ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2289/QĐ.UBT.97 | Cần Thơ, ngày 15 tháng 09 năm 1997 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LƯU THÔNG SỬ DỤNG, SẢN XUẤT GIA CÔNG KINH DOANH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CẦN THƠ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CẦN THƠ
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21-06-1994;
- Căn cứ Nghị định số 92/CP ngày 15-02-1993 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 78/CP ngày 29-11-1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
- Căn cứ Quyết định số 100NN-BVTV/QĐ ngày 23-02-1995 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về việc ban hành quy định về thủ tục thẩm định sản xuất, gia công, đăng ký xuất, nhập khẩu, lưu chứa, tiêu hủy, nhãn thuốc, bao bì, đóng gói và quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật;
- Xét tờ trình của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 138/TT-NN ngày 25-03-1997,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy định quản lý Nhà nước về lưu thông, sử dụng, sản xuất gia công, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật”.
Điều 2. Bản Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với bản Quy định này đều không còn hiệu lực thi hành.
Giao cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ và Mội trường, Sở Y tế, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh triển khai, hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, Chủ tịch UBND các huyện, các Sở, Ban ngành, các cơ quan, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UBND TỈNH CẦN THƠ |
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LƯU THÔNG, SỬ DỤNG, SẢN XUẤT GIA CÔNG, KINH DOANH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2289/QĐ.UBT.97 ngày 05 tháng 09 năm 1997của UBND tỉnh Cần Thơ)
Chương I:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), bao gồm các chế phẩm:
- Dùng để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật.
- Có tác dụng điều hòa sinh trưởng.
- Có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loại sinh vật gây hại tài nguyên thcj vật.
Điều 2. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh, thử nghiệm xuất nhập khẩu thuốc BVTV phải đăng ký và chấp hành các thủ tục của bản Quy định này cũng như các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 3. Trong bản Quy định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1- Hoạt chất hay chất hữu hiệu của thuốc BVTV bao gồm các chất có trong thuốc thành phẩm có tác dụng diệt trừ hoặc hạn chế sinh trưởng, phát triển của các sinh vật gây hại tài nguyên thực vật; chất có tác động điều hòa sinh trưởng thực vật, xua đuổi hoặc thu hút các loại sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đén để tiêu diệt.
2- Thuốc thành phẩm là thuốc được sản xuất theo quy trình công nghệ đã được chứng nhận, có tiêu chuẩn chất lượng, nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký tại cơ quan chức năng có thẩm quyền và được phép đưa vào lưu thông, sử dụng.
3- Thuốc kỹ thuật là thuốc có hàm lượng hoạt chất cao được dùng để gia công, chế biến thuốc thành phẩm.
4- Dạng thuốc là trạng thái vật lý với những yêu cầu về tính chất lý học đặc thù của thuốc thành phẩm được thể hiện ở dạng lỏng, dạng dung dịch, dạng nhủ dầu, dạng huyền phù, dạng hạt, dạng bột tan, dạng bột thấm nước, dạng nhão v.v...
5- Thời gian cách ly là khoảng thời gian tối thiểu kể từ ngày sử dụng thuốc BVTV lần cuối cùng đến ngày thu hoạch sản phẩm trong quá trình trồng trọt, hoặc thời gian tối thiểu từ khi sử dụng thuốc BVTV lần cuối cùng đến khi sử dụng sản phẩm trong quá trình bảo quản.
6- Tài nguyên thực vật bao gồm thực vật có ích và sản phẩm thực vật có ích.
7- Dư lượng hoạt chất và các sản phẩm phân hủy có tính độc còn lưu lại trong nông sản phẩm hoặc môi trường sau khi sử dụng BVTV.
Điều 4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Y tế, Sở Khoa học - Công nghệ và môi trường, Sở Thương mại trong quản lý Nhà nước về lưu thông, sử dụng, kinh doanh, xuất khẩu, lưu chứa, nhãn thuốc, bao bì, đóng gói và quảng có thuốc BTVT. Chi cục BVTV tỉnh (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chịu trách nhiệm giúp Sở thống nhất quản lý Nhà nước và sử dụng, lưu thông, sản xuất, kinh doanh thuốc BTVT trên địa bàn tỉnh.
Điều 5. Nghiêm cấm việc nhập khẩu, sản xuất, gia công, lưu thông, sử dụng, kinh doanh các loại thuốc sau đây:
- Thuốc không có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.
- Thuốc giả, thuốc đã hết hạn sử dụng, thuốc không có dấu kiểm tra chất lượng của cơ sở sản xuất.
- Thuốc không có hoặc không đúng nhãn hiệu, tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký.
Chương II:
QUẢN LÝ, LƯU THÔNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 6:
1- Lưu thông thuốc BVTV bao gồm quá trình khi thuốc thành phẩm được xuất khẩu khỏi cơ sở sản xuất, gia công hoặc thuốc nhập vào cửa khẩu Việt Nam cho tới khi sử dụng thuốc.
2- Việc vận chuyển thuốc bảo đảm an toàn theo yêu cầu của từng loại thuốc.
a) Không được chuyên chở khối lượng lớn thuốc BVTV chung với người, lẫn lộn với lương thực, thực phẩm và những vật dụng, đồ dùng của người, gia súc, gia cầm. Không được sử dụng các xe chuyên chở thuốc BVTV để chở người, thực phẩm, thức ăn gia súc (đề phòng ngộ độc).
b) Không được chuyên chở thuốc BVTV lẫn lộn với chất nổ, chất dễ cháy.
c) Hạn chế tối đa việc chuyên chở thuốc BVTV bằng xuồng, ghe nhỏ trên kênh gạch (trừ những nơi giao thông đường bộ không thuận tiện).
d) Không chuyên chở những bao thuốc, thùng thuốc... đã bị rách, rò rỉ hoặc không có nhãn hiệu.
e) Những kiện hàng phải được đóng gói chắc chắn, bảo đảm không bị đổ vỡ trong quá trình vận chuyển.
f) Phương tiện vận chuyển phải bảo đảm;
* Trong tình trạng vận hành tốt, nếu là xe thì buồng lái phải cách biệt với khoan chở thuốc, thành xe phải chắc chắn, mui xe phải có vải bạt che để bảo đảm hàng chuyên chở không bị nắng rọi, mưa làm ướt, sàn sư phải chắc chắn đề phòng trong quá trình chuyên chở nếu thuốc bị rò rỉ sẽ không bị rơi vãi trên đường. Thường xuyên kiểm tra xử lý dấu đinh, vật khác ở thành xe, sàn xe, để khỏi làm các bao bì bị rách vở trong quá trình vận chuyển, bốc xếp.
* Chuyên chở thuốc BVTV phải có đủ phương tiện phòng cháy chữa cháy.
* Phải có phương án xử lý khi có sự cố, như: rò rỉ, đổ vở thuốc trên phương tiện và trên đường giao thông nhằm hạn chế tới mức tối đa ảnh hưởng của thuốc đến con người, vật nuôi, môi trường.
g) Xếp hàng (tức thuốc BVTV) lên xe phải chèn lót cho chắc chắn để trong quá trình vận chuyển không bị xê dịch, lắc mạnh gây đổ vỡ.
- Hàng nặng xếp ở dưới, hàng nhẹ xếp ở trên.
- Thuốc dạng lỏng xếp ở dưới, dạng bột xếp ở trên.
- Thuốc có độ độc cao xếp ở dưới, thuốc ít độc xếp ở trên.
- Thuốc trừ cỏ xếp ở dưới, thuốc trừ sâu bệnh xếp ở trên.
- Không xếp lộn xộn các chai thuốc, thùng hàng.
h) Khi nghỉ ở dọc đường không được đổ xe gần quán ăn, chợ, nhà trẻ, trường học, bệnh viện, những nơi đông dân cư. Khi làm vệ sinh xe phải xa nơi dân cư, xa nguồn nước ăn, sông rạch.
s) Khi chuyên chở thuốc BVTV bằng cá phương tiện khác cũng phải thực hiện như việc chuyên chở bằng xe ôtô.
Điều 7. Lưu chứa thuốc trong kho và bán hàng tại cửa hàng phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm chất lượng thuốc, bảo đảm an toàn đối với người, sinh vật và môi trường.
A. kho thuốc và cửa hàng bán thuốc:
1- Thuốc BVTV phải được lưu chứa, bày bán trong các kho, các cửa hàng riêng biệt, trong tủ kính.
2- Địa điểm xây dựng kho chứa và cửa hàng bán thuốc BVTV phải ở cách xa khu vực trường học, bệnh viện, cửa hàng ăn uống, chợ, khu đông dân cư, xa nguồn nước sinh hoạt để tránh gây ô nhiễm cho cộng đồng dân cư. Không được xây dựng kho và cửa hàng ở trên bè hay đường nước; bảo đảm không ngập kho và cửa hàng trong mùa mưa lũ, phải có lối ra vào rộng rãi cho xe cứu hỏa.
* Hộ kinh doanh thuốc BVTV phải bảo đảm không ảnh hưởng sức khỏe của các hộ lân cận và phải được các hộ giáp ranh đồng ý.
3- Mặt bằng kho và cửa hàng bán thuốc phải rộng rãi, thông thoáng, đi lại thuận tiện, xung quanh phải kiên cố, kính đáo. Nền kho và cửa hàng bán thuốc phải nhẳn lán, không thấm nước hay thuốc BVTV dạng lỏng để dể lao chùi. Tường mái phải được xây dựng bằng các vật liệu không bén lửa; trong kho và trong cửa hàng bán thuốc phải đủ ánh sáng, thông thoáng không bị mưa dột, nắng rọi.
4- Hệ thống điện trong kho, cửa hàng phải đảm bảo an toàn. Phải có đủ các phương tiện phòng cháy, chửa cháy và phương tiện để xử lý kịp thời khi thuốc bị rơi đỏ.
5- Trong khu vực kho và cửa hàng bán thuốc BVTV phải có đầy đủ phương tiện phòng, chống độc cho nhân viên và khách mua hàng,
6- Trong khu vực kho và cửa hàng bán thuốc BVTV phải có những biển báo để đảm bảo an toàn cho nhân viên trực tiếp và khách hàng, như: “không ăn uống trong cửa hàng”, “không hút thuốc”, “chất độc nguy hiểm”...
B. Chứa hàng và bày hàng thuốc bảo vệ thực vật:
1- Nguyên tắc chung:
a) Không lưu chứa và cũng không bày bán thuốc BVTV bị cấm sử dụng ở Việt Nam và những thuốc BVTV không có tên trong “Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam”.
b) Không lưu chứa và không bày bán những bao thuốc, chai thuốc đã mất nhãn hoặc rách và bị mở nhãn hiệu, bao vì đã hư hỏng. Nhãn hiệu phải được dán chặt hoặc in trên bao bì rõ ràng, chắc chắn.
c) Không lưu chứa và không bày bán những thuốc BVTV có nhãn hiệu và hướng dẫn sử dụng hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài.
d) Không lưu chứa và không bày bán những thuốc BVTV hết hạn sử dụng, không ghi rõ địa chỉ sản xuất, không ghi rõ thời hạn sử dụng.
e) Không tiến hành “sang chai” hay “chiết chai” khi chưa có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền mọi loại thuốc BVTV. Khi lưu chứa, bày bán trong kho, cửa hàng đều phải đựng trong nguyên bao, phải được bảo đảm không mất niêm phong.
2- Nguyên tắc chắc hàng trong kho và bày bán thuốc BVTV trong cửa hàng:
a) Những thuốc nừm trong danh mục “thuốc BVTV hạn chế sử dụng ở Việt Nam” phải được bày xếp trong kệ (tủ) riêng biệt.
b) Những thuốc dễ bắt lửa, dễ gây hỏa hoạn phải được xếp riêng ở một vị trí thuận tiện cho tiến hành phòng cháy, chữa cháy, ít ảnh hưởng đến lô hàng khác.
Điều 8. Việc quảng cáo thuốc BVTV phải đúng quy định như sau:
1- Chỉ quảng cáo, thông tin các loại thuốc có trong “danh mục thuốc được phép sử dụng ở việt Nam”.
2- Nội dung quảng cáo thông tin phải đúng tính năng, tác dụng của thuốc và phải theo quy định nhà nước. Giao cho Chi cục BVTV (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) giám sát nội dung này.
Chương III:
QUẢN LÝ SẢN XUẤT - GIA CÔNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 9. Hoạt động sản xuất, gia công thuốc BVTV bao gồm;
1- Sản xuất các hoạt chất, thuốc kỹ thuật có nguồn gốc từ hóa học, sinh học.
2- Gia công các hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật thành thuốc thành phẩm ở các dạng khác nhau để sử dụng.
3- Các hoạt động đóng chai, đóng gói từ khối lượng, dung tích lớn thành khối lượng, dung tích nhỏ.
Điều 10. Việc đăng ký sản xuất, gia công thuốc BVTV được thực hiện theo quy định như sau:
1- Tổ chức, cá nhân muốn hoạt động sản xuất, gia công thuốc BVTV phải tuân thủ theo các quy định hiện hành của Nhà nước về đăng ký thành lập doanh nghiệp và các loại hình cơ sở sản xuất. Cơ quan có thẩm quyền chỉ cấp giấy phép thành lập sau khi có ý kiến thẩm định của cơ quan chức năng về tiêu chuẩn, chủng loại, dạng và tính năng tác dụng của thuốc.
Việc thẩm định và cấp giấy phép thành lập chậm nhất là 45 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ. Nếu không cấp giấy phép thì phải thông báo bằng văn bản để tổ chức, cá nhân xin đăng ký biết được nguyên do.
2- Các loại thuốc BVTV phải đăng ký sản xuất, gia công bao gồm:
a) Thuốc đăng ký sản xuất hoặc gia công lần đầu.
b) Thuốc đã được cấp giấy phép sản xuất hoặc gia công, nhưng có thay đổi về tên gọi, hàm lượng hoạt chất, công thức, dạng thuốc, bao bì, nhãn hiệu.
c) Thuốc đã sản xuất ở nước ngoài, nhưng nay đăng ký sản xuất, gia công ở Việt Nam.
d) Thuốc được cơ quan chức năng cho phép sử dụng thử.
Điều 11. Điều kiện để tổ chức, cá nhân xin đăng ký sản xuất, gia côn thuốc BVTV.
1- Có quy trình công nghệ sản xuất, gia công bảo đảm chất lượng thuốc.
2- Có địa điểm và trang thiết bị bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn cho sức khỏe người, sinh vật và môi trường sinh thái.
3- Người quản lý điều hành sản xuất, gia công phải có bằng hoặc chứng chỉ đại học về hóa chất học hoặc bảo vệ thực vật.
4- Có đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất, gia công.
Điều 12. Tổ chức, cá nhân chỉ được sản xuất, gia công các loại thuốc BVTV như sau:
1- Các loại thuốc có trong danh mục thuốc được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.
2- Các loại thuốc BVTV sản xuất, gia công để xuất khẩu.
Chương IV:
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 13. Tổ chức, cá nhân là chủ tài nguyên thực vật có quyền sử dụng các loại thuốc có trong danh mục thuốc được phép đề phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn hoặc theo chỉ dẫn ở nhãn thuốc. Sử dụng đúng thuốc, đúng đối tượng, đúng liều lượng, đúng thời gian, đúng phương pháp, đúng phạm vi cho phép; bảo đảm an toàn cho người, động vật và môi trường sinh thái.
Điều 14. Việc thu hoạch, sử dụng thực vật và sản phẩm thực vật đã xử lý thuốc BVTV pải theo đúng quy định về thời gian cách ly đối với mỗi loại thuốc.
Điều 15. Việc tiêu hủy thuốc và bao bì thuốc BVTV phải tuân thủ theo những quy định sau:
1- Các trường hợp cần phải tiêu hủy:
a) Trong quá trình vận chuyển, xếp dở, lưu trữ, bao bì thuốc bị rách, vỡ rò rỉ thì phải tiến hành tiêu hủy cả thuốc lẫn bao bì, hoặc giữ gìn tốt để giao trả về cơ sở sản xuất xử lý.
b) Trường hợp thuốc BVTV bị rò rỉ, rơi vãi mà bao bì vẫn còn nguyên vẹn thì vẫn phải tiến hành việc tiêp hủy thuốc và bao bì, hoặc trả về cơ sở sản xuất để xử lý. Không sử dụng bao bì này và bất kỳ mục đích nào khác.
c) Trong quá trình lưu trữ, có trường hợp một loại thuốc BVTV bị phân hủy, giảm chất lượng thì cần đưa mẫu đến cơ quan kiểm định hóa chất BVTV để kiểm tra chất lượng. Nếu thuốc này không còn khả năng để tái chế thì phải tiến hành tiêu hủy. Cách tốt nhất là gom chung những thuốc bị mất phẩm chất để chuyển trả lại nơi gia công, sản xuất (vì đó là nơi có đủ điều kiện để tiêu hủy số lượng lớn thuốc BVTV.
d) Việc vận chuyển thuốc mất phẩm chất về nơi sản xuất để xử lý phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
2- Địa điểm tiêu hủy:
Việc tiêu hủy bằng cách đốt, hoặc bằng cách chôn xuống đất phải được tiến hành tại các địa điểm lựa chọn sẳn nhằm bảo đảm không gây độc cho người, không gây độc cho vật nuôi, cây trồng và môi trường, cụ thể:
a) Địa điểm phải xa khu dân cư, xa các khu chăn nuôi, khu vườn cây, xa nguồn nước.
b) Nơi toêi hủy thuốc phải bảo đảm không ngấm, thấm thuốc xuống mạch nước ngầm, tránh vùng đất cát.
c) Tại nơi tiến hành tiêu hủy thuốc phải có hàng rào bao quanh, biển báo cảnh giới.
d) Nghiêm cấm việc tiêu hủy thuốc bằng cách vứt xuống ao hồ, sông rạch.
3- Phương pháp tiêu hủy:
Khi tiêu hủy một lượng lớn thuốc BVTV không còn khả năng tái chế, có tính độc cao, hoặc độc tính bêng vững trong môi trường thì phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền và phải tiến hành dưới sự hướng dẫn và giám sát của cơ quan đó.
a) Với thuốc bị rơi vãi trong qua strình xếp dỡ, vận chuyển, lưu trữ thì rắc vôi bột hoặt mùn cưa, hoặc rắc bột lên chỗ vươn vãi thuốc (nếu là thuốc nước) rồi gom lại để mang đi chôn ở địa điểm đã định trước.
b) Với những bao bì làm bằng vật liệu không cháy thì phải phá hủy (đâm thủng, đập vỡ...) trước khi chôn. Các hố chôn thuốc và bao bì thuốc phải tuân thủ các điều kiện sau:
- Đáy hố phải cách mạch nước ngầm ít nhất 2m.
- Trát quanh vách và đáy hố một lớp đất sét dày 5 - 10cm và một lớp vôi 2 - 3cm.
- Thuốc rơi vãi hoặc bao bì hoặc tro đốt của bao bì phải được trộn với rác hoặc vôi bột rồi cho xuống hố. Cứ một lớp dày 10 - 10cm lại xen một lớp phân hữu cơ hoặc đất bột dày 40 - 50cm.
- Phải có hàng rào bao quanh và có biển báo cảnh giới cấm ở trên.
Điều 16. Chi cục bảo vệ thực vật (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về việc kiểm định thuốc BVTV khi đưa vào lưu thông, sử dụng và khảo nghiệm thuốc BVTV mới, trên địa bàn tỉnh.
Điều 17. Trong quá trình sản xuất, gia công, hành nghề dịch vụ thuốc BVTV, kiểm định, khảo nghiệm thuốc thì tổ chức, cá nhân phải tuân theo quy định về kiểm tra, lấy mẫu và phải nộp lệ phí, các phí tổn phát sinh cần thiết theo quy định của Nhà nước.
Chương V:
QUẢN LÝ KINH DOANH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 18. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc BVTV phải có đủ các điều kiện sau:
1- Có giấy phép kinh doanh, do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp. Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cấp giấy phép hành nghề cho các cửa hàng bán thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh.
2- Có văn bản hoặc chứng chỉ về trình độ chuyên môn theo quy định.
3- Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ quan y tế.
4- Có cửa hàng, kho chứa, trang bị cần thiết đủ điều kiện kinh doanh thuốc BVTV.
Điều 19. Phạm vi kinh doanh thuốc BVTV.
1 - Chỉ được bán các loại thuốc có trong danh mục thuốc được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam.
2- Không được bán: thuốc giả, thuốc quá hạn sử dụng, thuốc kém phẩm chất, thuốc không có nguồn gốc hợp pháp; thuốc không đúng nhãn hiệu, tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký; thuốc không có dấu kiểm tra chất lượng của cơ sở sản xuất.
3- Trong của hàng bán thuốc BVTV không được bán các mặt hàng khác như: Lương thực, thực phẩm hoặc giải khát.
Chương VI:
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ PHẠT
Điều 20. Các tổ chức, cá nhân có thành tích phát hiện và tố giác những hành vi vi phạm hành chính về quản lý lưu thông, sử dụng, sản xuất, gia công, kinh doanh thuốc BVTV sẽ được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
Người có hành vi vi phạm, tùy theo mức độ mà xử lý hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt căn cứ Nghị định 78/CP của Chính phủ ban hành ngày 29-11-1996 về “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật”.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.