ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2348/QĐ-UBND |
Hải Phòng, ngày 17 tháng 10 năm 2016 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG”
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 27/12/2013 của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển viễn thông và công nghệ thông tin đến năm 2020; Nghị quyết số 09/2014/NQ-HĐND ngày 05/5/2014 của Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ, giải pháp phát triển viễn thông và công nghệ thông tin thành phố Hải Phòng đến năm 2020;
Căn cứ các văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố: Quyết định số 1566/QĐ-UBND ngày 17/7/2014 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 27/12/2013 của Ban Thường vụ Thành ủy và Nghị quyết số 09/2014/NQ-HĐND ngày 05/5/2014 của Hội đồng nhân dân thành phố; Kế hoạch số 3329/KH-UBND ngày 25/6/2015 về việc phê duyệt kế hoạch xây dựng Đề án Chính quyền điện tử thành phố Hải Phòng; Quyết định số 1975/QĐ-UBND ngày 28/8/2015 về việc phê duyệt Đề cương, kinh phí xây dựng Đề án Chính quyền điện tử thành phố Hải Phòng;
Xét Biên bản họp Hội đồng thẩm định, nghiệm thu Đề án Chính quyền điện tử thành phố Hải Phòng ngày 12/8/2016;
Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 56/TTr-STTTT ngày 20/9/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Chính quyền điện tử thành phố Hải Phòng (có Đề án kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
CHÍNH
QUYỀN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2348/QĐ-UBND ngày 17/10/2016 của Ủy
ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
I. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 27/12/2013 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Phát triển viễn thông và công nghệ thông tin (CNTT) thành phố Hải Phòng đến năm 2020”, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố đã tập trung chỉ đạo và triển khai nhiều biện pháp thực hiện, bước đầu đã đạt một số kết quả quan trọng. Cơ bản các chỉ tiêu đã đạt và vượt so với yêu cầu Nghị quyết đề ra, tạo nền tảng, động lực thúc đẩy sự phát triển viễn thông và CNTT giai đoạn 2016-2020.
Một số chỉ tiêu cụ thể:
- 90% sở, ngành, quận, huyện đã sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành trong nội bộ cơ quan (phần mềm văn phòng điện tử).
- 100% sở, ngành, quận huyện đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 để cải tiến quy trình nghiệp vụ, chuẩn hóa văn bản trước khi thực hiện tin học hóa thủ tục hành chính, đảm bảo điều kiện để triển khai ứng dụng các phần mềm quản lý.
- Tỷ lệ cán bộ, công chức được cung cấp hộp thư điện tử công vụ @haiphong.gov.vn đạt gần 100%.
- 100% sở, ngành, quận, huyện; 223/223 xã, phường trên địa bàn thành phố đã sử dụng chứng thư số chuyên dùng. Việc gửi nhận văn bản điện tử có chữ ký số giữa các cơ quan nhà nước (CQNN) được sử dụng rộng rãi, giúp giảm thiểu thời gian và chi phí, nâng cao mức độ an toàn và bảo mật cho các giao dịch trên môi trường mạng máy tính và thúc đẩy cải cách hành chính của thành phố.
- 80% thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo thành phố, sở, ngành, quận, huyện được đưa lên Cổng Thông tin điện tử, đạt 89% so với chỉ tiêu Nghị quyết; 84% văn bản thuộc quản lý của UBND thành phố và các sở, ngành được số hóa và lưu chuyển trên môi trường mạng, đạt 105% (Nghị quyết xác định 80%); 70% văn bản thuộc quản lý của UBND và các phòng chuyên môn thuộc quận, huyện được số hóa và lưu chuyển trên môi trường mạng, đạt 100%; 15% văn bản thuộc quản lý của UBND xã, phường, thị trấn được số hóa và lưu chuyển trên môi trường mạng, đạt 50% (Nghị quyết xác định 30%). Tổng hợp chung: khối các cơ quan cấp thành phố và cấp quận huyện đạt 100% chỉ tiêu Nghị quyết, khối cơ quan cấp xã, phường đạt 50% chỉ tiêu Nghị quyết.
- 100% cơ quan đảng, nhà nước cấp thành phố, sở, ngành, quận, huyện được kết nối và khai thác mạng TSLCD (đạt chỉ tiêu trong Nghị quyết).
- 131 dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và 36 dịch vụ công mức độ 4 trên tổng số 1.560 dịch vụ công được công khai trên hệ thống cổng thông tin điện tử thành phố, đạt 11% chỉ tiêu trong Nghị quyết (Nghị quyết xác định 70% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3).
- 80% doanh nghiệp có quy mô lớn tiến hành giao dịch thương mại điện tử (đạt chỉ tiêu trong Nghị quyết); 100% doanh nghiệp thực hiện báo cáo, thống kê, khai báo thuế, hải quan, (đạt 125%; Nghị quyết xác định 80%). Các ngành thuế, hải quan đã triển khai có kết quả hệ thống CNTT chuyên ngành và liên thông dữ liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp giao dịch trên môi trường mạng. Hầu hết các doanh nghiệp lớn đã có website, có bộ phận marketing chuyên nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng, bán sản phẩm và hỗ trợ khách hàng qua mạng.
- Mô hình Chính quyền điện tử (CQĐT) thành phố cơ bản đã hình thành ở một cấp độ nhất định, đáp ứng một phần công tác quản lý, điều hành của bộ máy hành chính nhà nước cấp thành phố và sở, ngành, quận, huyện. Mô hình CQĐT cấp quận được xây dựng thí điểm tại quận Ngô Quyền và quận Hồng Bàng đã cơ bản hình thành, bước đầu mang lại hiệu quả cao trong quản lý, điều hành của UBND quận và các đơn vị trực thuộc, phục vụ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn quận.
- Hạ tầng CNTT tại thành phố Hải Phòng đầu tư dàn trải, manh mún, thiếu đồng bộ, thiếu tập trung. Hệ thống dữ liệu, thông tin của các đơn vị, các quận, huyện trong thành phố còn mang tính cát cứ, chưa được kết nối, chia sẻ với nhau, dẫn tới hiệu quả sử dụng còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu ứng dụng CNTT của thành phố. Chưa có Trung tâm tích hợp dữ liệu theo tiêu chuẩn hiện hành, dẫn đến khó khăn trong triển khai các dự án ứng dụng quy mô lớn, tập trung toàn thành phố.
- Đội ngũ cán bộ, chuyên gia giỏi về CNTT, nhất là trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng phần mềm phù hợp với CQNN thiếu và yếu.
- Thành phố chưa có mô hình tổng thể ở tầm vĩ mô về một nền hành chính công hiện đại. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo cũng như các hoạt động tuyên truyền chưa thật sự quyết liệt.
- Các cơ quan nhà nước hiện đang thiếu một thiết chế văn hóa làm việc trên môi trường mạng, cho nên việc ứng dụng công nghệ thông tin phụ thuộc vào nhận thức và quyết tâm của lãnh đạo cao nhất trong cơ quan đó; chưa có tính ràng buộc, chưa có chế tài xử lý những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không có hiệu quả trong ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị.
- Nguồn lực đầu tư cho các chương trình, dự án lớn về phát triển và ứng dụng CNTT còn khá hạn hẹp.
3. Yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của thành phố giai đoạn 2016-2020 đối với việc xây dựng CQĐT thành phố đến năm 2020
- Tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đối với việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để thay đổi lề lối làm việc, tác phong công tác, hiện đại hóa nền hành chính, nâng cao năng lực lãnh đạo và điều hành trong các cơ quan nhà nước từ thành phố đến xã, phường, thị trấn.
- Xây dựng, triển khai Đề án CQĐT thành phố Hải Phòng, trên cơ sở xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử thành phố, từng bước hoàn thiện các hệ thống thông tin, tích hợp với các hệ thống thông tin trong các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội. Quyết tâm xây dựng nền hành chính minh bạch, hiệu quả, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Khai thác, sử dụng triệt để năng lực hiện có của hạ tầng công nghệ thông tin trong hệ thống các cơ quan Đảng, Nhà nước, hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông quốc gia, có kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn bảo đảm việc bảo trì, nâng cao năng lực của hạ tầng công nghệ thông tin.
- Bảo đảm cơ sở pháp lý để các hệ thống công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước được triển khai có hiệu quả, phổ biến và có hiệu lực trong toàn thành phố.
II. KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
1. Sơ đồ tổng thể kiến trúc CQĐT thành phố Hải Phòng tới năm 2020
Mô hình tổng thể CQĐT tới năm 2020 của thành phố Hải Phòng được xây dựng theo mô hình kiến trúc tập trung, hướng dịch vụ (SOA) và kiến trúc phân tầng phù hợp với quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Công văn số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 về giới thiệu xây dựng khung kiến trúc CQĐT Việt Nam.
(Có sơ đồ kèm theo)
2. Mô tả các thành phần chính trong Kiến trúc CQĐT thành phố Hải Phòng
2. 1. Người sử dụng
Đối tượng người sử dụng của thành phố Hải Phòng bao gồm cán bộ, công chức, viên chức trong các sở, ngành, quận, huyện; tổ chức, người dân thành phố Hải Phòng.
2.2. Kênh giao tiếp
Đảm bảo người sử dụng có thể giao tiếp mọi lúc mọi nơi với Cổng Thông tin điện tử của thành phố. Hỗ trợ các kênh giao tiếp như điện thoại di động, thư điện tử, Fax, cổng thông tin điện tử (portal), trung tâm hỗ trợ (contact center), đồng thời các kênh giao tiếp của thành phố có thể tích hợp với các kênh giao tiếp của các sở, ngành, quận, huyện.
Tổ chức, người dân, doanh nghiệp giao tiếp với cổng thông tin dịch vụ công của thành phố Hải Phòng thông qua Internet, các thiết bị di động.
Cán bộ, công chức, viên chức của thành phố Hải Phòng giao tiếp với Cổng Thông tin điện tử của thành phố Hải Phòng thông qua Internet, các thiết bị di động, mạng WAN, mạng LAN;
2.3. Giao diện người sử dụng
- Cổng thông tin điện tử là bộ phận chính của hệ thống CQĐT thành phố Hải Phòng, cung cấp thông tin của thành phố Hải Phòng cho người dân, doanh nghiệp.
+ Cổng Thông tin điện tử của thành phố Hải Phòng bao gồm các cổng thông tin dịch vụ công tương tác với người dân, doanh nghiệp và cho phép cán bộ, công chức, viên chức của thành phố Hải Phòng đăng nhập để truy cập vào các ứng dụng nội bộ và ứng dụng chuyên ngành của thành phố.
+ Các cổng thông tin dịch vụ công và cổng thông tin nghiệp vụ tương tác với các dịch vụ công và các hệ thống thông tin thông qua kết nối trực tiếp và nền tảng tích hợp dịch vụ của thành phố Hải Phòng.
- Hệ thống 1 cửa: Cho phép thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và kết nối với cổng dịch vụ công của thành phố. Hệ thống 1 cửa liên thông làm tăng khả năng kết nối, liên thông các hệ thống thông tin trên quy mô rộng, góp phần phục vụ người dân, doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, theo cơ chế một cửa, đồng thời phục vụ hoạt động của Trung tâm hành chính công của thành phố sẽ được xây dựng trong thời gian tới. Các nội dung cần phải thực hiện:
+ Triển khai, hoàn thiện hệ thống một cửa của thành phố Hải Phòng, kết nối với các sở, ngành, trong thành phố. Ban hành các tiêu chuẩn kết nối liên thông liên quan.
+ Triển khai hệ thống 1 của tại các quận, huyện chưa triển khai, kết nối liên thông theo chiều ngang và chiều dọc với các sở, ngành thành phố.
+ Nâng cấp hệ thống 1 cửa của các quận Ngô Quyền, quận Hồng Bàng (đã triển khai) để có thể kết nối theo chiều dọc với tuyến trên và tuyến dưới.
+ Hệ thống phần mềm một cửa liên thông tập trung vừa đáp ứng theo đúng chuẩn kỹ thuật, vừa đảm bảo quy định theo Quyết định số 09/QĐ-TTg ngày 25/03/2015 của Chính phủ về Quy chế thực hiện cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan quản lý hành chính tại địa phương và Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Y tế về việc Hướng dẫn thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi hướng tới sử dụng một phần mềm dùng chung cho toàn thành phố để đảm bảo việc thống kê, cung cấp thông tin liên quan đến giải quyết thủ tục dịch vụ công được chính xác, kịp thời.
2.4. Dịch vụ công trực tuyến
Dịch vụ công trực tuyến là các dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng. Các dịch vụ công này cần được triển khai kết nối với hệ thống 1 cửa thông qua nền tảng tích hợp dữ liệu của thành phố Hải Phòng, đảm bảo mục tiêu:
- Xây dựng, nâng cấp 100% các dịch vụ công trực tuyến của thành phố lên dịch vụ công mức độ 3,4 theo yêu cầu của Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử. Nâng cấp cổng dịch vụ công thành phố Hải phòng, tích hợp với các dịch vụ công trực tuyến của các sở, ngành, quận, huyện.
- Ưu tiên triển khai các thủ tục hành chính được ghi trong Kế hoạch số 4547/KH-UBND ngày 25/12/2015 của ủy ban nhân dân thành phố về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020.
- Ưu tiên việc xây dựng các Dịch vụ công cấp độ 4 cung cấp trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử để phục vụ người dân và doanh nghiệp theo Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động CQNN giai đoạn 2016-2020.
- Kết nối liên thông các dịch vụ công 3, 4 đã triển khai với hệ thống 1 cửa liên thông thành phố thông qua nền tảng tích hợp dữ liệu.
2.5. Các ứng dụng và cơ sở dữ liệu
- Nhóm ứng dụng quản lý, điều hành:
+ Triển khai tích hợp các hệ thống quản lý văn bản và điều hành đang triển khai tại các đơn vị thuộc thành phố Hải Phòng.
+ Triển khai, nâng cấp hệ thống thư điện tử của thành phố.
+ Triển khai xây dựng hệ thống hội nghị truyền hình kết nối các sở, ngành, quận, huyện, phường, xã trong thành phố.
+ Thúc đẩy triển khai các hệ thống quản lý nội bộ trong các đơn vị trong thành phố như: Quản lý nhân sự, tài chính kế toán...
- Nhóm ứng dụng chuyên ngành:
+ Nâng cấp và triển khai mới các ứng dụng chuyên ngành phục hoạt động chung của thành phố. Các ứng dụng chuyên ngành sẽ kết nối trực tiếp với hệ thống thông tin tại các đơn vị trực thuộc thành phố hoặc kết nối, chia sẻ dịch vụ thông qua dịch vụ chia sẻ, tích hợp thông tin của thành phố. Tuân thủ các yêu cầu nghiệp vụ của các đơn vị chuyên môn nghiệp vụ, các yêu cầu về công nghệ và tiêu chuẩn do đơn vị chuyên môn CNTT ban hành.
+ Triển khai hệ thống bảng điện tử, giao thông thông minh, hệ thống bản đồ giao thông, du lịch thành phố Hải Phòng.
- Nhóm ứng dụng kết nối với các bộ, ngành:
Sử dụng các hệ thống thông tin chuyên ngành, đồng bộ từ Trung ương tới địa phương, bao gồm: Hộ chiếu điện tử, Chứng minh thư điện tử, quản lý dân cư (Công an thành phố); Quản lý cấp giấy phép lái xe (Sở Giao thông vận tải); Hệ thống thông tin đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư); Hệ thống thông tin quản lý đất đai (Sở Tài nguyên và Môi trường); Quản lý thông tin Bảo hiểm y tế (Sở Y tế).
- Hệ thống các CSDL:
+ Xây dựng các CSDL dùng chung bao gồm: Dân cư; Cán bộ, công chức; Doanh nghiệp; Thủ tục hành chính.
+ Xây dựng các CSDL chuyên ngành thuộc các sở, ngành của thành phố.
+ Xây dựng CSDL kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng.
+ Xây dựng CSDL thông tin địa lý thành phố Hải Phòng.
+ Đối với các CSDL quốc gia đã hoàn thiện, hệ thống CQĐT sẽ định kỳ đồng bộ thông tin từ các CSDL quốc gia thông qua nền tảng tích hợp chia sẻ dịch vụ (Dịch vụ Web) để cập nhật vào các CSDL tương ứng trong hệ thống CQĐT.
2.6. Nền tảng tích hợp dịch vụ CQĐT của thành phố Hải Phòng (LGSP)
- Nền tảng tích hợp dịch vụ CQĐT của thành phố Hải Phòng (LGSP - Local government service platform) làm nhiệm vụ tích hợp toàn bộ các hệ thống thông tin của các sở, ngành, quận, huyện trong thành phố, các cơ quan Đảng và các hệ thống thông tin của doanh nghiệp, tổ chức khác khi cần thiết đảm bảo việc liên thông thông suốt trong thành phố.
- LGSP cũng sử dụng để kết nối với nền tảng tích hợp dịch vụ quốc gia (NGSP), đảm bảo kết nối thông tin với các Bộ, ngành và các tỉnh khác.
- Các dịch vụ trong nền tảng tích hợp, chia sẻ thông tin của Hải Phòng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong khung kiến trúc CQĐT Việt Nam, cụ thể:
(1) Dịch vụ thư mục.
(2) Quản lý định danh.
(3) Quản lý trao đổi dữ liệu mức tỉnh/thành phố.
(4) Thanh toán điện tử.
(5) Dịch vụ tích hợp.
(6) Quản lý luồng công việc.
(7) Các cổng (Adapter) kết nối nền tảng tích hợp với các thành phần khác bên trong và các hệ thống thông tin bên ngoài thành phố.
2.7. Hạ tầng kỹ thuật:
- Triển khai trung tâm dữ liệu tập trung của thành phố, các CSDL sở, ngành, quận, huyện được lưu trữ tập trung, đảm bảo việc dùng chung cơ sở hạ tầng trang thiết bị.
- Mở rộng mạng truyền số liệu chuyên dùng, xây dựng hệ thống mạng thông tin diện rộng của thành phố, đảm bảo kết nối và truy cập dữ liệu nhanh chóng, thuận tiện giữa các sở, ngành, quận, huyện, phường, xã trong thành phố với trung tâm dữ liệu dùng chung.
- Xây dựng mạng LAN cho các đơn vị chưa có và nâng cấp cho các đơn vị có mạng LAN nhưng thiết bị quá cũ kỹ, lạc hậu, không còn đáp ứng yêu cầu công việc; đảm bảo các thiết bị máy tính cho người dùng cuối như máy tính cá nhân, máy tính xách tay, các thiết bị hỗ trợ cá nhân.
2.8. Chỉ đạo, quản lý, chính sách
- Cụ thể hóa và thể chế hóa các chủ trương, chính sách, quy định về ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn thành phố nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CQĐT của thành phố.
- Tạo các cơ chế để thu hút đầu tư vào lĩnh vực phát triển công nghiệp và dịch vụ CNTT.
- Tạo hành lang pháp lý để hình thành các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ tổ chức, cá nhân trong quá trình triển khai thực hiện các thủ tục liên quan đến mô hình CQĐT.
- Xây dựng Trung tâm Hành chính công của thành phố, làm đầu mối tập trung thực hiện việc hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức để giải quyết và nhận, trả kết quả; tham gia đề xuất các giải pháp nhằm cải cách TTHC, hiện đại hóa hanh chính và thực hiện cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.