ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2597/QĐ-UBND | Hà Tĩnh, ngày 19 tháng 9 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP QUY HOẠCH ĐÊ ĐIỀU TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật Đê điều ngày 29/11/2006; Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/2/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Văn bản số 1474/UBND-NL1 ngày 09/4/2015 và Văn bản số 2726/UBND-NL1 ngày 11/6/2015 của UBND tỉnh về việc lập Quy hoạch đê điều tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 245/TTr-SNN ngày 09/5/2016; của Sở Kế hoạch và Đầu tư (kèm Văn bản số 2233/STC-TCĐT ngày 20/7/2016 của Sở Tài chính) tại Văn bản số 533/BC-SKH ngày 05/8/2016 và Văn bản số 1528/SKHĐT-KTN ngày 05/8/2016; của Sở Xây dựng tại Văn bản số 1373/SXD-HT ngày 30/8/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và Dự toán kinh phí lập Quy hoạch đê điều tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, với các nội dung sau:
1. Tên nhiệm vụ: Lập Quy hoạch đê điều tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 (điều chỉnh thời hạn và tên gọi Quy hoạch quy định tại Văn bản số 2726/UBND-NL1 ngày 11/6/2015 của UBND tỉnh, để đảm bảo quy hoạch có định hướng lâu dài và đúng theo “TCVN 8302:2009 Quy hoạch phát triển thủy lợi - Quy định chủ yếu về thiết kế”).
2. Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Phạm vi thực hiện:
- Phạm vi lập quy hoạch: Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Kỳ quy hoạch: Đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
5. Mục tiêu của dự án:
Cụ thể hóa Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết các tuyến sông có đê tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030. Làm cơ sở khoa học trong việc quản lý, đầu tư, xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu quốc phòng, an ninh, chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê; bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống đê và tính kế thừa của quy hoạch; đảm bảo sự phát triển bền vững, quản lý, sử dụng có hiệu quả hệ thống đê điều đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng.
6. Nội dung:
6.1. Điều tra thu thập tài liệu:
- Tài liệu khí tượng, thủy văn; Tài liệu dân sinh kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
- Tài liệu liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 của tỉnh Hà Tĩnh.
- Tài liệu về niên giám thống kê tỉnh và 12 huyện, thị xã, thành phố.
- Bản đồ nền tỷ lệ 1/25.000 phục vụ khảo sát thực địa; tỷ lệ 1/50.000 phục vụ lập quy hoạch.
- Bản đồ địa hình 1/10.000 phục vụ lập quy hoạch, vạch tuyến đê điều (phục vụ 9 tuyến mới).
- Bản đồ địa chất khu vực.
- Thu thập tài liệu các quy hoạch chuyên ngành đã xây dựng trên địa bàn tỉnh.
- Số liệu hiện trạng hệ thống đê điều, cống dưới đê:
+ Hiện trạng các tuyến đê hiện có: Gồm 32 tuyến đê với tổng chiều dài 317,6km. Trong đó: Tuyến đê La Giang là đê cấp II dài 19,2km; còn lại 31 tuyến đê cấp IV, cấp V với chiều dài 298,4km, cụ thể gồm: Tuyến đê Trường Sơn, huyện Đức Thọ (dài 3,8km); đê Rú Tý, huyện Đức Thọ (dài 0,5km); đê Tân Long, huyện Hương Sơn (dài 12,2km); đê Lỗ Lò, huyện Vũ Quang dài (0,3km); đê Hội Thống, huyện Nghi Xuân (dài 17,8km); đê sông Hữu Lam, huyện Nghi Xuân (dài 7,8km); đê Bàu Dài, huyện Nghi Xuân (dài 2,2km); đê Đá Bạc - Đại Đồng, huyện Nghi Xuân (dài 2,23km); đê Thường Kiệt huyện Nghi Xuân (dài 1,75km); đê Đồng Cói huyện Nghi Xuân (dài 3,4km); đê Tả Nghèn, huyện Can Lộc (dài 15km); đê Hữu Nghèn, huyện Can Lộc (dài 13,0km); đê Hữu Nghèn, huyện Thạch Hà (dài 19,0km); đê Hữu Phủ, huyện Thạch Hà (dài 19,3km); đê Tả Nghèn, huyện Lộc Hà (dài 44,9km); đê Đồng Môn, thành phố Hà Tĩnh (dài 23,4km); đê Trung Linh, thành phố Hà Tĩnh (dài 4,0km); đê Hữu Phủ, thành phố Hà Tĩnh (dài 3,5km); đê Cầu Phủ - Cầu Nủi, thành phố Hà Tĩnh (dài 2,9km); đê Phúc Long Nhượng, huyện Cẩm Xuyên (dài 12,84km); đê Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên (dài 11,0km); đê Lộc - Hà, huyện Cẩm Xuyên (dài 8,5km); đê Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên (dài 3,0km); đê kè Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên (dài 2,2km); đê 19/5, huyện Cẩm Xuyên dài (3,0km); đê Khang - Ninh, huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh (dài 15km); đê Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh (dài 10,8km); đê Hải - Hà - Thư, huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh (dài 17,4km); đê Hoàng Đình, thị xã Kỳ Anh (dài 6,5km); đê Hòa Lộc, thị xã Kỳ Anh (dài 5,8km) và tuyến đê Minh Đức, thị xã Kỳ Anh (dài 3,2km).
+ Các tuyến đê dự kiến xây dựng mới gồm 9 tuyến, với tổng chiều dài 69,6km, chi tiết gồm: Đê cầu Nủi - cầu Phụ Lão, thành phố Hà Tĩnh (dài 2,9km); đê Cầu Đông 2 đến Cầu Đông 1, thành phố Hà Tĩnh (dài 1,2km); đê biển Nghi Xuân, huyện Nghi Xuân (dài 19,7 km);đê Sơn Ninh - Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn (dài 9,6km); đê Liên Minh - Tùng Châu, huyện Đức Thọ (dài 8,4km); đê Đức Lạng - Đức Hòa, huyện Đức Thọ (dài 7,6km); đê Nam Lĩnh - Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên (dài 3,0km); đê Cẩm Hưng - Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (dài 14,2km); đê Cẩm Phúc - Cẩm Thăng, Huyện Cẩm Xuyên (dài 3,0km).
+ Nội dung khảo sát, điều tra: Khảo sát thực trạng thân, nền đê, những điểm xung yếu; khảo sát công trình trên đê (cống, tràn, cửa khẩu, điếm canh đê,...); khảo sát công trình bảo vệ đê, kè, tường hướng dòng, cây chắn sóng...; khảo sát tình hình sử dụng đất trong hành lang đê điều: Nhà cửa, công trình công cộng, cơ sở hạ tầng, ao hồ ven đê và khảo sát tình hình dân sinh kinh tế, xã hội khu vực bảo vệ của đê.
- Tài liệu địa chất công trình.
6.2. Khảo sát địa hình:
a) Mục đích:
Đo đạc địa hình xác định mặt cắt ngang tuyến đê nhằm đánh giá thực trạng mặt cắt của các tuyến đê; xác định vị trí, quy mô của công trình trên đê. Làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cấp, sửa chữa các tuyến đê.
b) Phạm vi khảo sát:
- Tuyến đê dự kiến xây dựng mới (9 tuyến): Đo vẽ cắt ngang, dọc các tuyến đê dự kiến xây dựng mới. Tỷ lệ: đứng 1/200, ngang 1/500, khoảng cách đo từ 1,2km đến 1,5km đo 01 mặt cắt ngang; từ tim tuyến đê dự kiến lấy ra mỗi bên 40m, tổng bề rộng đo vẽ 80m (trừ tuyến đê cầu Nủi - cầu Phụ Lão, cầu Đồng I - cầu Đông 2 tận dụng tài liệu đã khảo sát của Quy hoạch phòng chống lũ).
- Tuyến đê theo hiện trạng (32 tuyến, dài 317,6km, trong đó đo vẽ 214,44km, tận dụng tài liệu 103,09km): Đo vẽ trắc dọc, ngang các tuyến đê hiện trạng để phục vụ nâng cấp sửa chữa: Mật độ đo từ 1,2km đến 1,5km đo 01 mặt cắt ngang, tỷ lệ: đứng 1/200, ngang 1/500. Bề rộng đo vẽ 50m, từ tim tuyến đê hiện trạng lấy ra mỗi bên 25m.
6.3. Xây dựng bản đồ quy hoạch:
- Bản đồ hiện trạng đê điều và các công trình phòng, chống lũ, tỷ lệ 1/50.000.
- Bản đồ quy hoạch đê điều và các công trình phòng, chống lũ, tỷ lệ 1/50.000.
6.4. Xây dựng, hoàn thiện báo cáo:
- Báo cáo chuyên đề hiện trạng và phương hướng phát triển kinh tế xã hội;
- Báo cáo chuyên đề Khí tượng - Thủy văn;
- Báo cáo chuyên đề thủy công và đánh giá hiệu quả kinh tế (thông qua các chỉ số: IRR, B/C, NPV);
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Báo cáo hiện trạng đê điều toàn tỉnh;
- Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt quy hoạch đê điều;
- Báo cáo Hội thảo lấy ý kiến góp ý của các địa phương, sở, ngành liên quan;
- Báo cáo Quy hoạch hoàn thiện;
- Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch.
7. Sản phẩm:
- Bản đồ hiện trạng đê điều và Bản đồ quy hoạch đê điều, tỷ lệ 1/50.000, tỷ lệ 1/10.000.
- Báo cáo gồm: Báo cáo chính, báo cáo tóm tắt và báo cáo chuyên đề.
- Các tài liệu khác theo quy định hiện hành.
- Đĩa CD lưu hồ sơ.
8. Kinh phí thực hiện: 6.496.187.000 đồng (Sáu tỷ, bốn trăm chín mươi sáu triệu, một trăm tám mươi bảy nghìn đồng).
9. Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh.
10. Thời gian thực hiện: Năm 2016 - 2017
11. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và thực hiện dự án.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Xây dựng; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã có đê và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.