ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 240/QĐ-UBND | Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 16 tháng 9 năm 2008 |
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 114/TTr-SNNPTNT ngày 28 tháng 7 năm 2008 và của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1659/TTr-SNV ngày 08 tháng 9 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trên cơ sở hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Lãnh đạo Sở: gồm có Giám đốc và 3 Phó Giám đốc.
3. Các phòng tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở:
a) Văn phòng Sở;
b) Thanh tra Sở;
c) Phòng Kế hoạch - Tài chính;
d) Phòng Tổ chức cán bộ;
đ) Phòng Nông nghiệp (thực hiện nhiệm vụ quản lý: trồng trọt, chăn nuôi và muối);
e) Phòng Quản lý xây dựng công trình;
g) Phòng Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản.
4. Các Chi cục quản lý Nhà nước trực thuộc Sở:
a) Chi cục Bảo vệ thực vật;
b) Chi cục Thú y (thực hiện cả nhiệm vụ dịch bệnh thủy sản);
c) Chi cục Kiểm lâm;
d) Chi cục Lâm nghiệp;
đ) Chi cục Thủy lợi;
e) Đổi tên Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn thành Chi cục Phát triển nông thôn;
g) Thành lập Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi Thủy sản (trên cơ sở tổ chức lại Chi cục Quản lý chuyên ngành Thủy sản);
h) Thành lập mới Chi cục Nuôi trồng thủy sản (có Đề án thành lập riêng).
5. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở:
a) Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi;
b) Trung tâm Giống hải sản cấp I;
c) Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Sông Sắt;
d) Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Sông Trâu;
đ) Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Tân Giang;
e) Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Ninh Phước.
6. Các đơn vị sự nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền quản lý:
a) Vườn quốc gia Núi Chúa;
b) Vườn quốc gia Phước Bình;
c) Đổi tên Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn thành Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
d) Đổi tên Ban quản lý khai thác các công trình thủy sản thành Ban quản lý khai thác các cảng cá; chuyển nhiệm vụ quản lý, sử dụng các công trình thủy sản sang Công ty Khai thác công trình thủy lợi;
đ) Hợp nhất Trung tâm Khuyến nông với Trung tâm Khuyến ngư thành Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư.
7. Các Ban quản lý dự án của ngành nông nghiệp:
a) Ban quản lý dự án ngành Nông nghiệp: thành lập trên cơ sở hợp nhất Ban quản lý dự án ngành Nông nghiệp với Ban quản lý dự án ngành Thủy sản;
b) Ban quản lý các dự án ODA ngành Nông nghiệp: thành lập trên cơ sở hợp nhất Ban quản lý dự án ngành cơ sở hạ tầng nông thôn với Ban quản lý các dự án cơ sở hạ tầng thủy sản.
Việc hợp nhất các Ban quản lý dự án ngành Nông nghiệp và Ban quản lý các dự án ODA ngành nông nghiệp chỉ tiến hành khi các công trình của ngành thủy sản đang xây dựng, hoàn tất đưa vào sử dụng và kết thúc nhiệm vụ của các Ban quản lý các dự án ngành Thủy sản.
8. Biên chế:
a) Biên chế các phòng tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ; các Chi cục thuộc Sở thuộc biên chế hành chính do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ hàng năm trong tổng biên chế hành chính của tỉnh được Trung ương giao;
b) Biên chế của các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ hằng năm theo định mức quy định (đối với các lĩnh vực có quy định về định mức biên chế) và trong tổng biên chế sự nghiệp của tỉnh sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt.
9. Bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo; tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức của Sở và của các Chi cục, đơn vị trực thuộc Sở theo phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh và quy định của pháp luật.
Điều 2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức thực hiện các công việc sau đây:
1. Phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Quyết định thành lập, đổi tên và hợp nhất các Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực, Ban quản lý dự án thuộc Sở nêu tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 1 theo đúng trình tự thủ tục quy định;
c) Kế hoạch điều chỉnh, phân bổ lại chỉ tiêu biên chế đối với Sở và các Chi cục, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở;
d) Phương án bố trí cán bộ lãnh đạo đối với các Chi cục, đơn vị sự nghiệp, Ban quản lý dự án thuộc Sở được thành lập mới, đổi tên, hợp nhất.
2. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và bố trí, sắp xếp cán bộ lãnh đạo, công chức các phòng thuộc Sở; chỉ đạo, hướng dẫn thủ trưởng các Chi cục, đơn vị sự nghiệp trực, Ban quản lý dự án thuộc Sở sớm kiện toàn tổ chức - nhân sự của cơ quan, đơn vị mình, bảo đảm hoạt động đạt hiệu quả.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.