ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2015/QĐ-UBND | Ninh Bình, ngày 30 tháng 07 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ Quy định quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 1521/TTr-SGTVT ngày 16/7/2015 và ý kiến thẩm định của Giám đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo số 149/BC-STP ngày 15/7/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm về quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông trên các tuyến đường giao thông nông thôn; quy định việc phê duyệt Quy trình quản lý, vận hành khai thác các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Giao thông Vận tải; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP VÀ TRÁCH NHIỆM VỀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN; QUY ĐỊNH VIỆC PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH ĐẶC BIỆT TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
(Kèm theo Quyết định số 24/2015/QĐ-UBND ngày 30/7/2015 của UBND tỉnh)
Quy định này quy định về phân công, phân cấp và trách nhiệm về quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông trên các tuyến đường giao thông nông thôn và quy định việc phê duyệt Quy trình quản lý, vận hành khai thác các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn và các công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
1. Đường giao thông nông thôn (sau đây gọi tắt là đường GTNT) bao gồm: Đường trục xã, đường liên xã, đường trục thôn; đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng.
2. Công trình đặc biệt trên đường GTNT: Bao gồm hầm đường bộ, bến phà đường bộ và đường ngầm trên đường GTNT.
3. Công trình trên tuyến đường GTNT: Bao gồm các công trình đường, cầu và các công trình đặc biệt trên đường GTNT.
4. Chủ quản lý, sử dụng đường GTNT: Là tên gọi chung của tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quản lý, vận hành khai thác và sử dụng đường GTNT do nhà nước đầu tư; chủ đầu tư đối với đường GTNT không do Nhà nước góp vốn đầu tư; cộng đồng dân cư đối với đường GTNT do cộng đồng đóng góp hoặc các tổ chức, cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành khai thác và bảo trì.
5. Đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành khai thác đường GTNT: Là tổ chức, cá nhân được Chủ quản lý sử dụng đường GTNT giao nhiệm vụ, ký kết hợp đồng thực hiện việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT, bảo dưỡng thường xuyên đường GTNT.
1. Việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT phải bảo đảm an toàn giao thông, an toàn cho công trình đường bộ, an toàn cho người, tài sản và công trình khác trong phạm vi hành lang an toàn đường GTNT, phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
2. Đường GTNT khi đưa vào vận hành khai thác phải bảo đảm chất lượng theo quy định.
3. Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi sau:
a) Tự ý tháo, lắp hoặc có hành vi phá hoại, làm mất tác dụng các bộ phận, hạng mục của các công trình trên tuyến đường GTNT;
b) Lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường GTNT;
c) Sử dụng các bộ phận, hạng mục thuộc các công trình trên tuyến đường GTNT, đất của đường GTNT trái quy định;
d) Lắp đặt trái phép đường ống cấp nước, thoát nước, dây tải điện, cáp quang, cáp viễn thông và các công trình khác vào các bộ phận, hạng mục đường GTNT hoặc trong phạm vi hành lang an toàn đường GTNT.
đ) Vi phạm quy định về tải trọng, khổ giới hạn và tốc độ cho phép khi đi trên cầu và các công trình đặc biệt trên đường GTNT.
4. Việc quản lý, vận hành khai thác các công trình trên tuyến đường GTNT phải tuân thủ các quy định của Luật Giao thông đường bộ, phù hợp với khai thác vận hành các công trình Thủy lợi theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 5. Tổ chức giao thông trên đường giao thông nông thôn
1. Nội dung tổ chức giao thông được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008 và các quy định sau:
a) Phân làn, phân luồng, phân tuyến cho người, phương tiện tham gia giao thông và quy định thời gian đi lại (nếu cần) cho phù hợp với điều kiện thực tế;
b) Quy định các đoạn đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe, đường cấm (nếu cần);
c) Quy định loại phương tiện được phép tham gia giao thông trên đường GTNT (nếu cần);
d) Lắp đặt hệ thống báo hiệu đường bộ và hệ thống an toàn giao thông theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2012/BGTVT, lắp đặt bảng hướng dẫn và các biện pháp bảo đảm an toàn khác theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn;
đ) Phải có sự chấp thuận bằng văn bản của UBND huyện và thông báo công khai, kịp thời khi có sự thay đổi về phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường GTNT để đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.
2. Người chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống đường GTNT thực hiện theo quy định tại Chương II Quy định này.
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Giao thông Vận tải
1. Hướng dẫn, kiểm tra theo thẩm quyền việc thực hiện các quy định về quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông trên các tuyến đường GTNT; thống kê, phân loại các công trình trên tuyến đường GTNT.
2. Hàng năm rà soát, thống kê, tổng hợp theo phân loại và chiều dài đường GTNT, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giao thông Vận tải; tổng hợp tình hình quản lý, vận hành khai thác toàn bộ đường GTNT trên địa bàn tỉnh, danh sách các công trình trên đường GTNT bị hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác an toàn để báo cáo, kiến nghị UBND tỉnh xử lý.
Điều 7. Trách nhiệm của UBND cấp huyện
1. Là chủ quản lý sử dụng, chịu trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác các tuyến đường huyện thuộc địa bàn quản lý do Nhà nước đầu tư hoặc nhận bàn giao do cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân đầu tư trên các tuyến đường huyện.
2. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài sản hạ tầng đường GTNT thuộc phạm vi quản lý; chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND tỉnh về việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT trong địa bàn quản lý theo quy định của Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT và các quy định của pháp luật có liên quan trên địa bàn quản lý.
3. Tổ chức giao thông trên các tuyến đường huyện thuộc địa bàn quản lý hoặc được giao quản lý; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người tham gia giao thông hiểu và thực hiện đúng các quy định về tổ chức giao thông trên đường GTNT tại Khoản 1, Điều 5 Quy định này.
4. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn UBND cấp xã, cộng đồng dân cư và các cơ quan trực thuộc trong việc thực hiện các trách nhiệm đối với việc quản lý, vận hành khai thác các công trình trên tuyến đường GTNT trên địa bàn theo quy định của Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT .
5. Hàng năm thống kê, phân loại theo tiêu chuẩn kỹ thuật các công trình trên tuyến đường GTNT trên địa bàn; tổng hợp tình hình quản lý, vận hành khai thác các công trình trên tuyến đường GTNT; lập danh sách các công trình trên tuyến đường GTNT bị hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác an toàn, báo cáo Sở Giao thông Vận tải để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, xử lý.
Điều 8. Trách nhiệm của UBND cấp xã
1. Là chủ quản lý sử dụng, chịu trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác đường GTNT, các tuyến đường xã, thuộc địa bàn quản lý do Nhà nước đầu tư hoặc nhận bàn giao do cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân đầu tư trên các tuyến đường GTNT. Ký kết hợp đồng với đơn vị quản lý đường GTNT để thực hiện (một phần hoặc toàn bộ) công việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, UBND tỉnh và UBND cấp huyện cấp trên trực tiếp về việc quản lý, vận hành khai thác đường GTNT theo quy định của Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức giao thông trên các tuyến đường GTNT thuộc địa bàn quản lý hoặc được giao quản lý. Tổ chức, tuyên truyền, hướng dẫn người tham gia giao thông hiểu và thực hiện đúng các quy định về tổ chức giao thông trên đường GTNT tại Khoản 1 Điều 5 Quy định này.
4. Kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện trách nhiệm đối với việc quản lý, vận hành khai thác các công trình trên tuyến đường GTNT thuộc quyền sở hữu của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân theo quy định của Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT .
5. Hàng năm thống kê, phân loại theo tiêu chuẩn kỹ thuật các công trình trên tuyến đường GTNT trên địa bàn; tổng hợp tình hình quản lý, vận hành khai thác các công trình trên tuyến đường GTNT, lập danh sách các công trình trên tuyến đường GTNT bị hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác an toàn để báo cáo và kiến nghị xử lý với UBND huyện.
Điều 9. Trách nhiệm của cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân góp vốn đầu tư xây dựng đường GTNT
1. Là chủ quản lý sử dụng các công trình trên tuyến đường GTNT do mình là chủ đầu tư; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, vận hành khai thác các công trình trên tuyến đường GTNT theo quy định của Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức giao thông trên các công trình trên tuyến đường GTNT do mình là chủ đầu tư; tổ chức, hướng dẫn người tham gia giao thông thực hiện đúng các quy định về tổ chức giao thông tại Khoản 1, Điều 5 Quy định này.
3. Trường hợp cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân không đủ khả năng làm chủ quản lý sử dụng các công trình trên tuyến đường GTNT thì tiến hành bàn giao cho UBND cấp huyện (đối với các công trình cấp huyện quản lý) hoặc UBND cấp xã (đối với các công trình cấp xã quản lý) để thực hiện quyền và nghĩa vụ quản lý, vận hành khai thác.
Điều 10. Quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường GTNT
1. Quy trình quản lý, vận hành khai thác phải được lập đối với các công trình đặc biệt trên đường GTNT được xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp sau đây:
a) Bến phà đường bộ;
b) Đường ngầm;
c) Hầm đường bộ có sử dụng thiết bị thông gió và thiết bị khác phục vụ vận hành khai thác;
d) Các trường hợp khác do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư hoặc chủ quản lý sử dụng đường GTNT quy định.
2. Quy trình quản lý, vận hành khai thác phải được lập đối với các công trình đặc biệt trên đường GTNT đang khai thác, sử dụng sau đây:
a) Các công trình quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này;
b) Các trường hợp khác do chủ quản lý sử dụng đường GTNT quy định.
3. Quy trình quản lý, vận hành, khai thác công trình đặc biệt trên đường GTNT có thể được lập riêng hoặc lập cùng với Quy trình bảo trì công trình đặc biệt trên đường GTNT.
1. Đối với công trình đặc biệt trên đường GTNT được xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp:
a) Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo đơn vị tư vấn thiết kế kỹ thuật (đối với công trình thiết kế ba bước), tư vấn thiết kế bản vẽ thi công (đối với công trình thiết kế một bước hoặc hai bước) lập quy trình quản lý, vận hành khai thác. Trường hợp tư vấn thiết kế không lập quy trình, chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn tổ chức khác có đủ năng lực, kinh nghiệm để lập quy trình quản lý, vận hành khai thác.
b) Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường GTNT. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thuê tư vấn thẩm tra quy trình quản lý, vận hành khai thác trước khi phê duyệt. Tư vấn thẩm tra phải chịu trách nhiệm về chất lượng và nội dung quy trình do mình thẩm tra.
c) Chủ đầu tư có trách nhiệm yêu cầu Nhà cung cấp thiết bị (nếu có) có trách nhiệm bàn giao quy trình quản lý, vận hành khai thác thiết bị do mình cung cấp cho chủ đầu tư.
d) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, cá nhân là Chủ đầu tư thì trước khi phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường GTNT phải có văn bản hiệp y với Sở Giao thông Vận tải.
2. Đối với công trình đặc biệt trên đường GTNT đang khai thác, sử dụng
a) Chủ quản lý sử dụng các công trình đặc biệt trên đường GTNT có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt Quy trình quản lý, vận hành khai thác.
b) Chủ quản lý sử dụng các công trình đặc biệt trên đường GTNT có thể tự thực hiện lập Quy trình quản lý, vận hành khai thác hoặc thuê tư vấn đủ năng lực kinh nghiệm thực hiện.
c) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, cá nhân là chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng đường GTNT thì trước khi phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường GTNT phải có văn bản hiệp y với Sở Giao thông Vận tải.
3. Nội dung Quy trình, sử dụng Quy trình và điều chỉnh quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường GTNT được thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08/8/2014.
Điều 12. Triển khai tổ chức thực hiện
1. Sở Giao thông Vận tải là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân được giao quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông trên các tuyến đường giao thông nông thôn báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
2. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm triển khai thực hiện và hướng dẫn thi hành Quy định này đến các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Điều 13. Sửa đổi, bổ sung Quy định
Trong quá trình thực hiện Quy định, nếu có khó khăn vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Sở Giao thông Vận tải để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.