ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2588/QĐ-UBND | Vũng Tàu, ngày 14 tháng 10 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI MỘT SỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU, BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2815/QĐ-UBND NGÀY 19 THÁNG 8 NĂM 2009 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 – 2010;
Căn cứ Quyết định số 1699/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về thiết lập cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 914/TTr-SGD&ĐT ngày 04 tháng 10 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: phụ lục sửa đổi nội dung 10 thủ tục thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, quy chế thi tuyển sinh được ban hành kèm theo Quyết định 2815/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CỦA 10 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2588/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
I. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo
5. Tuyển dụng viên chức ngạch giáo viên trung học phổ thông.
Phí, lệ phí: không.
7. Liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp.
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ trình về việc mở lớp liên kết đào tạo (Mẫu 1);
+ Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc bộ, ngành có nhu cầu đào tạo;
+ Bản sao hợp lệ văn bản phê duyệt chỉ tiêu và văn bản cho phép mở ngành đào tạo;
+ Hợp đồng liên kết đào tạo hoặc biên bản ghi nhớ thỏa thuận về liên kết đào tạo;
+ Chương trình đào tạo (Mẫu 2);
+ Danh sách nhà giáo tham gia giảng dạy và cán bộ quản lý (Mẫu 3);
+ Bảng kê cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ liên kết đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (Mẫu 4);
+ Các văn bản khác có liên quan đến việc liên kết đào tạo (nếu có).
- Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Tờ trình về việc mở lớp liên kết đào tạo (Mẫu 1).
+ Chương trình đào tạo (Mẫu 2).
+ Danh sách nhà giáo tham gia giảng dạy và cán bộ quản lý (Mẫu 3).
+ Bảng kê cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ liên kết đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (Mẫu 4).
8. Đăng ký, cấp phép tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học và các chuyên đề bồi dưỡng, cập nhật kiến thức khác...theo chương trình giáo dục thường xuyên.
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ trình về việc đăng ký, cấp phép (tại Điều 4 của Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo);
+ Lập danh sách đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên (Phụ lục 1);
+ Bản thống kê, giải trình về chủng loại, số lượng và cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, học liệu phục vụ cho chương trình đào tạo (Phụ lục 2);
- Số lượng hồ sơ: 03 (bộ).
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Mẫu danh sách đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên (Phụ lục 1);
+ Mẫu thống kê cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, học liệu phục vụ cho chương trình đào tạo (Phụ lục 2);
+ Mẫu đơn đăng ký dự kiểm tra cấp chứng chỉ (Phụ lục 3).
10. Công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
- Thành phần hồ sơ:
+ Báo cáo của nhà trường theo từng nội dung đã được quy định về xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia;
+ Văn bản đề nghị công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;
+ Biên bản kiểm tra mức chất lượng tối thiểu (Phụ lục 2);
+ Biên bản kiểm tra trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (Phụ lục 3);
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Biên bản kiểm tra mức chất lượng tối thiểu (Phụ lục 2).
+ Biên bản kiểm tra trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (Phụ lục 3).
11. Công nhận trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.
Trình tự thực hiện:
Bước 1. Nhà trường tự kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chuẩn được quy định tại chương II của quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia (được ban hành kèm theo Thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, có xác nhận của phòng Giáo dục và Đào tạo và ý kiến chuẩn y của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - địa chỉ: 217 Ba Cu – phường 4 – thành phố Vũng Tàu).
Bước 3. Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ trường trung học cơ sở và đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập đoàn kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
Bước 4. Đoàn kiểm tra của tỉnh tiến hành kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chuẩn quy định (theo Thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Nếu thấy đủ điều kiện đạt chuẩn, Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định công nhận trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.
Bước 5. Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo - địa chỉ: 217 Ba Cu – phường 4 – thành phố Vũng Tàu.
Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản của nhà trường đề nghị được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia;
+ Báo cáo thực hiện các tiêu chuẩn quy định trong chương II của Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia (được ban hành kèm theo Thông tư 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), kèm theo sơ đồ cơ cấu các khối công trình của nhà trường;
+ Biên bản tự kiểm tra của trường và biên bản kiểm tra của đoàn kiểm tra cấp tỉnh.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.
12. Công nhận trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.
Trình tự thực hiện:
Bước 1. Nhà trường tự kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chuẩn được quy định tại chương II của quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia (được ban hành kèm theo Thông tư số 06/2010/BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2. Nộp hồ sơ về Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - địa chỉ: 217 Ba Cu – phường 4 – thành phố Vũng Tàu).
Bước 3. Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ trường trung học phổ thông và đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập đoàn kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
Bước 4. Đoàn kiểm tra của tỉnh tiến hành kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chuẩn quy định (theo Thông tư số 06/2010/BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Nếu thấy đủ điều kiện đạt chuẩn, Trưởng đoàn kiểm tra báo cáo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định công nhận trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.
Bước 5. Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giáo dục và Đào tạo - địa chỉ: 217 Ba Cu – phường 4 – thành phố Vũng Tàu.
Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản của nhà trường đề nghị được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia;
+ Báo cáo thực hiện các tiêu chuẩn quy định trong chương II của quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia (được ban hành kèm theo Thông tư 06/2010/BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), kèm theo sơ đồ cơ cấu các khối công trình của nhà trường;
+ Biên bản tự kiểm tra của trường và biên bản kiểm tra của đoàn kiểm tra cấp tỉnh.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.
14. Thẩm định đề án thành lập Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm KTTH-HN; Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học ngoài công lập.
- Thành phần hồ sơ:
* Đối với hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ - tin học bao gồm:
1. Tờ trình xin thành lập trung tâm;
2. Đề án thành lập trung tâm gồm các nội dung sau:
a) Mục đích, yêu cầu thành lập trung tâm;
b) Tên trung tâm, địa chỉ, số điện thoại, Email, Fax;
c) Dự kiến các chương trình giảng dạy, quy mô học viên trong năm đầu và ba năm tiếp theo;
d) Bản thuyết minh về các điều kiện thành lập trung tâm, trong đó phải có văn bản chứng minh về quyền sở hữu (hoặc Hợp đồng thuê) đất, nhà, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc của văn phòng; lớp học, phòng thực hành và nguồn tài chính đáp ứng được yêu cầu theo quy định tại Điều 8 của quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 31/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
đ) Danh sách trích ngang đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cơ hữu, thỉnh giảng (họ tên, năm sinh, trình độ chuyên môn, chuyên ngành đào tạo, chức vụ hiện tại, cơ quan công tác);
e) Bản thống kê về cơ sở vật chất, phòng học, phòng thực hành và các trang thiết bị, phương tiện, học liệu.
3. Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm;
4. Bản sao văn bằng, chứng chỉ của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.
* Đối với hồ sơ thành lập Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Trung tâm KTTH-HN bao gồm:
1. Công văn đề nghị thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên:
Công văn của Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện hoặc công văn của Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh;
2. Đề án thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên:
a) Nhu cầu của việc thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên;
b) Phương hướng hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên;
c) Những điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo quy định tại Điều 8 của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;
đ) Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm.
- Thời hạn giải quyết: trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
* Đối với hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ - tin học
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): không.
* Đối với hồ sơ thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên - trung tâm KTTH-HN bao gồm:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Sở Nội vụ.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
* Đối với Trung tâm ngoại ngữ - tin học được thành lập khi có đủ các điều kiện sau:
+ Có nguồn tuyển sinh thường xuyên, ổn định;
+ Có đội ngũ cán bộ quản lý theo quy định tại Điều 14, Điều 16 của Quy chế Tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ - tin học;
+ Có đội ngũ giáo viên đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 26 của Quy chế Tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ - tin học, đủ khả năng giảng dạy, đảm bảo cho các lớp hoạt động liên tục, đúng lịch trình của khoá học;
+ Có đủ văn phòng, phòng học, bàn ghế, phòng học tiếng, phòng vi tính với các trang thiết bị học tập đáp ứng yêu cầu về điều kiện thực hiện nội dung, chương trình giảng dạy phần lý thuyết và thực hành của học viên;
+ Có nguồn tài chính tối thiểu đủ để chi cho các hoạt động thường xuyên của Trung tâm trong năm đầu tiên;
+ Có đầy đủ các điều kiện theo quy định về phòng cháy, nổ, vệ sinh môi trường, y tế và an ninh của trung tâm.
* Đối với Trung tâm giáo dục thường xuyên được thành lập khi có đủ các điều kiện sau:
+ Việc thành lập trung tâm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương; phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; có tính khả thi và hiệu quả; đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng;
+ Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 25 của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên;
+ Có địa điểm để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định tại Điều 35, Điều 38 của quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Giáo dục năm 2005;
+ Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên;
+ Quyết định số 31/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ - tin học;
+ Quyết định số 2891/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc ủy quyền cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép thành lập các trung tâm ngoại ngữ, tin học ngoài công lập.
16. Chuyển học sinh chuyên sang trường khác.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Giáo dục năm 2005;
+ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục 2005;
+ Quyết định số 82/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên.
II. Lĩnh vực quy chế thi, tuyển sinh.
1. Tiếp nhận học sinh Việt Nam về nước cấp trung học phổ thông
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn xin học do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký;
+ Hồ sơ học tập gồm:
a) Học bạ (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt);
b) Giấy chứng nhận tốt nghiệp của lớp hoặc bậc học dưới tại nước ngoài (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt);
c) Bằng tốt nghiệp bậc học dưới tại Việt Nam trước khi ra nước ngoài (nếu có)
d) Bản sao giấy khai sinh, kể cả học sinh được sinh ra ở nước ngoài;
đ) Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Học sinh vào học tại trường trung học phổ thông phải có văn bằng hoặc chứng chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở tương đương bằng tốt nghiệp ở trung học cơ sở của Việt Nam;
+ Học sinh đã học ở Việt Nam, sau thời gian học ở nước ngoài, khi về nước phải có bằng tốt nghiệp bậc học đã học ở Việt Nam;
+ Học sinh Việt Nam ở nước ngoài về nước năm xin học được gia hạn thêm 1 tuổi so với tuổi quy định của từng cấp học.
- Chương trình học tập:
+ Chương trình học tập ở nước ngoài phải có nội dung tương đương với chương trình giáo dục của Việt Nam với những môn học thuộc nhóm khoa học tự nhiên. Với những môn học thuộc nhóm khoa học xã hội và nhân văn, học sinh phải bổ túc thêm kiến thức cho phù hợp với chương trình giáo dục của Việt Nam.
+ Những học sinh đang học dở chương trình của một lớp học ở nước ngoài xin chuyển về học tiếp lớp học tương đương tại trường trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông Việt Nam phải được nhà trường nơi tiếp nhận kiểm tra trình độ theo chương trình quy định của lớp học đó.
+ Học sinh muốn vào học trường trung học chuyên biệt (phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên, trường năng khiếu) thực hiện theo quy chế của trường chuyên biệt đó.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): không.
2. Tiếp nhận học sinh người nước ngoài cấp trung học phổ thông
- Thành phần hồ sơ:
+ Đơn xin học do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký.
+ Bản tóm tắt lí lịch.
+ Bản sao và bản dịch sang tiếng Việt các giấy chứng nhận cần thiết theo quy định tại Điều 14 của Quy định này (có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước gửi đào tạo).
+ Học bạ (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt).
+ Giấy chứng nhận sức khỏe (do cơ quan y tế có thẩm quyền của nước gửi đào tạo cấp trước khi đến Việt Nam không quá 6 tháng).
+ Ảnh cỡ 4x6 cm (chụp không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Học sinh người nước ngoài có nguyện vọng vào học tại các trường trung học phổ thông phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp tương đương bằng tốt nghiệp của Việt Nam được quy định tại Luật Giáo dục Việt Nam đối với từng cấp học, bậc học;
+ Điều kiện sức khoẻ.
- Học sinh phải được kiểm tra sức khoẻ khi nhập học;
- Trường hợp mắc các bệnh xã hội, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam thì được trả ngay về nước;
- Khi mắc các bệnh thông thường phải điều trị trong vòng 3 tháng, nếu không đủ sức khỏe cũng được trả về nước.
+ Điều kiện tuổi: học sinh người nước ngoài trong năm xin học tại Việt Nam được gia hạn thêm một tuổi so với tuổi quy định của từng cấp học.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): không./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.