BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 228/1999/QĐ-BKHCN&MT | Hà Nội, ngày 24 tháng 2 năm 1999 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯÒNG SỐ 228/1999/QĐ- BKHCNMT NGÀY 24 THÁNG 02 NĂM 1999 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ XÁC ĐỊNH ĐIỂM BỘT CỦA SẮN (CỦ MÌ)
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Pháp lệnh Đo lường ngày 06/07/1990;
Căn cứ Nghị định 115/HĐBT ngày 13/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thi hành Pháp lệnh Đo lường;
Căn cứ Nghị định 22/CP ngày 22/5/1993 Của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học, Công nhệ và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này "Quy định tạm thời về phương pháp lấy mẫu và xác định điểm bột của sắn (củ mì) theo nguyên lý tỷ trọng".
Điều 2. Cơ quan quản lý Nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các cấp có trách nhiệm hướng đẫn thực hiện quy định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
| Bùi Mạnh Hải (Đã ký) |
|
QUY ĐỊNH
TẠM THỜI PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ XÁC ĐỊNH ĐIỂM BỘT CÚA SẮN (CỦ MỲ) THEO NGUYÊN LÝ TỶ TRỌNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 228/1999/QĐ-BKHCNMT ngày 24 tháng 02 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường)
1. Phạm vi áp dụng
Quy định tạm thời này áp dụng trong việc lấy mẫu và xác định điểm bột của sắn nhằm phục vụ cho công tác quản lý chất lượng hàng hoá của Cơ quan quản lý Nhà Nước và khuyến khích áp dụng trong hoạt động giao nhận hàng hoá.
2. Thuật ngữ
- Điểm bột là một chỉ số quy ước phản ánh hàm lượng tinh bột chứa trong sắn. Điểm bột tính bằng phần trăm (%) khối lượng bột trên khối lượng sắn.
- Mẫu thử nghiệm là mẫu lấy từ lô hàng dùng cho một lần thử nghiệm.
- Lô hàng là lượng sắn có trên phương tiện vận chuyển được giao nhận cùng một lúc.
2. Phương pháp tỷ trọng
Phương pháp để xác định nhanh điểm bột của sắn trong quy định này theo nguyên lý tỷ trọng, nguyên lý tỷ trọng dựa trên kết quả cân một vật trong không khí (cân khô) và kết quả cân vật đó trong nước (cân ướt). Từ đó tính khối lượng theo công thức (1) sau đây.
Mk. Pn - Mư . Pk
Mk - Mư
Trong đó:
Mk: Giá trị cân khô (kg);
Mư: Giá trị cân ướt (kg);
Pn : Khối lượng riêng của nước (kg/m3);
Pk : Khối lượng riêng của không khí (kg/m3).
Vì khối lượng riêng của không khí (pk) rất nhỏ so với khối lượng riêng của nước (Pn ) nên công thức (1) được đơn giản như sau:
Mk . Pn
Mk - Mư
Quan hệ giữa điểm bột và khối lượng riêng của sắn được xác định bằng thực nghiệm. Để tiện việc tra cứu, phu lục 1 của quy định này nêu giá trị điểm bột tương ứng với giá trị cân ướt của mẫu có giá trị cân khô xác định (5kg).
4. Lấy mẫu
4.1. Quy định chung
- Mẫu phải được lấy tại thời điểm và tại nơi giao nhận;
- Mẫu là sắn còn nguyên vỏ và đã được làm sạch cát, đất bám bên ngoài (không được rửa nước);
- Mẫu phải được lấy ngẫu nhiên từ các vị trí khác nhau của lô hàng.
4.2. Chuẩn bị mẫu
- Theo khối lượng lô hàng M (cột một bảng 1), lấy khối lượng sắn m (cột 2 bảng 1) làm mẫu thử nghiệm được lấy n và cho trong bảng 1.
BẢNG 1
Khối lượng lô hàng (M) (kg) | Khối lượng mẫu thử nghiệm (m) (kg) | Số mẫu thử nghiệm (n) |
(1) | (2) | (3) |
Đến 2000 | 20 | 4 |
Trên 2000 đến 5000 | 30 | 6 |
Trên 5000 | 40 | 8 |
Lượng sắn đã chọn (m) được cắt thành từng đoạn dài khoảng 5 cm và chia làm (n) mẫu thử nghiệm (cột 3 bảng 1). Khối lượng của mỗi mẫu thử nghiệm là 5 kg.
5. Phương pháp thử nghiệm
Có thể xác định điểm bột bằng một trong hai phương pháp sau: phương pháp sử dụng cân thông dụng hoặc phương pháp cân thông dụng.
5.1. Phương tiện thử nghiệm
5.1.1. Phương pháp sử dụng cân thông dụng
- Cân để cân khô: có mức cân lớn nhất Max không nhỏ hơn 5kg, giá trị độ chia d nhỏ hơn hoặc bằng 20g;
- Cân để cân ướt: có mức cân lớn nhất Max không nhỏ hơn 750 g, giá trị độ chia d nhỏ hơn hoặc bằng 2 g;
- Thùng dựng nước, giỏ cân, móc treo phải có kích thước thích hợp để thực hiện được phép cân;
- Nước dùng để cân phải là nước sạch sinh hoạt. Sau mỗi mười lần cân phải thay nước khác để đảm bảo độ chính xác phép cân.
Ghi chú: Có thể dùng một chiếc cân nếu thoả mãn đồng thời các yêu cầu nêu trên.
|
|
Hình 1: Cân khô Hình 2: Cân ướt
5.1.2. Phương pháp sử dụng cân chuyên dụng
- Cân chuyên dụng để xác định điểm bột của sắn (xem hình 3) gồm những bộ phận chính sau:
- Thước cân trên đó có thang đo khối lượng và thang đo điểm bột;
- Thang đo khối lượng có mức cân và giá trị vạch chia phù với điều 5.1.1;
- Thang đo điểm bột phải có giới hạn đo trên là 30% điểm bột và giá trị vạch chia không nhỏ hơn 0,1 % điểm bột.
- Giỏ cân khô (2);
- Giỏ cân ướt (3), có cấu tạo dạng lưới và ít bám bọt khí khi nhúng vào nước;
(1) Đòn cân (2) Giỏ cân khô (3) Giỏ cân ướt (4) Trụ cân (5) Thùng chứa nước sạch (6) Thước cân có thang đo khối lượng (7) Thước cân có thang đo điểm bột |
- Thùng chứa nước (5);
5.1.3. Phương tiện đo qui định ở mục 5.1.1 phải được kiểm định theo ĐLVN 14: 1998 hoặc ĐLVN 30: 1998. Phương tiện đo qui định ở mục 5.1.2 phải được kiểm định theo phụ lục 2 của văn bản này.
5.2. Tiến hành xác định điểm bột
5.2.1. Xác định điểm bột bằng cân thông dụng
a. Thực hiện các phép cân:
Lần lượt xác định giá trị cân đối với từng mẫu thử nghiệm bằng phương tiện đã nêu ở mục 5.1.1 theo trình tự sau:
- Xác định giá trị cân khô: Cân chính xác mẫu thử nghiệm (5kg).
- Xác định giá trị cân ướt: Đặt giỏ cân chìm tromg nước, trừ bì. Chuyển mẫu thử đã được cân khô vào giỏ cân ướt, sao cho mẫu chìm hoàn toàn trong nước. Chú ý giỏ cân không được chạm vào đáy hoặc thành thùng chứa nuớc. Khi cân đặt trạng thái cân bằng, đọc giá trị cân ướt.
- Đọc giá trị cân ướt
b. Xác định điểm bột của mẫu thử.
Điểm bột của mẫu thử tính bằng % tra trong phụ lục 1 theo giá trị cân ướt.
c. Xác định điểm bột của lô hàng
Điểm bột của lô hàng là trung bình cộng điểm bột của các mẫu thử nghiệm.
5.2.2. Xác định điểm bột bằng cân chuyên dụng
a. Thực hiện phép cân
- Chuẩn bị cân
Cân đặt trên nền vững chắc, kiểm tra thăng bằng của cân bằng dây dọi hoặc nivô lắp trên cân;
Đặt các giỏ cân vào móc treo trên cân;
Điều chỉnh thăng bằng cân không.
- Cân khô:
Kéo quả đẩy trên thước cân khô (6) đến vị trí 5kg (xem hình 3);
Cho mẫu thử nghiệm vào giỏ cân khô số (2) đến khi đòn cân 1 đạt trạng thái cân bằng.
- Cân ướt:
Chuyển lượng mẫu đã cân khô vào giỏ cân ướt sao cho mẫu phải chìm hoàn toàn trong nước;
Chuyển quả đẩy trên thước cân khô (6) về vị trí 0;
Dịch chuyển quả đẩy trên thước cân ướt (7) cho đến khi cân đạt trạng thái thăng bằng.
b. Xác định điểm bột của mẫu thử
Điểm bột của mẫu thử nghiệm được xác định tương ứng với giá trị cân ướt đọc trên thang đo điểm bột.
c. Xác định điểm bột của lô hàng:
Điểm bột của lô hàng là trung bình cộng điểm bột của các mẫu thử.
Phụ lục 1
Điểm bột (%) theo giá trị cân ướt của mẫu sắn
Giá trị cân ướt (g) | Điểm bột (%) | Giá trị cân ướt (g) | Điểm bột (%) |
280 | 10.0 | 378 | 15.0 |
282 | 10.1 | 379 | 15.1 |
284 | 10.2 | 381 | 15.2 |
286 | 10.3 | 383 | 15.3 |
288 | 10.4 | 385 | 15.4 |
290 | 10.5 | 387 | 15.5 |
292 | 10.6 | 389 | 15.6 |
294 | 10.7 | 391 | 15.7 |
296 | 10.8 | 393 | 15.8 |
298 | 10.9 | 395 | 15.9 |
300 | 11.0 | 397 | 16.0 |
301 | 11.1 | 399 | 16.1 |
303 | 11.2 | 401 | 16.2 |
305 | 11.3 | 403 | 16.3 |
307 | 11.4 | 405 | 16.4 |
309 | 11.5 | 407 | 16.5 |
311 | 11.6 | 409 | 16.6 |
313 | 11.7 | 411 | 16.7 |
315 | 11.8 | 413 | 16.8 |
317 | 11.9 | 415 | 16.9 |
319 | 12.0 | 417 | 17.0 |
321 | 12.1 | 418 | 17.1 |
323 | 12.2 | 420 | 17.2 |
325 | 12.3 | 422 | 17.3 |
327 | 12.4 | 424 | 17.4 |
329 | 12.5 | 426 | 17.5 |
331 | 12.6 | 428 | 17.6 |
333 | 12.7 | 430 | 17.7 |
335 | 12.8 | 432 | 17.8 |
337 | 12.9 | 434 | 17.9 |
339 | 13.0 | 436 | 18.0 |
340 | 13.1 | 438 | 18.1 |
342 | 13.2 | 440 | 18.2 |
344 | 13.3 | 442 | 18.3 |
346 | 13.4 | 444 | 18.4 |
348 | 13.5 | 446 | 18.5 |
350 | 13.6 | 448 | 18.6 |
352 | 13.7 | 450 | 18.7 |
354 | 13.8 | 452 | 18.8 |
356 | 13.9 | 454 | 18.9 |
358 | 14.0 | 456 | 19.0 |
360 | 14.1 | 457 | 19.1 |
362 | 14.2 | 459 | 19.2 |
364 | 14.3 | 461 | 19.3 |
366 | 14.4 | 463 | 19.4 |
368 | 14.5 | 465 | 19.5 |
370 | 14.6 | 467 | 19.6 |
372 | 14.7 | 469 | 19.7 |
374 | 14.8 | 471 | 19.8 |
376 | 14.9 | 4 73 | 19.9 |
475 | 20.0 | 573 | 25.0 |
477 | 20.1 | 574 | 25.1 |
479 | 20.2 | 576 | 25.2 |
481 | 20.3 | 578 | 25.3 |
483 | 20.4 | 580 | 25.4 |
485 | 20.5 | 582 | 25.5 |
487 | 20.6 | 584 | 25.6 |
489 | 20.7 | 586 | 25.7 |
491 | 20.8 | 588 | 25.8 |
493 | 20.9 | 590 | 25.9 |
495 | 21.0 | 592 | 26.0 |
496 | 21.1 | 594 | 26.1 |
498 | 21.2 | 596 | 26.2 |
500 | 21.3 | 598 | 26.3 |
502 | 21.4 | 600 | 26.4 |
504 | 21.5 | 602 | 26.5 |
506 | 21.6 | 604 | 26.6 |
508 | 21.7 | 606 | 26.7 |
510 | 21.8 | 608 | 26.8 |
512 | 21.9 | 610 | 26.9 |
514 | 22.0 | 612 | 27.0 |
516 | 22.1 | 613 | 27.1 |
518 | 22.2 | 615 | 27.2 |
520 | 22.3 | 617 | 27.3 |
522 | 24.4 | 619 | 27.4 |
524 | 22.5 | 621 | 27.5 |
526 | 22.6 | 623 | 27.6 |
528 | 22.7 | 625 | 27.7 |
530 | 22.8 | 627 | 27.8 |
532 | 22.9 | 629 | 27.9 |
534 | 23.0 | 631 | 28.0 |
535 | 23.1 | 633 | 28.1 |
537 | 23.2 | 635 | 28.2 |
539 | 23.3 | 637 | 28.3 |
541 | 23.4 | 639 | 28.4 |
543 | 23.5 | 641 | 28.5 |
545 | 23.6 | 643 | 28.6 |
547 | 23.7 | 645 | 28.7 |
549 | 23.8 | 647 | 28.8 |
551 | 23.9 | 649 | 28.9 |
553 | 24.0 | 651 | 29.0 |
555 | 24.1 | 652 | 29.1 |
557 | 24.2 | 654 | 29.2 |
559 | 24.3 | 656 | 29.3 |
561 | 24.4 | 658 | 29.4 |
563 | 24.5 | 660 | 29.5 |
565 | 24.6 | 662 | 29.6 |
567 | 24.7 | 664 | 29.7 |
569 | 24.8 | 666 | 29.8 |
571 | 24.9 | 668 | 29.9 |
|
| 670 | 30.0 |
PHỤ LỤC 2
HƯỚNG DẪN KIỂM ĐỊNH CÂN XÁC ĐỊNH ĐIỂM BỘT CỦA SẮN
1. Quy định chung
1.1. Cân để xác định điểm bột của sắn (sau đây gọi là cân điểm bột) là loại cân chuyên dụng có đặc tính kỹ thuật và đo lường phù hợp với cân không tự động cấp chính xác III hoặc cấp chính xác IV đưọc quy định trong TCVN 4988-89.
1.2 Chỉ thị của cân phải có các thang đo sau đây:
- Thang đo giá trị cân trong không khí, gọi tắt là thang đo khối lượng,
- Thang đo điểm bột
1.3. Phương tiện kiểm định
Quả cân chuẩn hạng 4 theo TCVN 4535 - 88 đủ để kiểm đến mức cân 5kg và quả cân nhỏ đủ để xác định sai số cân.
2. Trình tự kiểm định
2.1. Kiểm tra kỹ thuật
Kiểm tra kỹ thuật cân điểm bột theo trình tự và yêu cầu qui định trong
- Văn bản ĐLVN 14:1998, Nếu là cân theo nguyên lý đòn cơ khí hoặc cân điện tử;
- Văn bản ĐLVN 30; 1998, nếu là cân theo nguyên lý lò xo.
2.2. Kiểm tra đo lường
Việc kiểm tra đo lường cân điểm bột được tiến hành theo hai bước:
2.2.1. Bước 1: Tiến hành kiểm tra đo lường đối với thang đo khối lượng theo các chỉ tiêu về độ nhạy, độ động, độ lập lại và độ đúng của cân theo phương pháp được quy định trong:
- Văn bản ĐLVN 14:1998, nếu là cân theo nguyên lý đòn cơ khí hoặc cân điện tử, hoặc cân cơ điện tử;
- Văn bản ĐLVN 30: 1998, nếu là cân theo nguyên lý lò xo.
Xử lý kết quả bước 1:
- Nếu cân đạt các yêu cầu đo lường của các qui định tương ứng đã nêu trên thì tiếp tục kiểm tra bước 2.
- Nếu cân không đạt các yêu cầu đo lường thì không tiếp tục kiểm tra bước 2.
2.2.2. Bước 2: Kiểm tra đo lường đối với thang đo điểm bột
Lần lượt kiểm tra 5 điểm trên thang đo điểm bột: 10%; 15%; 20%; 25%; và 30% bằng quả cân có khối lượng tương ứng cho sẵn trong bảng sau:
Mức kiểm (điểm bột %) | Khối lượng quả chuẩn (g) |
10 | 280 |
15 | 378 |
20 | 475 |
25 | 573 |
30 | 670 |
3. Xử lý chung
Tại mỗi mức kiểm:
- Nếu sai số điểm bột nằm trong khoảng ± 0,2% thì kết luận cân đạt yêu cầu.
- Nếu sai số điểm bột nằm ngoài khoảng ± 0,2% thì kết luận cân không đạt yêu cầu.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.