ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2527/QĐ-UBND | An Giang, ngày 22 tháng 8 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KHAI THÁC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT NHỎ CHẤT LƯỢNG CAO HOẠT ĐỘNG TRONG ĐÔ THỊ VÀ XE BUÝT NHANH CHẤT LƯỢNG CAO HOẠT ĐỘNG CÁC TUYẾN TRỌNG ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;
Căn cứ Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT ngày 02/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Căn cứ Quyết định số 3446/QĐ-BGTVT ngày 04 tháng 11 năm 2016 của Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1157/QĐ-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt kế hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng, bằng xe buýt giai đoạn từ 2012-2016 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh An Giang;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 168/TTr-SKHĐT ngày 10 tháng 8 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án tổ chức quản lý, khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt nhỏ chất lượng cao hoạt động trong đô thị và xe buýt nhanh chất lượng cao hoạt động các tuyến trọng điểm trên địa bàn tỉnh An Giang, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên Đề án: Tổ chức quản lý, khai thác vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt nhỏ chất lượng cao hoạt động trong đô thị và xe buýt nhanh chất lượng cao hoạt động các tuyến trọng điểm trên địa bàn tỉnh An Giang.
2. Cơ quan quản lý Đề án: Sở Giao thông vận tải.
3. Địa bàn thực hiện: Tỉnh An Giang.
4. Mục tiêu Đề án:
4.1. Mục tiêu chung:
Phấn đấu nâng tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng bằng xe buýt để góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại, bảo đảm an toàn giao thông, ngăn ngừa, khắc phục ùn tắc và tai nạn giao thông.
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do giảm khí thải từ phương tiện cá nhân, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương và tiết kiệm chi phí đầu tư phương tiện cá nhân, giảm chi phí nhiên liệu tiêu thụ.
Cung cấp dịch vụ thuận lợi, phương tiện giao thông công cộng đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt, văn minh, hiện đại để nhân dân và khách du lịch có thêm phương tiện đi lại thuận lợi.
4.2. Mục tiêu cụ thể:
Phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt nhanh chất lượng và xe buýt nội ô thành phố Long Xuyên và thành phố Châu Đốc theo chủ trương xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực trong dân, trong các tổ chức, doanh nghiệp… để cùng đem lại lợi ích hài hòa cho xã hội và nhà đầu tư.
Tạo nếp sống văn minh đô thị.
Xây dựng mạng lưới tuyến xe buýt hợp lý, đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân theo hướng phát triển xe buýt đến trung tâm các huyện, thị, thành phố, các khu công nghiệp, khu kinh tế trong và ngoài tỉnh.
5. Nội dung thực hiện:
- Phát triển mạng lưới tuyến xe buýt nhanh chất lượng cao, hoạt động trên các tuyến trọng điểm, phải có điểm dừng dọc đường, điểm đầu cuối phải được bố trí hợp lý, thuận tiện cho hành khách, đảm bảo tiêu chí xe buýt nhanh.
- Thiết kế các điểm đầu, điểm cuối, lộ trình tuyến thuận lợi cho các phương tiện hoạt động trên tuyến.
6. Thời gian thực hiện: 2017 - 2020.
6.1. Giai đoạn 1: Từ năm 2017 đến năm 2018 triển khai 05 tuyến xe buýt nhanh chất lượng cao, hoạt động các tuyến trọng điểm; 02 tuyến xe buýt nhỏ chất lượng cao, hoạt động trong đô thị tại thành phố Long Xuyên và 01 tuyến xe buýt nhỏ chất lượng cao, hoạt động trong đô thị tại thành phố Châu Đốc.
- Tuyến xe buýt nhanh nội tỉnh
+ Tuyến số 1: điểm đầu gần khu chợ Sao Mai - điểm cuối là bến xe Châu Đốc và ngược lại có cự ly 52km, bố trí 13 điểm dừng;
+ Tuyến số 2: điểm đầu là bến xe Châu Đốc - điểm cuối là bến xe Tịnh Biên và ngược lại có cự ly 27km, bố trí 5 điểm dừng;
+ Tuyến số 3: điểm đầu là khu vực thị trấn Nhà Bàng - điểm cuối là Lộ Tẻ Châu Thành và ngược lại có cự ly 60km, bố trí 11 điểm dừng;
+ Tuyến số 4: điểm đầu trước UBND phường Châu Phú A - điểm cuối là bến xe Khánh Bình và ngược lại có cự ly 30km, bố trí 7 điểm dừng;
+ Tuyến số 5: điểm đầu là gần chợ khu đô thị Sao Mai - điểm cuối là bến xe Óc Eo và ngược lại có cự ly 35km, bố trí 8 điểm dừng;
- Tuyến trong nội ô thành phố Long Xuyên
+ Tuyến số 1: điểm đầu là Lộ Tẻ Rạch Giá - điểm cuối là gần chợ khu đô thị Sao Mai và ngược lại có cự ly 15km, bố trí 20 điểm dừng;
- Tuyến số 2: điểm đầu là Lộ Tẻ Rạch Giá - điểm cuối là gần chợ khu đô thị Sao Mai và ngược lại có cự ly 13km, bố trí 18 điểm dừng;
- Tuyến số 3: Tuyến trong nội ô thành phố Châu Đốc
Điểm đầu là bến xe Châu Đốc - điểm cuối là bãi đỗ xe Chùa Bà và ngược lại có cự ly 8 km, bố trí 12 điểm dừng;
6.2. Giai đoạn 2: Từ năm 2019 đến năm 2020 triển khai 03 tuyến xe buýt nhanh chất lượng cao, hoạt động các tuyến trọng điểm.
+ Tuyến số 6: điểm đầu là Vĩnh Xương - điểm cuối là bến xe khách Châu Đốc và ngược lại có cự ly 32km, bố trí 8 điểm dừng;
+ Tuyến số 7: điểm đầu là bến xe Tân Châu - điểm cuối là Phà Năng Gù và ngược lại có cự ly 49km, bố trí 10 điểm dừng;
+ Tuyến số 8: điểm đầu là bến xe Chợ Mới - điểm cuối là Phà An Hòa và ngược lại có cự ly 30km, bố trí 8 điểm dừng;
7. Giải pháp thực hiện:
7.1. Giải pháp về nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đến năm 2020:
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của xe buýt trong đô thị, bố trí xe loại nhỏ, chất lượng cao.
Tuyến xe buýt nhanh hoạt động trên các tuyến trọng điểm (có thể nối với tỉnh liền kề), nối các thành phố, thị xã, huyện, khu công nghiệp, khu du lịch. Bố trí xe có sức chứa từ 41 hành khách đến 60 hành khách chất lượng cao và có diện tích sàn xe dành cho khách đứng theo tiêu chuẩn quy định.
- Xây dựng các điểm đầu, điểm cuối trên các tuyến đường trọng điểm hợp lý, thuận tiện cho hành khách đảm bảo tiêu chí xe buýt chất lượng cao.
- Bố trí đủ số lượng phương tiện để phục vụ trong thời gian hành khách đi lại cao nhất là vào các giờ cao điểm tối đa được xác định theo công thức kinh tế kỹ thuật của ngành.
- Đối với xe buýt nhanh chất lượng cao, hoạt động các tuyến trọng điểm, phải đảm bảo đúng chủng loại xe buýt nguyên thủy, có dụng cụ hỗ trợ cho người khuyết tật, gắn camera quan sát trong xe, từng bước sử dụng thẻ từ thanh toán các chuyến đi cho hành khách.
- Điểm dừng phải đảm bảo những trang thiết bị cần thiết phục vụ nhu cầu của hành khách và khoảng cách điểm dừng phải hợp lý, không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của các phương tiện khác.
- Xây dựng và áp dụng các định mức kinh tế- kỹ thuật trong hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; khung giá vé ưu đãi cho các đối tượng.
- Tăng cường kiểm tra, thực hiện các chế tài xử lý cần thiết, đúng pháp luật đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xe buýt.
7.2. Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư:
- Thực hiện đầu tư khai thác cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng trên các tuyến đường trọng điểm của địa bàn tỉnh từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nguồn vốn xã hội hóa đầu tư khai thác một số công trình cơ sở hạ tầng phục vụ xe buýt như nhà chờ, cột biển báo, sơn vạch kẻ, vị trí phục vụ cho người khuyết tật tại điểm đỗ,…
- Quỹ bảo trì và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ xe buýt từ nguồn vốn thu từ hoạt động quảng cáo tại các điểm đầu, điểm cuối, nhà chờ,…
- Các ngân hàng và tổ chức tín dụng cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh dịch vụ xe buýt trên địa bàn tỉnh.
8. Nguồn vốn thực hiện:
- Sử dụng nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư, khai thác nhằm mang lại hiệu quả cho xã hội và lợi ích cho nhà đầu tư.
- Sử dụng nguồn thu từ quảng cáo để hỗ trợ cho hoạt động của xe buýt.
- Sử dụng vốn vay ưu đãi để kinh doanh dịch vụ buýt trên địa bàn tỉnh.
9. Phương thức tổ chức thực hiện:
9.1. Sở Giao thông Vận tải:
- Tăng cường công tác quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; xây dựng kế hoạch và các biện pháp để thực hiện nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo các giải pháp tại Quyết định này.
- Đề xuất kịp thời các chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với hành khách đi lại bằng xe buýt và đơn vị hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Căn cứ điều kiện thực tế, sử dụng phương tiện đặc thù đưa vào hoạt động xe buýt đảm bảo kết nối cho các tuyến xe buýt chính, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giao thông vận tải để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép áp dụng thực hiện.
- Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc phê duyệt đầu tư xây dựng khu đô thị, trung tâm thương mại phải đồng thời đầu tư hạ tầng cho xe buýt hoạt động.
- Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh định mức khung kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
- Xây dựng hồ sơ mời thầu và lập kế hoạch đấu thầu theo từng tuyến đảm bảo tính đồng bộ của mạng lưới tuyến.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc thực hiện, phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt nhanh chất lượng cao và xe buýt nhỏ chất lượng cao trên địa bàn tỉnh.
- Thành lập bộ phận quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt để giám sát và quản lý chất lượng dịch vụ xe buýt trên địa bàn tỉnh.
9.2. Sở Tài chính:
- Hàng năm, tùy thuộc vào khả năng cân đối ngân sách địa phương, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách để thực hiện cơ chế, chính sách đối với việc kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo Đề án.
- Đề xuất cơ chế hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng để đầu tư phương tiện của các doanh nghiệp khi thực hiện Đề án.
9.3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Bố trí quỹ đất dành cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn.
- Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải tuyên truyền lợi ích của việc sử dụng xe buýt, hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông.
10. Hiệu quả kinh tế - xã hội:
VTHKCC bằng xe buýt không chỉ mang lợi ích cho chính người sử dụng mà còn tạo ra lợi ích cho những đối tượng không sử dụng phương tiện, cụ thể làm giảm lượng xe lưu thông, ùn tắc, giúp những người khác dù không đi xe buýt vẫn hưởng được lợi ích….
Chi phí đi lại đối với hành khách thấp, đối với xã hội thì giảm ô nhiễm môi trường, giảm lượng khí thải, giảm lưu lượng xe tham gia giao thông nên góp phần bảo vệ sức khỏe người dân, bảo vệ môi trường, giảm chi phí xây dựng đường do tăng lượng phương tiện khác. Đối với kinh tế thì tiết kiệm chi phí cho toàn xã hội (đầu tư cho phương tiện, thời gian, nhiên liệu, sức khỏe bị lãng phí do ùn tắc gây ra…).
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.