ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2011/QĐ-UBND | Ninh Thuận, ngày 24 tháng 6 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ BỔ SUNG QUY ĐỊNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ NGUY HIỂM LÀ CÁC CHẤT ÔXY HOÁ, CÁC HỢP CHẤT ÔXÍT HỮU CƠ VÀ CÁC CHẤT ĂN MÒN BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH NINH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị quyết số 67/NQ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 319/ TTr-SKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố bổ sung kèm theo Quyết định này là Quy định thủ tục hành chính về cấp giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là các chất ôxy hoá, các hợp chất ôxít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tại Sở Khoa học và Công nghệ.
Điều 2. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm công bố, công khai và tổ chức thực hiện cấp giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là các chất ôxy hoá, các hợp chất ôxít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo đúng quy định ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban ngành thuộc tỉnh, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ NGUY HIỂM LÀ CÁC CHẤT ÔXY HOÁ, CÁC HỢP CHẤT ÔXÍT HỮU CƠ VÀ CÁC CHẤT ĂN MÒN BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
I. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là các chất ôxy hoá, các hợp chất ôxít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
1. Cơ sở pháp lý:
- Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007;
- Căn cứ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
- Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là các chất ôxy hoá, các hợp chất ôxít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
2. Đối tượng áp dụng: áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước (gọi tắt là doanh nghiệp) liên quan đến việc vận chuyển hàng nguy hiểm bao gồm: các chất ôxy hoá, các hợp chất ôxít hữu cơ (loại 5) và các chất ăn mòn (loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam. Phụ lục I của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP.
3. Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.
4. Hồ sơ: 01 bộ, gồm có:
4.1. Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục I Quyết định này;
4.2. Bản sao hợp lệ giấy đăng ký kinh doanh;
4.3. Danh sách phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện, người áp tải theo mẫu quy định tại Phụ lục II Quyết định này;
4.4. Danh mục lịch trình vận chuyển, loại hàng nguy hiểm vận chuyển, tổng trọng lượng hàng nguy hiểm cần vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục III Quyết định này;
4.5. Bản cam kết của doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục IV Quyết định này;
4.6. Lệnh điều động vận chuyển (đối với giấy phép cho vận chuyển nhiều chuyến hàng, nhiều loại hàng nguy hiểm) theo mẫu quy định tại Phụ lục V Quyết định này;
4.7. Bản cam kết của người vận tải (trong trường hợp doanh nghiệp thuê phương tiện vận chuyển của doanh nghiệp khác);
4.8. Phiếu an toàn hoá chất do nhà sản xuất hoặc nhập khẩu thiết lập, được in bằng tiếng Việt và có đầy đủ các thông tin theo phụ lục VI Quyết định này;
4.9. Các tài liệu liên quan đến yêu cầu của người điều khiển phương tiện, người áp tải:
- Bản sao hợp lệ thẻ an toàn lao động của người điều khiển phương tiện, người áp tải được cấp theo quy định hiện hành của Nhà nước kèm theo chứng chỉ chứng nhận đã được huấn luyện an toàn hoá chất do Bộ Công Thương cấp.
- Bản sao hợp lệ giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện phù hợp với phương tiện vận chuyển (có công chứng);
4.10. Bảo sao hợp lệ giấy đăng ký phương tiện vận chuyển kèm theo giấy chứng nhận kiểm định phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) cấp. Trường hợp doanh nghiệp có hàng nguy hiểm cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển, doanh nghiệp phải nộp kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng thuê vận chuyển trong đó nêu chi tiết các thông tin về phương tiện vận chuyển (loại phương tiện, biển kiểm soát, trọng tải);
4.11. Bảo sao hợp lệ giấy chứng nhận kiểm định bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm cần vận chuyển còn thời hạn hiệu lực (đối với các dụng cụ chứa chuyên dụng). Trường hợp sử dụng các dụng cụ chứa khác, doanh nghiệp phải nộp kèm theo hồ sơ bản sao hợp lệ các tài liệu sau:
- Tiêu chuẩn áp dụng đối với dụng cụ chứa hàng nguy hiểm do doanh nghiệp công bố.
- Phiếu kết quả thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng của dụng cụ chứa hàng nguy hiểm do tổ chức thử nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp cấp.
5. Trình tự và thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng để kiểm tra, xử lý: 01 ngày;
- Chuyển hồ sơ cho phòng Quản lý Tiêu chuẩn - chất lượng và Thông báo - hỏi đáp về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và hàng rào kỹ thuật trong thương mại (gọi tắt là phòng Quản lý Tiêu chuẩn - chất lượng và TBT) thẩm xét hồ sơ và lập giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo Phụ lục VII Quyết định này: 04 ngày;
- Trình lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ quyết định: 01 ngày;
- Giao Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả vào sổ lưu danh sách giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm để theo dõi, quản lý đồng thời thông báo và trả giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho doanh nghiệp: 01 ngày.
6. Lệ phí: theo quy định của pháp luật.
PHỤ LỤC I
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Tên đơn vị chủ quản (nếu có):... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: | ..........,ngày.......tháng......năm........... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
vận chuyển các chất ôxy hoá/các hợp chất ôxít hữu cơ/các chất ăn mòn
(vận chuyển loại hàng hoá nào thì ghi tên loại hàng hoá đó)
Kính gửi: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng tỉnh Ninh Thuận
Tên doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép:.........................................................................
Địa chỉ:.........................................................................................................................
Điện thoại: ...............................................................................................................
Fax: ................................................. E-mail:................................................................
Giấy đăng ký kinh doanh số:................................ Ngày cấp:................... Nơi cấp:..........
Đề nghị cấp giấy phép vận chuyển (tên hàng nguy hiểm, nhóm hàng, mã UN):
....................................................................................................................................
Thời gian bắt đầu vận chuyển: ...........................................................................
Tổng trọng lượng hàng hoá cần vận chuyển (tấn):.............................................................
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển bao gồm: ....................................
1..................................................................................................................................
2..................................................................................................................................
3..................................................................................................................................
(tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép vận chuyển) cam kết chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về vận chuyển hàng nguy hiểm./.
| Đại diện doanh nghiệp (Họ tên, chữ ký, đóng dấu ) |
PHỤ LỤC II
MẪU DANH SÁCH PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN, NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN, NGƯỜI ÁP TẢI HÀNG NGUY HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Tên đơn vị chủ quản (nếu có):... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
DANH SÁCH
PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN, NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN, NGƯỜI ÁP TẢI HÀNG NGUY HIỂM
TT | Tên chủ phương tiện | Loại xe | Trọng tải (ghi đúng trọng tải theo giấy đăng ký) | Biển kiểm soát | Tên người điều khiển | Tên người áp tải | Hợp đồng thuê vận chuyển (đối với trường hợp thuê phương tiện vận chuyển) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
................, ngày......... tháng........ năm...........
| Đại diện doanh nghiệp (Họ tên, chữ ký, đóng dấu ) |
PHỤ LỤC III
MẪU LỊCH TRÌNH VẬN CHUYỂN, LOẠI HÀNG NGUY HIỂM VẬN CHUYỂN VÀ TỔNG TRỌNG LƯỢNG HÀNG NGUY HIỂM CẦN VẬN CHUYỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Tên đơn vị chủ quản (nếu có):... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
LỊCH TRÌNH VẬN CHUYỂN, LOẠI HÀNG NGUY HIỂM VẬN CHUYỂN
VÀ TỔNG TRỌNG LƯỢNG HÀNG NGUY HIỂM CẦN VẬN CHUYỂN
TT | Tên, địa chỉ đơn vị sản xuất | Tên, địa chỉ đơn vị nhận hàng | Tên hàng, nhóm hàng, mã UN | Hành trình vận chuyển (ghi tên các tỉnh, thành phố nơi hàng hoá sẽ vận chuyển đi qua) | Tổng trọng lượng hàng nguy hiểm cần vận chuyển (tấn/năm) |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
| Tổng cộng: | ...................... | |||
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
.... | Tổng cộng: | ..................... |
.........................,ngày........tháng.........năm...........
| Đại diện doanh nghiệp (Họ tên, chữ ký, đóng dấu ) |
PHỤ LỤC IV
MẪU BẢN CAM KẾT VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Tên đơn vị chủ quản (nếu có):... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ..........,ngày.......tháng......năm........... |
BẢN CAM KẾT VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỀM
Kính gửi: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Ninh Thuận.
- Họ và tên (của Giám đốc doanh nghiệp):......................................................................
- Chức vụ: Giám đốc (tên doanh nghiệp) .......................................................................
- Địa chỉ: ....................................................................................................................
- Điện thoại:........................................................ Fax:.................................................
........................................................................ (tên doanh nghiệp) cam kết thực hiện các nội dung sau:
1. Thực hiện đúng lịch trình vận chuyển theo giấy phép vận chuyển và mỗi chuyến hàng vận chuyển hàng nguy hiểm đều làm Lệnh điều động vận chuyển theo mẫu kèm theo và có sổ theo dõi việc vận chuyển hàng nguy hiểm.
2. Bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của pháp luật đồng thời thông báo tới Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nằm trong lịch trình vận chuyển để có kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ trong trường hợp xảy ra sự cố.
| Đại diện doanh nghiệp (Họ tên, chữ ký, đóng dấu ) |
PHỤ LỤC V
MẪU LỆNH ĐIỀU ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Tên đơn vị chủ quản (nếu có):... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:............/LĐĐ........ | ..........,ngày.......tháng......năm........... |
LỆNH ĐIỀU ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỀM
- Họ và tên (của lãnh đạo doanh nghiệp):........................................................................
- Chức vụ:...................................................................................................................
- Hôm nay, ngày.......tháng.......năm......., ..............(tên doanh nghiệp) điều động vận chuyển hàng nguy hiểm theo giấy phép vận chuyển đã được cấp như sau:
1. Loại phương tiện, biển kiểm soát:.............................................................................
2. Tên người điều khiển phương tiện:............................................................................
3. Tên người áp tải:.....................................................................................................
4. Tên hàng hoá vận chuyển (tên hàng hoá, nhóm hàng, mã UN):.....................................
5. Trọng lượng hàng hoá vận chuyển:............................................................................
6. Hoá đơn số, ngày, tháng, năm:.................................................................................
7. Lý do vận chuyển:....................................................................................................
8. Địa điểm lấy hàng hoá:.............................................................................................
9. Địa điểm giao hàng hoá:...........................................................................................
10. Hành trình vận chuyển:...........................................................................................
11. Thời gian vận chuyển:.............................................................................................
12. Tên, địa chỉ và điện thoại của chủ hàng khi cần liên hệ khẩn cấp:...............................
Nơi nhận: | Đại diện doanh nghiệp (Họ tên, chữ ký, đóng dấu ) |
PHỤ LỤC VI
NỘI DUNG CỦA PHIẾU AN TOÀN HOÁ CHẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Phiếu an toàn hoá chất: là tài liệu do nhà sản xuất hoặc nhập khẩu thiết lập, được in bằng tiếng Việt có đầy đủ các thông tin sau:
a) Nhận dạng hoá chất;
b) Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hoá chất;
c) Thông tin về thành phần các chất;
d) Đặc tính lý, hoá của hoá chất;
đ) Mức độ ổn định và khả năng hoạt động của hoá chất;
e) Thông tin về độc tính;
g) Thông tin về sinh thái;
h) Biện pháp sơ cứu về y tế;
i) Biện pháp xử lý khi có hoả hoạn;
k) Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố;
l) Yêu cầu về cất giữ;
m) Tác động lên người và yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân;
n) Yêu cầu trong việc thải bỏ;
o) Yêu cầu trong vận chuyển;
p) Quy chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật phải tuân thủ;
q) Các thông tin cần thiết khác.
Trường hợp Phiếu an toàn hoá chất có nhiều trang, các trang phải được đánh số liên tiếp từ trang đầu đến trang cuối. Số đánh trên mỗi trang phải bao gồm số thứ tự của trang và số chỉ thị tổng số trang của toàn bộ Phiếu an toàn hoá chất.
PHỤ LỤC VII
MẪU GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM
1. Tên hàng nguy hiểm, nhóm hàng, mã UN: 2. Tên, địa chỉ doanh nghiệp đề nghị cấp phép vận chuyển: 3. Tên phương tiện, biển kiểm soát: 4. Tên chủ phương tiện: 5. Tên người điều khiển phương tiện: 6. Tên người áp tải: 7. Trọng lượng hàng hoá: 8. Nơi đi, nơi đến: 9. Thời hạn vận chuyển: 12 tháng kể từ ngày ký.
|
Ghi chú:
- Trường hợp doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép vận chuyển cho nhiều phương tiện, nhiều người điều khiển phương tiện và nhiều người áp tải thì các nội dung ở mục 3, 4, 5, 6 của mẫu giấy phép vận chuyển cần được xây dựng thành Phụ lục 1 với các nội dung quy định tại Phụ lục II của Quyết định này. Khi đó nội dung ở các mục 3, 4, 5, 6 sẽ ghi: “theo Phụ lục 1 kèm theo giấy phép này“;
- Trường hợp doanh nghiệp có lịch trình vận chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau với trọng lượng vận chuyển khác nhau thì các nội dung ở mục 7, 8 cần được xây dựng thành Phụ lục 2 với các nội dung quy định tại phụ lục III của Quyết định này. Khi đó, nội dung ở các mục 7, 8 sẽ ghi: “theo Phụ lục 2 kèm theo giấy phép này“.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.