CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2000/QĐ-CHK | Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2000 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH “QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG LĨNH VỰC KHAI THÁC - KỸ THUẬT HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG”
CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 25 tháng 10 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam ;
Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ quản lý giấy phép hành nghề trong ngành Hàng không dân dụng Việt nam;
Theo đề nghị của ông Trưởng ban Tổ chức cán bộ - Lao động.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản lý giấy phép hành nghề đối với những người làm việc trong lĩnh vực khai thác - kỹ thuật hàng không dân dụng”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký; Bãi bỏ những quy định trước đây trái với Quyết định này.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM |
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG LĨNH VỰC KHAI THÁC - KỸ THUẬT HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
(Ban hành kèm theo quyết định số: 23 /2000-QĐ-CHK ngày 16/8/2000 của Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt nam)
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy định này được áp dụng đối với những người làm việc trong lĩnh vực khai thác-kỹ thuật hàng không dân dụng ở các vị trí, công việc chuyên môn theo quy định của pháp luật phải có giấy phép hành nghề .
Điều 2. Những người làm việc ở các vị trí, công việc sau đây khi thực hiện nhiệm vụ phải có giấy phép hành nghề :
1. Các thành viên tổ lái , giáo viên bay ;
2. Tiếp viên trên không ;
3. Nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tầu bay ;
4. Nhân viên không lưu ;
5. Nhân viên khai thác thông tin hàng không ;
6. Nhân viên quan trắc và dự báo khí tượng hàng không ;
7. Nhân viên điều hành khai thác bay (Flight operation officer / flight dispatcher) ;
8. Nhân viên đánh tín hiệu hoặc hướng dẫn tầu bay lăn ;
9. Nhân viên lái xe và nhân viên vận hành trang thiết bị mặt đất tại khu bay ;
Các đối tượng khác theo quy định của Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt nam.
Điều 3. Các thuật ngữ sử dụng tại Quy định này được hiểu như sau :
1. "Giấy phép hành nghề" là giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về hàng không dân dụng cấp cho những người làm việc ở các vị trí, công việc theo quy định phải có giấy phép hành nghề, bao gồm : Bằng lái tầu bay, bằng kiểm soát viên không lưu, chứng chỉ tiếp viên, chứng chỉ bảo trì tầu bay, chứng chỉ khai thác thiết bị mặt đất, chứng chỉ nhân viên kỹ thuật quản lý bay và các loại giấy tờ khác do Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt nam quy định .
2. "Quản lý giấy phép hành nghề" là quản lý việc cấp, công nhận, gia hạn, đổi, đình chỉ, thu hồi hoặc huỷ bỏ giấy phép hành nghề ;
3. "Các cơ quan, đơn vị " là các Cụm cảng hàng không khu vực, Trường hàng không Việt nam, Tổng công ty hàng không Việt nam, Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt nam, các cơ quan trực thuộc Cục hàng không dân dụng Việt nam ; Các đơn vị thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân và các doanh nghiệp Việt nam khác có hoạt động hàng không dân dụng ;
4. "Nhân viên khai thác, kỹ thuật hàng không" là những người làm việc trực tiếp ở các vị trí, chức danh công việc được quy định tại Điều 2 của Quy định này ;
5. "Các thành viên tổ lái" là phi công, dẫn đường bay, cơ giới bay ;
6. "Giáo viên bay" là giáo viên đào tạo, huấn luyện lý thuyết và thực hành bay cho học viên bay ;
7. "Giáo viên kỹ thuật tầu bay" là giáo viên đào tạo, huấn luyện lý thuyết và thực hành cho nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tầu bay ;
8. "Nhân viên không lưu" là những nhân viên làm nhiệm vụ trực tiếp ở các vị trí sau : Nhân viên thủ tục bay ; Nhân viên kiểm soát hoạt động tại khu bay ; Kiểm soát viên không lưu đường dài, tiếp cận và tại sân ; Kiểm soát viên Ra đa ; Kíp trưởng không lưu và Huấn luyện viên không lưu ;
9. "Nhân viên khai thác thông tin hàng không" là những nhân viên khai thác thông tin không -địa - HF A/G ; Nhân viên khai thác thông tin cố định hàng không - AFTN ; Nhân viên khai thác trạm thông tin thu phát đối không - VHF ;
10. "Nhân viên điều hành khai thác bay" (Flight operation officer / flight dispatcher) là nhân viên lập kế hoạch bay của nhà khai thác hàng không và nhân viên trợ giúp tổ lái trong quá trình thực hiện chuyến bay;
11. "Tầu bay" là những tầu bay được sử dụng cho mục đích dân dụng.
Chương 2:
QUẢN LÝ VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ
Điều 4. Cục hàng không dân dụng Việt nam thống nhất quản lý việc cấp, công nhận, gia hạn, đổi, đình chỉ, thu hồi hoặc huỷ bỏ giấy phép hành nghề trong lĩnh vực hoạt động hàng không dân dụng .
Điều 5. Cấp và công nhận giấy phép hành nghề :
1 - Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt nam cấp hoặc công nhận giấy phép hành nghề cho các đối tượng sau :
a) Các thành viên tổ lái, giáo viên bay ;
b) Tiếp viên trên không ;
c) Nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tầu bay ;
d) Nhân viên không lưu ;
e) Nhân viên khai thác thông tin hàng không ;
f) Nhân viên quan trắc và dự báo khí tượng hàng không ;
g) Nhân viên điều hành khai thác bay ;
h) Các đối tượng là người nước ngoài làm việc trong ngành Hàng không dân dụng Việt nam .
2 - Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt nam uỷ quyền cho các Cụm cảng hàng không khu vực cấp giấy phép hành nghề cho các đối tượng sau :
a) Nhân viên đánh tín hiệu hoặc hướng dẫn tầu bay lăn ;
b) Nhân viên lái xe và nhân viên vận hành trang thiết bị mặt đất tại khu bay .
3 - Mẫu giấy phép hành nghề do Cục hàng không dân dụng Việt nam ban hành và được sử dụng thống nhất trong toàn ngành Hàng không dân dụng Việt nam .
Điều 6. Gia hạn, đổi, đình chỉ, thu hồi, huỷ bỏ giấy phép hành nghề :
Giấy phép hành nghề có thể được gia hạn hoặc đổi theo đề nghị của người được cấp, thời gian gia hạn không quá thời hạn được quy định trên giấy phép đang sử dụng .
Giấy phép hành nghề có thể bị đình chỉ, thu hồi hoặc bị huỷ bỏ nếu người được cấp vi phạm các quy định về quản lý giấy phép hành nghề và các quy định pháp luật khác có liên quan .
Cấp ra quyết định cấp giấy phép hành nghề và cấp trên của cấp đó có quyền gia hạn, đổi, đình chỉ, thu hồi hoặc huỷ bỏ giấy phép hành nghề .
Điều 7. Kiểm tra để cấp, gia hạn giấy phép hành nghề :
1- Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt nam quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra để cấp, gia hạn giấy phép hành nghề (gọi tắt là Hội đồng kiểm tra) đối với các đối tượng sau :
+ Thành viên tổ lái, giáo viên bay ;
+ Giáo viên kỹ thuật tầu bay;
+ Kíp trưởng không lưu và huấn luyện viên không lưu .
2 - Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt nam uỷ quyền cho thủ trưởng các đơn vị dưới đây thành lập Hội đồng kiểm tra đối với các đối tượng:
Các Cụm cảng hàng không khu vực :
+ Nhân viên đánh tín hiệu hoặc hướng dẫn tầu bay lăn ;
+ Nhân viên lái xe và nhân viên vận hành trang thiết bị mặt đất tại khu bay ;
+ Nhân viên quan trắc và dự báo khí tượng hàng không ;
+ Nhân viên thủ tục bay, nhân viên kiểm soát hoạt động tại khu bay .
Tổng công ty Hàng không Việt nam :
+ Tiếp viên trên không ;
+ Nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tầu bay ;
+ Nhân viên điều hành khai thác bay .
Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt nam :
+ Nhân viên không lưu (không phải là kíp trưởng và huấn luyện viên) ;
+ Nhân viên khai thác thông tin hàng không .
3 - Việc tổ chức kiểm tra để cấp, gia hạn giấy phép hành nghề của các đơn vị phải tuân theo quy định của Cục hàng không dân dụng Việt nam và chịu sự kiểm tra, giám sát của Cục hàng không dân dụng Việt nam .
4 - Trong trường hợp những đơn vị có số người tham dự kiểm tra quá ít hoặc cần được kiểm tra nhưng không được phép thành lập Hội đồng kiểm tra thì được phép gửi hoặc phối hợp với các đơn vị khác được Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt nam uỷ quyền để thực hiện .
Điều 8. Hội đồng kiểm tra của các đơn vị do Thủ trưởng đơn vị quyết định thành lập và trình Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt phê duyệt .
Điều 9.
Các Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật .
Chủ tịch Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm :
Xây dựng nội dung kiểm tra trình Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt nam phê duyệt ;
Xây dựng Quy chế hoạt động của Hội đồng kiểm tra trình thủ trưởng, cơ quan ra quyết định thành lập Hội đồng phê duyệt ;
Chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt nam, Thủ trưởng đơn vị về các hoạt động của Hội đồng kiểm tra và kết quả kiểm tra.
Điều 10. Cục hàng không dân dụng Việt nam cử cán bộ giám sát việc tổ chức kiểm tra của các đơn vị như sau :
1 - Ban An toàn hàng không chủ trì phối hợp với Ban Khoa học - Công nghệ giám sát quá trình kiểm tra và các hoạt động của các Hội đồng kiểm tra đối với các đối tượng : tiếp viên trên không, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tầu bay, nhân viên lái xe và nhân viên vận hành trang thiết bị mặt đất tại khu bay .
2 - Ban Không tải - Không vận chủ trì phối hợp với Ban An toàn hàng không giám sát quá trình kiểm tra và các hoạt động của các Hội đồng kiểm tra đối với các đối tượng: nhân viên không lưu, nhân viên khai thác thông tin hàng không, nhân viên điều hành khai thác bay, nhân viên quan trắc và dự báo khí tượng hàng không, nhân viên đánh tín hiệu hoặc hướng dẫn tầu bay lăn .
3 - Tuỳ từng trường hợp cụ thể, Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt nam sẽ cử cán bộ các cơ quan khác tham gia giám sát.
Điều 11. Ngoài những nhiệm vụ quy định tại Điều 10 của Quy định này, các cơ quan chức năng thuộc Cục hàng không dân dụng Việt nam có nhiệm vụ :
1 - Ban An toàn hàng không giúp Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt nam quản lý thống nhất các loại giấy phép hành nghề trong lĩnh vực khai thác -kỹ thuật hàng không dân dụng, chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, thiết kế mẫu giấy phép hành nghề trình Cục trưởng ban hành
2 - Các Ban : Không tải-Không vận, Khoa học công nghệ, Tổ chức cán bộ - Lao động có nhiệm vụ phối hợp với Ban An toàn hàng không quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát các đơn vị trong quá trình thực hiện việc cấp và sử dụng giấy phép hành nghề và các nội dung khác có liên quan theo chức năng chuyên môn .
3 - Ban Tài chính có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thu và sử dụng các khoản phí và lệ phí liên quan đến việc cấp, gia hạn giấy phép hành nghề theo quy định của Nhà nước.
Chương 3:
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP, GIA HẠN GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ
Điều 12. Thủ tục xin cấp giấy phép hành nghề :
1 - Những người xin cấp, gia hạn giấy phép hành nghề phải qua một kỳ kiểm tra do Hội đồng kiểm tra về cấp giấy phép hành nghề của Cục hàng không dân dụng Việt nam hoặc của đơn vị được Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt nam uỷ quyền tổ chức theo đúng quy định .
2 - Trong trường hợp đặc biệt có thể được đặc cách gia hạn giấy phép hành nghề (miễn kiểm tra), người được đặc cách gia hạn giấy phép hành nghề do thủ trưởng đơn vị đề nghị Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt nam quyết định .
3 - Việc đặc cách gia hạn giấy phép hành nghề không được áp dụng 2 lần liên tục đối với một người .
Điều 13. Việc kiểm tra để cấp, gia hạn giấy phép hành nghề được tổ chức hàng năm theo đề nghị của đơn vị . Thủ trưởng các đơn vị lập kế hoạch tổ chức kiểm tra, thành phần Hội đồng kiểm tra, danh sách (kèm theo hồ sơ) người tham gia kiểm tra gửi về Cục hàng không dân dụng Việt nam trước 15 ngày so với ngày dự định kiểm tra để xem xét phê duyệt .
Điều 14. Những người tham dự kiểm tra xin cấp giấy phép hành nghề phải có bằng hoặc chứng chỉ đào tạo cơ bản về chuyên ngành hoặc nghề phù hợp với lĩnh vực xin cấp giấy phép do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp .
Điều 15. Những người xin cấp, gia hạn giấy phép hành nghề phải có đầy đủ hồ sơ gồm :
1 - Hồ sơ xin cấp giấy phép hành nghề :
a) Đơn xin cấp, gia hạn giấy phép hành nghề ;
b) Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của đơn vị trực tiếp quản lý ;
c) Bằng, chứng chỉ đào tạo chuyên ngành, nghề phù hợp ;
Công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý .
2 - Hồ sơ xin gia hạn giấy phép hành nghề :
a) Đơn xin gia hạn giấy phép hành nghề ;
Công văn đề nghị của thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý .
Điều 16.
Đối với các đối tượng được nêu tại Khoản 1 Điều 5 của Quy định này, sau khi có kết quả kiểm tra, Hội đồng kiểm tra các đơn vị phải báo cáo Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt nam để phê duyệt và ra quyết định cấp hoặc gia hạn giấy phép hành nghề cho những người đã đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra .
Đối với các đối tượng được nêu tại Khoản 2 Điều 5 của Quy định này, các đơn vị phải báo cáo kết quả kiểm tra về Cục hàng không dân dụng Việt nam .
Điều 17.
Thời hạn hiệu lực của giấy phép hành nghề :
60 tháng đối với các thành viên tổ lái, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tầu bay thuộc đối tượng áp dụng theo Quy chế về nhân viên xác nhận hoàn thành bảo dưỡng (QCHK-66) tại tổ chức bảo dưỡng theo QCHK -145 .
36 tháng đối với : giáo viên bay, giáo viên kỹ thuật tầu bay .
24 tháng đối với : kíp trưởng không lưu, huấn luyện viên không lưu, nhân viên lái xe và nhân viên vận hành trang thiết bị mặt đất tại khu bay, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tầu bay không thuộc đối tượng áp dụng theo QCHK-66 .
12 tháng đối với các đối tượng khác .
Giá trị hiệu lực của giấy phép hành nghề phụ thuộc vào hiệu lực của năng định chuyên môn và giám định y khoa được ghi trong giấy phép hành nghề .
Điều 18. Đối với các đối tượng là thành viên tổ lái, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tầu bay, ngoài những nội dung đã quy định tại văn bản này, các chi tiết khác áp dụng theo các văn bản pháp luật có liên quan do Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt nam ban hành.
Điều 19. Những người được cấp giấy phép hành nghề có trách nhiệm :
1. Bảo quản giữ gìn, tránh làm mất mát, hư hỏng giấy phép hành nghề ;
2. Không được sửa chữa, tẩy xoá nội dung ghi trong giấy phép hành nghề;
3. Không được đổi, mượn hoặc cho mượn giấy phép hành nghề ;
4. Phải mang theo mỗi khi làm nhiệm vụ ;
Phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi giấy phép bị mất hoặc bị hư
5. hỏng ;
Phải nộp trả giấy phép hành nghề cho cơ quan có thẩm quyền khi thay đổi nghề hoặc công việc khác.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.