong thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
- Xây dựng chuyên mục, đưa tin bài, hình ảnh về triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Nội dung phản ánh các hoạt động nổi bật, những kinh nghiệm thiết thực từ nhân dân, các cấp tham gia hưởng ứng tích cực và hiệu quả trong quá trình xây dựng nông thôn mới; kết quả thực hiện, những khó khăn tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới tại các địa phương trong tỉnh.
b) Tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, các Sở, ban, ngành, đoàn thể và hệ thống phát thanh của huyện, xã, buôn:
Tăng thời lượng tuyên truyền, tích cực đưa thông tin từ cơ sở, nhất là ở các xã khó khăn trên địa bàn tỉnh về các hoạt động trong thực hiện xây dựng nông thôn mới.
2. Tuyên truyền trên các ấn phẩm
a) Tuyên truyền trên Bản tin của các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh:
Tăng cường đăng nội dung các tin, bài, hình ảnh về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của Trung ương và địa phương về xây dựng nông thôn mới; những kết quả thực hiện, những điển hình làm tốt, các hoạt động nổi bật trong thực hiện xây dựng nông thôn mới của cả nước và trên địa bàn tỉnh.
b) Tuyên truyền trên các bảng hiệu, khẩu hiệu, áp phích, tờ rơi, tờ gấp, tài liệu tuyên truyền, sổ tay hướng dẫn; xây dựng kỷ yếu, phim tài liệu...
- Rà soát hệ thống các bảng hiệu, khẩu hiệu về xây dựng nông thôn mới đã có trên địa bàn; chỉnh trang, thay thế các bảng hiệu, khẩu hiệu đã cũ và hỏng. Bổ sung các bảng hiệu, khẩu hiệu mới theo nội dung Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020.
- In ấn các áp phích, tờ rơi, tờ gấp, tài liệu tuyên truyền, sổ tay hướng dẫn về xây dựng nông thôn mới, nhất là tuyên truyền các văn bản, chính sách liên quan đến hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường...
3. Tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, hội thi, hội nghị, hội thảo
- Tuyên truyền thông qua việc tổ chức sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, nhiếp ảnh, thơ ca, hò vè... với chủ đề về xây dựng nông thôn mới và phổ biến rộng rãi đến công chúng.
- Lồng ghép nhiều hoạt động như tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội thi, cuộc thi tìm hiểu, sáng tác nghệ thuật... về Chương trình xây dựng nông thôn mới.
4. Tăng cường hoạt động thi đua, tôn vinh cá nhân, tập thể tiêu biểu
Đẩy mạnh phong trào thi đua “Đắk Lắk chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”, khen thưởng động viên kịp thời những gương điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới. Phối hợp tổ chức tôn vinh các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong xây dựng nông thôn mới.
Sử dụng kinh phí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình gia xây dựng nông thôn mới hàng năm và huy động từ các nguồn lực hợp pháp khác.
1. Đề nghị các Ban xây dựng Đảng thuộc Tỉnh ủy và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phối hợp thực hiện các nội dung:
1.1. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
- Tổ chức phổ biến các quan điểm, chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy về thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới cho Thường trực cấp ủy huyện, các đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy; Ban Tuyên giáo các Huyện ủy, Thành ủy, Thị ủy, Đảng bộ trực thuộc và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp.
- Chỉ đạo, định hướng nội dung tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới đối với các cơ quan thông tin truyền thông.
1.2. Ban Dân vận Tỉnh ủy
Chỉ đạo các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh, Ban Dân vận các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
1.3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Chỉ đạo Ủy ban MTTQVN các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; phối hợp với các cấp, các ngành của tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
2. Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh
- Là cơ quan chủ trì, tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch truyền thông, thông tin tuyên truyền thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020; tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo, UBND tỉnh về kết quả thực hiện Kế hoạch.
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời và đảm bảo chính xác các thông tin liên quan đến thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai các hoạt động truyền thông, thông tin tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp huyện triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông, thông tin tuyên truyền về phong trào xây dựng nông thôn mới.
- Tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện các nội dung truyền thông, thông tin tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
- Tăng cường chỉ đạo, định hướng nội dung tuyên truyền đối với các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh trong công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020; hướng dẫn thủ tục và cấp phép theo thẩm quyền xuất bản ấn phẩm phục vụ công tác tuyên truyền về Chương trình xây dựng nông thôn mới;
- Xây dựng kế hoạch tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống truyền thanh cấp xã và hệ thống loa truyền thanh đến các thôn, buôn đảm bảo hệ thống truyền thanh ở cơ sở hoạt động thường xuyên, phục vụ có hiệu quả cho công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới;
- Chỉ đạo, củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của các điểm bưu điện - văn hóa xã; tăng cường tỷ lệ phủ sóng phát thanh - truyền hình cho các xã vùng sâu, vùng xa.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Phối hợp với các cấp, các ngành tuyên truyền, vận động thực hiện tốt công tác xã hội hóa trong huy động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, thể thao, thiết chế văn hóa; xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
- Chỉ đạo Phòng Văn hóa, Thông tin và Thể thao cấp huyện tham mưu UBND huyện tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao lồng ghép với đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền các nội dung về xây dựng nông thôn mới.
5. Sở Nội vụ
Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tuyên truyền các nội dung thực hiện phong trào thi đua “Đắk Lắk chung sức xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2017-2020”; tham mưu UBND tỉnh công tác thi đua - khen thưởng cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020.
6. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh tham mưu Ban Chỉ đạo, UBND tỉnh bố trí kinh phí ngân sách Nhà nước hàng năm cho việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch truyền thông, thông tin tuyên truyền thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 theo quy định; đồng thời, phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch.
7. Báo Đắk Lắk, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
- Duy trì các chuyên trang, chuyên mục xây dựng nông thôn mới trên các ấn phẩm, báo in, Phát thanh - Truyền hình và báo điện tử. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức thông tin, tuyên truyền đảm bảo tính thuyết phục, hấp dẫn.
- Chú trọng thông tin, tuyên truyền các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, cơ chế chính sách của Trung ương và địa phương về thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; phổ biến, tuyên truyền các mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo; đồng thời, phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới.
8. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng kế hoạch truyền thông, thông tin tuyên truyền Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn giai đoạn 2017-2020. Trong đó, cần lựa chọn một số nội dung trọng tâm, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để triển khai thực hiện.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, thông tin tuyên truyền về Chương trình xây dựng nông thôn mới tại cơ sở, trọng tâm là mục tiêu, giải pháp, các cơ chế, chính sách hỗ trợ, các mô hình điểm, điển hình tiêu biểu xây dựng nông thôn mới...
- Phân công cụ thể các Phòng, ban chức năng, các đoàn thể chính trị làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới.
Trên đây là Kế hoạch Truyền thông, thông tin tuyên truyền thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020. Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện đạt mục tiêu, Kế hoạch đề ra. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh (số 47 Nguyễn Tất Thành, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) để tổng hợp báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.