BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2468/QĐ-BVHTTDL | Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỂ TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TRONG NĂM 2011
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Nghị định 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ biên bản họp các Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2011;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ để tuyển chọn, xét chọn đưa vào thực hiện trong năm 2011 (danh mục cụ thể kèm theo quyết định này)
Điều 2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn và thông báo các đơn vị xây dựng thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ để tham gia tuyển chọn, xét chọn.
Các đơn vị thuộc Bộ căn cứ vào Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ được phê duyệt tại Điều 1, xây dựng thuyết minh tham gia tuyển chọn, xét chọn.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC
NHIỆM VỤ KH&CN CẤP BỘ ĐỂ TUYỂN CHỌN, XÉT CHỌN ĐƯA VÀO THỰC HIỆN TRONG NĂM 2011
(Theo Quyết định số 2468 /QĐ-BVHTTDL ngày 19 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)
STT | Tên nhiệm vụ khoa học và công nghệ | Nội dung chính | Thời gian thực hiện |
1 | Văn hóa ứng xử con người Việt Nam (giới hạn đối tượng nghiên cứu cụ thể) | - Nghiên cứu văn hóa ứng xử một đối tượng cụ thể (người nông dân, thầy giáo, trí thức, văn nghệ sỹ…). - Cần triển khai theo hướng nghiên cứu ứng dụng. - Thể hiện của cá nhân trong từng hoàn cảnh, trong cộng đồng. | 2011-2012 |
2 | Đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư ở những khu di dân tái định cư ở các vùng làm thủy điện. | - Thực trạng văn hóa đời sống của cộng đồng dân cư ở khu di dân tái định cư ở các vùng làm thủy điện (nơi ở mới). - Đánh giá so sánh đời sống văn hóa giữa nơi ở cũ và nơi ở mới của người dân, không nên đi sâu vảo đời sống mà nên tiếp cận dưới góc độ văn hóa. - Thay đổi nếp sống của cộng đồng chuyển từ vùng lòng hồ lên nơi tái định cư - Di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng có mang theo không? - Cần có đưa ra kiến nghị, giải pháp, để căn cứ cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm kiến nghị với nhà nước chính sách về văn hóa đối với cộng đồng dân cư ở khu di dân tái định cư ở các vùng làm thủy điện | 2011-2012 |
3 | Tác động của việc Công nghiệp hóa đối với đời sống văn hóa ở các làng nghề thủ công truyển thống (nghiên cứu trường hợp). | - Thực trạng đời sống văn hóa của làng nghề thủ công truyển thống (dưới tác động của Công nghiệp hóa). - Đánh giá so sánh sự thay đổi đời sống văn hóa của các làng nghề thủ công truyền thống trước và sau khi có ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ hiện đại (Công nghệp hóa); giao thông; du lịch; trí thức.. - Chú ý tới bí quyết nghề nghiệp. | 2011-2012 |
4 | Nghiên cứu Văn hóa dân tộc Rơmam ở Việt Nam phục vụ công tác tư liệu hóa, bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. | - Hướng nghiên cứu tập trung vào việc sưu tầm văn hóa vật thể và phi vật thể, tư liệu hóa phục vụ trưng bày và lưu giữ, phát huy giá trị tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (không phải nghiên cứu cơ bản về dân tộc học). - Cần chú ý đặc trưng của dân tộc này là sinh sống bằng nghề làm rẫy, đáng chú ý là nghệ dệt. Đặc biệt là dân tộc này sống gần gũi với nhiều dân tộc láng giềng nên khi điều tra, khảo sát sẽ có sự biến động về dân số. Chú ý việc sử dụng được nhiều ngôn ngữ của các dân tộc khác nhau, quan hệ hôn nhân, tín ngưỡng | 2011-2012 |
5 | Nghiên cứu di sản văn hoá dân tộc Bố Y phục vụ công tác tư liệu hóa và trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. | - Cần làm rõ tính mới, tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài. Đây là dân tộc có di sản và lịch sử phong phú cần nghiên cứu để phục vụ việc tư liệu hóa, bảo quản và trưng bày. - Chú ý tính đa ngôn ngữ, đan xen văn hóa của dân tộc Bố Y. - Không nghiên cứu theo hướng nghiên cứu cơ bản, dân tộc học. Tập trung vào việc nghiên cứu sưu tầm di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể) bổ sung tư liệu phục vụ trưng bày và phát huy giá trị tại Bảo tàng. | 2011-2012 |
6 | Nghiên cứu văn hoá truyền thống dân tộc Khmer phục vụ hoạt động tư liệu hóa, bảo quản và trưng bày của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam | - Đây là vấn đề đã có nhiều đề tài nghiên cứu vì vậy cần tiếp cận theo hướng kế thừa kết quả những nghiên cứu trước đó để sưu tầm phục vụ hoạt động trưng bày tại Bảo tàng - Cần phải đưa ra được những đặc trưng tiêu biểu nhất của văn hóa Khmer Nam Bộ để phục vụ trưng bày tại Bảo tàng. | 2011-2012 |
7 | Sản xuất thử nghiệm giấy dó theo kết quả nghiên cứu phục hồi quy trình sản xuất giấy truyền thống. (Dự án sản xuất thử nghiệm) | - Đề nghị làm rõ sự khác biệt tiêu chuẩn kỹ thuật của giấy Dó làm thử nghiệm được sản xuất và giấy Dó hiện một số nơi đang sản xuất, cũng như với các nước khác. - Chú ý tính mới và tính hiệu quả của sản phẩm. - Làm rõ tại sao phải sản xuất tới 1,5 tấn? Sản phẩm làm ra có tiêu thụ được nhiều không? | 2011-2012 |
8 | Điều tra đánh giá lực lượng lao động hiện có của ngành du lịch | - Nhân lực chứ không phải nguồn nhân lực, cần có đánh giá lực lượng lao động hiện có, từ đó mới đề ra chương trình đào tạo, đào tạo lại, để cung cấp và đáp ứng nhân lực cho ngành du lịch Việt Nam - Hiện nay chưa có thống kê chính xác về nhân lực du lịch (chỉ là ước tính) không có tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá ở Việt Nam, không biết lực nhân lực du lịch được sử dụng và đào tạo như thế nào, nên nghiên cứu cả về mặt lý luận (đưa ra quy chuẩn, thống kê nhân lực trong ngành du lịch). - Kết hợp vấn đề điều tra để kiểm chứng những mô hình biểu mẫu đưa ra. - Cần có sự so sánh đối chiếu tình hình, thực trạng nhân lực của ngành du lịch Việt Nam với một số nước có khả năng thu hút du lịch cao như Singapo, Malaysia… - Cần tuân theo quy định của nhà nước về thống kê. | 2011-2012 |
9 | Nghiên cứu và phát triển loại hình du lịch tín ngưỡng - tâm linh. | - Tín ngưỡng - tâm linh là yếu tố hấp dẫn đối với du lịch - Cách tiếp cận, khai thác của các doanh nghiệp trong việc du lịch tâm linh là khác nhau dẫn đến các sai lệch trong việc tổ chức hoạt động du lịch tín ngưỡng - tâm linh vì vậy cần làm rõ các khái niệm, phân loại các loại hình về du lịch tín ngưỡng - tâm linh. Từ đó để các doanh nghiệp có cơ sỏ để tổ chức các loại hình du lịch tín ngưỡng - tâm linh phù hợp. - Đánh giá nhu cầu và đưa ra giải pháp để phát triển lành mạnh, ổn định loại hình du lịch tâm linh - tín ngưỡng - Có sự phân biệt rõ giữa tín ngưỡng - tâm linh và mê tín di đoan, không để du lịch tín ngưỡng - tâm linh trở thành mê tín dị đoan. | 2011-2012 |
10 | Khảo sát và đánh giá quá trình tự chủ của các trường văn hóa nghệ thuật có thu thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. | - Làm thí điểm ở các trường của Bộ sau đó căn cứ vào kết quả nghiên cứu của đề tài có thể nhân rộng ra các trường trong cả nước. - Khảo sát và đánh giá lại quá trình tự chủ của các trường văn hóa nghệ thuật có thu thuộc Bộ, đưa ra các kiến nghị giải pháp để Bộ có sự hiệu chỉnh hợp lý. - Cần phải làm rõ những khó khăn, tồn tại, vướng mắc mà các trường văn hóa nghệ thuật đang gặp phải trong vấn đề cơ chế quản lý, cơ chế tài chính… - Nguồn thu cụ thể là thể nào? (đối với các lớp năng khiếu, các lớp đại trà…) tỷ lệ để lại trường là bao nhiêu? - Làm rõ sản phẩm đề tài. | 2011-2012 |
11 | Nghiên cứu căn cứ khoa học để xây dựng chuyên ngành văn hóa học gia đình. | - Kết quả đề tài phải là cơ sở, căn cứ khoa học để kiến nghị với Bộ Giáo dục Đào tạo xây dựng ngành Gia đình học trở thành mã ngành đào tạo đại học. - Phải nêu được các quan điểm đang tồn tại về gia đình, các giai đoạn phát triển khác nhau đối với quan điểm về gia đình truyền thống Việt Nam - Xây dựng chuyên ngành rồi mới đền ngành học - Phạm vi nghiên cứu thay đổi, tiếp cận dưới góc độ văn hóa. - Làm rõ thực trạng văn hóa gia đình trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa, phục vụ công tác quản lý nhà nước về gia đình | 2011-2012 |
12 | Khảo sát đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo thạc sỹ văn hóa nghệ thuật và thể dục, thể thao | - Cần có sự khảo sát đánh giá nghiêm túc, để từ đó có định hướng đào tạo thạc sỹ cho ngành văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao trong những năm tiếp theo - Có sự so sánh về đào tạo, chất lượng thạc sỹ ngành văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao đối với các nước trong khu vực để xác định chúng ta đào tạo như vây đã phù hợp với trình độ chung trong khu vực hay chưa? - Phải xác định rõ đầu ra của thạc sỹ của ngành văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao là gì? Giao Vụ Đào tạo chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện đề tài này. | 2011-2012 |
13 | Hệ thống quan niệm về cái đẹp trong sáng tạo nghệ thuật biểu diễn Hát Bội. | - Cần làm rõ nội hàm cái đẹp trong Hát Bội và hệ thống quan niệm về cái đẹp trong sáng tạo nghệ thuật biểu diễn Hát Bội. - Cần lưu ý trong nghệ thuật hát Bội truyền nghề là chính, tuy nhiên đó chưa phải là phương pháp khoa học, chưa truyền đạt tri thức cho người học. Vì vậy trong đề tài phải đưa ra được đề xuất, giải pháp để kết hợp truyền nghề và đào tạo chính quy, bài bản. - Vấn đề truyền thống và hiện đại trong sáng tạo nghệ thuật biểu diễn Hát Bội. - Cần làm rõ đâu là sáng tác và đâu là biểu diễn. | 2011-2012 |
14 | Vai trò của nghệ thuật biểu diễn trong việc góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam | - Làm rõ các khái niệm: Nhân cách và Nhân cách văn hóa cần phân định rõ hai khái niệm trên. - Làm rõ các yếu tố (nội dung tác phẩm hình thức và phong cách thể hiện tác phẩm và bản thân người nghệ sỹ cũng như công chúng…) tác động vào sự hình thành nhân cách con người Việt Nam - Tác động hai chiều ( tích cực và tiêu cực) đến việc hình thành nhân cách. - Cần lưu ý tới giá trị giáo dục, thẩm mỹ… của nghệ thuật biểu diễn đối với con người Việt Nam | 2011-2012 |
15 | Nghệ thuật múa truyền thống của người Khmer ở vùng Nam bộ. | - Nội dung nghiên cứu phong phú hơn, gắn kết giữa múa và âm nhạc. - Trong quá trình điều tra sưu tầm cần đảm bảo tính nguyên gốc của tư liệu, định hướng rõ hơn về công tác sưu tầm tư liệu như thế nào, mảng nào, ở đâu, tránh trường hợp sưu tầm những điệu múa mang yếu tố sáng tạo mới (không phải truyền thống). - Những người tổ chức thực hiện đề tài phải huy động được sự tham gia của những người thực sự am hiểu về nghệ thuật múa truyền thống Khmer, phải xác định rõ tiêu chí, đối tượng sưu tầm, đảm bảo yếu tố gốc của nghệ thuật múa truyền thống Khmer ở vùng Nam Bộ. | 2011-2012 |
16 | Ứng dụng công nghệ trực tuyến trong nghiên cứu và đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch. | - Làm rõ tác động tới việc đào tạo và nâng cao hiệu quả quản lý đối với ngành Du lịch. - Mục tiêu là góp phần thúc đẩy công tác nghiên cứu, đào tạo phát triển nguồn nhân lực - Đổi mới phương pháp đào tạo, gắn kết quả nghiên cứu với thực tiễn. - Làm rõ phương pháp chuyển giao kết quả từ nơi nghiên cứu tới nơi ứng dụng trong thực tế của ngành Du lịch. - Xây dựng các bài giảng chi tiết bổ sung vào bộ tiêu chí nghề Du lịch phục vụ giảng dạy trực tuyến. | 2011-2012 |
17 | Hoàn thiện hệ thống tiêu chí thống kê du lịch | - Xây dựng tiêu chí đánh giá khách du lịch thống nhất, để từ đó có sự thống kê chính xác. - Không chỉ tính số lượng khách mà cả lượng chi tiêu của khách. - Cần chú ý tới kết quả nghiên cứu của đề tài đã được nghiệm thu - Tập trung vào việc xây dựng phần mềm, phương pháp thu thập, phân tích xử lý số liệu, kênh thông tin và xử lý thông tin, đưa ra các dự báo. | 2011-2012 |
18 | Nghiên cứu thực trạng nuôi dưỡng vận động viên các đội tuyển trẻ Việt Nam. | Đưa ra các giải pháp nâng cao được hiệu quả hoạt động nuôi dưỡng vận động viên các đội tuyển trẻ Việt Nam. - Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn về vai trò và nhu cầu các chất dinh dưỡng trong hoạt động thể thao. - Đánh giá thực trạng việc nuôi dưỡng và các giải pháp về dinh dưỡng cho các đội tuyển trẻ Việt Nam. - Thành phần, tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong hoạt động thể thao, chú ý nghiên cứu tiêu chuẩn dinh dưỡng cho từng đối tượng nghiên cứu (đội tuyển nào, môn gì). Chú ý: - Cần có chuyên gia về dinh dưỡng học tham gia vào trong đề tài nghiên cứu. - Trong đề tài nên có sự thực nghiệm để chứng minh hiệu quả của các đề xuất, giải pháp dinh dưỡng vì vậy cần có sự hỗ trợ kinh phí từ các nguồn khác ngoài ngân sách sự nghiệp khoa học. | 2011-2012 |
19 | Những giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực TDTT các tỉnh phía Bắc đáp ứng yêu cầu xã hội. | - Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu cán bộ TDTT các tỉnh phía Bắc. - Làm rõ đối tượng nghiên cứu (nguồn nhân lực gì), giới hạn phạm vi nghiên cứu ở phía Bắc. - Những giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực TDTT đáp ứng yêu cầu xã hội. - Cần chỉ rõ giai đoạn cụ thể. - Xác định rõ nhu cầu số lượng, xây dựng tiêu chuẩn, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cán bộ Thể dục Thể thao các tỉnh phía Bắc. - Đánh giá thực trạng hiện nay cần phải làm rõ: Đang tồn tại sự khác biệt giữa nhu cầu thực tế và sự đáp ứng; loại hình cán bộ và trình độ cán bộ được đào tạo; Tình chuyên nghiệp, chuyên sâu và tính toàn diện trong đào tạo… | 2011-2012 |
20 | Đánh giá thực trạng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực Thể dục Thể thao các tỉnh phía Nam đến năm 2025. | - Làm rõ đối tượng nghiên cứu (nguồn nhân lực gì) - Xác định rõ nhu cầu số lượng, xây dựng tiêu chuẩn, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cán bộ Thể dục Thể thao các tỉnh phía Nam. - Đánh giá thực trạng hiện nay cần phải làm rõ: Đang tồn tại sự khác biệt giữa nhu cầu thực tế và sự đáp ứng; loại hình cán bộ và trình độ cán bộ được đào tạo; Tình chuyên nghiệp, chuyên sâu và tính toàn diện trong đào tạo… | 2011-2012 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.