NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 248/2000/QĐ-NHNN21 | Hà Nội, ngày 08 tháng 08 năm 2000 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BỔ SUNG, SỬA ĐỔI "QUY ĐỊNH VỀ XÁC ĐỊNH HẠN MỨC TÍN DỤNG BÁN BUÔN CHO CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG THAM GIA DỰ ÁN TÀI CHÍNH NÔNG THÔN DO NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB) TÀI TRỢ" BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNHSỐ 423/1999-QĐ-NHNN21 NGÀY 30 THÁNG 11 NĂM 1999 CỦA THỐNG ĐỐC NHNN
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/97 và Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 thán 12 năm 1997;
- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Căn cứ Hiệp định tín dụng phát triển số 2855-VN ngày 19 tháng 7 năm 1996 giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hiệp hội phát triển Quốc tế Ngân hàng Thế giới.
- Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Quản lý các dự án Tín dụng Quốc tế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Nay sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy định về xác định hạn mức tín dụng bán buôn cho các TCTD tham gia Dự án Tài chính Nông thôn do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ” ban hành kèm theo Quyết định số 423/1999-QĐ-NHNN21 ngày 30 tháng 11 năm 1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như sau:
1/ Bổ sung khoản 6 vào Điều 3 như sau:
“6- Mức độ chấp hành các Quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Ngân hàng Thế giới (WB) về quản lý, sử dụng vốn vay từ Quỹ Phát triển Nông thôn”.
2/ Sửa đổi khoản 2 Điều 4 như sau:
“2- Các chỉ số đánh giá dùng để phân tích tình hình hoạt động và lựa chọn một TCTD tham gia dự án do WB quy định gồm:
a/ Tỷ lệ nợ quá hạn ròng = | Nợ quá hạn - Dự phòng bù đắp rủi ro | ≤ 10% |
Tổng dư nợ |
b/ Tỷ lệ an toàn vốn = | Vốn tự có - Vốn góp mua cổ phần của các TCTD khác | ≥ 10% |
Tổng dư nợ |
c/ Tỷ lệ khả năng thanh khoản = | Tài sản có đông | ³10% |
Tài sản nợ ngắn hạn |
d/ Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có sinh lời | = | Lợi nhuận sau thuế | > 5% |
Tài sản có sinh lời |
e/ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có | = | Lợi nhuận sau thuế | > Tỷ lệ lạm phát hàng năm”. | ||
Vốn tự có (đầu năm | - | Giá trị tài sản cố định còn lại (đầu năm) | |||
|
|
|
|
|
|
3/ Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều 5
Căn cứ vào nguồn vốn Quỹ Phát triển Nông thôn tại thời điểm tính hạn mức tín dụng bán buôn, phương thức xác định hạn mức tín dụng bán buôn tối đa của Ngân hàng Nhà nước cho TCTD được lựa chọn tạm thời tham gia dự án như sau:
1- TCTD được Ngân hàng Nhà nước xem xét quy định hạn mức tín dụng bán buôn phải thực hiện tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (e) lớn hơn tỷ lệ lạm phát hàng năm quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quy định này.
2- TCTD đạt được tỷ lệ các chỉ số đánh giá sau đây:
2.1- Tỷ lệ nợ quá hạn ròng (a) < 3%
2.2- Tỷ lệ an toàn vốn (b) ≥ 8%
2.3- Tỷ lệ khả năng thanh khoản (c) > 20%
2.4- Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có sinh lời (d) > 1,5%
được Ngân hàng nhà nước quy định hạn mức tín dụng bán buôn bằng 50% vốn tự có của TCTD:
Hạn mức tín dụng bán buôn = Vốn tự có x 50%
+ Sao kê khế ước hoặc giấy nhận nợ vay vốn ngân hàng. Đối với Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng Đầu tư và phát triển thì do chi nhánh Ngân hàng trực thuộc lập.
+ Biên bản xác định thiệt hại do lũ lụt đối với đối tượng vay vốn, ghi rõ mức độ và vốn bị thiệt hại, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân đến cấp xã và Ngân hàng cho vay vào thời điểm xẩy ra thiệt hại.
+ Phương án trả nợ sau thời gian được khoanh nợ.
- Trên cơ sở Biểu chi tiết nợ bị thiệt hại do lũ lụt năm 2000 đề nghị khoanh nợ của các chi nhánh đã có đầy đủ xác nhận, các tổ chức tín dụng cho vay lập Biểu tổng hợp nợ bị thu thiệt hại do lũ lụt năm 2000 đề nghị khoanh nợ (theo các mẫu biểu số 1 và 2 kèm theo Thông tư này).
- Các Ngân hàng cho vay tập hợp toàn bộ hồ sơ đề nghị khoanh nợ theo từng hệ thống và gửi Biểu tổng hợp nợ thiệt hại do lũ lụt năm 2000 đề nghị khoanh nợ về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng) trước ngày 31/12/2000 để Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Riêng các Quỹ tín dụng nhân dân, các Ngân hàng Thương mại cổ phần nông thôn tại địa bàn thì các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh tổng hợp và báo cáo về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Trng thời gian lập hồ sơ đề nghị khoanh nợ, các tổ chức tín dụng tạm thời chưa thu lãi.
2. Cho vay mua lúa, gạo tránh lũ:
2.1. Các Ngân hàng Thương mại quốc doanh huy động đủ vốn để cho Tổng công ty lương thực miền Nam vay mua lúa, gạo tránh lũ tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Số lượng lương thực mà Tổng công ty lương thực miền Nam được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo mua là 400 ngàn tấn (quy lúa), bao gồm: Long an 100 ngàn tấn, Đồng Tháp 100 ngàn tấn, An Giang 100 ngàn tấn, các tỉnh khác 100 ngàn tấn; Thời gian thực hiện mua từ 25/9/2000 đến 31/12/2000. Các Ngân hàng Thương mại quốc doanh thực hiện cho vay theo lãi suất hiện hành để mua hết số lương thực trên.
2.2. Các ngân hàng cho vay tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Tổng công ty lương thực miền Nam vay vốn, trong trường hợp cần thiết thì có sự phối hợp cùng cho vay theo đề nghị của doanh nghiệp.
3. Cho vay mới đối với các hộ dân:
3.1. Để giúp các hộ dân có vốn kịp thời sản xuất vụ đông xuân, các tổ chức tín dụng phải đảm bảo huy động đủ nguồn vốn, đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của các hộ dân bị thiệt hại do lũ lụt để khôi phục sản xuất. Các tổ chức tín dụng cho vay theo quy định hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
3.2. Các đối tượng cần chú trọng cho vay là: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, các chi phí khác... để phục vụ trực tiếp cho sản xuất.
3- TCTD đạt được tỷ lệ cá chỉ số đánh giá sau đây:
3.1- Tỷ lệ nợ quá hạn ròng (a) < 4%
3.2- Tỷ lệ an toàn vốn (b) ≥ 7%
3.3- Tỷ lệ khả năng thanh khoản (c) > 20%
3.4- Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có sinh lời (d) > 0,8%
4- TCTD đạt được tỷ lệ các chỉ số đánh giá sau đây:
được Ngân hàng Nhà nước quy định hạn mức tín dụng bán buôn bằng 30% vốn tự có của TCTD:
Hạn mức tín dụng bán buôn = Vốn tự có x 30%
5- TCTD Nhà nước đạt được tỷ lệ các chỉ số đánh giá quy định tại khoản 1 và 4 Điều này được NHNN xem xét quy định hạn mức tín dụng bán buôn lớn hơn 30% vốn tự có, nhưng tối đa không quá 40% vốn tự có của TCTD.
6- TCTD cổ phần nông thôn có vốn tự có dưới 5 tỷ VND, đạt được tỷ lệ các chỉ số đánh giá quy định tại khoản 1 và 3 hoặc 4 Điều này có thể được NHNN xem xét quy định hạn mức tín dụng bán buôn lớn hơn 50% vốn tự có của TCTD, nhưng tối đa không quá 200.000 USD.
7- Sau mỗi năm hoạt động của TCTD, hạn mức tín dụng bán buôn sẽ được xem xét điều chỉnh theo mức độ thực hiện các nội dung quy định tại Điều 3 và Điều 4 Quy định này”.
4/ Sửa đổi Điều 9 như sau:
“Điều 9
Trong phạm vi thời hạn 180 ngày, kể từ ngày Thống đống NHNN ký Hợp đồng Vay phụ bán buôn hạn mức tín dụng cho TCTD, nếu TCTD chưa sử dụng được tối thiểu 70% hạn mức tín dụng bán buôn và không có văn bản xin gia hạn, thì NHNN sẽ không cấp tiếp phần hạn mức tín dụng bán buôn còn lại”.
Điều 2:
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3:
Chánh Văn phòng, Trưởng ban Ban quản lý các Dự án Tín dụng Quốc tế, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức tín dụng được lựa chọn tham gia dự án Tài chính Nông thôn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| KT. THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.