ỦY BAN KIẾN THIẾT CƠ BẢN NHÀ NƯỚC
| VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
|
Số : 260-UB-ĐM | Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 1964 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH BẢN ĐỊNH MỨC NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CHO CÔNG TÁC LẮP ĐIỆN TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN
Căn cứ vào nghị định số 209-CP ngày 12-2-1962 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước;
Căn cứ nhu cầu công tác xây dựng cơ bản.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. – Nay ban hành bản định mức năng suất lao động số 260-UB-ĐM cho công tác lắp điện trong xây dựng cơ bản kèm theo quyết định này.
Điều 2. – Những định mức này áp dụng cho việc lập kế hoạch, lập đơn giá công trình và thanh quyết toán với đơn vị lắp điện.
Điều 3. – Quyết định này thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 1964.
| KT. CHỦ NHIỆM |
NHỮNG ĐIỀU QUY ĐỊNH ĐỂ ÁP DỤNG ĐỊNH MỨC NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ VÀ PHỤ TÙNG ĐIỆN TRONG KIẾN THIẾT CƠ BẢN
(Kèm theo quyết định số 260-UB-ĐM ngày 01-01-1964)
Thiết bị và phụ tùng điện có nhiều loại, mỗi loại có những tính năng khác nhau nên bản định mức năng suất lao động này chia ra làm mấy loại công việc sau đây:
1. Công việc đục lỗ và đục rãnh gồm: lấy dấu, đục lỗ theo quy cách để chèn chân phụ tùng hoặc thiết bị.
2. Công việc chèn trát gồm: Đặt chèn phụ tùng hoặc đặt chèn thiết bị vào lỗ, trộn bê-tông để đổ và chèn trát.
3. Công việc sản xuất cột và dựng cột điện gồm: Gia công cốt thép, buộc cốt thép, trộn bê-tông để đổ cột và dựng cột.
4. Công việc kéo các loại dây điện gồm: Xem bản vẽ, kiểm tra dây trước, trong và sau khi lắp đặt cố định.
5. Công việc lắp các loại thiết bị gồm: Xem bản vẽ do lấy dấu, vận chuyển thiết bị, đặt cố định hoàn chỉnh.
6. Công việc đấu nối dây gồm: Xem bản vẽ, tìm đầu dây, đầu nối dây và hàn thiếc mối nối.
7. Công việc gia công phụ tùng gồm: Xem bản vẽ, chuẩn bị vật liệu, gia công phụ tùng.
II. ĐƠN VỊ TÍNH CÔNG LẮP ĐIỆN
Thiết bị và phụ tùng điện có nhiều loại khác nhau, do đó kỹ thuật lắp đặt cũng phải theo tính năng của từng loại thiết bị vì vậy bản định mức năng suất lao động này dùng đơn vị tính như sau:
1. Đơn vị giờ công để hoàn thành một hoặc nhiều sản phẩm đúng kỹ thuật.
Bậc thợ tính thang lương 7 bậc và lao động bậc 3 của Bộ Lao động đã ban hành.
2. Đơn vị sản phẩm: tủ, cột, cái, bộ v.v…
3. Thời gian làm việc của mỗi ca kíp tính một ngày là 8 giờ (riêng đường dây cao hạ thế lưu động, công nhân đi làm xa bù gần đã tính vào năng suất)
Số lẻ giờ tính theo số thập phân không tính theo phút.
III. ĐIỀU KIỆN TÍNH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
1. Định mức thời gian trong bản này là những thời gian cần thiết mà công nhân (một người hoặc một tổ) dùng để hoàn thành một đơn vị sản phẩm đúng kỹ thuật, với điều kiện lãnh đạo tư tưởng, tổ chức lao động tốt, tổ chức sản xuất hợp lý và có cải tiến công cụ sản xuất.
2. Bản định mức năng suất lao động này bao gồm: Thời gian chính thức sản xuất, thời gian nghỉ ngơi cần thiết và thời gian ngừng việc không thể tránh khỏi do kỹ thuật và thời gian di chuyển thiết bị, dụng cụ thi công, vật liệu trong phạm vi quy định trong bản định mức năng suất lao động này. Riêng đường dây cao hạ thế lưu động nếu phải di chuyển trên cánh đồng lầy lội, rừng núi (từ cột nọ sang cột kia) thì tăng thêm 2 giờ để hoàn chỉnh lắp dựng một cột (những trường hợp vận chuyển khác tính riêng).
IV. ĐỊNH MỨC NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG NHỮNG BẢN ĐỊNH MỨC ĐẶT RA VỚI ĐIỀU KIỆN CÔNG TÁC BÌNH THƯỜNG NHƯ:
1. Các loại thiết bị đều đầy đủ và đúng yêu cầu kỹ thuật để lắp đặt.
2. Thi công trong hoàn cảnh nhiệt độ từ 40oC trở xuống.
3. Độ cao làm việc từ 5m trở xuống (lấy mặt bằng làm chuẩn) nếu từ 5m1 (phải nối thay) thì mới được tính mức làm trên cao: từ 15m1 trở lên thì định mức thời gian hoàn thành đơn vị sản phẩm nhân hệ số 1,2 với định mức quy định cho từ 5,1 đến 15m.
4. Làm việc ở gần những chỗ có điện hoặc vừa lắp đặt vừa tranh thủ sản xuất từng bộ phận nếu hoạt động bị hạn chế bởi những quy định an toàn lao động thì định mức thời gian sẽ nhân với hệ số 1,2.
5. Phương pháp thi công lắp thiết bị về điện bằng bán thủ công (dùng dụng cụ tời, múp hoặc thang, kim, búa, v.v…). Nếu vận chuyển, lắp đặt bằng cơ giới thì áp dụng định mức máy thi công và thêm công phụ.
V. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ MỘT SỐ ĐỘNG TÁC CƠ BẢN TRONG NHỮNG BẢN ĐỊNH MỨC NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
Trong những bản định mức lắp điện đã quy định rõ những động tác cơ bản để lắp và hoàn thành sản phẩm đúng kỹ thuật. Nhưng cũng có một số động tác cần nói rõ thêm như sau:
1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu:
a) Chuẩn bị dụng cụ thi công.
Trước hết phải căn cứ vào tính chất lắp đặt, trọng lượng thiết bị và điều kiện thi công mà chuẩn bị dụng cụ, vật liệu và mang đến chỗ làm (phạm vi công trường) nếu vận chuyển từ xa đến công trường thì tính riêng.
Riêng đường dây cao hạ thế lưu động nếu vận chuyển dụng cụ thi công bằng khiêng vác đi dưới 500m trên đường lầy lội, rừng núi (không có đường) thì tăng thêm 2 giờ (30m trở xuống không tính) ngoài 500m tính riêng.
b) Chuẩn bị nguyên vật liệu:
Phải căn cứ vào tính năng của từng loại thiết bị mà lĩnh nguyên nhiên liệu để gia công lắp đặt hoàn chỉnh một hoặc nhiều sản phẩm đồng thời vận chuyển đến chỗ thi công. Riêng đường dây cao hạ thế lưu động nhận vật liệu, thiết bị theo quy định trong năng suất lao động còn những vật liệu không quy định cự ly nhận thì phải mang theo.
2. Vận chuyển thiết bị 30m:
a) Trong tiêu chuẩn giờ công lắp và hoàn chỉnh một sản phẩm trong đó đã có công vận chuyển thiết bị 30m từ chỗ để đến chỗ làm (nơi khởi điểm) với điều kiện vận chuyển trên đường thăng bằng. Nếu vận chuyển trên đường khúc khuỷu hoặc lên xuống dốc trong cự ly 30m cho loại thiết bị nặng 500kg trở lên (nguyên khối) thì tăng 5% thời gian hoàn thành lắp đặt sản phẩm ấy. Nếu thiết bị lẻ xách tay hoặc khiêng vác thì không tính hệ số điều chỉnh. Riêng đường dây cao thế lưu động nếu nhận thiết bị phải khiêng trên đường lầy lội, rừng núi thì được áp dụng hệ số trên; nếu vận chuyển thiết bị bằng kích kéo thì tăng thêm 10% thời gian lắp và hoàn chỉnh sản phẩm ấy.
b) Có những định mức lắp thiết bị chỉ nói vận chuyển thiết bị đến chỗ làm, vấn đề này đã xét đến tính chất và trọng lượng của thiết bị. Nếu trong thực tế phải vận chuyển nhiều thiết bị lẻ đi cùng một lúc, cùng một địa điểm thì nhận thiết bị theo điều kiện 30m nói trên.
c) Vận chuyển các thiết bị có trọng lượng nguyên khối hoặc vận chuyển tổng trọng lượng các thiết bị lẻ cùng một lúc lên cao hoặc xuống hầm sâu thì tính như sau:
- Nếu vận chuyển từ 100kg-500kg (nguyên khối) lên tầng 1 theo phương thẳng đứng thì tăng thêm 12giờ.
- Nếu vận chuyển từ 100kg-500kg (thiết bị lẻ) đi cầu thang thì tăng thêm 10 giờ.
- Nếu trọng lượng thay đổi thì tính như sau:
Từ 501kg - 1.000kg tăng 140%
Từ 1001kg - 1.500kg tăng 150%
Từ 1501kg - 2.000kg tăng 160%
(hệ số % tăng so với thời gian tăng của hai trường hợp trên).
- Nếu vận chuyển từ tầng 1 lên tầng 2, 3, 4 hoặc xuống hầm sâu (trên dưới 5m). Cứ mỗi lần phải chuẩn bị lại dụng cụ thi công thì tính 100% thời gian (so với thời gian vận chuyển toàn bộ khối lượng từ mặt bằng lên tầng 1), nếu không phải chuẩn bị lại dụng cụ thi công thì tính như sau:
Vận chuyển từ mặt bằng lên thẳng tầng 2 thì tính 120%
Vận chuyển từ mặt bằng lên thẳng tầng 3 thì tính 125%
Vận chuyển từ mặt bằng lên thẳng tầng 4 thì tính 130%
(Hệ số % tăng so với thời gian vận chuyển toàn bộ khối lượng từ mặt bằng lên tầng 1 bằng hai trường hợp trên).
VI. LẮP CÁC THIẾT BỊ LIÊN QUAN
Lắp thiết bị về điện thường có liên quan đến lắp máy và lắp ống, nếu gặp trường hợp liên quan thì tính như sau:
1. Lắp thiết bị điện có liên quan đến máy:
Nếu lắp điện có liên quan đến máy thì công nhân lắp điện chỉ làm phần điện trong máy.
Có trường hợp thiết bị điện đã lắp sẵn thì định mức năng suất chỉ tính thời gian tháo để kiểm tra sửa chữa hoặc luồn, đấu, nối dây trong máy và từ ngoài vào (chuẩn để tính ranh giới là đầu nối hoặc đầu cốt).
Khi thử máy thì thợ điện phải có mặt và ngược lại.
2. Lắp thiết b điệnị có liên quan đến ống
Nếu công nhân điện phải lắp ống vào thiết bị điện thì tính theo năng suất lắp ống.
Nếu thiết bị đã có sẵn hệ thống rồi thì chỉ tính thời gian công nhân điện kiểm tra hoặc nối tiếp từ đường ống bên ngoài vào (tính theo tiêu chuẩn định mức ống).
3. Nếu phải gia công hoặc sửa chữa các thiết bị hư hỏng thì tính thời gian thực tế.
4. Nếu thiết bị phải sơn hoặc cạo gỉ ngoài quy định đã có trong những bản định mức thì tính thêm thời gian thực tế.
5. Công tác làm đất và xây làm theo định mức 2339 và có thể nghiên cứu tính thêm hệ số tăng thêm do A, B thỏa thuận.
VII. LẮP CÁC THIẾT BỊ VỀ ĐIỆN NGOÀI NHỮNG BẢN ĐỊNH MỨC
Thiết bị về điện ở nước ta hiện nay thường mua của nhiều nước do đó thiết bị có nhiều loại khác nhau, mỗi loại to nhỏ nặng nhẹ khác nhau, có loại tính năng giống nhau nhưng hình thù và trọng lượng khác nhau. Vì vậy khi lập dự toán phải xét đến những điều kiện sau đây:
1. Nghiên cứu thiết kế hoặc xem thực tế thiết bị rồi đối chiếu với định mức đã có, nếu tính chất kỹ thuật lắp đặt tương tự thì áp dụng.
2. Có loại thiết bị không có trong định mức thì đơn vị lập dự toán phải xây dựng thêm định mức mới. Trong khi xây dựng định mức phải tham khảo định mức đã ban hành để tránh những chênh lệch vô lý.
(Bản định mức chi tiết không đăng công báo)
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.