BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2262/QĐ-BNV | Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ, TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ qui định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Qui chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng giảng viên quản lý nhà nước của trường chính trị các tỉnh, thành phố, trường cán bộ quản lý các bộ, ngành trung ương và Vụ trưởng Vụ Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình bồi dưỡng giảng viên quản lý nhà nước của trường chính trị các tỉnh, thành phố, trường cán bộ quản lý các bộ, ngành trung ương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước chủ trì, phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức xây dựng tài liệu bồi dưỡng giảng viên quản lý nhà nước các trường chính trị các tỉnh, thành phố, trường cán bộ quản lý các bộ, ngành trung ương theo nội dung Chương trình ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Các ông Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ, Vụ trưởng Vụ Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước-Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ, TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2262/QĐ-BNV ngày 25 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
I. Đối tượng, mục tiêu, yêu cầu của chương trình bồi dưỡng
1. Đối tượng:
- Các giảng viên ở các chuyên ngành khác nhưng có tham gia giảng dạy các chương trình bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước.
- Các giảng viên trẻ đang được bồi dưỡng để chuẩn bị cho tham gia giảng dạy các chương trình bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước.
- Các đối tượng khác quan tâm hoặc có tham gia, có liên quan đến giảng dạy, nghiên cứu về quản lý hành chính nhà nước.
2. Mục tiêu:
- Hệ thống hóa và nâng cao kiến thức, kỹ năng về quản lý hành chính nhà nước.
- Cập nhật thông tin khoa học quản lý hành chính nhà nước và các quan điểm, chính sách, pháp luật về quản lý hành chính nhà nước.
- Giới thiệu và thực hành các phương pháp sư phạm phù hợp với nội dung và đối tượng, điều kiện học tập.
3. Yêu cầu:
- Nắm bắt có hệ thống các kiến thức, kỹ năng về quản lý hành chính nhà nước.
- Áp dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với các nội dung chuyên ngành quản lý hành chính nhà nước.
- Kết hợp tốt lý luận với thực tiễn.
- Có khả năng giải quyết và trình bày phương pháp giải quyết các tình huống quản lý nhà nước.
II. Phân bổ thời gian:
Thời gian của toàn bộ chương trình là 08 tuần với tổng thời lượng 360 tiết (08 tuần: 5 ngày làm việc/một tuần x 9 tiết/ngày làm việc)
Trong đó:
- Giảng trên lớp: 210 tiết
- Thảo luận, thực hành: 108 tiết
- Kiểm tra (theo các phần): 24 tiết
- Khai giảng, bế giảng: 08 tiết
- Dự phòng: 10 tiết
III. Cấu trúc chương trình
Chương trình gồm 29 chuyên đề, được chia thành 06 phần sau:
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT | |||||||
STT | CÁC CHUYÊN ĐỀ | PHÂN BỔ THỜI GIAN | |||||
Lý thuyết | Thảo luận, thực hành | Kiểm tra | |||||
1 | Sự phát triển của lý luận về nhà nước và pháp luật | 05 | 02 |
| |||
2 | Tổ chức quyền lực nhà nước ta | 10 | 05 |
| |||
3 | Sự phát triển của khoa học Luật Hành chính và các chế định cơ bản của Luật hành chính Việt Nam | 05 | 02 |
| |||
4 | Cơ sở pháp luật của quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực | 05 | 03 |
| |||
| Tổng cộng phần 1 | 25 | 12 | 04 | |||
PHẦN II: QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC | |||||||
5 | Lý luận quản lý hành chính nhà nước | 10 |
|
| |||
6 | Tổ chức hành chính nhà nước | 10 | 02 |
| |||
7 | Quản lý nhân sự trong cơ quan hành chính nhà nước | 05 | 02 |
| |||
8 | Thẩm quyền hành chính nhà nước | 10 | 03 |
| |||
9 | Đạo đức công chức | 05 | 02 |
| |||
10 | Hành chính so sánh | 05 | 03 |
| |||
| Tổng cộng phần 2 | 45 | 12 | 04 | |||
PHẦN III: KỸ NĂNG NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH | |||||||
11 | Xây dựng văn bản quản lý nhà nước | 06 | 04 |
| |||
12 | Điều hành công sở | 07 | 02 |
| |||
13 | Giao tiếp hành chính | 6 | 02 |
| |||
14 | Nghiệp vụ cơ bản của công chức hành chính | 06 | 02 |
| |||
15 | Ứng dụng tin học trong quản lý nhà nước | 15 | 05 |
| |||
| Tổng cộng phần 3 | 40 | 15 | 04 | |||
PHẦN IV: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG, CÔNG SẢN VÀ DỊCH VỤ CÔNG | |||||||
16 | Quản lý tài chính công | 10 | 03 |
| |||
17 | Quản lý công sản | 05 | 02 |
| |||
18 | Quản lý dịch vụ công | 10 | 03 |
| |||
| Tổng cộng phần 4 | 25 | 08 | 04 | |||
PHẦN V: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH, LĨNH VỰC | |||||||
19 | Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế | 10 | 03 |
| |||
20 | Toàn cầu hóa | 05 | 02 |
| |||
21 | Hội nhập kinh tế quốc tế | 05 | 02 |
| |||
22 | Đổi mới quản lý nhà nước về xã hội | 10 | 03 |
| |||
23 | Các nền văn minh và sự tác động đến quá trình hình thành văn hóa quốc gia | 05 | 02 |
| |||
24 | Đổi mới quản lý nhà nước về nội chính | 10 | 03 |
| |||
| Tổng cộng phần 5 | 45 | 15 | 04 | |||
PHẦN VI: GIỚI THIỆU VÀ THỰC HÀNH PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY PHÙ HỢP | |||||||
25 | Tổng quan về phương pháp giảng dạy | 05 |
|
| |||
26 | Kỹ năng lập kế hoạch và thực hiện bài giảng | 05 | 04 |
| |||
27 | Các phương pháp giảng dạy | 10 | 08 |
| |||
28 | Sử dụng phương tiện giảng dạy | 05 | 04 |
| |||
| Giảng mẫu các nội dung thuộc các phần I, II, III, IV, V |
| 26 |
| |||
29 | Đánh giá | 05 | 04 | 04 | |||
| Tổng cộng phần 6 | 30 | 46 | 04 | |||
| Tổng cộng toàn bộ chương trình | 210 | 108 | 24 | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
IV. Nội dung chi tiết các chuyên đề:
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Bao gồm 04 chuyên đề với thời lượng tổng cộng là 41 tiết
Trong đó:
- Giảng dạy lý thuyết: 25 tiết;
- Thực hành, thảo luận: 12 tiết;
- Kiểm tra: 04 tiết.
Chuyên đề 1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
I. Tư tưởng C. Mác và V.I. Lênin về nhà nước và pháp luật
1. Tư tưởng C. Mác về nhà nước và pháp luật qua một số tác phẩm
2. Tư tưởng V.I. Lênin về nhà nước và pháp luật qua tác phẩm: Nhà nước và cách mạng; pháp chế xã hội chủ nghĩa và song trùng trực thuộc.
II. Tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật
1. Tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước
2. Tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về pháp luật
III. Lý thuyết nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự
1. Nhà nước pháp quyền
2. Xã hội dân sự
3. Xu hướng nghiên cứu nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay
Chuyên đề 2. TỔ CHỨC QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TA
I. Khái quát về quyền lực nhà nước
1. Bản chất quyền lực nhà nước
2. Cấu trúc quyền lực nhà nước.
II. Tư tưởng về tổ chức quyền lực nhà nước
1. Tư tưởng cổ đại
2. Tư tưởng phân quyền
3. Tư tưởng thống nhất, quyền lực nhà nước và phân công, phối hợp quyền lực nhà nước.
III. Tổ chức quyền lực nhà nước ta
1. Những quan điểm cơ bản
2. Tổ chức quyền lực qua các Hiến pháp Việt Nam
3. Vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước ta hiện nay
IV. Những nhân tố khách quan tác động đến tổ chức bộ máy nhà nước
1. Sự hình thành và phát triển của kinh tế thị trường
2. Xu hướng hội nhập
3. Sự phát triển của công nghệ thông tin
V. Những nhân tố chủ quan tác động đến tổ chức bộ máy nhà nước
1. Yếu tố truyền thống lịch sử
2. Yếu tố văn hóa
3. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức
VI. Tổ chức bộ máy nhà nước ta qua các Hiến pháp
1. Hiến pháp 1946
2. Hiến pháp 1959
3. Hiến pháp 1980
4. Hiến pháp 1992
Chuyên đề 3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ CÁC CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
I. Khoa học Luật Hành chính - khoa học pháp lý chuyên ngành
1. Quan niệm về khoa học và những điều kiện cần có khẳng định sự tồn tại của khoa học chuyên ngành
2. Sự ra đời của khoa học Luật Hành chính
3. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn của khoa học luật hành chính
II. Khoa học Luật Hành chính nghiên cứu tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước trong sự phát triển
1. Sự phát triển của đối tượng quản lý và sự điều chỉnh của pháp luật
2. Các giá trị hợp lý về mặt lý luận và thực tiễn của khoa học Luật Hành chính
3. Các giai đoạn phát triển của khoa học Luật Hành chính
III. Sự hình thành và phát triển của một số chế định của Luật Hành chính Việt Nam
1. Chế định tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và thẩm quyền hành chính
2. Chế định pháp luật về công vụ, công chức
3. Chế định pháp luật về cưỡng chế hành chính
4. Chế định pháp luật về tranh chấp hành chính
5. Chế định pháp luật về kiểm soát hành chính
Chuyên đề 4. CƠ SỞ PHÁP LUẬT CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH, LĨNH VỰC
I. Cơ sở pháp luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực
1. Tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành chính - chính trị
2. Tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước đối với các ngành kinh tế - kỹ thuật
3. Tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa - xã hội
II. Cơ sở pháp luật về các hình thức quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực
1. Cơ sở pháp luật của hoạt động ban hành văn bản pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực
2. Cơ sở pháp luật của việc thực hiện hành vi hành chính có tính tổ chức và các hành vi hành chính có tính cưỡng chế
III. Cơ sở pháp luật của việc thực hiện các phương pháp quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực
1. Cơ sở pháp luật của việc áp dụng các biện pháp hành chính trong quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực
2. Cơ sở pháp luật của việc áp dụng các biện pháp kinh tế trong quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực
PHẦN II
QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Bao gồm 06 chuyên đề với thời lượng tổng cộng là 61 tiết
Trong đó:
- Giảng dạy lý thuyết: 45 tiết;
- Thực hành, thảo luận: 12 tiết;
- Kiểm tra: 04 tiết.
Chuyên đề 1. LÝ LUẬN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
I. Những kiến thức cơ bản về quản lý hành chính nhà nước
1. Khái niệm quản lý, Quản lý xã hội, Quản lý nhà nước và Quản lý hành chính nhà nước
2. Những đặc trưng cơ bản của quản lý hành chính nhà nước
3. Những đặc điểm cơ bản của quản lý hành chính nhà nước CHXHCN Việt Nam
4. Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước của Việt Nam
II. Xu hướng phát triển của lý luận quản lý hành chính nhà nước
1. Những thách thức đặt ra đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong xu thế toàn cầu, khu vực hóa theo các mô hình mang tính truyền thống
2. Các mô hình quản lý hành chính nhà nước
3. So sánh mô hình quản lý hành chính nhà nước Việt Nam hiện tại với mô hình của các nước.
Chuyên đề 2. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
I. Hệ thống kiến thức cơ bản về tổ chức hành chính nhà nước
1. Khái niệm: Tổ chức; Tổ chức nhà nước; Bộ máy nhà nước; Bộ máy hành chính nhà nước
2. Những đặc trưng cơ bản của bộ máy hành chính nhà nước
3. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước
4. Các nguyên tắc chung về tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước
5. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước nước CHXHCN Việt Nam.
II. Xu hướng phát triển lý luận tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
1. Bối cảnh, điều kiện tác động đến tổ chức hành chính nhà nước
2. Các mô hình tổ chức hành chính nhà nước hiện đại
3. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo mô hình “một cửa”;
4. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo mô hình chính phủ điện tử;
5. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo mô hình tản quyền;
Chuyên đề 3. QUẢN LÝ NHÂN SỰ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
I. Những vấn đề cơ bản về quản lý và phát triển nguồn nhân lực
1. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực
2. Thu hút người lao động quan tâm đến tổ chức
3. Tuyển chọn người mà tổ chức cần
4. Hòa nhập người mới vào tổ chức
5. Bồi dưỡng, đào tạo
6. Đánh giá
7. Bồi dưỡng, sa thải, đề bạt, thuyên chuyển
II. Những vấn đề cơ bản về quản lý nhân sự hành chính nhà nước
1. Người làm việc cho nhà nước
2. Các chính sách cơ bản đối với người làm việc cho các cơ quan nhà nước
3. Công chức
4. Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý nhân sự hành chính nhà nước
III. Xu hướng phát triển lý luận quản lý nhân sự hành chính nhà nước
1. Mô hình quản lý nhân sự theo chức nghiệp và việc làm
2. Quản lý theo mục tiêu
3. Kỹ năng phân tích các vấn đề về nhân sự
4. Quản lý xung đột, mâu thuẫn cá nhân trong tổ chức
5. Đánh giá thực thi công vụ
6. Mô hình trả lương theo công việc
Chuyên đề 4. THẨM QUYỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
I. Khái niệm về thẩm quyền hành chính nhà nước
1. Thẩm quyền của hệ thống, cơ quan và thủ trưởng cơ quan trong quản lý hành chính nhà nước
2. Đặc điểm của thẩm quyền hành chính nhà nước
3. Phân loại thẩm quyền hành chính nhà nước
II. Những thẩm quyền cơ bản của hệ thống hành chính nhà nước
1. Thẩm quyền lập quy
2. Thẩm quyền giải quyết các yêu cầu về quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hành chính
4. Thẩm quyền cưỡng chế hành chính
5. Thẩm quyền kiểm tra, thanh tra
6. Thẩm quyền tổ chức nội vụ nhà nước
7. Thẩm quyền quản lý, tổ chức dịch vụ công
III. Nguyên tắc, hình thức và phương thức thực hiện thẩm quyền
1. Nguyên tắc
2. Hình thức
3. Phương thức
Chuyên đề 5. ĐẠO ĐỨC CÔNG CHỨC
I. Nhận thức cơ bản về đạo đức
1. Khái niệm đạo đức
2. Cấu trúc của đạo đức xã hội
3. Tính chất xã hội và hoàn cảnh hình thành các quan hệ đạo đức
4. Quan hệ của đạo đức và các hình thái ý thức khác
II. Đạo đức công vụ
1. Đạo đức cách mạng - cơ sở của đạo đức công vụ xã hội chủ nghĩa
2. Khái niệm đạo đức công vụ
3. Rèn luyện đạo đức công vụ
Chuyên đề 6: HÀNH CHÍNH SO SÁNH
I. Những vấn đề cơ bản về hành chính so sánh
1. Khái niệm về hành chính so sánh
2. Hành chính so sánh của các nước Phương tây
3. Hành chính so sánh ở các nước Đông Nam á
II. Xu hướng xem xét và vận dụng Hành chính so sánh ở nước ta hiện nay
1. Quan niệm về hành chính so sánh ở Việt Nam
2. Thực tế vận dụng hành chính so sánh ở nước ta trong thời gian qua.
PHẦN III
KỸ NĂNG NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH
Bao gồm 05 chuyên đề với thời lượng tổng cộng là 59 tiết
Trong đó:
- Giảng dạy lý thuyết: 40 tiết;
- Thực hành, thảo luận: 15 tiết;
- Kiểm tra: 04 tiết.
Chuyên đề 1. XÂY DỰNG VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
I. Văn bản quản lý nhà nước và sự phân loại chung hiện nay
1. Khái niệm về văn bản quản lý nhà nước và quan điểm phân loại hiện nay
2. Những vấn đề cơ bản quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, luật sửa đổi luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan chính quyền địa phương
II. Đổi mới nội dung giảng dạy về Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước
1. Đổi mới về lý thuyết
2. Đổi mới về thực hành
Chuyên đề 2. ĐIỀU HÀNH CÔNG SỞ
I. Bản chất và hệ thống điều hành công sở
1. Bản chất của quá trình điều hành công sở
2. Hệ thống và cơ chế điều hành
II. Văn hóa công sở
1. Khái quát về văn hóa công sở
2. Nội dung của văn hóa công sở
III. Đổi mới phương thức điều hành công sở giai đoạn 2003 - 2005
1. Nội dung cơ bản
2. Một số vấn đề vận dụng phương thức điều hành trong thực tiễn
Chuyên đề 3. GIAO TIẾP HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
I. Những vấn đề chung về giao tiếp
1. Cơ sở lý luận
2. Môi trường
3. Phương tiện
4. Các rào cản
II. Môi trường tổ chức của giao tiếp
1. Những yếu tố của tổ chức liên quan đến giao tiếp
2. Đặc điểm của tổ chức chi phối quá trình giao tiếp
3. Cấu trúc tổ chức và quá trình giao tiếp
4. Các bước hình thành môi trường giao tiếp tốt
5. Dòng giao tiếp trong tổ chức
6. Giao tiếp từ cấp trên xuống cấp dưới
7. Giao tiếp từ dưới lên trên
8. Giao tiếp hàng ngang
III. Nhà quản lý với hoạt động giao tiếp
1. Nhà quản lý hành chính cần thực hiện giao tiếp
2. Mục tiêu giao tiếp của nhà quản lý
3. Uy tín trong giao tiếp của nhà quản lý
4. Phân tích cử tọa của nhà quản lý
5. Động viên cử tọa của nhà quản lý
IV. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp
1. Kỹ năng nghe
2. Kỹ năng đọc
3. Kỹ năng phản hồi
4. Kỹ năng nói
5. Kỹ năng viết
Chuyên đề 4. NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH
I. Tổng quan về nghiệp vụ hành chính cơ bản của công chức hành chính
1. Khái niệm về nghiệp vụ hành chính
2. Những đặc điểm của nghiệp vụ hành chính
II. Những nghiệp vụ hành chính cơ bản
1. Tiếp nhận và tổ chức thi hành các quyết định của các cơ quan quản lý cấp trên.
2. Tiếp nhận xử lý các đề nghị, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức và cá nhân
3. Ra quyết định quản lý thuộc thẩm quyền
4. Theo dõi việc thực thi các quyết định đã ban hành
5. Xây dựng và thực hiện báo cáo
6. Quản lý văn bản
7. Xây dựng các chương trình và kế hoạch làm việc
8. Giao tiếp công vụ
9. Tổ chức họp, hội nghị trong cơ quan tổ chức
III. Hoàn thiện một số nghiệp vụ hành chính cơ bản phục vụ cải cách hành chính
1. Mục tiêu và nội dung hoàn thiện nghiệp vụ hành chính cơ bản
2. Những giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ hành chính cơ bản
3. Thể chế hóa về một số nghiệp vụ hành chính cơ bản
4. Bồi dưỡng và đào tạo về một số nghiệp vụ hành chính cơ bản
I. Khái niệm Chính phủ điện tử
II. Sự hình thành và phát triển của Chính phủ điện tử
1. Sự phát triển của khoa học công nghệ với sự hình thành các phương tiện mới trong giao tiếp giữa nhà nước với công dân.
2. Sự xuất hiện khái niệm Chính phủ điện tử ở nước ta và sự vận dụng trong thực tế hiện nay.
Chuyên đề 5: ỨNG DỤNG TIN HỌC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
I. Các khái niệm về tin học, thông tin và công nghệ thông tin
1. Tin học
2. Thông tin
3. Công nghệ thông tin
II. Tình hình ứng dụng tin học trong quản lý ở nước ta, thực trạng và triển vọng
1. Tình hình sử dụng công nghệ thông tin và tin học ở nước ta
2. Xu hướng phát triển của công nghệ thông tin và tin học ở nước ta và trên thế giới.
III. Chính phủ điện tử
1. Khái niệm chính phủ điện tử
2. Sự hình thành và phát triển của Chính phủ điện tử
3. Sự xuất hiện của khái niệm chính phủ điện tử ở nước ta và sự vận dụng trong thực tế hiện nay
PHẦN IV
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG, CÔNG SẢN VÀ DỊCH VỤ CÔNG
Bao gồm 03 chuyên đề với thời lượng tổng cộng là 37 tiết
Trong đó:
- Giảng dạy lý thuyết: 25 tiết;
- Thực hành, thảo luận: 08 tiết;
- Kiểm tra: 04 tiết.
Chuyên đề 1. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG
I. Nội dung quản lý tài chính công
1. Tài chính công trong nền hành chính nhà nước
2. Nội dung chủ yếu về quản lý tài chính công
3. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý tài chính công
II. Đổi mới quản lý tài chính công
1. Những nội dung mới của Luật Ngân sách sửa đổi
2. Nội dung Nghị định 10 của Chính phủ về khoản kinh phí cho đơn vị sự nghiệp có thu.
3. Vấn đề khoản biên chế và kinh phí trong các cơ quan hành chính
Chuyên đề 2. QUẢN LÝ CÔNG SẢN
I. Nội dung quản lý công sản
1. Công sản trong nền hành chính nhà nước
2. Nội dung chủ yếu quản lý công sản
3. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý công sản
II. Đổi mới quản lý công sản
1. Phương hướng
2. Các giải pháp
Chuyên đề 3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG
I. Quan niệm về dịch vụ công
1. Khái niệm và các đặc trưng của dịch vụ công
2. Phân loại dịch vụ công
II. Vai trò của nhà nước trong tổ chức và quản lý dịch vụ công
1. Vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công
2. Tổ chức và quản lý cung ứng các dịch vụ công
III. Các xu hướng cải tiến cung ứng dịch vụ công
1. Quan điểm đổi mới cung ứng dịch vụ công
2. Xã hội hóa dịch vụ công
3. Cải tiến cung ứng dịch vụ công trong các cơ quan hành chính nhà nước
PHẦN V
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH, LĨNH VỰC
Bao gồm 06 chuyên đề với thời lượng tổng cộng là 64 tiết
Trong đó:
- Giảng dạy lý thuyết: 45 tiết;
- Thực hành, thảo luận: 15 tiết;
- Kiểm tra: 04 tiết.
Chuyên đề 1. ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
I. Một số vấn đề chung đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế:
1. Sự cần thiết khách quan của việc đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế
2. Nội dung cơ bản của đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế
3. Một số quan điểm chung về đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế
II. Quản lý kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế:
1. Những đặc điểm chủ yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
2. Những tác động của quá trình toàn cầu hóa đối với nền kinh tế Việt Nam
3. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
4. Một số quan điểm quản lý nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
5. Những nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước đối với nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế:
III. Đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước:
1. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam:
2. Đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước:
Chuyên đề 2: TOÀN CẦU HÓA
I. Quan niệm về toàn cầu hóa
1. Sự hình thành và phát triển của toàn cầu hóa
2. Toàn cầu hóa ở các khu vực khác nhau trên thế giới
3. Các nội dung cơ bản của toàn cầu hóa
II. Xu thế hiện nay của toàn cầu hóa
1. Các xu hướng phát triển của các nền kinh tế lớn trên thế giới.
2. Sự liên kết kinh tế mang tính toàn cầu.
3. Sự ảnh hưởng tương tác lẫn nhau trong không gian kinh tế mở.
Chuyên đề 3: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
I. Cơ sở của sự hội nhập kinh tế quốc tế
1. Khái niệm hội nhập kinh tế
2. Các điều kiện của hội nhập kinh tế
II. Nội dung hội nhập kinh tế
1. Hội nhập trong quan hệ phân công lao động sản xuất mới
2. Hội nhập trong không gian kinh tế rộng mở, những thách thức
3. Tận dụng các ưu thế của Hội nhập kinh tế để phát huy nội lực
III. Hội nhập kinh tế và vấn đề cải cách thể chế ở nước ta
1. Sự gia nhập vào các thể chế kinh tế mới
2. Hàng rào thuế quan với xu hướng hội nhập mạnh mẽ kinh tế
Chuyên đề 4. ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
I. Quan điểm chung về quản lý nhà nước đối với xã hội
1. Nhận thức mới về xu hướng phát triển
2. Quan điểm nhân văn trong quản lý văn hóa-xã hội
3. Quan điểm lịch sử, cụ thể trong quản lý văn hóa-xã hội
II. Vấn đề xã hội và chính sách xã hội
1. Các vấn đề xã hội
2. Chính sách xã hội
3. Vai trò của chính sách xã hội
4. Xây dựng, hoạch định và thực thi những chính sách xã hội vào thực tiễn
III. Xã hội hóa trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế
1. Xã hội hóa văn hóa
2. Xã hội hóa giáo dục
3. Xã hội hóa Y tế
Chuyên đề 5: CÁC NỀN VĂN MINH VÀ SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VĂN HÓA QUỐC GIA
I. Sự xuất hiện của các nền văn minh trên thế giới
1. Nền văn minh La mã - Hy Lạp cổ đại
2. Nền văn minh lúa nước ở Đông Nam á
3. Nền văn minh ở châu Mỹ La tinh
II. Sự tác động các nền văn minh đến sự hình thành văn hóa của mỗi quốc gia
1. Nền văn minh lúa nước với truyền thống đạo lý của người Việt Nam
2. Sự giao thoa giữa các nền văn minh đông tây tạo nên bản sắc văn hóa riêng của người Việt Nam
3. Từ nền văn hóa dân tộc đến nền văn hóa quốc gia
III. Vận dụng các sắc thái văn hóa dân tộc trong quá trình xây dựng các thể chế ở nước ta.
1. Quan tâm đến yếu tố văn hóa của các dân tộc trong quá trình giữ gìn sự đoàn kết thống nhất giữa các dân tộc
2. Tạo điều kiện cho các người dân được thể hiện các sắc thái văn hóa của riêng mình và đảm bảo sự hòa hợp văn hóa các dân tộc trong cộng đồng chung của dân tộc Việt Nam.
Chuyên đề 6. ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NỘI CHÍNH
I. Cải cách hành chính tư pháp
1. Quan điểm về cải cách hành chính tư pháp
2. Nội dung cải cách hành chính tư pháp
II. Tăng cường quản lý nhà nước trong quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội
1. Chiến lược quốc phòng và quản lý nhà nước về quốc phòng
2. An ninh chính trị và an ninh kinh tế
3. Quản lý trật tự, an toàn xã hội
III. Chính sách, dân tộc
1. Vấn đề dân tộc trong tình hình hiện nay
2. Những chính sách dân tộc cơ bản
IV. Chính sách tôn giáo
1. Vấn đề tôn giáo trong tình hình hiện nay
2. Những chính sách tôn giáo cơ bản
PHẦN VI
GIỚI THIỆU VÀ THỰC HÀNH PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY PHÙ HỢP
Bao gồm 05 chuyên đề và 01 thực hành giảng mẫu với thời lượng tổng cộng là 80 tiết
Trong đó:
- Giảng dạy lý thuyết: 30 tiết;
- Thực hành: 20 tiết;
- Giảng mẫu: 26 tiết;
- Kiểm tra: 04 tiết.
Chuyên đề 1. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
I. Tổng quan
1. Hình ảnh người học
2. Các cách tiếp cận dạy và học
II. Xác định nhu cầu đào tạo
1. Ý nghĩa của việc xác định nhu cầu đào tạo
2. Điều tra nhu cầu đào tạo
3. Phân tích nhu cầu đào tạo
III. Xác định mục tiêu học tập
1. Mục đích chương trình học
2. Xác định các mục tiêu
IV. Nguyên tắc học tập của người lớn
1. Các nguyên tắc cần lưu ý
2. Các phong cách học tập
V. Nguyên tắc giảng dạy
1. Các nguyên tắc giảng dạy áp dụng chung cho nhiều đối tượng khác nhau
2. Các cản trở cần quan tâm trong quá trình giảng dạy
Chuyên đề 2. KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH VÀ THỰC HIỆN BÀI GIẢNG
I. Kỹ năng lập kế hoạch bài giảng
1. Xác định mục đích của bài giảng
2. Xác định các yếu tố cần thiết cho bài giảng
3. Phân bổ thời gian bài giảng hợp lý
4. Sử dụng các phương tiện hỗ trợ thích hợp
5. Chia bài giảng thành các phần quan trọng để tập trung trình bày.
II. Kỹ năng thực hiện bài giảng
1. Mở đầu bài giảng
2. Triển khai bài giảng
3. Kết thúc bài giảng
III. Kỹ năng giao tiếp sư phạm
1. Sử dụng các ngôn ngữ hình thể
2. Kỹ thuật nói
3. Kỹ thuật hỏi
Chuyên đề 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
I. Quan niệm chung về phương pháp giảng dạy
II. Các phương pháp giảng dạy chủ yếu
1. Phương pháp thuyết trình hiện đại có minh họa
2. Phương pháp nêu vấn đề, hỏi đáp
3. Phương pháp nêu ý kiến ghi lên bảng
4. Phương pháp sàng lọc
5. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
6. Phương pháp làm việc độc lập
7. Phương pháp làm việc nhóm
8. Phương pháp thảo luận
9. Phương pháp bể cá
10. Phương pháp thị trường
11. Phương pháp công đoạn
12. Phương pháp trao đổi nội dung
13. Phương pháp đóng vai
14. Phương pháp tình huống
15. Phương pháp giảng dạy lớp học đông người
Chuyên đề 4. SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY
I. Vai trò của các phương tiện giảng dạy
1. Các nhóm phương tiện
2. Vai trò của các loại phương tiện
II. Các phương tiện giảng dạy
1. Các loại bảng
2. Máy chiếu hắt (Overhead)
3. Projecter
4. Phương tiện sử dụng phần mềm Power Point
Chuyên đề 5. ĐÁNH GIÁ
I. Các nguyên tắc đánh giá
1. Nguyên tắc tính có giá trị
2. Nguyên tắc đáng tin cậy
3. Nguyên tắc công bằng
II. Đánh giá học viên
1. Mục đích đánh giá
2. Các phương pháp đánh giá
3. Các hình thức đánh giá
III. Đánh giá buổi giảng
1. Mục đích đánh giá
2. Nội dung đánh giá
3. Các phương pháp đánh giá
V. Đánh giá khóa học
1. Mục đích đánh giá
2. Lập kế hoạch đánh giá
3. Các phương pháp đánh giá.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.