BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 230/1998/QĐ-BNV(C11) | Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 1998 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY QUẦN CHÚNG”
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Pháp lệnh “Quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng cháy, chữa cháy” do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh công bố số 53/LCT ngày 4-10-1961;
Căn cứ Nghị định số 250/CP ngày 12/6/1981 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chứa của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Chỉ thị số 237/TTg ngày 19/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Tăng cường các biện pháp thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy”;
Để đảm bảo việc huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy (PCCC) thường xuyên, thiết thực, thống nhất đối với lực lượng PCCC quần chúng;
Theo đề nghị của Tổng cục trửng Tổng cục Cảnh sát nhân dân,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành “Quy định chế độ huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượng phòng cháy, chữa cháy quần chúng”.
Điều 2. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân chỉ đạo Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy hướng dẫn kiểm tra việc tổ chức thực hiện Quy định này.
Điều 3. Tổng cục trưởng các Tổng cục, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ, Giám đốc Công an các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết dịnh này.
Điều 4. Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
QUY ĐỊNH
CHẾ ĐỘ HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY QUẦN CHÚNG
(Ban hành theo Quyết định số 230/1998/QĐ-BNV (C11) ngày 21 tháng 4 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy (PCCC) nhằm bồi dưỡng và nâng cao kiến thức PCCC cho lực lượng PCCC của quần chúng gồm những người dân làm công tác PCCC ở các khu dân cư (dân phòng) và những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế.
2. Việc huấn luỵên nghiệp vụ PCCC là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế và ở xã, phường, thị trấn trong cả nước.
3. Đối với những người đã được huấn luyện thì cứ sau 2 năm phải được huấn luyện lại để nâng cao kiến thức PCCC.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN HUẤN LUYỆN
1. Đối tượng được huấn luyện:
a. Cán bộ, đội viên dân phòng và đội PCCC của cơ sở.
b. Cán bộ, đội viên của ban bảo vệ dân phố, bảo vệ chuyên trách cac cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tổ an ninh nhân dân.
c. Người làm việc trực tiếp tại những nơi có nhiều nguy hiểm cháy, nổ.
2. Nôi dung huấn luyện:
a. Huấn luyện lần đầu: Cả về lý thuyết và thực hành, bao gồm:
- Tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý công tác PCCC của Nhà nước, ngành, địa phương.
- Kiến thức cơ bản về PCCC, phòng nổ.
- PCCC trong sử dụng điện, xăng dầu, khí cháy hoá lỏng.
- PCCC trụ sở làm việc, khu dân cư và trong hộ gia đình.
- PCCC chuyên ngành, nghề.
- Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng PCCC.
- Công tác phòng ngừa cháy.
- Tính năng, tác dụng, phương pháp kiểm tra, bảo quản, sử dụng một số phương tiện, dụng cụ PCCC.
- Thao tác, sử dụng phương tiện, dụng cụ chữa cháy cơ bản và đội hình hội thao chữa cháy.
- Thực tập phương án chữa cháy tại chỗ.
b. Huấn luyện lại: Cả về lý thuyết và thực hành, bao gồm:
- Văn bản pháp luật mới về PCCC.
- Kiến thức mới về kỹ thuật, kinh nghiệm PCCC (cả về phòng ngừa và chữa cháy).
- Huấn luyện, động tác và triển khai đội hình chữa cháy.
- Thực tập phương án chữa cháy tại chỗ.
3. Thời gian huấn luyện:
a. Thời gian huấn luyện đối với những người được huấn luyện lần đầu là 50 giờ, trong đó lý thuyết 30 giờ, thực hành 20 giờ.
b. Thời gian huấn luyện đối với những người được huấn luyện lại là 24 giờ, trong đó lý thuyết 8 giờ, thực hành 16 giờ.
III. KIỂM TRA, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KẾT QUẢ HUẤN LUYỆN.
1. Kiểm tra, đánh giá kết quả huấn luyện:
a. Cuối kỳ huấn luyện (bao gồm cả huấn luyện lần đầu và huấn luyện lại) phải kiểm tra để đánh giá kết quả đối với từng đối tượng được huấn luyện.
b. Việc kiểm tra được tiến hành bằng các hình thức và nội dung sau:
- Phần lý thuyết có thể kiểm tra viết hoặc vấn đáp.
- Phần thực hành: Triển khai đội hình chữa cháy và sử dụng phương tiện, dụng cụ để chữa các đám cháy nhỏ.
2. Cấp giấy chứng nhận:
a. Giấy chứng nhận theo mẫu thống nhất được ban hành kèm theo Quy định này.
b. Người được cấp giấy chứng nhận phải qua một lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC và kết quả kiểm tra phải đạt yêu cầu.
c. Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC, Giám đốc Công an tỉnh, Thành phố trực htuộc Trung ương (có thể uỷ quyền cho trưởng phòng Cảnh sát PCCC) cấp giấy chứng nhận cho những người được huấn luyện nghiệp vụ PCCC.
IV. TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA NGƯỜI DỰ LỚP HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ PCCC
1. Trách nhiệm:
Người dự lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC phải chấp hành những quy định của lớp học.
2. Quyền lợi:
Người dự lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC thuộc các cơ quan, đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được hưởng một số chế độ (tiền tàu xe, lưu trú…) theo quy định chung đối với cán bộ, công nhân viên được cử đi công tác, học tập.
Người dự lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC thuộc các xã, phường, thị trấn được cấp tiền ăn, ở, đi lại.
Trong khi huấn luyện nếu xảy ra tai nạn, người bị tai nạn được trợ cấp theo chế độ chung của nhà nước.
Người dự lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC được cấp giấy chứng nhận sau khi kiểm tra đạt yêu cầu.
V. KINH PHÍ HUẤN LUYỆN
Kinh phí huấn luyện nghiệp vụ PCCC do các cơ quan, đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. UBND xã, phường, thị trấn có nhu cầu huấn luyện cấp theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước (20-3-1996) và Pháp luật hiện hành.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát nhân dân kiểm tra, đôn đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện Quy định này và tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu huấn luyện nghiệp vụ PCCC.
2. Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra, hướng dẫn công an các cấp thực hiện quy định này.
3. Thủ trưởng đơn vị cơ sở có nguy cơ cháy nổ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện Quy định này theo hướng dẫn của cơ quan công an./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.