ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2613/2005/QĐ-UBND |
Vĩnh Long, ngày 8 tháng 11 năm 2005 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ LUỒNG CHẠY TÀU THUYỀN, HÀNH LANG BẢO VỆ LUỒNG VÀ BẾN THỦY NỘI ĐỊA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
Nhân Dân và Ủy Ban Nhân Dân ngày 26/11/2003 ;
Căn cứ Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 29/6/2001;
Căn cứ Nghị định 21/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 quy định chi tiết thi hành một số
điều luật giao thông đường thủy nội địa ;
Căn cứ Nghị định số : 09/2005/NĐ-CP ngày 27/01/2005 của Chính Phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa ;
Căn cứ Quyết định số : 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2005 của Bộ GTVT ban hành
quy chế quản lý hoạt động của bến thủy nội địa ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải Vĩnh Long.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: " Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về luồng chạy tàu thuyền, hành lang bảo vệ luồng và bến thủy nội địa ".
Điều 2: Các ông ( bà ) Chánh văn phòng UBND Tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và được công bố trên báo Vĩnh Long, đài phát thanh truyền hình Vĩnh Long. .
Nơi nhận : |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ LUỒNG CHẠY TÀU THUYỀN, HÀNH LANG BẢO VỆ LUỒNG VÀ BẾN THỦY
NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2613/2005/QĐ-UBND ngày 8/11/2005 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long )
1. Đối với các sông đã phân cấp cho Sở Giao thông vận tải và UBND huyện quản lý theo Quyết định số 2315/QĐ-UBT ngày 30/11/1996 của UBND Tỉnh về việc phê duyệt đề án phân cấp quản lý và đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, đường thủy Tỉnh Vĩnh Long
2. Đối với tất cả các bến thủy nội địa đã có và xây dựng mới.
3. Các công trình khác như nhà sàn và các sông thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Long nhưng do Trung ương quản lý không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định này; bè cá, đáy, thực hiện theo quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Các chủ phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa trên các sông thuộc thẩm quyền quản lý của UBND Tỉnh, các cá nhân và tổ chức đã có bến thủy nội địa hoặc xây dựng mới.
PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁC TUYẾN SÔNG, KÊNH
Điều 3. Phân công quản lý các tuyến sông, kênh
1. Sở Giao thông vận tải quản lý các tuyến sông, kênh sau :
STT |
Tên sông, kênh |
Điểm đầu |
Điểm cuối |
Chiều dài (km ) |
1 |
Sông Mỹ Thuận |
Giáp Đồng Tháp |
Giáp sông Cái Vồn Nhỏ |
10,50 |
2 |
Sông Cái Vồn Nhỏ |
Giáp sông Mỹ Thuận |
Giao sông Hậu |
14,55 |
3 |
Sông Long Hồ |
Giao sông Cổ Chiên |
Giáp sông Cái Sao |
8,50 |
4 |
Sông Cái Sao |
Giáp sông Long Hồ |
Giáp sông Cái Ngang |
5,90 |
5 |
Sông Cái Ngang |
Giáp sông Cái Sao |
Giáp sông Ba Kè |
6,10 |
6 |
Sông Ba Kè |
Giáp sông Cái Ngang |
Giao sông Mang Thit |
9,50 |
7 |
Sông Cái Cá |
Giao sông Cổ Chiên |
Giáp sông Đội Hổ |
4,50 |
8 |
Kênh Đội Hổ |
Giáp sông Cái Cá |
Giáp kênh Bu Kê |
3,55 |
9 |
Kênh Bu Kê |
Giáp kênh Đội Hổ |
Giáp kênh Chà Và |
10,25 |
10 |
Rạch Chà Và |
Giáp kênh Bu Kê |
Giáp kênh Chà Và |
2,80 |
11 |
Kênh Chà Và |
Giáp rạch Chà Và |
Giáp sông Cái Vồn Lớn |
6,80 |
12 |
Sông Cái Vồn Lớn |
Giáp kênh Chà Và |
Giao sông Hậu |
4,20 |
13 |
Sông Vũng Liêm |
Giao sông Cổ Chiên |
Giáp sông Bưng Trường |
13,70 |
14 |
Sông Bưng Trường |
Giáp sông Vũng Liêm |
Giáp sông Ngãi Chánh |
7,90 |
15 |
Sông Ngãi Chánh |
Giáp sông Bưng Trường |
Giáp sông Trà Ngoa |
8,50 |
16 |
Sông Trà Ngoa |
Giáp sông Ngãi Chánh |
Giáp sông Mang Thít |
14,50 |
17 |
Sông Cái Cam |
Giao sông Cổ Chiên |
Giáp kênh Bu Kê |
9,65 |
18 |
Sông Ba Càng |
Giáp kênh Bu Kê |
Giáp sông Cái Ngang |
16,00 |
19 |
Sông Mương Lộ |
Giao sông Tiền |
Giao sông Cổ Chiên |
5,75 |
20 |
Sông Hòa Tịnh |
Giáp sông Long Hồ |
Giáp sông Bình Hòa |
1,70 |
21 |
Sông Bình Hòa |
Giáp sông Hòa Tịnh |
Giáp sông Thiên Long |
3,10 |
22 |
Sông Thiên Long |
Giáp sông Bình Hòa |
Giáp rạch Thầy Bao |
3,00 |
23 |
Rạch Thầy Bao |
Giáp sông Thiên Long |
Giáp rạch Cái Mới |
1,40 |
24 |
Rạch Cái Mới |
Giáp rạch Thầy Bao |
Gáip sông Cái Nhum |
2,60 |
25 |
Sông Cái Nhum |
Giáp rạch Cái Mới |
Giáp sông Mang Thít |
4,50 |
2. UBND huyện, thị xã quản lý các tuyến sông còn lại trong địa bàn theo ranh giới hành chính, lập thống kê từng tuyến sông, kênh để quản lý và công bố.
LUỒNG CHẠY TÀU THUYỀN VÀ HÀNH LANG BẢO VỆ LUỒNG
Chiều rộng sông ( m ) |
Chiều rộng luồng tối đa ( m ) |
Chiều rộng mỗi hành lang ( m ) |
> 100 |
75 |
15 |
80 < a £ 100 |
60 |
10 |
60 < a £ 80 |
40 |
10 |
40 < a £ 60 |
25 |
10 |
30 < a £ 40 |
15 |
10 |
Trường hợp luồng trong khu vực thị xã, thị trấn thì hành lang bảo vệ là 5 mét ( áp dụng điểm b, khỏan 1, điều 3, Nghị định 21/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa )
ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG BẾN THỦY NỘI ĐỊA
Điều 5. Cho phép xây dựng bến thủy nội địa trong các trường hợp sau :
1. Hành lang chưa sát bờ sông thì cho phép xây dựng bến nhô ( bến thủy nội địa từ bờ hướng ra sông ) nhưng bến không được lấn hành lang
2. Hành lang sát bờ, vượt lên bờ sông hoặc sông có chiều rộng không lớn hơn 30 mét thì cho phép xây dựng bến sát bờ.
3. Các trường hợp cá biệt khác phải được UBND Tỉnh chấp thuận.
Điều 6. Không cho phép xây dựng bến thủy nội địa trong các trường hợp sau :
1. Trong phạm vi hành lang bảo vệ cầu, cống
3. Phạm vi bụng đường cong của sông mà tầm nhìn dưới 150 mét
4. Tại các vị trí cấm theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật do cấp có thẩm quyền ban hành.
5. Tại các vị trí mà nếu xây dựng thì hoạt động bến thủy nội địa làm ảnh hưởng đến trật tư an toàn giao thông, làm hư hỏng các công trình khác, ( chỉ được xây dựng khi đồng thời thực hiện biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, gia cố bảo vệ các công trình khác ).
Điều 7. Đối với các công trình xây dựng mới thì việc xử lý vi phạm được áp dụng theo Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27/01/2005 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
Điều 8. Đối với các công trình đang tồn tại ;
- Trường hợp bến thủy nội địa không được cấp phép mà vi phạm ( lấn hành lang ) thì phải giải tỏa.
Trường hợp bến thủy nội địa không vi phạm nhưng chưa được cấp phép thì được tồn tại nhưng chủ công trình phải làm thủ tục để xin cấp phép theo qui định.
- Trường hợp bến thủy nội địa được cấp phép nhưng vi phạm thì chủ công trình cải tạo lại trong thời gian 03 tháng, kể từ khi được đơn vị quản lý đường sông thông báo.
Điều 9. Đối với các hành vi vi phạm về luồng chạy tàu thuyền, hành lang bảo vệ luồng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật trong lĩnh giao thông đường thủy nội địa hiện hành.
1. Quản lý sông, luồng, hành lang theo quy định này và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ để quản lý theo Quyết định số : 27/2005/QĐ-BGTVT ngày 17/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về quản lý đường thủy nội địa và các văn bản liên quan.
2. Quản lý các bến thủy nội địa theo quy định này và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ để quản lý theo quy chế quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa ban hành kèm theo quyết định số : 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 07/01/2005 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải và các văn bản có liên quan.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.