UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2348/QĐ-UBND | Huế, ngày 28 tháng 10 năm 2009 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐƠN GIÁ KHẢO SÁT THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH LÂM SINH, CÔNG NGHIỆP RỪNG VÀ ĐƯỜNG LÂM NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính Phủ về việc quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương;
Căn cứ Thông tư số 11/2005/TTLT/BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của Liên Bộ Nội Vụ - Bộ Lao Động Thương Binh & Xã Hội - Bộ Tài Chính và Ủy Ban Dân Tộc về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực.
Căn cứ Thông tư số 06/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội Vụ: về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với CBCNVC;
Căn cứ Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06 tháng 7 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và bảo vệ rừng;
Căn cứ Quyết định số 20/2006/QĐ-BNN ngày 28 tháng 3 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành định mức lao động thiết kế khai thác và thẩm định thiết kế khai thác rừng;
Căn cứ Nghị định số 33/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về việc Quy định mức lương tối thiểu chung;
Căn cứ Quyết định số 2969/2006/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành đơn giá xây dựng công trình - Phần khảo sát xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 2416/UBND-XD ngày 12 tháng 5 năm 2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Công bố đơn giá ca máy và thiết bị thi công;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 1360/NNPTNT ngày 23 tháng 10 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đơn giá khảo sát thiết kế các công trình lâm sinh, công nghiệp rừng và đường lâm nghiệp như sau:
TT | HẠNG MỤC | Đơn vị tính | Đơn giá (đồng) |
I | Lâm sinh |
|
|
1 | Thiết kế trồng rừng | đồng/ha | 616.600 |
2 | Thiết kế khoanh nuôi XTTSTN loại 1 | đồng/ha | 30.000 |
3 | Thiết kế khoanh nuôi XTTSTN loại 2 | đồng/ha | 93.400 |
4 | Thiết kế quản lý bảo vệ rừng | đồng/ha | 30.000 |
5 | Thiết kế tỉa thưa rừng trồng theo phương pháp lâm sinh | đồng/ha | 847.200 |
II | Công nghiệp rừng |
|
|
1 | Thiết kế khai thác gỗ rừng trồng | đồng/m3 | 21.900 |
2 | Thiết kế khai thác gỗ rừng tự nhiên (gỗ chính phẩm) | đồng/m3 | 73.900 |
3 | Thiết kế khai thác gỗ rừng tự nhiên (gỗ tận thu, tận dụng) | đồng/m3 | 84.500 |
III | Đường lâm sinh và đường ranh cản lửa |
|
|
1 | Khảo sát thiết kế đường lâm sinh, địa hình cấp III |
|
|
| Hệ số khu vực 0 | đồng/km | 11.858.000 |
| Hệ số khu vực 0,1 | đồng/km | 12.093.000 |
| Hệ số khu vực 0,2 | đồng/km | 12.093.000 |
| Hệ số khu vực 0,3 | đồng/km | 12.327.000 |
| Hệ số khu vực 0,4 | đồng/km | 12.797.000 |
| Hệ số khu vực 0,5 | đồng/km | 13.031.000 |
| Hệ số khu vực 0,6 | đồng/km | 13.266.000 |
| Hệ số khu vực 0,7 | đồng/km | 13.500.000 |
2 | Khảo sát thiết kế đường ranh cản lửa, địa hình cấp III |
|
|
| Hệ số khu vực 0 | đồng/km | 2.908.000 |
| Hệ số khu vực 0,1 | đồng/km | 2.951.000 |
| Hệ số khu vực 0,2 | đồng/km | 2.993.000 |
| Hệ số khu vực 0,3 | đồng/km | 3.036.000 |
| Hệ số khu vực 0,4 | đồng/km | 3.079.000 |
| Hệ số khu vực 0,5 | đồng/km | 3.121.000 |
| Hệ số khu vực 0,6 | đồng/km | 3.164.000 |
| Hệ số khu vực 0,7 | đồng/km | 3.207.000 |
(Đơn giá trên đây đã bao gồm thuế VAT)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho các Quyết định số 1174/QĐ-UB ngày 31/5/2001 và Quyết định số 3504/QĐ-UB ngày 11/10/2004.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Kho Bạc Nhà nước tỉnh, Nông nghiệp và PTNT; Chi cục Trưởng Chi cục Lâm nghiệp, Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và thiết kế Nông Lâm nghiệp và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.