ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2015/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 09 tháng 11 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Xây dựng số: 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số: 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;
Căn cứ Nghị định số: 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số: 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số: 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Thông tư số: 32/2010/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ Công thương quy định hệ thống phân phối;
Căn cứ Thông tư số: 43/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công thương quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực;
Căn cứ Thông tư số: 33/2014/TT-BCT ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công thương quy định một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng;
Theo đề nghị của Sở Công thương tại Tờ trình số: 40/TTr-SCT ngày 08/10/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về một số thủ tục rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố; Công ty Điện lực Bắc Kạn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
MỘT SỐ THỦ TỤC RÚT NGẮN THỜI GIAN TIẾP CẬN ĐIỆN
NĂNG LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 24/2015/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2015
của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
Quyết định này quy định về một số thủ tục tiếp cận điện năng đối với khách hàng sử dụng điện có đề nghị đấu nối vào lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, bao gồm: Thủ tục xác nhận sự phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh; thủ tục thẩm định hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh không theo chu kỳ; thủ tục chấp thuận vị trí cột điện, trạm điện và hành lang lưới điện; thủ tục cấp phép thi công xây dựng công trình điện; thủ tục đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; thủ tục thỏa thuận đấu nối, nghiệm thu đóng điện; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến công tác quản lý, đầu tư xây dựng công trình điện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Quyết định này áp dụng cho các đối tượng sau:
1. Các khách hàng sử dụng điện có nhu cầu đấu nối vào lưới điện trung áp (Chủ đầu tư công trình điện).
2. Đơn vị phân phối và bán lẻ điện.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, đầu tư xây dựng công trình điện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
1. Các công trình điện khi đầu tư xây dựng phải phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực. Đối với các công trình điện không có trong Quy hoạch phát triển điện lực, chỉ được đầu tư xây dựng khi được UBND tỉnh chấp thuận điều chỉnh Quy hoạch bằng văn bản.
2. Quá trình thực hiện các thủ tục hành chính tại Quyết định này phải đảm bảo đúng thẩm quyền, trách nhiệm, công khai, minh bạch.
Điều 4. Xác nhận sự phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh
1. Trước khi triển khai xây dựng công trình điện, Chủ đầu tư các công trình điện có văn bản (theo mẫu Phụ lục 01 kèm theo Quyết định này) đề nghị Sở Công thương kiểm tra, xác nhận sự phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh theo quy định tại khoản 4, Điều 2 Thông tư số: 33/2014/TT-BCT ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công thương.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, Sở Công thương có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận và trả lời bằng văn bản về sự phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh của công trình.
3. Trường hợp điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh không theo chu kỳ:
a) Đối với các dự án điện không có trong Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, Chủ đầu tư tổ chức lập hồ sơ gửi Sở Công thương đề nghị thẩm định, trình UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh.
- Trình tự, thủ tục và thành phần hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh không theo chu kỳ thực hiện theo Khoản 2, Điều 25 Thông tư số: 43/2013/TT-BCT .
- Tờ trình đề nghị điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch theo mẫu Phụ lục 02 kèm theo Quyết định này.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương có trách nhiệm thẩm định hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt.
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Báo cáo thẩm định của Sở Công thương, UBND tỉnh có ý kiến bằng văn bản về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh.
Điều 5. Chấp thuận vị trí cột điện, trạm điện và hành lang lưới điện
1. Quy định về trình tự, thủ tục, thành phần hồ sơ:
Trước khi triển khai xây dựng công trình điện, Chủ đầu tư phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền chấp thuận vị trí cột điện, trạm điện và hành lang lưới điện các công trình điện nằm trong hoặc ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nhưng ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trình tự, thủ tục và thành phần hồ sơ thực hiện theo các Khoản 1, 2, 3 Điều 13 Thông tư số: 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số: 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Thẩm quyền chấp thuận vị trí cột điện, trạm điện và hành lang lưới điện:
a) Cục Quản lý đường bộ I - Tổng Cục đường bộ Việt Nam chấp thuận vị trí cột điện, trạm điện và hành lang lưới điện các công trình điện nằm trong hoặc ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nhưng ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc quốc lộ trên địa bàn hành chính của tỉnh;
b) Sở Giao thông Vận tải chấp thuận vị trí cột điện, trạm điện và hành lang lưới điện các công trình điện nằm trong hoặc ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nhưng ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc quốc lộ ủy thác và đường tỉnh đang khai thác trên địa bàn hành chính của tỉnh;
c) UBND cấp huyện chấp thuận vị trí đặt cột điện, trạm điện và hướng tuyến dây dẫn điện các công trình điện nằm trong hoặc ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nhưng ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do UBND cấp huyện, xã quản lý.
3. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý đường bộ I - Tổng Cục đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông Vận tải, UBND cấp huyện có trách nhiệm ban hành văn bản chấp thuận vị trí cột điện, trạm điện, hành lang lưới điện theo mẫu Phụ lục 03 kèm theo Quyết định này.
Điều 6. Cấp phép thi công xây dựng công trình điện
1. Quy định về trình tự, thủ tục thành phần hồ sơ:
Trước khi tiến hành xây dựng công trình điện nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, chủ đầu tư phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép thi công xây dựng công trình điện. Trình tự, thủ tục và thành phần hồ sơ thực hiện theo các Khoản 1, 2, 3 Điều 14 Thông tư số: 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông Vận tải.
2. Thẩm quyền cấp phép thi công xây dựng công trình điện:
a) Cục Quản lý đường bộ I - Tổng Cục đường bộ Việt Nam cấp phép thi công xây dựng các công trình điện nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc quốc lộ trên địa bàn hành chính của tỉnh;
b) Sở Giao thông Vận tải cấp phép thi công xây dựng các công trình điện nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc quốc lộ ủy thác và đường tỉnh đang khai thác trên địa bàn hành chính của tỉnh;
c) UBND cấp huyện cấp phép thi công xây dựng các công trình điện nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do UBND cấp huyện, xã quản lý.
3. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc (đối với lưới điện trung áp trên không) và 07 ngày làm việc (đối với lưới điện trung áp ngầm) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý đường bộ I - Tổng Cục đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông Vận tải, UBND cấp huyện có trách nhiệm hoàn thành việc cấp phép thi công xây dựng công trình điện theo thẩm quyền.
Điều 7. Thủ tục đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
1. Quy định về trình tự, thủ tục, thành phần hồ sơ:
Trước khi tiến hành xây dựng công trình điện, chủ đầu tư phải thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 18, Nghị định số: 18/2015/NĐ-CP và hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 33 Thông tư số: 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
2. Thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các công trình chuyên ngành điện, cấp điện áp đến 35kV nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của các công trình chuyên ngành điện, cấp điện áp đến 35kV trên địa bàn, trừ các đối tượng quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều này.
3. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Trường hợp chưa xác nhận phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do không xác nhận.
1. Quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định:
Trước khi tiến hành xây dựng công trình điện, chủ đầu tư phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền (Sở Công thương hoặc cơ quan chuyên môn cấp huyện) thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 03 bước); thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 02 bước), thẩm định dự án, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng thuộc danh mục công trình đường dây và trạm biến áp. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định thực hiện theo các Điều 10, 11, 13, 24, 25, 26, 29 Nghị định số: 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình theo thẩm quyền.
Điều 9. Công tác kiểm tra nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng
1. Trình tự kiểm tra công tác nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng:
- Sau khi khởi công, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này các thông tin sau: Tên và địa chỉ liên lạc của chủ đầu tư, tên công trình, địa điểm xây dựng, quy mô và tiến độ thi công dự kiến của công trình.
- Kiểm tra giai đoạn chuyển bước thi công: Sở Công thương, cơ quan chuyên môn cấp huyện thông báo cho chủ đầu tư kế hoạch kiểm tra; tổ chức thực hiện kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra trong quá trình thi công xây dựng công trình chậm nhất sau 07 ngày kể từ ngày kết thúc đợt kiểm tra.
- Trước 10 ngày chủ đầu tư dự kiến tổ chức nghiệm thu theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 3 Điều 31 Nghị định số: 46/2015/NĐ-CP , chủ đầu tư phải gửi văn bản đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng theo mẫu Phụ lục 04 và các hồ sơ theo mẫu Phụ lục 05 kèm theo Quyết định này tới cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này;
- Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị nghiệm thu Sở Công thương, cơ quan chuyên môn cấp huyện phải tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư theo mẫu Phụ lục 06 kèm theo Quyết định này. Trường hợp chủ đầu tư phải thực hiện các yêu cầu quy định tại Điểm đ Khoản 4, Điều 32 Nghị định số: 46/2015/NĐ-CP thì thời hạn nêu trên được tính từ khi chủ đầu tư hoàn thành các yêu cầu này.
2. Thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng:
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Sở Công thương, cơ quan chuyên môn cấp huyện thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo phân cấp thẩm định tại Điều 10 của Quy định này.
- Nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách: Công trình đường dây, trạm biến áp có cấp điện áp từ 35KV trở xuống, Chủ đầu tư tự tổ chức nghiệm thu theo quy định của Quyết định này. Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo về kết quả nghiệm thu nêu trên theo mẫu Phụ lục 07 kèm theo Quyết định này cho Sở Công thương hoặc cơ quan chuyên môn cấp huyện theo phân cấp để tổng hợp, theo dõi.
- Nguồn vốn khác: Sở Công thương kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng các công trình đường dây và trạm biến áp cấp III trở lên.
Điều 10. Trình tự, thủ tục Công ty Điện lực Bắc Kạn thực hiện
Quy trình cấp điện của Công ty Điện lực Bắc Kạn cho khách hàng có đầu tư đường dây, trạm biến áp, gồm:
- Thỏa thuận đấu nối: Khi đầu tư, xây dựng các công trình chuyên ngành điện, chủ đầu tư (khách hàng) phải có thỏa thuận đối nối với Công ty Điện lực Bắc Kạn. Thành phần hồ sơ, trình tự, thủ tục cụ thể như sau:
- Tiếp nhận hồ sơ: Một (01) bản thông tin chung đăng ký đấu nối theo mẫu Phụ lục 08 kèm theo Quyết định này; một (01) bản thông tin về nhu cầu sử dụng điện của các khách hàng sử dụng điện có trạm riêng đấu nối vào lưới điện trung áp theo mẫu Phụ lục 09 kèm theo Quyết định này; thời gian thực hiện tiếp nhận hồ sơ của khách hàng là 0,5 ngày làm việc.
- Khảo sát hiện trường: Trong thời hạn 01 ngày làm việc Công ty Điện lực Bắc Kạn có trách nhiệm khảo sát hiện trường và có biên bản khảo sát về việc thống nhất một số nội dung liên quan đến lập thỏa thuận đấu nối theo mẫu Phụ lục 10 kèm theo Quyết định này.
- Trả kết quả: Trong thời hạn 2,5 ngày làm việc kể từ khi có Biên bản khảo sát thống nhất về thỏa thuận đấu nối, Công ty Điện lực Bắc Kạn có trách nhiệm soạn thảo và ban hành Thỏa thuận đấu nối với khách hàng theo mẫu Phụ lục 11 kèm theo Quyết định này.
2. Nghiệm thu đóng điện công trình và ký kết hợp đồng mua bán điện:
a) Trước 10 ngày dự kiến đóng điện, khách hàng đề nghị đấu nối phải cung cấp cho đơn vị phân phối điện 02 (hai) bộ hồ sơ phục vụ kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối, bao gồm:
- Công văn đề nghị đóng điện mẫu Phụ lục 12 kèm theo Quyết định này;
- Hồ sơ hoàn công công trình theo quy định của Bộ Xây dựng (Bản vẽ hoàn công, Nhật ký công trình, Nhật ký giám sát);
- Hồ sơ thiết kế công trình (đã thẩm định);
- Tài liệu hướng dẫn vận hành và quản lý thiết bị của nhà chế tạo;
- Các biên bản nghiệm thu từng phần các thiết bị đấu nối (tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế được Việt Nam công nhận và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của thiết bị đấu nối quy định từ Điều 34 đến Điều 44 Thông tư 32/2010/TT-BCT ngày 30 tháng 07 năm 2010 của Bộ Công thương);
- Lịch chạy thử và đóng điện vận hành các trang thiết bị điện (nếu có);
- Các quy định nội bộ cho an toàn vận hành thiết bị đấu nối;
- Danh sách các nhân viên vận hành của khách hàng (bao gồm họ tên, chức danh chuyên môn, trách nhiệm kèm theo số điện thoại và số fax liên lạc).
b) Sau khi nhận đủ tài liệu, trong thời gian 02 ngày làm việc Công ty Điện lực Bắc Kạn có trách nhiệm:
- Chuyển cho khách hàng đề nghị đấu nối các tài liệu sau: Sơ đồ đánh số thiết bị hoặc bảng tên đường dây, trạm biến áp; các Quy trình liên quan đến vận hành hệ thống điện phân phối và quy trình phối hợp vận hành; danh sách các cán bộ liên quan và các kỹ sư điều hành hệ thống điện kèm theo số điện thoại và số fax liên lạc hoặc tên, địa điểm, số điện thoại, số fax của Đội/Tổ quản lý vận hành (QLVH) lưới điện khu vực; các yêu cầu khác nếu có theo quy định tại các Điểm b, c, đ, e, g Khoản 2 Điều 50a của Thông tư số: 33/2014/TT-BCT .
- Tổ chức nghiệm thu kỹ thuật (nghiệm thu nguội công trình) theo mẫu Phụ lục 13 kèm theo Quyết định này.
c) Trong thời hạn 04 ngày làm việc, chủ đầu tư có trách nhiệm khắc phục các tồn tại, hạn chế (nếu có) trong biên bản nghiệm thu kỹ thuật và được đơn vị phân phối điện phúc tra đạt yêu cầu kỹ thuật.
d) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày chủ đầu tư đã khắc phục các tồn tại trong biên bản nghiệm thu kỹ thuật, Công ty Điện lực Bắc Kạn có trách nhiệm hoàn thành đóng điện chạy thử, nghiệm thu và đóng điện vào vận hành chính thức cho khách hàng đề nghị đấu nối (Điều 53a Thông tư số: 33/2014/TT-BCT) và ký kết hợp đồng mua bán điện. Biên bản nghiệm thu đóng điện theo mẫu Phụ lục 14 kèm theo Quyết định này.
3. Thời gian thực hiện bước thỏa thuận đấu nối không quá 04 ngày làm việc, thời gian thực hiện bước nghiệm thu đóng điện không quá 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Tổng thời gian thực hiện các thủ tục cấp điện lưới điện trung áp của Công ty Điện lực Bắc Kạn tối đa là 12 ngày làm việc.
Điều 11. Kiểm tra, xử lý vi phạm
1. Sở Công thương, Sở Giao thông Vận tải, UBND cấp huyện và các cơ quan quản lý liên quan có trách nhiệm kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình quản lý, đầu tư xây dựng các công trình điện trên địa bàn tỉnh.
2. Các tổ chức, cá nhân thực hiện không đúng nội dung của Quyết định này, tùy theo mức độ, tính chất vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý, đầu tư xây dựng các công trình điện và các quy định hiện hành khác của pháp luật có liên quan.
Điều 12. Trách nhiệm của chủ đầu tư, các Sở, Ngành và UBND cấp huyện
1. Chủ đầu tư công trình điện:
a) Tuân thủ Quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt; xác định chính xác hướng tuyến, diện tích đất cần sử dụng, đề xuất phương án đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư cho các tổ chức, cá nhân có công trình, nhà ở, vật kiến trúc, cây cối hoa màu trong ranh giới diện tích đất cần sử dụng trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình điện để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận, quyết định.
b) Thực hiện đúng nội dung của Giấy phép xây dựng, Giấy phép thi công xây dựng công trình điện.
c) Đối với các công trình điện được xây dựng trong các khu, cụm công nghiệp thì chủ đầu tư không phải thực hiện các thủ tục tại Điều 6, Điều 7 của Quy định này.
2. Sở Công thương: Chủ trì, phối hợp với các Ngành, UBND cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện đầu tư xây dựng các công trình điện, đánh giá, đối chiếu và đề xuất xử lý việc đầu tư xây dựng công trình điện không phù hợp hoặc không có trong Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh đã được phê duyệt.
3. Sở Giao thông Vận tải: Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh công bố thủ tục hành chính về chấp thuận vị trí cột điện, trạm điện và hành lang lưới điện; thủ tục cấp phép thi công xây dựng đối với công trình điện nằm trong hoặc ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nhưng ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Sở quản lý.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh công bố thủ tục hành chính đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường do Sở Tài Nguyên và Môi trường xác nhận theo phân cấp.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư công trình điện lập và thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư; bồi thường thiệt hại về đất đai, tài sản theo quy định của pháp luật.
b) Công bố thủ tục hành chính về chấp thuận vị trí cột điện, trạm điện và hành lang lưới điện; thủ tục cấp phép thi công xây dựng đối với công trình điện, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo phân cấp.
b) Tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân trên địa bàn về việc cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình điện, bảo vệ diện tích đất cần sử dụng để đầu tư xây dựng công trình điện (trong đó có hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện, đặc biệt là lưới điện cao áp); kịp thời xử lý các trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép diện tích đất cần sử dụng để đầu tư xây dựng công trình điện.
Điều 13. Trách nhiệm của Công ty Điện lực Bắc Kạn
Công ty Điện lực Bắc Kạn có nhiệm vụ thực hiện quy trình cấp điện cho khách hàng sử dụng điện đấu nối lưới điện trung áp theo đúng quy định tại Điều 10 Quy định này.
1. Các Sở, Ban, Ngành, UBND cấp huyện có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, đôn đốc thực hiện việc đầu tư xây dựng công trình điện đồng bộ, phù hợp với việc đầu tư phát triển các dự án, chương trình theo quy hoạch từng ngành, từng địa phương và theo Quyết định này.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quyết định này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Sở Công thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Phụ lục 01. Mẫu Văn bản đề nghị xác nhận sự phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 24/2015/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
(TÊN CƠ QUAN ĐỀ
NGHỊ) |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …. /….. V/v xác nhận sự phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh |
…….., ngày ...… tháng ……. năm 20…
|
Kính gửi: Sở Công thương Bắc Kạn.
(Đơn vị) dự kiến đầu tư xây dựng (các) công trình điện dưới đây:
1. Công trình: (Tên công trình)
- Thuộc dự án (nếu có):
- Địa điểm thực hiện:
- Thời gian thực hiện:
- Quy mô đầu tư xây dựng chủ yếu:
2. Công trình: (Tên công trình)
- Thuộc dự án (nếu có):
- Địa điểm thực hiện:
- Thời gian thực hiện:
- Quy mô đầu tư xây dựng chủ yếu:
......
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Thông tư số: 43/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công thương quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực;
Căn cứ Thông tư số: 33/2014/TT-BCT ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công thương quy định một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng;
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-UBND ngày …/…/20.... của UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành Quy định về một số thủ tục liên quan đến rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, (Đơn vị) đề nghị Sở Công thương xem xét, xác nhận sự phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh đối với các công trình điện nêu trên làm cơ sở để (Đơn vị) thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định.
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Phụ lục 02. Mẫu Tờ trình đề nghị điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 24/2015/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
(TÊN CƠ QUAN ĐỀ
NGHỊ) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/TTr- |
…….., ngày ...… tháng ……. năm 20…. |
TỜ TRÌNH
Về việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bắc Kạn
Kính gửi: |
- Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn; - Sở Công thương tỉnh Bắc Kạn. |
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03/12/2004; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20/11/2012;
Căn cứ Nghị định số: 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;
Căn cứ Thông tư số: 43/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ Công thương quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực;
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-BCT ngày .../.../20... của Bộ Công thương về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bắc Kạn giai đoạn .... - Hợp phần I”;
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-UBND ngày .../.../20... của UBND tỉnh về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bắc Kạn giai đoạn .... - Hợp phần II”;
(Đơn vị) kính trình UBND tỉnh, Sở Công thương xem xét điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bắc Kạn giai đoạn... cụ thể như sau:
1. Nội dung điều chỉnh, bổ sung:
STT |
Quy hoạch được duyệt |
Quy hoạch đề nghị điều chỉnh |
1 |
|
|
2 |
|
|
2. Nguyên nhân điều chỉnh, bổ sung:
3. Hồ sơ điều chỉnh:
- Tờ trình đề nghị điều chỉnh, bổ sung quy hoạch;
- 05 bộ Báo cáo điều chỉnh Hợp phần quy hoạch phát triển lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV.
(Đơn vị) kính trình UBND tỉnh, Sở Công thương xem xét, phê duyệt các nội dung điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nói trên làm cơ sở để (Đơn vị) triển khai thực hiện theo quy định.
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Phụ lục 03. Mẫu Văn bản chấp thuận vị trí cột điện, trạm điện và hành lang lưới điện
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 24/2015/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
(TÊN CƠ QUAN CHẤP
THUẬN) |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .…./…. V/v chấp thuận vị trí cột điện, trạm điện và hành lang lưới điện |
…….., ngày ...… tháng ……. năm 20…. |
Kính gửi: (Cơ quan đề nghị chấp thuận).
Căn cứ Thông tư số: 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số: 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Xét Đơn đề nghị xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ KCHTGT đường bộ, của (Cơ quan đề nghị chấp thuận), số ............. ngày ........, Chấp thuận xây dựng đường điện trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đường tỉnh lộ công trình ........... (Tên công trình) .......... và hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công kèm theo.
Sau khi xem xét (Cơ quan chấp thuận), có ý kiến như sau:
1. Chấp thuận cho (Cơ quan đề nghị chấp thuận) được xây dựng đường điện nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tuyến đường .... (Tên tuyến đường) .............. thuộc Công trình .......... (Tên công trình) ............., với các yêu cầu sau:
- Vị trí xây dựng: Từ Km........ - Km........, ĐT..........;
- Đưa ra một số điều kiện cụ thể: (Ví dụ: Các vị trí trồng cột treo cáp phải đặt ở ngoài hành lang an toàn đường bộ, trường hợp địa hình không cho phép thì trồng cột cách mép nhựa 1,3 lần chiều cao thân cột, trong trường hợp đặc biệt, địa hình đồi, núi dốc nguy hiểm không đặt được cho phép cột cách mép mặt đường tối thiểu ≥ 2,0m và phải đảm bảo nằm ngoài hàng cọc tiêu, rãnh dọc; Các vị trí trồng cột phải đảm bảo để đường dây cáp không đi ra ngoài lề đường, mặt đường theo phương thẳng đứng và các vị trí tuyến cắt qua đường thì khoảng cách theo phương thẳng đứng từ điểm cao nhất của mặt đường tới điểm thấp nhất của đường dây điện ở trạng thái võng cực đại tối thiểu là 4,75m cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp do pháp luật về điện lực quy định và phải có biển giới hạn chiều cao. Các quy định đối với đào cáp ngầm...)
2. Yêu cầu (Cơ quan đề nghị chấp thuận):
- Tự di chuyển hoặc cải tạo công trình và không đòi bồi thường khi (Cơ quan chấp thuận) có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo (theo đúng nội dung đã cam kết trong đơn);
- Trước khi tổ chức thi công phải lập hồ sơ xin cấp phép thi công theo đúng quy định và nộp về (Cơ quan chấp thuận) để cấp phép thi công.
Vậy, (Cơ quan chấp thuận), có ý kiến như trên để (Cơ quan đề nghị chấp thuận) biết và triển khai các bước tiếp theo./.
Nơi nhận: |
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CƠ QUAN CHẤP THUẬN (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Ghi chú: Cơ quan chấp thuận là một trong các cơ quan sau: Cục Quản lý đường bộ I - Tổng Cục đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vườn Quốc gia Ba Bể, UBND cấp huyện.
Phụ lục 04. Mẫu Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng công trình
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 24/2015/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
.......(Tên chủ
đầu tư) ....... |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …… /……… |
…….., ngày ...… tháng ……. năm 20…. |
BÁO CÁO HOÀN THÀNH THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH/HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
Kính gửi : ………………. (1)………………………….
Chủ đầu tư công trình/hạng mục công trình ............. báo cáo hoàn thành thi công xây dựng công trình/hạng mục công trình với các nội dung sau:
1. Tên công trình/hạng mục công trình:…………………………...……….
2. Địa điểm xây dựng ……………………………………………………...
3. Quy mô công trình: (nêu tóm tắt về các thông số kỹ thuật chủ yếu của công trình).
4. Danh sách các nhà thầu (tổng thầu, nhà thầu chính: khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng).
5. Ngày khởi công và ngày hoàn thành (dự kiến).
6. Khối lượng của các loại công việc xây dựng chủ yếu đã được thực hiện.
7. Đánh giá về chất lượng hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế.
8. Báo cáo về việc đủ điều kiện để tiến hành nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng (ghi rõ các điều kiện để được nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo quy định của pháp luật).
9. Các hồ sơ, tài liệu theo danh mục hồ sơ hoàn thành công trình (Mẫu Phụ lục 05 kèm theo Quyết định này).
Đề nghị ….(1)….tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo thẩm quyền./.
Nơi nhận : |
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân) |
____________________
(1). Sở Công thương hoặc cơ quan chuyên môn cấp huyện
Phụ lục 05. Mẫu Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 24/2015/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
A. HỒ SƠ CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ HỢP ĐỒNG
1. Quyết định về chủ trương đầu tư kèm theo Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) hoặc quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư.
2. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc dự án thành phần của cấp có thẩm quyền kèm theo Dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi).
3. Các văn bản thẩm định, tham gia ý kiến của các cơ quan có liên quan trong việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng và thiết kế cơ sở.
4. Phương án đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng tái định cư.
5. Văn bản của các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về: Thỏa thuận quy hoạch, thỏa thuận hoặc chấp thuận sử dụng hoặc đấu nối với công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào; đánh giá tác động môi trường, đảm bảo an toàn (an toàn giao thông, an toàn các công trình lân cận) và các văn bản khác có liên quan.
6. Quyết định cấp đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền hoặc hợp đồng thuê đất đối với trường hợp không được cấp đất.
7. Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.
8. Quyết định chỉ định thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn các nhà thầu và các hợp đồng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu.
9. Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của các nhà thầu theo quy định.
10. Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
B. HỒ SƠ KHẢO SÁT XÂY DỰNG, THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1. Phương án kỹ thuật khảo sát, báo cáo khảo sát xây dựng công trình.
2. Biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.
3. Kết quả thẩm tra, thẩm định thiết kế; quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, kèm theo: hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt (có danh mục bản vẽ kèm theo); chỉ dẫn kỹ thuật; văn bản thông báo kết quả thẩm tra thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng (nếu có).
4. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư xác nhận (có danh mục bản vẽ kèm theo).
5. Biên bản nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.
6. Các văn bản, tài liệu, hồ sơ khác có liên quan đến giai đoạn khảo sát, thiết kế xây dựng công trình.
C. HỒ SƠ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1. Các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công và các văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
2. Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo).
3. Các kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình.
4. Các chứng chỉ xuất xứ, nhãn mác hàng hóa, công bố sự phù hợp về chất lượng của nhà sản xuất, chứng nhận hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn (nếu có) theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Thương mại và các quy định pháp luật khác có liên quan.
5. Các kết quả quan trắc, đo đạc, thí nghiệm trong quá trình thi công và quan trắc trong quá trình vận hành.
6. Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn (nếu có) trong quá trình thi công xây dựng.
7. Các kết quả thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu xây dựng (nếu có).
8. Lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình.
9. Quy trình vận hành, khai thác công trình; quy trình bảo trì công trình.
10. Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về:
a) Di dân vùng lòng hồ, khảo sát các di tích lịch sử, văn hóa;
b) An toàn phòng cháy, chữa cháy;
c) An toàn môi trường;
d) An toàn lao động, an toàn vận hành hệ thống thiết bị công trình, thiết bị công nghệ;
đ) Thực hiện Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);
e) Cho phép đấu nối với công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác có liên quan;
g) Các văn bản khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
11. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có).
12. Kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
13. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục/công trình đưa vào sử dụng của Chủ đầu tư.
14. Các Phụ lục tồn tại cần sửa chữa, khắc phục sau khi đưa công trình vào sử dụng.
15. Các hồ sơ/văn bản/tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng.
D. QUY CÁCH VÀ SỐ LƯỢNG HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH
1. Các bản vẽ thiết kế phải được lập theo quy định và phải được chủ đầu tư hoặc đại diện được ủy quyền của chủ đầu tư xác nhận.
2. Các bản vẽ hoàn công phải được lập theo hướng dẫn tại Phụ lục 02 của Thông tư này.
3. Hồ sơ hoàn thành công trình được bảo quản trong hộp theo khổ A4 hoặc bằng các phương pháp khác phù hợp, bìa hộp ghi các thông tin liên quan tới nội dung hồ sơ lưu trữ trong hộp.
4. Thuyết minh và bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng có thể được lưu trữ dưới dạng băng từ, đĩa từ hoặc vật mang tin phù hợp.
5. Các văn bản quan trọng trong hồ sơ hoàn thành công trình như quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế-kỹ thuật (trường hợp chỉ phải lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật), quyết định phê duyệt thiết kế, biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, biên bản bàn giao công trình ... được lưu trữ bằng bản chính. Trường hợp không còn bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp;
6. Số lượng bộ hồ sơ hoàn thành công trình do chủ đầu tư và các nhà thầu thỏa thuận nêu trong hợp đồng.
Phụ lục 06. Mẫu Kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 24/2015/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
..........(1)
.......... |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …… /……… |
…….., ngày ...… tháng ……. năm 20…. |
KẾT QỦA KIỂM TRA CÔNG TÁC NGHIỆM THU ĐƯA CÔNG TRÌNH VÀO SỬ DỤNG
Kính gửi : .......…(tên chủ đầu tư)...............
- Căn cứ Nghị định số: 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Căn cứ Thông tư ....... của Bộ Xây dựng;
- Căn cứ báo cáo hoàn thành thi công xây dựng công trình/hạng mục công trình tại văn bản số ……. Ngày … tháng ….. năm…..;
- Căn cứ biên bản kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng tại hiện trường (2) ngày ...tháng...năm...
……… (1) ………. thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng như sau:
1. Nhận xét về hiện trạng chất lượng của công trình/ hạng mục công trình.
2. Nhận xét về sự tuân thủ các quy định của pháp luật thông qua kiểm tra hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định theo Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình quy định tại Phụ lục 05 kèm theo Quyết định ..... của UBND tỉnh....
3. Kết luận:
Đồng ý/Không đồng ý cho chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
4. Các ý kiến khác (nếu có)./.
Nơi nhận: |
……………. (1) ………….. (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân) |
____________________
(1). Sở Công thương hoặc cơ quan chuyên môn cấp huyện.
(2). Đại diện các bên tham gia kiểm tra bao gồm: Cơ quan chuyên môn về xây dựng, chủ đầu tư và các nhà thầu xây dựng công trình có liên quan ký tên trong biên bản kiểm tra.
Phụ lục 07. Mẫu Báo cáo về kết quả nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 24/2015/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
..........(2)
.......... |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …… /……… |
…….., ngày ...… tháng ……. năm 20…. |
BÁO CÁO
Kết quả nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng
Kính gửi : .......…(1)...............
- Căn cứ Nghị định số: 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Căn cứ Thông tư ....... của Bộ Xây dựng;
- Căn cứ biên bản nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng tại hiện trường (2) ngày ...tháng... năm...
……… (2) ………. báo cáo kết quả nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng như sau:
1. Nhận xét về hiện trạng chất lượng của công trình/hạng mục công trình.
2. Nhận xét về sự tuân thủ các quy định của pháp luật thông qua kiểm tra hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định theo Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình quy định tại Phụ lục 05 kèm theo Quyết định ..... của UBND tỉnh....
3. Kết luận:
Công trình đã được nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng đảm bảo theo đúng quy định hiện hành.
Nơi nhận: |
……………. (2) ………….. (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân) |
___________________
(1). Sở Công thương hoặc cơ quan chuyên môn cấp huyện.
(2). Chủ đầu tư.
Phụ lục 08. Mẫu Thông tin chung đăng ký đấu nối
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 24/2015/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
...................................... |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v đăng ký đấu nối công trình điện |
…….., ngày ...… tháng ……. năm 20…. |
Kính gửi :……………………………………………….
THÔNG TIN CHUNG ĐĂNG KÝ ĐẤU NỐI CHO CÁC KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG ĐIỆN CÓ TRẠM RIÊNG ĐẤU NỐI VÀO LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP
Thông tin đăng ký đấu nối áp dụng cho các điểm đấu nối mới hoặc sửa đổi tại các điểm đấu nối cũ, bao gồm:
1. Tên đơn vị có nhu cầu đấu nối:
2. Có trụ sở đăng ký tại:
3. Người đại diện:
4. Chức danh:
5. Số chứng minh nhân dân/Hộ chiếu:
6. Địa chỉ liên lạc: Điện thoại: ; Fax: ; Email:
THÔNG TIN CHUNG
1. Mô tả dự án:
a) Tên dự án;
b) Địa điểm xây dựng;
c) Lĩnh vực hoạt động/loại hình sản xuất;
d) Sản lượng dự kiến/năng lực sản xuất;
e) Ngày dự kiến bắt đầu khởi công xây dựng;
đ) Ngày dự kiến đưa vào vận hành;
f) Điểm đấu nối hiện tại (nếu có);
g) Điểm đấu nối dự kiến đề nghị;
h) Cấp điện áp và số mạch đường dây đấu nối dự kiến đề xuất;
i) Ngày dự kiến đóng điện điểm đấu nối.
2. Bản đồ, sơ đồ và kế hoạch
a) Bản đồ địa lý tỷ lệ 1:50000 có đánh dấu vị trí của khách hàng có nhu cầu đấu nối, phần lưới điện phân phối của đơn vị phân phối điện và vị trí điểm đấu nối; Đối với khu vực thành phố, thị xã, bản đồ địa lý tỷ lệ 1:10000.
b) Sơ đồ bố trí mặt bằng tỷ lệ 1:200 hoặc 1:500 mô tả vị trí các tổ máy phát, máy biến áp, các toà nhà, vị trí đấu nối;
c) Cung cấp kế hoạch dự kiến xây dựng các công trình bao quanh trạm biến áp, tổ máy phát điện, công trình xây dựng, điểm đấu nối với tỷ lệ 1:200 hoặc 1:500.
3. Hồ sơ pháp lý
Các tài liệu về tư cách pháp nhân (bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép hoạt động điện lực (nếu có)).
|
…………….., ngày ...... tháng ..... năm 20.… ĐẠI DIỆN BÊN MUA ĐIỆN (Ghi họ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu) |
Phụ lục 09. Mẫu Thông tin về nhu cầu sử dụng điện
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 24/2015/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
...................................... |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v cung cấp thông tin phục vụ việc đấu nối công trình điện |
…….., ngày ...… tháng ……. năm 20…. |
THÔNG TIN VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG ĐIỆN CỦA CÁC KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG ĐIỆN CÓ TRẠM RIÊNG ĐẤU NỐI VÀO LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP
Thông tin áp dụng cho các khách hàng sử dụng điện có trạm riêng đấu nối vào lưới điện trung áp, không sở hữu nhà máy điện, tổ máy phát điện bao gồm:
1. Số liệu về điện năng và công suất định mức
Công suất tác dụng: (MW)
Công suất phản kháng: (MVAr)
Điện năng tiêu thụ/ngày/tháng/năm: (kWh)
2. Số liệu dự báo nhu cầu điện tại điểm đấu nối a) Số liệu tiêu thụ điện năm đầu
- Đối với nhu cầu thay đổi đấu nối hiện có, khách hàng cung cấp các thông tin về phụ tải điện hiện có tại điểm đấu nối, biểu đồ phụ tải ngày điển hình của năm gần nhất đối với khách hàng sử dụng điện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công suất sử dụng cực đại từ 40KW trở lên, trong đó bao gồm các số liệu sau:
+ Công suất tác dụng và công suất phản kháng nhận từ lưới điện phân phối;
+ Công suất tác dụng và công suất phản kháng tự phát (nếu có).
- Đối với đề nghị đấu nối mới, khách hàng phải cung cấp các thông tin về nhu cầu phụ tải điện tại điểm đấu nối bao gồm công suất cực đại, điện năng và biểu đồ phụ tải ngày điển hình của năm vào vận hành đối với khách hàng sử dụng điện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công suất sử dụng cực đại từ 40KW trở lên, trong đó bao gồm các số liệu sau:
+ Công suất tác dụng và công suất phản kháng nhận từ lưới điện phân phối;
+ Công suất tác dụng và công suất phản kháng tự phát (nếu có).
b) Dự báo nhu cầu điện dự kiến trong 05 năm tiếp theo
- Đối với đề nghị thay đổi đấu nối hiện có, khách hàng đề nghị thay đổi đấu nối phải cung cấp phụ tải điện dự kiến tại điểm đấu nối, gồm công suất cực đại, điện năng và biểu đồ phụ tải ngày điển hình từng năm cho 05 năm tiếp theo. Trong đó xác định rõ nhu cầu công suất tác dụng, phản kháng nhận từ lưới điện phân phối và tự phát;
- Đối với đề nghị đấu nối mới, khách hàng đề nghị đấu nối mới phải cung cấp những thông tin dự báo nhu cầu điện chi tiết, bao gồm công suất cực đại, điện năng và biểu đồ phụ tải ngày điển hình từng năm cho 05 năm tiếp theo từ ngày vận hành hành chính thức. Trong đó xác định rõ nhu cầu công suất tác dụng, phản kháng nhận từ lưới điện phân phối và tự phát.
c) Các số liệu liên quan tới dự báo nhu cầu điện (nếu có): Bao gồm các số liệu liên quan tới tiêu thụ điện như sản lượng sản phẩm, suất tiêu hao điện cho một đơn vị sản phẩm, chế độ tiêu thụ điện (ca, ngày làm việc và ngày nghỉ), tổng công suất lắp đặt của thiết bị điện và công suất cực đại, hệ số công suất…
3. Yêu cầu về mức độ dự phòng
Đối với khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện phân phối là khách hàng quan trọng theo danh mục được UBND cấp tỉnh phê duyệt có nhu cầu nhận điện từ hai nguồn trở lên, yêu cầu chỉ rõ:
- Nguồn dự phòng;
- Công suất dự phòng yêu cầu (MW và MVAr).
4. Đặc tính phụ tải (nếu có)
Chi tiết về đặc điểm dây chuyền công nghệ các thành phần phụ tải của khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện phân phối, trong đó đặc biệt lưu ý cung cấp thông tin về các phụ tải có thể gây ra dao động quá 05% tổng công suất của khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện phân phối tại điểm đấu nối và mức gây nhấp nháy điện áp của các phụ tải đó.
5. Các yêu cầu khác có liên quan tới phụ tải điện
|
……………, ngày ...... tháng ..... năm 20.… ĐẠI DIỆN BÊN MUA ĐIỆN (Ghi họ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu) |
Phụ lục 10. Mẫu biên bản khảo sát Thỏa thuận đấu nối
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 24/2015/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
BIÊN BẢN KHẢO SÁT
V/v thống nhất một số nội dung liên quan đến lập thỏa thuận đấu nối
Công trình …………………………………………
Hôm nay, ngày / / , tại ………………………..chúng tôi gồm:
1. Đại diện CTĐL/ĐL:
- Ông……………………….. chức vụ: …………………………………
- Ông……………………….. chức vụ: …………………………………
2. Đại diện khách hàng mua điện:
- Ông……….………………….chức vụ: …………………………….…
- Ông……………………….. chức vụ: ……………………………
3. Nội dung:
Sau khi khảo sát thực tế lưới điện khu vực, hai bên đồng ý thỏa thuận các nội dung để phục vụ việc đấu nối công trình điện như sau:
1. Địa điểm sử dụng điện: ...................................................................
2. Mục đích sử dụng điện: ...........................................................................
3. Nhu cấu công suất và thời gian sử dụng:
- Nhu cầu công suất ............... kW.
- Thời gian sử dụng: Tháng ............ năm .........
4. Khả năng cấp điện của lưới điện khu vực cho khách hàng.
- Tên trạm BA: ............................., công suất TBA .................... MVA
- Tên lộ xuất tuyến cấp điện cho khách hàng: ..............................
- Tiết diện cáp xuất tuyến: ................................... Imax ............................
- Lưới điện khu vực có đủ khả năng cấp điện cho khách hàng theo công suất đăng ký.
5. Điểm đấu nối cho công trình:
5.1. Vị trí điểm đấu nối: ............................................................................
5.2. Dự kiến đường dây trung áp khách hàng phải xây dựng mới để phục vụ đấu nối: Dây ............ tiết diện ...................... chiều dài dự kiến ........................m.
Biên bản này được lập thành 03 bản, có giá trị như nhau bên bán điện giữ 02 bản, khách hàng giữ 01 bản và là cơ sở để CTĐL/ĐL lập phương án cấp điện, khách hàng chuẩn bị công tác thiết kế, đầu tư công trình điện.
ĐẠI DIỆN KHÁCH HÀNG |
ĐẠI DIỆN CT/ĐL |
Phụ lục 11. Mẫu Thỏa thuận đấu nối
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 24/2015/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
...................................... |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
…….., ngày ...… tháng ……. năm 20…. |
THỎA THUẬN ĐẤU NỐI GIỮA (ĐƠN VỊ PHÂN PHỐI ĐIỆN)
VÀ (TÊN KHÁCH HÀNG ĐỀ NGHỊ ĐẤU NỐI)
Số:
- Căn cứ Thông tư số: 32/2010/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Quy định hệ thống điện phân phối;
- Căn cứ Thông tư số: 33/2014/TT-BCT ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công thương quy định một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng;
- Căn cứ đơn đề nghị đấu nối ngày … tháng … năm ….. của [tên khách hàng đề nghị đấu nối] gửi [Đơn vị phân phối điện];
- Căn cứ hồ sơ đề nghị đấu nối của [tên khách hàng đề nghị đấu] gửi [Đơn vị phân phối điện] ngày … tháng … năm …. ;
- Căn cứ vào các biên bản làm việc và thỏa thuận sơ bộ phương án đấu nối ….;
- Căn cứ vào yêu cầu và khả năng cung cấp dịch vụ phân phối điện, Hôm nay, ngày… tháng … năm … tại …, chúng tôi gồm:
Bên A: [Đơn vị phân phối điện]
Đại diện là: ...
Chức vụ: ....
Địa chỉ: ....
Điện thoại: .....; Fax: ....
Tài khoản số: ...
Mã số thuế: ...
Bên B: [Tên khách hàng đề nghị đấu nối]
Đại diện là: ...
Chức vụ: ...
Địa chỉ: ...
Điện thoại: ............................................. Fax: ...
Tài khoản số: ....
Mã số thuế: ...
Hai bên đồng ý ký kết Thỏa thuận đấu nối với các nội dung sau:
Điều 1. [Tên Đơn vị phân phối điện] thống nhất phương án đấu nối nhà máy điện [Tên nhà máy] của [tên khách hàng đề nghị đấu nối] vào lưới điện phân phối, cụ thể như sau:
1. Quy mô công trình
a) Điểm đầu: ...
b) Điểm cuối: ...
c) Cấp điện áp đấu nối: ...
d) Dây dẫn: ...
đ) Số mạch: ...
e) Kết cấu: ...
g) Chế độ vận hành: ...
h) Chiều dài tuyến: ...
2. Ranh giới đo đếm
Ranh giới đo đếm mua bán điện năng lắp đặt tại vị trí đấu nối ..... vào lưới điện phân phối.
3. Ranh giới đầu tư
4. Yêu cầu về giải pháp kỹ thuật
5. Các hồ sơ kèm theo
- Tài liệu đính kèm số 1: Sơ đồ nguyên lý, sơ đồ bố trí thiết bị tại điểm đấu nối
- Tài liệu đính kèm số 2: Tài liệu quy định ranh giới cố định
- Tài liệu đính kèm số 3: Danh sách thiết bị sở hữu cố định tại điểm đấu nối (kể cả các thông tin cập nhật, bổ sung sau khi đóng điện điện điểm đấu nối, trong hồ sơ hoàn công và các văn bản khác có liên quan)
- Tài liệu đính kèm số 4: Mô tả kỹ thuật thiết bị điện liên quan tới điểm đấu nối của khách hàng có nhu cầu đấu nối (kể cả các thông tin cập nhật, bổ sung sau khi đóng điện điện điểm đấu nối, trong hồ sơ hoàn công và các văn bản khác có liên quan)
- Tài liệu đính kèm số 5: Các biên bản kiểm tra, nghiệm thu thiết bị
- Tài liệu đính kèm số 6: Yêu cầu ngừng đấu nối vĩnh viễn hoặc tạm thời của khách hàng sử dụng lưới điện phân phối
Điều 2. Trách nhiệm của các bên
1. Trách nhiệm của Bên A
[Tên Đơn vị phân phối điện] có trách nhiệm đầu tư xây dựng lưới điện phân phối để kết nối với lưới điện của [Tên khách hàng đề nghị đấu nối] theo đúng ranh giới đầu tư xây dựng quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thỏa thuận đấu nối này.
2. Trách nhiệm của Bên B
a) [Tên khách hàng đề nghị đấu nối] có trách nhiệm đầu tư xây dựng lưới điện phân phối của mình để kết nối với lưới điện của [Tên Đơn vị phân phối điện] theo đúng ranh giới đầu tư xây dựng quy định tại Khoản 3 Điều 1 của Thỏa thuận đấu nối này.
b) [Tên khách hàng đề nghị đấu nối] cam kết quản lý, vận hành hệ thống điện/nhà máy điện của mình tuân thủ Thông tư số …/2010/TT-BCT ngày…tháng…năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Quy định hệ thống điện phân phối và các quy định khác có liên quan.
Điều 3. Ngày đấu nối
Ngày đóng điện dự kiến là ……………(ngày, tháng, năm).
Điều 4. Chi phí kiểm tra và thử nghiệm bổ sung
Chi phí kiểm tra và thử nghiệm bổ sung trong trường hợp quy định tại khoản….Điều …Thông tư số …/2010/TT-BCT ngày…tháng…năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Quy định hệ thống điện phân phối được hai bên thống nhất như sau:
1. ………..
2. ………..
Điều 5. Các thỏa thuận khác
1. Trong quá trình vận hành, khi có sự thay đổi hay sửa chữa liên quan tới điểm đấu nối hoặc thiết bị đấu nối, bên có thay đổi phải thông báo bằng văn bản và gửi các tài liệu kỹ thuật liên quan tới bên kia; soạn thảo Phụ lục Thỏa thuận đấu nối để cả hai bên ký làm tài liệu kèm theo Thoả thuận đấu nối này.
2. ………
3. ………
Điều 6. Tách đấu nối
Sau khi đấu nối, khách hàng có quyền đề xuất kế hoạch ngừng đấu nối dài hạn cho đơn vị phân phối điện chỉ trong trường hợp được nêu trong tài liệu đính kèm số 4 và phải tuân thủ Thông tư quy định lưới phân phối.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Thỏa thuận đấu nối này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Thỏa thuận đấu nối này được làm thành 04 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 02 bản./.
Đại diện Bên A
(Tên, chức danh) |
Đại diện Bên B
(Tên, chức danh) |
[Tài liệu đính kèm số 1] Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ bố trí thiết bị tại điểm đấu nối
(Kèm theo Thỏa thuận đấu nối số………)
[Tài liệu đính kèm số 2] Tài liệu quy định ranh giới cố định
(Kèm theo Thỏa thuận đấu nối số………) Ngày…… tháng…….. năm………
Tên trạm biến áp hoặc lộ đấu nối:
Địa điểm:
Địa chỉ:
Số điện thoại:
Kĩ thuật viên vận hành lưới điện của đơn vị phân phối điện (Tên, số ĐT):
Kĩ thuật viên vận hành lưới điện của khách hàng đề nghị đấu nối (Tên, số ĐT):
Điểm đấu nối:
Ranh giới sở hữu:
Đại diện có thẩm quyền (Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
Đại diện có thẩm quyền (Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
[Tài liệu đính kèm số 3]: Danh sách thiết bị sở hữu cố định tại điểm đấu nối
I. Thiết bị chính (bao gồm lộ phân phối và trạm biến áp)
1. Số, tên của thiết bị:
2. Mô tả kỹ thuật chính:
3. Nhà đầu tư/chủ sở hữu:
4. Các thông tin cần thiết khác:
5. Nhận xét:
II. Thiết bị thứ cấp
1. Số tên thiết bị:
2. Mô tả kỹ thuật chính:
3. Nhà đầu tư/chủ sở hữu:
4. Các thông tin cần thiết khác:
5. Nhận xét:
III. Hệ thống đo đếm
1. Số/tên thiết bị:
2. Mô tả kỹ thuật chính:
3. Nhà đầu tư/chủ sở hữu:
4. Các thông tin cần thiết khác:
5. Nhận xét:
IV. Các thiết bị khác
1. Số/tên thiết bị:
2. Thông số kỹ thuật chính:
3. Nhà đầu tư/chủ sở hữu:
4. Các thông tin cần thiết khác:
5. Nhận xét:
Bao gồm tất cả các thông tin cập nhật, bổ sung sau khi đóng điện điện điểm đấu nối, trong hồ sơ hoàn công và các văn bản khác có liên quan.
[Tài liệu đính kèm số 4] Mô tả kỹ thuật thiết bị điện liên quan tới điểm đấu nối của khách hàng có nhu cầu đấu nối
(Kèm theo Thỏa thuận đấu nối số………)
Bao gồm tất cả các dữ liệu cập nhật sửa đổi trong phần 2 và phần 3 của Hồ sơ đấu nối vào lưới điện phân phối, đã được cập nhật và/hoặc sửa đổi, sau khi đóng điện điện điểm đấu nối, trong hồ sơ hoàn công và các văn bản khác có liên quan.
[Tài liệu đính kèm số 5] Các biên bản kiểm tra, nghiệm thu thiết bị (SCADA/DMS)
(Kèm theo Thỏa thuận đấu nối số………)
Bao gồm tất cả các biên bản nghiệm thu, chạy thử thiết bị, kiểm tra thiết bị có liên quan tới điểm đấu nối của khách hàng sau khi đóng điện.
[Tài liệu đính kèm số 6] Yêu cầu ngừng đấu nối vĩnh viễn hoặc tạm thời của khách hàng sử dụng lưới điện phân phối
(Kèm theo Thỏa thuận đấu nối số………)
Mô tả tất cả các trường hợp mà khách hàng sử dụng lưới điện phân phối đề xuất ngừng đấu nối tạm thời (ít hơn 12 tháng) và dài hạn tới đơn vị phân phối điện và các trách nhiệm phù hợp của khách hàng sử dụng lưới điện phân phối với từng trường hợp.
Phụ lục 12. Mẫu Văn bản đề nghị nghiệm thu đóng điện
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 24/2015/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
(Chủ đầu tư) |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …. /….. V/v nghiệm thu đóng điện bàn giao công trình đưa vào sử dụng |
…….., ngày ...… tháng ……. năm 20….
|
Kính gửi: Công ty Điện lực Bắc Kạn.
Chủ đầu tư đã thực hiện thi công xây dựng công trình/hạng mục công trình với các nội dung sau:
1. Tên công trình/hạng mục công trình:………………………………….
2. Địa điểm xây dựng ……………………………………………………...
3. Quy mô công trình: (nêu tóm tắt về các thông số kỹ thuật chủ yếu của công trình).
4. Tên nhà thầu thi công xây dựng công trình.
5. Dự kiến ngày nghiệm thu đóng điện.
6. Công trình đã được cơ quan quản lý nhà nước (Sở Công thương hoặc cơ quan chuyên môn cấp huyện) kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
Nay công trình/hạng mục công trình đủ điều kiện để tiến hành nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng. Đề nghị Công ty Điện lực Bắc Kạn tổ chức nghiệm thu đóng điện đưa công trình vào sử dụng theo thời gian dự kiến trên./.
Nơi nhận: |
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân) |
Phụ lục 13. Mẫu Biên bản nghiệm thu kỹ thuật
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 24/2015/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
...................................... |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …. /BB- |
…….., ngày ...… tháng ……. năm 20…. |
BIÊN BẢN NGHIỆM THU KỸ THUẬT
Công trình:…………………………………………………………………….
Hôm nay, lúc …… giờ …… phút, ngày …… tháng … năm ………………
I. THÀNH PHẦN:
1. Đại diện chủ đầu tư:
+ Ông (bà)....................................................... Chức vụ:..................................
2. Đại diện đơn vị thi công: .........................................................................
+ Ông (bà)................................................. Chức vụ:......................................
3. Đại diện đơn vị tư vấn thiết kế : ................................................................
+ Ông (bà)............................................................ Chức vụ:............................
4. Đại diện đơn vị QLVH:………………..………………………………..
+ Ông (bà)................................................... Chức vụ:..................................
5. Đại diện ………………………………..………………………………..
+ Ông (bà).................................................... Chức vụ:...............................
II. NỘI DUNG:
Trên cơ sở xem xét các hồ sơ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hiện trường các hạng mục công trình. Hội đồng nghiệm thu thống nhất lập biên bản gồm các nội dung sau:
1. Phần hồ sơ công trình điện gồm có:
- Hồ sơ thiết kế và dự toán
- Phương án cấp điện, thỏa thuận thiết kế
- Phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán
- Bản vẽ hoàn công
- Biên bản nghiệm thu khối lượng giữa chủ đầu tư và nhà thầu
- Các phiếu xuất xưởng vật tư, thiết bị
2. Thời gian xây dựng công trình:
- Công trình được thi công theo dự án số: …………………………………
- Đơn vị thiết kế:……………………………………………………………
- Ngày khởi công: ……………… Ngày hoàn thành ………………………
3. Nội dung nghiệm thu:
3.1. Phần đường dây trên không:
- Đặc điểm đấu nối đường dây:
- Cột đấu nối: ................................... Tuyến: ........................................
- Điện áp thiết kế: ................ kV Điện áp vận hành: ................. kV
- Phần ĐDK: + Chiều dài: ............... mét + Loại dây dẫn:.................
Đánh giá chất lượng thi công: Đạt Không đạt
- Phần cáp ngầm: Chiều dài: ................ mét, Loại dây dẫn: ..........................
Đánh giá chất lượng thi công: Đạt Không đạt
- Xà Loại xà/Số lượng: ............................................................................
Đánh giá chất lượng thi công: Đạt Không đạt
- Cách điện:
- Đánh giá chất lượng thi công: Đạt Không đạt
Phần cáp ngầm:
- Loại cáp ……………… Chiều dài …………… Tiết diện …………………
- Phiếu thí nghiệm cáp lực: Đạt Không đạt
- Cách điện: Kiểm tra bẳng MΏ - ………… , Đạt Không đạt
Hành lang lưới điện:
……………………………………………………………………………….
Khoảng cách giao chéo giữa DDK, với các tuyến đường dây hạ thế, cáp thông tin:
………………………………………………………………………………
Những tồn tại và biện pháp khắc phục:
………………………………………………………………………………
Kết luận phần đường dây:……………………………………………………
3.2. Phần thiết bị cao thế, vỏ trạm, tiếp địa trạm:
Dao cách ly loại:
Cầu chì tự rơi loại: Số SX Nước SX:
Dòng định mức cầu chì: A, Dòng cắt ngắt mạch ............kA
Dòng chảy định mức của dây chì: A, Tem thí nghiệm: Có Không
Thu lôi van loại: Số SX: Nước Sx:
- Trị số dòng sét lớn nhất: 10 kA, Tem thí nghiệm: Có Không
- Trị số cách điện phần cao thế (Dao cách ly cắt, chì cao thế cắt)
- Pha A - B = MΩ, Pha B - C = MΩ, Pha C - A = MΩ .
- Pha A - O = MΩ , Pha B - O = MΩ, Pha C - O = MΩ .
Tiếp địa trạm: Gồm … cọc L, dài m/cọc liên kết với nhau bằng sắt dẹt x
Kiểm tra điện trở tiếp địa trạm: Rtđ = Ω , Đạt Không đạt
Hệ xà trạm: Đúng thiết kế Không đúng thiết kế
Các dây tiếp địa nối các xà với nhau và với ngọn cột, với dây dòng từ xà xuống mạng lưới tiếp địa có chắc chắn không: Có Không
Khoảng cách pha đất nhỏ nhất: mm Đạt Không đạt
Kết luận: …………………………………………………………………
3.3. Phần trạm biến áp:
Dung lượng: , Hãng SX: Nước SX:
Điện áp định mức (cao/hạ):
Dòng định mức: Cao áp A - Hạ áp A
Có mấy nấc phân áp: nấc.
Số SX ghi trên máy và trên phiếu thí nghiệm: Trùng nhau Không trùng
Máy biến áp có bình thở không: Có Không có
Tình trạng hạt hút ẩm: Có Không
Có màng dầu ở bình thở không: Có Không
Tình trạng rỉ dầu gioăng mặt máy, ty sứ, bình dầu phụ: Có Không
Các van ở cánh tản nhiệt, bình dầu phụ (không có) : Đang mở Đóng
Tình trạng vỏ máy: Bình thường Han rỉ
Tiếp địa vỏ máy bắt có chắc chắn không: Có không
Kiểm tra cách điện MBA:
Rcđ cao /hạ = / MΩ
Rcđ cao/vỏ = / MΩ
Rcđ hạ/vỏ = / MΩ
Đo bằng M Ω: , ở nhiệt độ oC.
Hộp chụp sứ 0,4kV:
Khoảng cách gần nhất từ hộp đến ty sứ cao áp: m m, Đạt Không đạt
Khoảng cách gần nhất từ hộp đến ty sứ hạ áp: m m, Đạt Không đạt
Kết luận: ……………………………………………………………………
3.4. Phần các thiết bị đo đếm:
3.4.1. Đo đếm Cao thế Hạ thế
a) Máy biến dòng điện:
- Kiểu: Số SX
- Số No thiết bị:
- Điện áp định mức:
- Tỉ số biến:
- Cấp chính xác:
- Công suất định mức:
- Hãng sản xuất:
- Tem thí nghiệm:
- Giấy chứng nhận kiểm định:
- Khoảng cách pha-pha:
- Tình trạng lắp đặt:
b) Máy biến điện áp:
- Kiểu: Số SX
- Số No thiết bị:
- Điện áp định mức:
- Tỉ số biến:
- Cấp chính xác:
- Công suất định mức:
- Hãng sản xuất:
- Tem thí nghiệm:
- Giấy chứng nhận kiểm định:
- Khoảng cách pha-pha:
- Tình trạng lắp đặt:
Kết luận: …………………………………………………………….
3.4.3. Cáp tổng, tủ hạ thế, áp tô mát:
Cáp Tổng từ mặt MBA đến Ap tô mát: Loại tiết diện
Trị số cách điện cáp tổng: (Áp tô mát đang cắt)
Pha A-B: = MΩ, Pha B - C = MΩ, Pha C-A = MΩ.
Pha AO = BO = CO = MΩ.
Đo bằng M Ω - V, ở nhiệt độ: oC
Át tô mát tổng: Chủng loại: A Nước sản xuất:
Số SX trên thiết bị và phiếu TN có trùng nhau không: Có Không
Tem thí nghiệm: Có Không
Áp tô mát có lắp đặt tấm ngăn cách giữa các pha không: Có Không
Tình trạng lắp đặt:
Thanh cái, thanh lai 0,4kV đã bọc băng cách điện : Có Không
Khoảng cách Pha - Pha có đảm bảo theo quy phạm không: Có Không
(≥ 20mm đối với bề mặt cách điện,≥ 11 mm đối với khoảng cách không khí)
Đế áp tô mát có lót lớp cách điện mỏng để đảm bảo khoảng cách, cách điện:
Pha - đất : Có Không
Trị số cách điện tủ 0,4kV: (át tô mát tổng, các cầu dao xuất tuyến đang cắt)
Pha A - B = MΩ, Pha B - C = MΩ, Pha C - A = MΩ
Pha AO = BO = CO = MΩ
Đo bằng M Ω - V ở nhiệt độ oC
Cầu dao xuất tuyến lộ 1:
Chủng loại A, Hãng SX Nước Sx:
Tình trạng lắp đặt:
Cầu dao xuất tuyến lộ 2:
Chủng loại A, Hãng SX Nước Sx:
Tình trạng lắp đặt:
Tình trạng lắp đặt thiết bị đo đếm và các tồn tại khác:
Kết luận: ……………………………………………………………………
4. Các tồn tại - kiến nghị:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
5. Kết luận của hội đồng nghiệm thu:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Biên bản lập xong lúc ..........giờ ........cùng ngày và được các thành viên thống nhất ký tên.
HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU KÝ XÁC NHẬN
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
|
ĐẠI DIỆN ĐV THI CÔNG |
ĐẠI DIỆN ĐVTHIẾT KẾ |
ĐD. BÊN BÁN ĐIỆN |
Phụ lục 14. Mẫu Biên bản nghiệm thu đóng điện
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 24/2015/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
…………………… |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
…….., ngày ...… tháng ……. năm 20…. |
BIÊN BẢN ĐÓNG ĐIỆN
Tên công trình:
………………………………………………………………………………
Hôm nay, ngày........tháng.......... năm 201…
Tại:……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Thành phần đoàn nghiệm thu gồm có:
I. Đại diện khách hàng………………………………………………………
1. Ông: ............................................ Chức vụ:............................................
2. Ông:............................................. Chức vụ:...............................................
II. Đại diện Công ty Điện lực ….….../ Điện lực ……….
1. Ông: ........................................ Chức vụ ............................................
2. Ông: ........................................ Chức vụ: ................................................
3. Ông: .......................................... Chức vụ: ...............................................
4. Ông: ..................... ................... Chức vụ: ..................................................
5. Ông: ........................................... Chức vụ: ...........................................
6. Ông: .................................... Chức vụ: ..................................................
III. Đại diện đơn vị thi công:………………………………………………
1. Ông:.................................................. Chức vụ: .........................................
2. Ông:................................................ Chức vụ: ............................................
Sau khi kiểm tra thực tế công trình, hồ sơ thiết kế và các biên bản nghiệm thu kỹ thuật cùng các biên bản thí nghiệm, chúng tôi kết luận:
Công trình:……………………………………..………………………
……………………………………………............... Đủ điều kiện đóng điện.
- Cho phép đóng điện vào đường dây:……………………………………
………………………………………………………………………………
Đóng điện hồi: giờ phút ngày tháng năm 201...... Đóng điện an toàn.
- Cho phép đóng điện vào TBA:…………………………………..........
………………………………………………………………………………
Đóng điện hồi: giờ phút ngày tháng năm 201...... Đóng điện an toàn.
- Điện lực ………….. và bên thi công có trách nhiệm theo dõi đường dây và TBA trong 72 giờ chạy thử liên tục kể từ khi mang tải.
Biên bản kết thúc hồi: ngày tháng năm 20….. Các bên đã nhất trí thông qua.
Đ/DIỆN CTY ĐL ……../ ĐL…… Đ/DIỆN
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.