ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2256/QĐ-UBND | Thái Bình, ngày 15 tháng 8 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019 của Ban Bí thư về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;
Căn cứ Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Căn cứ Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 14/6/2019 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết giai đoạn 2019 - 2025 và những năm tiếp theo;
Căn cứ Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Đề án phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết giai đoạn 2019 - 2025 và những năm tiếp theo;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 245/TTr-SNNPTNT ngày 06/8/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết giai đoạn 2019 - 2025 và những năm tiếp theo”.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý và tổ chức triển khai thực hiện Đề án; các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Đề án; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tiến độ và kết quả thực hiện.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng sở, ngành, đơn vị thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
PHÁT TRIỂN ĐÀN TRÂU, BÒ THƯƠNG PHẨM THEO CHUỖI LIÊN KẾT GIAI ĐOẠN 2019 - 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2256/QĐ-UBND ngày 15/8/2019 của UBND tỉnh).
THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ
1. Thực trạng chăn nuôi trâu, bò tại Việt Nam
Trong những năm qua, đàn bò của nước ta tăng dần qua các năm; đến năm 2018 đạt 5.802 nghìn con, tốc độ tăng trung bình 2,75%/năm; sản lượng thịt bò năm 2018 đạt 334,47 nghìn tấn, tốc độ tăng trưởng sản lượng thịt bò giai đoạn 2016 - 2018 là 4,11%/năm, nhờ gia tăng tỷ lệ bò lai, chiếm 58,5% tổng đàn. Đàn bò phát triển chủ yếu ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (40,77%), miền núi phía Bắc (17,62%) và Đồng bằng Sông Hồng (8,61%). Trong khi đó, tổng đàn trâu của cả nước giảm nhẹ (năm 2015 có 2.519 con, đến năm 2018 giảm còn 2.425 con), trung bình giảm 1,89%/năm; sản lượng thịt trâu tăng trung bình 3,13%/năm, do các địa phương cải thiện chất lượng đàn trâu và nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng. Đàn trâu tập trung chủ yếu ở 2 khu vực là Trung du và miền núi phía Bắc; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, chiếm gần 90% tổng đàn của cả nước; các vùng còn lại số lượng không đáng kể. Chăn nuôi trâu phổ biến là chăn nuôi nông hộ tại các vùng đồng bằng và chăn thả theo đàn tại các tỉnh miền núi, trung du; nguồn thức ăn cho trâu dựa vào chăn thả tự nhiên là chính, kết hợp bổ sung rơm, cỏ khô.
Năm 2018, tỷ lệ thịt hơi của bò đạt 6,22%, thịt hơi của trâu đạt 1,71% trong tổng sản lượng thịt hơi các loại; mức tiêu thụ thịt bò trung bình của người Việt Nam trong năm 2018 là 3,15 kg thịt xẻ/người/năm, thấp hơn mức tiêu thụ thịt bò trung bình của thế giới và một số nước trong khu vực như: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU. Điều này cho thấy ngành chăn nuôi bò thịt trong nước còn rất nhiều tiềm năng để phát triển trong thời gian tới (Nguồn: Tổng cục Thống kê).
Về quy mô chăn nuôi bò: Cả nước có 2.332.188 hộ chăn nuôi bò thịt (Số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2016); trong đó, có 2.171.705 hộ (93,12%) nuôi dưới 5 con/hộ, có 132.320 hộ (5,67%) nuôi từ 6-10 con/hộ, có 23.295 hộ (1%) nuôi từ 11-20 con/hộ; còn lại các hộ chăn nuôi bò thịt quy mô trên 20 con/hộ, chiếm 0,21% tổng số hộ nuôi bò thịt của cả nước. Theo báo cáo của các tỉnh, năm 2016 cả nước có 1.915 trang trại chăn nuôi bò, trên 300 trang trại chăn nuôi bò sữa (theo tiêu chí tại Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại).
Gần đây, phương thức chăn nuôi bò thịt đã chuyển dần từ chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi bán thâm canh và thâm canh, áp dụng công nghệ cao, năng suất đàn bò thịt, chất lượng thịt bò và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò ngày được nâng cao. Nhiều trang trại chăn nuôi bò thịt vỗ béo có quy mô hàng nghìn con được hình thành, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hà Nội, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Gia Lai, Đắc Lắc, Đồng Nai và các tỉnh miền Đông Nam Bộ; tuy nhiên, mô hình liên kết trong chăn nuôi bò thịt còn hạn chế. Hầu hết, bò thịt được bán cho thương lái khi đến tuổi giết thịt. Do vậy, giá cả sản phẩm này bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào tình hình thị trường và dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
2. Thực trạng chăn nuôi trâu, bò tại Thái Bình từ năm 2013 - 2018
Trong 5 năm qua, số lượng đàn bò tăng từ 44.109 con (năm 2013) lên 48.592 con (năm 2018), tốc độ tăng trưởng số lượng đàn trung bình đạt 2,03%/năm; sản lượng thịt bò năm 2018 đạt 7.883 tấn, tăng 2,32 lần so với năm 2013; tốc độ tăng trưởng sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng trung bình đạt 26,25%/năm. Số lượng đàn trâu của tỉnh tăng từ 5.801 con (năm 2013) lên 6.280 con (năm 2018), tốc độ tăng bình quân 1,65%/năm. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng năm 2018 là 795 tấn, tăng bình quân 15,49%/năm; trong chăn nuôi trâu, nhu cầu sử dụng trâu làm sức kéo trong nông nghiệp ngày càng giảm (do đã cơ giới hóa cơ bản khâu làm đất), đàn trâu nuôi chủ yếu là nuôi lấy thịt, đáp ứng nhu cầu thực phẩm của nhân dân. Một số hộ, trang trại trong tỉnh mua trâu ở tỉnh ngoài (chủ yếu là các tỉnh miền Trung) về nuôi thương phẩm. Đàn trâu được nuôi chủ yếu ở 3 huyện: Tiền Hải, Thái Thụy và Kiến Xương (trên 1.000 con/huyện), chiếm 59,89% tổng đàn trâu cả tỉnh và 59,70% sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng toàn tỉnh (Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo).
Cơ cấu giá trị và sản lượng thịt hơi trâu, bò năm 2018: Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 7.882 tấn, chiếm 2,96% (7.882/265.934 tấn), thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 795 tấn, chiếm 0,29 % (795/265.934 tấn) trong tổng số sản lượng thịt hơi các loại. Cơ cấu giá trị sản xuất chăn nuôi trâu, bò theo giá hiện hành đạt 474.356 triệu đồng, chiếm 4,14% (474.356/11.447.794 triệu đồng) giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (Chi tiết tại Phụ lục 3, 4 kèm theo).
Về phương thức và quy mô chăn nuôi trâu, bò: Chủ yếu là nhỏ lẻ, nuôi bán chăn thả, phát triển tại các nông hộ; xu hướng chăn nuôi trâu, bò hàng hóa cũng đã xuất hiện tại một số địa phương (Kiến Xương, Vũ Thư, Quỳnh Phụ, Hưng Hà) nhưng chưa nhiều, mô hình nuôi nhốt còn hạn chế; trong một vài năm trở lại đây, chăn nuôi nông hộ phổ biến với phương thức nuôi trâu, bò thịt chăn thả và nuôi vỗ béo (3 - 4 tháng) bán chăn thả (nhập, trâu bò gầy ở Thanh Hóa, Nghệ An,... về vỗ béo) cung cấp cho các cơ sở giết mổ tại tỉnh, nhất là thời điểm gần Tết Nguyên Đán. Trong tỉnh chưa có mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, chăn nuôi liên kết theo chuỗi. Tại thời điểm tháng 10/2018, toàn tỉnh có 14.744 hộ nuôi bò; trong đó, quy mô nhỏ (dưới 5 con/hộ) chiếm chủ yếu, có 12.969 hộ, chiếm 87,96% số hộ nuôi bò và 55,3% số lượng bò cả tỉnh; quy mô từ 5-10 con có 1.484 hộ, chiếm 10,07% số hộ và 20% số lượng đàn bò; quy mô từ 11-20 con có 234 hộ chiếm 1,6% số hộ và 7,4% số lượng đàn bò; quy mô trên 20 con có 57 hộ chiếm 0,39% số hộ và chiếm 17,28% số lượng đàn bò; trong đó, có 01 trang trại chăn nuôi tập trung với 6.000 - 7.000 con và 06 hộ chăn nuôi bò đạt tiêu chí kinh tế trang trại với trên 600 con (Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo).
Về cơ cấu, chất lượng đàn bò: Đàn bò của tỉnh đã được cải tạo bằng nhóm bò Zebu (Sind, Brahman,...) từ năm 1990, đàn bò lai Zebu đã có chất lượng tốt; khối lượng đàn bò cái lai Zebu của tỉnh đã đáp ứng yêu cầu để phối giống với tinh bò ngoại cao sản; toàn tỉnh hiện có khoảng 34.000 con bò cái, chiếm 69% tổng đàn; trong đó, có khoảng 29.000/34.000 con là bò cái đã sinh sản, chiếm trên 85% tổng đàn bò cái. Trong 29.000 bò cái sinh sản có 8.500 con có khối lượng lớn (khoảng 240 - 250 kg, nhiều vùng đạt 270 - 280 kg), bằng 29% tổng đàn bò cái đã sinh sản, đủ tiêu chuẩn để phối giống tinh bò ngoại chuyên thịt cao sản (Nguồn: Chi cục Chăn nuôi và Thú y điều tra năm 2018).
Về phân bố đàn bò: Đàn bò được nuôi chủ yếu ở các xã ven sông, vùng duyên giang, tập trung nhiều tại 4 huyện: Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Vũ Thư và Thái Thụy, chiếm 72,53% tổng đàn bò và 80,57% sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng của cả tỉnh. Huyện Hưng Hà có số lượng bò lớn nhất (gần 15 nghìn con, không tính đàn bò của Công ty TNHH MTV Việt Hùng), chiếm 29,67% số lượng và 51% sản lượng thịt bò hơi của cả tỉnh; riêng Công ty TNHH MTV Việt Hùng (Hồng Minh, Hưng Hà, quy mô 10.000 con, có mặt thường xuyên 6.000-7.000 con bò Úc nuôi vỗ béo), số lượng thịt bò xuất bán của Công ty năm 2018 đạt khoảng 24,5 nghìn con/năm (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh năm 2018).
Toàn tỉnh có trên 60 điểm giết mổ trâu, bò nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh (khoảng 5.355 tấn thịt trâu, bò, tính theo mức bình quân 3,15 kg/người/năm tiêu thụ thịt bò của Việt Nam).
3. Thuận lợi, khó khăn trong phát triển chăn nuôi trâu, bò thương phẩm tại Thái Bình
3.1. Thuận lợi
- Hiện nay, lĩnh vực chăn nuôi trâu, bò luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp; trâu, bò đã được tỉnh xác định là một trong những con nuôi chủ lực để tập trung các nguồn lực phát triển thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế đóng góp vào giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
- Đất đai của tỉnh hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, có địa hình tương đối bằng phẳng, màu mỡ. Trên địa bàn toàn tỉnh có 3.620,5 ha đất bãi có thể trồng cỏ voi, ngô... làm thức ăn cho trâu, bò với năng suất cao; đồng thời, một phần diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả có thể chuyển sang trồng cỏ, ước khoảng 3.500 ha; diện tích canh tác trồng lúa xấp xỉ 79 nghìn ha, sản lượng rơm, rạ lớn; diện tích gieo trồng ngô đạt 11.584 ha, sản lượng sản phẩm phụ đạt 63.338 tấn/năm; sản phẩm thân lá của một số loại cây trồng khác như khoai lang, đậu tương, lạc, ... ước đạt trên 100 nghìn tấn/năm, đây là nguồn cung cấp nguyên liệu rất lớn để làm thức ăn và đệm lót cho chăn nuôi trâu, bò.
- Thái Bình còn có vị trí địa lý thuận lợi, cách Hà Nội 110km, cách Hải Phòng 70km; hệ thống giao thông đường bộ (Đường 10, Đường Thái Hà, Đường 39B, các đường liên huyện, liên xã,...), đường thủy, rất thuận lợi cho vận chuyển, giao thương như nhập bò ngoại, vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi đi các tỉnh, thành trong cả nước.
- Tỷ lệ đàn bò lai nhóm Zebu (Sind, Brahman...) cao, tầm vóc, thể chất, năng suất được nâng cao hơn nhiều so với trước đây (trọng lượng bò cái nền hiện nay đạt cao, khoảng 240 - 250 kg/con, nhiều vùng đạt tới 270-280 kg/con) thuận lợi trong thực hiện cải tạo, nâng cao tầm vóc và chất lượng đàn bò.
- Hệ thống tổ chức Thú y được thực hiện theo đúng luật Thú y (còn Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện thành phố), đội ngũ cán bộ thú y các cấp, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn trâu, bò; toàn tỉnh có 35 dẫn tinh viên đang thực hiện công tác thụ tinh nhân tạo cho bò tại các địa phương; nếu được đào tạo bổ sung chuyên sâu về chăn nuôi trâu, bò có thể đáp ứng được yêu cầu về cán bộ kỹ thuật của Đề án.
- Nguồn lao động của tỉnh cần cù, chịu khó, ham học hỏi, nếu được đào tạo chuyên sâu về chăn nuôi đại gia súc sẽ phát huy khả năng và năng lực của hộ nông dân, đưa ngành chăn nuôi bò thành nghề chủ lực trong xây dựng nông thôn mới.
- Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm từ trâu, bò trong nước tăng cao; do đó, tiềm năng phát triển chăn nuôi trâu, bò còn rất lớn.
3.2. Khó khăn
- Biến đổi khí hậu gây thời tiết bất lợi, cực đoan như rét đậm, rét hại, nắng nóng, khô hạn, mưa úng, gió bão,... ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh (năng suất cỏ về mùa đông giảm nhiều). Chăn nuôi trâu, bò phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn thô xanh; trong khi, tỉnh có ít đồng cỏ, bãi chăn thả tự nhiên có diện tích lớn. Việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang trồng cỏ và cây thức ăn cho trâu, bò ở các địa phương còn gặp nhiều khó khăn.
- Chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán còn chiếm tỷ lệ cao, ảnh hưởng lớn tới việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào chăn nuôi và khó khăn trong công tác kiểm soát dịch bệnh và an toàn thực phẩm.
- Mật độ dân số của tỉnh Thái Bình cao (1.130 người/km2), do đó, khó khăn trong thực hiện quy hoạch các vùng, khu chăn nuôi trâu, bò có khoảng cách đáp ứng các quy định về môi trường trong chăn nuôi.
- Thái Bình chưa có cơ sở sản xuất con giống trâu bò tốt, đủ số lượng cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh.
- Chăn nuôi trâu, bò nói chung và chăn nuôi trâu, bò cao sản nói riêng đòi hỏi tỷ suất đầu tư lớn, chu kỳ sản xuất dài, thời gian thu hồi vốn chậm, người sản xuất khó tiếp cận với các chính sách về tín dụng cũng như các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển chăn nuôi; nhận thức và sự tham gia liên kết của người chăn nuôi trong chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn tỉnh theo chuỗi giá trị, liên kết thông qua hợp đồng kinh tế còn hạn chế; nguồn lao động trong nông nghiệp của tỉnh ngày càng giảm do bị thu hút vào làm tại các công ty, doanh nghiệp ở các khu, cụm công nghiệp với mức thu nhập cao hơn.
II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các biện pháp phát triển ngành chăn nuôi, tập trung vào các đối tượng con vật nuôi chủ lực là lợn, gia cầm; tích cực chuyển đổi phương thức chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang chăn nuôi gia trại, trang trại tập trung, quy mô lớn, từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính; nhiều giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất như lợn siêu nạc, gà màu thả vườn, bò lai sind..., góp phần quan trọng vào tăng trưởng ngành chăn nuôi, nâng cao thu nhập và đời sống người chăn nuôi. Đến nay, ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng 43% giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh; tăng trưởng bình quân đạt 3,8%/năm, vượt mục tiêu kế hoạch 5 năm đề ra là 3,5%/năm; trong đó, chăn nuôi lợn phát triển khá mạnh với tổng đàn lợn thời điểm cuối năm 2018 đạt trên 1 triệu con, chiếm tỷ trọng 62% giá trị ngành chăn nuôi của tỉnh; đàn gia cầm trên 13 triệu con; đàn trâu, bò gần 55.000 con, trong đó đàn bò gần 50.000 con, tăng trên 6.700 con so với năm 2015.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành chăn nuôi của tỉnh còn một số hạn chế, bất cập như: Chăn nuôi theo phương thức chăn thả nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư còn chiếm tỷ trọng lớn (trên 80% tổng đàn gia súc, gia cầm trong tỉnh); chưa hình thành các chuỗi liên kết trong chăn nuôi gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm chưa cao; hoạt động xúc tiến thương mại, chế biến sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức; tình trạng ô nhiễm môi trường và dịch bệnh trong chăn nuôi chưa được kiểm soát chặt chẽ; cơ chế, chính sách chưa hấp dẫn các nhà đầu tư lớn, nhất là lĩnh vực chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm trong tỉnh còn bất hợp lý; đối tượng con vật nuôi chủ lực hiện nay là chăn nuôi lợn và gia cầm- là những vật nuôi chịu ảnh hưởng của nhiều dịch bệnh nguy hiểm, đặc biệt từ tháng 02 năm 2019 đến nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã phát sinh, gây thiệt hại nghiêm trọng cho chăn nuôi lợn, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành nông nghiệp và đời sống của người chăn nuôi trong tỉnh; mặc dù, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã kịp thời triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống, bao vây, dập dịch, nhưng đến nay bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vẫn còn diễn biến phức tạp và theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì bệnh Dịch tả lợn Châu Phi còn ảnh hưởng lâu dài đến phát triển đàn lợn.
Những năm qua, chăn nuôi trâu, bò đã được quan tâm; tuy nhiên, chưa được chú trọng phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; quy mô đàn trâu, bò còn nhỏ (55.000 con); sản lượng thịt trâu, bò xuất chuồng mới đạt gần 9.000 tấn/năm, bằng 3,3% sản lượng thịt gia súc, gia cầm toàn tỉnh. Trong khi đó trâu, bò là đối tượng con nuôi không cạnh tranh nguồn lương thực của con người; thức ăn thô xanh là chính, đa dạng, phong phú và tận dụng được nguồn phụ phẩm của cây trồng; dễ nuôi và các bệnh nguy hiểm có vắc xin tiêm phòng; do đó, có thể đảm bảo được sự an toàn. Nhu cầu tiêu dùng trong nước về sản phẩm thịt trâu, bò tăng cao do bùng nổ dân số Việt Nam từ 95 triệu dân năm 2019 lên khoảng 100 triệu dân vào năm 2025, đô thị hóa, công nghiệp hóa cùng với tăng trưởng cao về khách du lịch ở nước ta; hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng cũng tạo ra những cơ hội cho ngành chăn nuôi trâu, bò khi được tiếp cận với công nghệ mới giống mới, sản phẩm mới, phương thức tổ chức sản xuất và quản lý tiên tiến. Mặt khác, Thái Bình có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi trâu, bò, nhất là nuôi trâu, bò thịt (đàn bò của tỉnh đã được cải tạo bằng Zebu hóa từ lâu, nền đàn bò lai Zebu đã có chất lượng tốt; diện tích trồng cây lương thực có hạt lúa, ngô lớn; diện tích trồng lúa kém hiệu quả, vùng bãi ven sông phù hợp với trồng các loại cây làm nguyên liệu thức ăn cho chăn nuôi trâu, bò và phát triển các trang trại chăn nuôi tập trung...).
Từ tình hình trên, nhằm tổ chức thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 14/6/2019 của Ban thường vụ Tỉnh ủy, cần thiết phải xây dựng và ban hành Đề án “Phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết giai đoạn 2019 - 2025 và những năm tiếp theo” để khai thác, phát huy hiệu quả các lợi thế của tỉnh, đưa chăn nuôi trâu, bò trở thành ngành sản xuất chính, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, cơ cấu của ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững và chuyển đổi sinh kế, bảo đảm đời sống cho người chăn nuôi.
Giải thích từ ngữ: Trong Đề án này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Chuỗi liên kết chăn nuôi trâu, bò thương phẩm (sau đây gọi tắt là chuỗi liên kết) là hình thức liên kết, hợp tác trong chăn nuôi trâu, bò thương phẩm giữa doanh nghiệp “hạt nhân” với các “vệ tinh” gồm doanh nghiệp “vệ tinh”, hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác xã (THT), chủ trang trại và hộ chăn nuôi trong hoạt động về lĩnh vực giống, thức ăn chăn nuôi, xử lý môi trường chăn nuôi, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trâu, bò.
- Doanh nghiệp “hạt nhân” trong chuỗi liên kết là doanh nghiệp thực hiện đầu tư xây dựng trang trại “lõi” đảm nhiệm các công đoạn nếu HTX, THT, chủ trang trại và hộ chăn nuôi không làm được hoặc làm không hiệu quả như: Cung cấp đàn trâu, bò cái nền đạt chuẩn (nhập bò cái giống, nuôi ổn định và phối giống có chửa được 2 tháng chuyển cho người dân); thu gom, xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp và cung cấp đệm lót sinh học; chuyển giao khoa học công nghệ chăn nuôi; xử lý kịp thời các tình huống trong chăn nuôi đối với các thành phần tham gia liên kết; thu mua lại đệm lót sinh học sau sử dụng; thu mua trâu, bò nuôi vỗ béo theo hợp đồng liên kết.
- Các doanh nghiệp, HTX, THT, chủ trang trại và hộ chăn nuôi vệ tinh: Liên kết với doanh nghiệp “hạt nhân” (trại “lõi”) thông qua hợp đồng liên kết trong lĩnh vực giống; thức ăn chăn nuôi; đệm lót sinh học; trâu, bò nuôi vỗ béo.
- Doanh nghiệp chăn nuôi: Là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh về chăn nuôi trên thị trường; hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
- HTX chăn nuôi trâu, bò: Là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, có ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh về chăn nuôi trâu, bò, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX; hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
- THT chăn nuôi trâu, bò: Là tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất chăn nuôi trâu, bò theo hình thức liên kết, hợp tác của nhiều cá nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện về chủ thể được quy định tại Điều 7, Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác.
- Chăn nuôi trang trại: Là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt dành cho sản xuất, kinh doanh chăn nuôi (được quy định tại Điều 2, Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018).
- Chăn nuôi nông hộ: Là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình (được quy định tại Điều 2, Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018).
1. Phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết gắn với bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh theo hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn là yêu cầu tất yếu khách quan, là quá trình đổi mới và sáng tạo, có ý nghĩa chiến lược, lâu dài, bảo đảm phát triển chăn nuôi hiệu quả, bền vững, đòi hỏi phải được thực hiện kiên trì, có bước đi vững chắc, lộ trình phù hợp với đặc điểm của từng địa phương.
2. Chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi theo hướng tăng tỷ trọng đàn trâu, bò; phát triển trâu, bò thương phẩm trở thành một trong những đối tượng con vật nuôi chủ lực của tỉnh, góp phần đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính và tạo sinh kế mới, bảo đảm đời sống người chăn nuôi.
3. Phát triển đàn trâu, bò thương phẩm có năng suất, chất lượng cao phải dựa trên đẩy mạnh ứng dụng có hiệu quả những tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong chăn nuôi và khai thác, phát huy mạnh mẽ các tiềm năng, lợi thế của địa phương, bảo đảm hiệu quả kinh tế, vệ sinh môi trường.
4. Chú trọng phát triển đàn trâu, bò cái nền đạt chuẩn để chủ động sản xuất con giống trâu, bò thương phẩm cao sản; đồng thời, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu, bò thương phẩm ở các nông hộ có điều kiện về vốn đầu tư, kiến thức, kỹ thuật... kết hợp với chăn nuôi trâu, bò tập trung, quy mô lớn của doanh nghiệp "hạt nhân" theo các chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, tổ (đội) hợp tác và các hộ chăn nuôi; giữa doanh nghiệp với các hộ chăn nuôi và giữa các hộ chăn nuôi với nhau.
5. Phát triển chăn nuôi trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và mỗi người dân trong tỉnh, trước hết là vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, quản lý của chính quyền và phối hợp, hướng dẫn của các ngành chức năng, tổ chức đoàn thể trong quá trình thực hiện.
1. Mục tiêu chung: Phát triển đàn trâu, bò thương phẩm có năng suất, chất lượng cao theo chuỗi liên kết, bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh, trở thành một trong những đối tượng con vật nuôi chủ lực của tỉnh, góp phần đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính nhằm chuyển đổi sinh kế, bảo đảm đời sống của người chăn nuôi và thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành chăn nuôi, cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, hiệu quả, bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đến hết năm 2020:
+ Tổng đàn trâu, bò trong tỉnh đạt 70 nghìn con trở lên; đàn trâu, bò cái nền đạt 30 nghìn con trở lên; trong đó, đàn trâu, bò cái nền đạt chuẩn có 20 nghìn con trở lên; riêng đàn bò: Huyện Hưng Hà đạt 15.470 con (tăng 1.050 con so với năm 2018); huyện Kiến Xương đạt 6.188 con (tăng 1.803 con so với năm 2018); huyện Đông Hưng đạt 4.950 con (tăng 1.048 con so với năm 2018); huyện Tiền Hải đạt 6.188 con (tăng 1.893 con so với năm 2018); huyện Vũ Thư đạt 11.138 con (tăng 3.207 con so với năm 2018); huyện Thái Thụy đạt 8.663 con (tăng 2.105 con so với năm 2018); huyện Quỳnh Phụ đạt 9.282 con (tăng 2.946 con so với năm 2018); thành phố Thái Bình đạt 821 con (tăng 56 con so với năm 2018).
+ Tỷ trọng chăn nuôi chiếm khoảng 45% giá trị sản xuất nông nghiệp; tỷ trọng chăn nuôi trâu, bò chiếm 5,0% giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.
+ Xây dựng được 2 trang trại “lõi” trở lên đầu tư chăn nuôi trâu, bò theo chuỗi liên kết (giai đoạn 2019 - 2020, ưu tiên tập trung quỹ đất hình thành 2 trang trại “lõi” tại huyện Quỳnh Phụ, huyện Vũ Thư).
- Đến hết năm 2025:
+ Tổng đàn trâu, bò trong tỉnh đạt 180 nghìn con trở lên; trong đó đàn trâu, bò cái nền đạt chuẩn 80 nghìn con trở lên. Riêng đàn bò, huyện Hưng Hà đạt 37.026 con; huyện Kiến Xương: 16.830 con; huyện Đông Hưng: 13.464 con; huyện Tiền Hải: 16.830 con; huyện Vũ Thư: 30.294 con; huyện Thái Thụy: 23.562 con; huyện Quỳnh Phụ: 30.294 con và Thành phố: 1.700 con.
+ Tỷ trọng chăn nuôi chiếm 48-50% giá trị sản xuất nông nghiệp; tỷ trọng chăn nuôi trâu, bò chiếm 18-20% giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.
+ Xây dựng được từ 3-5 trang trại “lõi” trở lên đầu tư chăn nuôi trâu, bò theo chuỗi liên kết và phát triển được 25.000 - 28.000 nông hộ, gia trại chăn nuôi trâu, bò vệ tinh.
+ Thu hút đầu tư xây dựng được 1-2 khu giết mổ gia súc tập trung.
- Những năm tiếp theo:
+ Năm 2026-2027: Duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi trâu, bò bình quân giai đoạn 2020-2025.
+ Những năm sau 2027: Căn cứ kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các điều kiện chăn nuôi trâu bò để điều chỉnh tốc độ tăng trưởng cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả, bền vững.
(Chi tiết tại Phụ lục 5 kèm theo).
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
- Cấp ủy, chính quyền, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở tập trung chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng để các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nhận thức đầy đủ các chủ trương, cơ chế chính sách phát triển chăn nuôi của Nhà nước và của tỉnh, chủ trương đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết hiệu quả, bền vững và chuyển đổi sinh kế cho người chăn nuôi; tuyên truyền, phổ biến về các mô hình liên kết hiệu quả trong chăn nuôi trâu, bò thương phẩm, về các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi trâu, bò; kỹ thuật về xử lý môi trường,... từ đó, tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao của nhân dân trong tổ chức thực hiện.
- Cấp ủy, chính quyền trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả việc phát triển chăn nuôi trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết nhất là việc vận động, tuyên truyền, hướng dẫn để người chăn nuôi có điều kiện tham gia vào chăn nuôi trâu, bò theo chuỗi liên kết; các ngành chức năng, nhất là ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ phát huy tốt vai trò tham mưu các giải pháp thiết thực, sáng tạo, phù hợp với từng địa phương nhằm thực hiện hiệu quả các nội dung, giải pháp của Đề án.
- Tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các vùng chăn nuôi trâu, bò tập trung; vùng trồng cây thức ăn cho trâu, bò và các khu giết mổ gia súc tập trung vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện, quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có liên quan; ưu tiên quy hoạch trang trại tập trung, trang trại vệ tinh và khu giết mổ gắn liền với vùng trồng nguyên liệu, để tận dụng các chất thải chăn nuôi, giết mổ xử lý làm phân hữu cơ.
- Căn cứ vào diện tích huy động từ các nguồn gồm: Đất đã quy hoạch chăn nuôi, đất bãi, diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả và đất khác, ... để quy hoạch các vùng, khu chăn nuôi cho từng quy mô chăn nuôi (diện tích chuồng nuôi và công trình phụ trợ; trồng cây nguyên liệu làm thức ăn và bãi thả). Các vùng, khu chăn nuôi đáp ứng yêu cầu về vị trí điều kiện trại chăn nuôi gia súc lớn theo quy định hiện hành.
- Để đạt được mục tiêu số lượng đàn bò theo Nghị quyết 07-NQ/TU ngày 14/6/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, diện tích đất quy hoạch để trồng cây thức ăn, bãi chăn thả và xây dựng chuồng trại chăn nuôi, công trình phụ trợ gồm: xây chuồng nuôi (4-5m2/con); sân chơi cho trâu, bò cái (6-8m2/con); diện tích xây dựng khu vệ sinh, sát trùng; khu cách ly trâu, bò ốm; khu tập kết và xử lý chất thải; khu làm việc của công nhân, các khu phụ trợ khác cần cụ thể là:
+ Đến năm 2020 tối thiểu cần 426 ha; trong đó: Diện tích chuồng nuôi và công bình phụ trợ: 63 ha (chiếm gần 15% tổng diện tích tổng thể); Diện tích dành cho trồng cây nguyên liệu làm thức ăn và bãi thả cho trâu, bò: 363 ha.
+ Đến năm 2025 tối thiểu cần 3.727 ha; trong đó: Diện tích chuồng nuôi và công trình phụ trợ: 560 ha (chiếm 15% tổng diện tích tổng thể); Diện tích dành cho trồng cây nguyên liệu làm thức ăn và bãi thả cho trâu, bò: 3.167 ha.
- Quy hoạch vùng chăn nuôi có diện tích từ 20 ha trở lên để các doanh nghiệp “hạt nhân” đầu tư các trang trại “lõi”; các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại tham gia chuỗi liên kết đầu tư trang trại chăn nuôi có quy mô 100 con trâu, bò sinh sản trở lên hoặc 200 con trâu, bò thịt trở lên hoặc cả trâu, bò thịt và trâu, bò sinh sản từ 200 con trở lên; hoặc đầu tư trồng nguyên liệu thức ăn trâu, bò.
- Quy hoạch khu chăn nuôi có diện tích từ 2 đến dưới 20 ha để các đối tượng chăn nuôi vệ tinh đầu tư chăn nuôi nang trại, chăn nuôi nông hộ với quy mô từ 5 - 99 con trâu, bò sinh sản hoặc 10 - 199 con trâu, bò thịt hoặc cả trâu, bò thịt và trâu, bò sinh sản.
Diện tích huy động cho phát triển chăn nuôi trâu, bò ưu tiên đất bãi tại các xã ven sông, các xã vùng duyên giang; chăn nuôi tại các vùng, khu quy hoạch đáp ứng các điều kiện tại Điều 55, Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018 (có hiệu lực từ 01/01/2020) và các quy định có liên quan.
- Đối với loại hình chăn nuôi nông hộ xen kẽ trong khu dân cư: Xác định giảm số hộ chăn nuôi theo từng năm (hiện có 14.744 hộ, đến năm 2025 còn khoảng 10.000 hộ). Khuyến khích các hộ chăn nuôi thực hiện đầu tư chăn nuôi trâu, bò cái nền đạt chuẩn; thực hiện cải tạo chất lượng đàn trâu, bò nuôi tại hộ hoặc đầu tư vốn để tăng quy mô nuôi, di chuyển ra nuôi tại khu quy hoạch. Quy mô chăn nuôi ở loại hình này duy trì dưới 5 con trâu, bò sinh sản/hộ hoặc dưới 10 con trâu, bò hỗn hợp/hộ. Chăn nuôi nông hộ đáp ứng điều kiện chăn nuôi quy định tại Điều 56, Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018 (có hiệu lực từ 01/01/2020) và các quy định có liên quan.
- Chính quyền cấp huyện, xã chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan lập, rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định, bảo đảm yêu cầu về diện tích đất quy hoạch tối thiểu của Đề án.
(Chi tiết tại Phụ lục 6 kèm theo).
3. Tổ chức sản xuất chăn nuôi trâu bò theo chuỗi liên kết
3.1. Thành phần chính tham gia chuỗi liên kết:
- Doanh nghiệp: Gồm các doanh nghiệp hạt nhân (xây dựng các trang trại lõi); doanh nghiệp (xây dựng các trang trại độc lập hoặc vệ tinh cho trang trại lõi).
- THT, HTX và chủ trang trại, nông hộ (thực hiện chăn nuôi trang trại, chăn nuôi nông hộ; trồng cây nguyên liệu thức ăn; thu mua, cung ứng phụ phẩm nông nghiệp).
- Chính quyền địa phương và các thành phần có liên quan.
3.2. Định hướng phát triển chuỗi liên kết:
- Phát triển chuỗi liên kết khép kín theo mô hình nông nghiệp tuần hoàn từ trồng cây thức ăn cho trâu bò (cỏ voi, ngô sinh khối,... ), thu gom, chế biến phụ phẩm nông nghiệp (rơm, thân cây ngô, cây chuối,..) để chăn nuôi trâu bò sinh sản, trâu bò thương phẩm, sản xuất đệm lót sinh học; thu gom phân, đệm lót sinh học qua sử dụng sản xuất phân hữu cơ; thu mua bò vỗ béo, xuất bán. Sản phẩm của hoạt động chăn nuôi trâu, bò đều được sử dụng triệt để, mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu cho người chăn nuôi.
Mô hình chuỗi liên kết trong chăn nuôi trâu, bò
Ghi chú:
1. Cung cấp Giống bò, hỗ trợ kỹ thuật, thức ăn, thuốc thú y, đệm lót sinh học, thu mua bò vỗ béo, hỗ trợ dịch vụ (những gì dân không làm được hoặc làm kém hiệu quả)
2. Bán phế phụ phẩm, đệm lót đã sử dụng, bán bò, thức ăn thô xanh
3. Bò vỗ béo, phế phụ phẩm, thức ăn thô xanh
4. Hỗ trợ liên kết sản xuất phạm vi nhỏ, thức ăn, kỹ thuật, luân chuyển dần bò các giai đoạn, cung cấp bò giống
Thành lập các HTX, THT chăn nuôi tại các khu quy hoạch cho các đối tượng chăn nuôi vệ tinh; các hộ tham gia HTX, THT theo nguyên tắc tự nguyện, khi đã là thành viên HTX, THT phải có trách nhiệm thực hiện các quy định của THT, HTX đề ra; hoạt động của HTX, THT theo các quy định hiện hành của pháp luật; tùy theo nhu cầu thực tiễn chăn nuôi của từng địa phương, theo từng thời kỳ, số lượng, quy mô HTX, THT ở mỗi địa phương là khác nhau, có thể thành lập nhiều THT, HTX để tham gia vào chuỗi liên kết chăn nuôi trâu, bò thương phẩm theo từng công đoạn phù hợp để rút ngắn thời kỳ người chăn nuôi thu lợi ích tái đầu tư sản xuất, bảo đảm bền vững của liên kết.
- Cấp ủy, chính quyền, đoàn thể cấp huyện, xã: Chỉ đạo, xây dựng, hướng dẫn tổ chức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi giá trị; hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp “hạt nhân”, doanh nghiệp chăn nuôi tham gia đầu tư chăn nuôi trâu, bò tại địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn người dân tích cực tham gia chuỗi sản xuất, chăn nuôi trâu, bò đảm bảo mục tiêu Đề án; bảo đảm hỗ trợ doanh nghiệp và hộ chăn nuôi trong việc hỗ trợ chính sách, đất đai, môi trường đầu tư, khoa học kỹ thuật; tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hộ chăn nuôi, đào tạo dẫn tinh viên phục vụ thụ tinh nhân tạo, đào tạo đủ số lượng, chất lượng đội ngũ nhân lực kỹ thuật về chăn nuôi trâu, bò,... đáp ứng yêu cầu của Đề án.
- Tiến hành rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 19/01/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh; từ đó, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách phù hợp, khả thi để khuyến khích, hỗ trợ phát triển các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, góp phần bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn.
4. Phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trâu bò theo chuỗi liên kết
- Doanh nghiệp “hạt nhân”, các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi tập trung là đơn vị chủ yếu lo thị trường đầu ra sản phẩm chăn nuôi trâu, bò thương phẩm cho người dân thông qua cơ chế hợp đồng liên kết theo từng khâu của chuỗi giá trị.
- Nhà nước hỗ trợ thực hiện hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm, hỗ trợ quảng bá sản phẩm thịt trâu bò Thái Bình để mở rộng thị trường tiêu thụ. Tổ chức thu thập và cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi về thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trâu bò ở trong và ngoài tỉnh; xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết, hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa các doanh nghiệp với HTX, THT, chủ trang trại, hộ chăn nuôi từ sản xuất - giết mổ, chế biến - tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo ra thị trường ổn định cho các hộ chăn nuôi. Xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm. Tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý điều hành của HTX, THT; nâng cao ý thức các thành viên tham gia trong chuỗi tuân thủ các nguyên tắc sản xuất và hợp đồng liên kết.
5. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi trâu, bò
5.1. Giống vật nuôi
- Phát triển đàn bò cái nền sinh sản, đàn bò nuôi thương phẩm:
+ Thực hiện bình tuyển, giám định chọn lọc những bò cái lai có tầm vóc, thể trạng đạt yêu cầu từ đàn bò cái sinh sản hiện có để làm bò cái nền nhằm tiếp tục nhân giống và tạo ra đàn bò có năng suất, chất lượng cao.
+ Định hướng công tác giống bò:
Hiện nay, toàn tỉnh có 29.000 con bò cái sinh sản, trong đó có 8.500 con bò cái nền đạt chuẩn về ngoại hình, khối lượng.
Đối với đàn bò cái nền đạt chuẩn (8.500 con) và đàn bò cái nền đạt chuẩn nhập mới: Thực hiện lai với giống bò cao sản (chủ yếu là giống bò Red Angus, Senepol,...) để tạo đàn bò lai đời sau vừa phục vụ nhu cầu nuôi bò sinh sản và nuôi lấy thịt, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Số bò cái sinh sản còn lại (20.500 con) thực hiện lai cải tiến với các giống bò chủ lực như Brahman (chủ yếu sử dụng tinh bò Brahman nhập của Mỹ), Droughtmaster,... để tạo ra các con lai 3 máu (bò vàng địa phương x Sind x Brahman/Sahiwal), con lai 4 máu (bò vàng địa phương x Sind x Brahman x Droughtmaster); từ các con lai 3 máu, 4 máu tiếp tục thực hiện chọn lọc những con bò cái đủ tiêu chuẩn để làm bò cái nền; đồng thời tạo đàn bò nuôi thương phẩm lấy thịt.
Chỉ sử dụng giống bò đực khác với giống bò đực đã sử dụng tạo con lai đời trước để tạo nên bò lai thương phẩm 3 máu trở lên nhằm khai thác tối đa ưu thế lai của giống; không sử dụng bò cái 3/4, 7/8 của cùng một máu làm bò sinh sản, do ưu thế lai giảm.
- Phát triển đàn trâu cái nền, đàn trâu nuôi thương phẩm: Sử dụng tinh hoặc đực giống của trâu Murrah hoặc trâu nội có ngoại hình to lớn (trâu Ngố) nhằm từng bước nâng cao thể vóc, khối lượng thịt hơi và tỷ lệ thịt xẻ. Chọn lọc trâu cái nền từ con cái lai của giống trâu nội (trâu Ngố).
- Để đạt mục tiêu của Đề án: Đến năm 2020, đàn trâu, bò cái nền đạt chuẩn có 20.000 con, cần thực hiện nhập 10.000 con bò cái nền đạt chuẩn và chọn lọc, nhân giống từ đàn bò cái nền của tỉnh 1.500 con. Đến năm 2025, đàn trâu, bò cái nền đạt chuẩn có 80.000 con cần thực hiện chọn lọc, nhân giống từ đàn trâu, bò cái sinh sản hiện có của tỉnh là 22.500 con; tổng số nhập mới bò cái nền đạt chuẩn là 35.700 con và chọn lọc, nhân giống từ đàn bò cái nhập mới là 21.800 con.
- Tăng cường kiểm tra, quản lý chặt đàn trâu, bò đực giống; khuyến cáo loại thải những trâu, bò đực giống không đạt yêu cầu theo quy định; ưu tiên công tác nhân giống bằng thụ tinh nhân tạo để nâng cao chất lượng con giống và kiểm soát tốt công tác giống; quản lý việc kinh doanh, sử dụng tinh trâu, bò trên thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
5.2. Thức ăn chăn nuôi trâu, bò
- Cần đảm bảo chế độ nuôi dưỡng phù hợp với từng loại hình và quy mô chăn nuôi: Chăn nuôi tại vùng chăn nuôi tập trung, áp dụng chế độ dinh dưỡng cao (đảm bảo 100% thức ăn thô xanh, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh); chăn nuôi tại khu chăn nuôi tập trung, áp dụng chế độ dinh dưỡng trung bình (đảm bảo tối đa 60% thức ăn thô xanh cung cấp và chăn thả; và tối thiểu 40% thức ăn chế biến từ phụ phẩm nông nghiệp); chăn nuôi nông hộ áp dụng chế độ dinh dưỡng thấp (đảm bảo tối đa 50% thức ăn thô xanh cung cấp và chăn thả; và tối thiểu 50% thức ăn chế biến từ phụ phẩm nông nghiệp).
- Để đảm bảo đủ nhu cầu thức ăn thô xanh cho chăn nuôi trâu, bò cần thực hiện đạt kế hoạch trồng cây thức ăn và thực hiện thu gom phế phụ phẩm nông nghiệp (chủ yếu là rơm tươi) để chế biến thức ăn; cụ thể: Đến năm 2020, sản xuất cần đạt 88.608 tấn cỏ tươi và thu gom được 12.658 tấn phụ phẩm nông nghiệp; đến năm 2025, sản xuất cần đạt 775.216 tấn cỏ tươi và thu gom được 110.745 tấn phụ phẩm nông nghiệp.
- Thức ăn thô xanh:
+ Lựa chọn trồng các giống cỏ đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo; các loại cỏ, cây thức ăn chăn nuôi có hàm lượng dinh dưỡng cao (protein thô cao); chịu hạn, rét, sương muối, thời tiết bất lợi để chủ động nguồn thức ăn vào mùa đông; trên cơ sở ưu tiên tập trung, tích tụ ruộng đất cho trồng cây thức ăn thô xanh như ngô sinh khối, cỏ voi (VA 06), Mulato II,...
+ Tận thu phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu, bò; khuyến khích thu gom, sơ chế, bảo quản, xử lý nâng cao giá trị dinh dưỡng tăng tỷ lệ tiêu hóa như: Ủ chua, xử lý rơm bằng bổ sung urê, ...
- Thức ăn tinh: Sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc thức ăn hỗn hợp tự phối trộn để giảm giá thành. Áp dụng công nghệ sinh học trong việc chế biến thức ăn, sử dụng hợp lý các phụ phẩm công, nông nghiệp như bã bia, phụ phẩm chế biến hoa quả, chế biến rau, tảng liếm khoáng vi lượng,... làm thức ăn cho trâu, bò để giảm giá thành.
- Thực hiện kêu gọi, liên kết với các doanh nghiệp chuyên sản xuất thức ăn thô xanh, hoặc liên kết với các tỉnh lân cận trong sản xuất và cung ứng thức ăn thô xanh cho chăn nuôi trâu, bò.
(Chi tiết tại Phụ lục 7 kèm theo).
5.5. Quy trình chăn nuôi và công tác thú y
Áp dụng các biện pháp và xây dựng các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, chăn nuôi theo quy trình VietGAHP. Thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm như tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin Lở mồm long móng (LMLM), Tụ huyết trùng (THT),.. và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch khác theo quy định.
5.4. Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật nuôi dưỡng, thụ tinh nhân tạo
Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi trâu bò, nhất là công tác giống; công nghệ sản xuất đệm lót sinh học, xử lý chất thải chăn nuôi; công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi; nuôi vỗ béo trâu, bò,...
Khuyến khích các doanh nghiệp “hạt nhân”, doanh nghiệp tham gia hướng dẫn, chuyển giao quy trình, tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi.
5.5. Xử lý môi trường
- Hướng dẫn áp dụng triệt để các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào xử lý môi trường chăn nuôi trâu, bò; hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho các trang trại, nông hộ tham gia chuỗi liên kết phải xử lý môi trường theo đúng quy định, quy trình: Bắt buộc sử dụng đệm lót sinh học trong các chuồng trại chăn nuôi trâu, bò; định kỳ thu gom để sản xuất phân hữu cơ.
- Doanh nghiệp, trang trại tham gia chuỗi liên kết với hộ chăn nuôi có trách nhiệm cung cấp đệm lót sinh học cho các hộ chăn nuôi vệ tinh; các hộ chăn nuôi có trách nhiệm xử lý môi trường theo hướng dẫn của cơ quan chức năng và các doanh nghiệp chuyển giao công nghệ.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các trang trại và hộ chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung trong việc thực hiện các giải pháp xử lý môi trường theo quy chuẩn, quy định hiện hành; chỉ đạo và hướng dẫn người chăn nuôi phải sử dụng đệm lót sinh học để đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường. Các trang trại, hộ chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường thì các địa phương và cơ quan chức năng kiên quyết đình chỉ việc chăn nuôi và xử lý vi phạm theo quy định hiện hành; không khuyến khích chăn nuôi tại hộ gia đình nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh môi trường.
6. Nâng cao chất lượng, số lượng nguồn nhân lực phát triển chăn nuôi trâu bò theo chuỗi liên kết
- Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, đào tạo lại nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, tay nghề cho lực lượng cán bộ chăn nuôi, thú y, khuyến nông từ tỉnh tới cơ sở, dẫn tinh viên đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về chăn nuôi trâu, bò và phòng chống dịch bệnh, các dịch vụ chăn nuôi.
- Tổ chức các khóa tập huấn, dạy nghề về kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò cao sản; quy trình chăn nuôi VietGAHP, quy trình chăn nuôi an toàn dịch bệnh, ứng dụng đệm lót sinh học và các giải pháp để bảo vệ môi trường cho các hộ chăn nuôi trâu, bò; huy động các nguồn lực (nhà nước, doanh nghiệp) để đào tạo cho 28.000 hộ, chủ trang trại chăn nuôi có kỹ năng, trình độ chăn nuôi trâu, bò theo yêu cầu Đề án.
Trên cơ sở các chính sách của Nhà nước về khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tại các Nghị định của Chính phủ: Số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018, số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015, số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018, số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018,... và một số cơ chế chính sách đã ban hành của tỉnh tại các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh: Số 04/2012/QĐ-UBND ngày 18/01/2012; số 21/2014/QĐ-UBND ngày 24/10/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ tăng cường năng lực chủ động kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tỉnh Thái Bình; số 4064/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu giống gia súc trong chăn nuôi nông hộ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016 - 2020,... tỉnh sẽ ban hành cơ chế chính sách cho từng đối tượng phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh:
- Doanh nghiệp: Chính sách ưu đãi về đất đai, cơ sở hạ tầng, nhập giống,...
- Hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại: Hỗ trợ chính sách về tín dụng; hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông, đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật, sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường; hỗ trợ giống, vật tư, ....
- Hộ chăn nuôi: Hỗ trợ cho các hộ tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết và có sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường; gồm: Lãi suất tiền vay ngân hàng cho các hộ gia đình chăn nuôi trâu, bò cái nền; liều tinh; các loại vật tư phục vụ công tác phối giống nhân tạo như các loại bình chứa nitơ lỏng để bảo quản liều tinh, ni tơ lỏng,...; công phối giống nhân tạo; một số vắc xin phòng bệnh; mua đệm lót sinh học; chế phẩm vi sinh; công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ thuật liên quan đến phát triển chăn nuôi trâu, bò; ...
8. Kinh phí thực hiện Đề án: Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2019-2025: Trên 6.500 tỷ đồng; gồm:
- Kinh phí của doanh nghiệp: Trên 3.000 tỷ đồng.
- Kinh phí của người dân: Trên 3.000 tỷ đồng.
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ và quản lý thực hiện Đề án: Trên 500 tỷ đồng.
1. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo, tổ chức thực hiện nội dung Đề án; trong đó, ở cấp tỉnh: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách nông nghiệp làm Trưởng ban; ở các huyện, xã trọng điểm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Trưởng ban; Ủy viên ban chỉ đạo là lãnh đạo các ban, ngành, đơn vị liên quan.
- Hằng năm, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án các cấp tổ chức kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện, bổ sung kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án.
- Kết quả triển khai thực hiện Đề án ở từng cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao; là căn cứ, cơ sở trong việc bình xét thi đua, đề nghị khen thưởng hằng năm đối với từng cơ quan, đơn vị và người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án để chỉ đạo triển khai, thực hiện, điều phối, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các sở, ngành địa phương xây dựng kế hoạch, chương trình của tỉnh hằng năm thực hiện Đề án theo mục tiêu, yêu cầu được phê duyệt. Chủ trì và hướng dẫn các huyện, thành phố thực hiện giám định, bình tuyển đàn trâu, bò giống sinh sản theo phân cấp. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng chăn nuôi trâu, bò cho nông dân; quản lý hệ thống thụ tinh nhân tạo, xây dựng các mô hình chăn nuôi trâu, bò thịt hiệu quả theo hướng an toàn sinh học và đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ: liều tinh; các loại vật tư phục vụ công tác phối giống; công phối giống nhân tạo; đào tạo dẫn tinh viên; vắc xin phòng bệnh;...
- Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án, nghiệm thu, thẩm định và đề nghị hỗ trợ cho người chăn nuôi; tổng hợp báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện Đề án về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định; kịp thời tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện; hướng dẫn trình tự, thủ tục của các bên tham gia chuỗi liên kết chăn nuôi trâu, bò thương phẩm theo quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trâu, bò theo chuỗi liên kết; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện cơ chế, chính sách và nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách khi cần thiết.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch bố trí vốn hỗ trợ đầu tư để thực hiện Đề án.
4. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí vốn để thực hiện Đề án hằng năm (có lồng ghép các chương trình, dự án liên quan). Hướng dẫn các quy định, thủ tục về tài chính thực hiện cơ chế, chính sách của Đề án.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương rà soát kiểm tra chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp (đặc biệt là đất lúa); hướng dẫn các địa phương bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất để bổ sung diện tích cho vùng, khu chăn nuôi; tham mưu các chính sách liên quan đến đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững.
- Hướng dẫn các địa phương thủ tục hợp đồng thuê đất, giao đất, dồn đổi diện tích đất trồng lúa, trồng màu sang trồng cỏ, trồng ngô cung cấp thức ăn cho trâu, bò; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về môi trường đối với cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ theo quy định.
6. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan rà soát các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các dự án, đề tài đầu tư phát triển chăn nuôi trâu, bò theo chuỗi liên kết; hướng dẫn hỗ trợ các chuỗi liên kết chăn nuôi xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, quản lý sở hữu trí tuệ,... và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại vào chăn nuôi trâu, bò.
7. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các nội dung Đề án tới người dân nhằm khuyến khích các hộ nông dân đầu tư, tham gia vào chuỗi liên kết chăn nuôi trâu, bò theo định hướng của Đề án.
8. Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng nội dung, chuyên mục cho chương trình truyền thông đại chúng về Đề án và các mô hình liên kết theo định hướng của Đề án.
9. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh: Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại, ưu tiên vốn cho HTX, THT, người chăn nuôi,... vay với lãi suất ưu đãi theo chính sách hỗ trợ để khuyến khích phát triển chăn nuôi trâu, bò theo các nội dung tại Đề án.
10. Sở Công Thương: Chủ trì tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ quảng bá sản phẩm; hỗ trợ tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi trâu, bò; tổ chức thu thập và cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi, HTX, THT về thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trâu, bò ở trong và ngoài tỉnh; xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết, hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa các doanh nghiệp với HTX, THT, hộ chăn nuôi từ sản xuất - giết mổ - chế biến- tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo ra thị trường ổn định; hỗ trợ xây dựng các phương án liên kết với các tỉnh lân cận về thị trường tiêu thụ sản phẩm, cung ứng nguyên liệu thức ăn để hỗ trợ nhau trong trường hợp một tỉnh bị thiên tai, không bảo đảm đủ thức ăn thô xanh cho trâu, bò.
11. Các sở, ngành có liên quan: Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung Đề án.
12. Các tổ chức chính trị xã hội: Theo chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tuyên truyền, phổ biến các nội dung Đề án tới nhân dân, các hội viên; vận động nhân dân, các hội viên tích cực tham gia chuỗi liên kết chăn nuôi trâu, bò hoạt động hiệu quả.
13. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Căn cứ Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 14/6/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án.
- Khẩn trương rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bảo đảm đủ diện tích dành cho chăn nuôi theo mục tiêu của Đề án.
- Thực hiện giám định, bình tuyển đàn trâu, bò giống sinh sản theo phân cấp; quản lý hệ thống thụ tinh nhân tạo; phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật về chăm sóc, nuôi dưỡng chăn nuôi trâu, bò; xây dựng các mô hình chăn nuôi trâu, bò theo chuỗi liên kết; triển khai hoạt động khuyến nông, xúc tiến thương mại, nghiên cứu khảo sát thị trường và đồng bộ các giải pháp khác để tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng ngân sách hỗ trợ hằng năm để thực hiện Đề án.
- Chỉ đạo xây dựng phương án, cách thức tổ chức thực hiện việc ký kết hợp đồng về tiêu thụ, cung ứng các dịch vụ kỹ thuật,... giữa thành phần tham gia chuỗi liên kết (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác...).
- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thực hiện đồng bộ các giải pháp để triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án, kịp thời khắc phục các tồn tại, bổ sung các giải pháp phù hợp và thực hiện công tác thi đua khen thưởng nhằm thực hiện hiệu quả Đề án./.
TỔNG ĐÀN VÀ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ TẠI THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2013-2018
(Kèm theo Đề án ban hành tại Quyết định số: 2256/QĐ-UBND ngày 15/8/2019 của UBND tỉnh).
Năm | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | Tốc độ tăng trưởng TB (%)/năm |
Số lượng vật nuôi (nghìn con): | |||||||
Trâu | 5.801 | 5.857 | 5.841 | 5.701 | 6.083 | 6.280 | 1.65 |
Bò | 44.109 | 41.551 | 41.825 | 42.730 | 46.632 | 48.592 | 2.03 |
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng (tấn) | |||||||
Trâu | 448 | 483 | 490 | 525 | 776 | 795 | 15.49 |
Bò | 3.389 | 3.538 | 3.701 | 4.277 | 7.355 | 7.883 | 26.52 |
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình năm 2018
PHÂN BỐ QUY MÔ CHĂN NUÔI BÒ TẠI CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ NĂM 2018
(Kèm theo Đề án ban hành tại Quyết định số: 2256/QĐ-UBND ngày 15/8/2019 của UBND tỉnh).
TT | Huyện | Quy mô nuôi (con) | |||||||
Từ 1 - 4 con | Từ 5-10 con | Từ 11-20 con | Trên 20 con | ||||||
Số hộ | Số con | Số hộ | Số con | Số hộ | Số con | Số hộ | Số con | ||
1 | Huyện Thái Thụy | 2.042 | 4.262 | 301 | 1.912 | 37 | 538 | 7 | 221 |
2 | Huyện Kiến Xương | 1.546 | 3.398 | 209 | 1.338 | 22 | 329 | 3 | 83 |
3 | Huyện Hưng Hà | 2.733 | 4.697 | 132 | 810 | 19 | 293 | 10 | 5.551 |
4 | Huyện Tiền Hải | 1.252 | 2.870 | 248 | 1.612 | 25 | 346 | 4 | 135 |
5 | Thành Phố Thái Bình | 237 | 517 | 46 | 328 | 10 | 293 | 3 | 551 |
6 | Huyện Vũ Thư | 2.046 | 4.350 | 231 | 1.479 | 63 | 874 | 19 | 1.233 |
7 | Huyện Đông Hưng | 1.166 | 2.425 | 166 | 1.069 | 30 | 420 | 5 | 119 |
8 | Huyện Quỳnh Phụ | 1.947 | 3.761 | 151 | 963 | 28 | 423 | 6 | 317 |
Tổng | 12.969 | 26.280 | 1.484 | 9.511 | 234 | 3.516 | 57 | 8.210 |
Nguồn: Số liệu Chi cục Chăn nuôi và Thú y điều tra tháng 10/2018
GIÁ TRỊ VÀ CƠ CẤU SẢN XUẤT PHÂN THEO NHÓM VẬT NUÔI
(Kèm theo Đề án ban hành tại Quyết định số: 2256/QĐ-UBND ngày 15/8/2019 của UBND tỉnh).
Vật nuôi | Chỉ tiêu | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | |
Trâu bò | Giá hiện hành | Giá trị (Tr đ) | 222.548 | 260.765 | 467.274 | 474.356 |
Cơ cấu (%) | 2,02 | 2,21 | 4,4 | 4,14 | ||
Giá so sánh 2010 | Giá trị (Tr đ) | 168.666 | 195.358 | 350.745 | 360.565 | |
Cơ cấu (%) | 1,95 | 2,16 | 3,74 | 3,73 | ||
Lợn | Giá hiện hành | Giá trị (Tr đ) | 7.347.894 | 7.956.078 | 6.385.786 | 7.213.910 |
Cơ cấu (%) | 66,78 | 67,52 | 60,2 | 63,02 | ||
Giá so sánh 2010 | Giá trị (Tr đ) | 5.559.847 | 5.797.623 | 5.750.814 | 5.880.207 | |
Cơ cấu (%) | 64,29 | 63,98 | 61,4 | 60,82 | ||
Gia cầm | Giá hiện hành | Giá trị (Tr đ) | 3.189.825 | 3.320.669 | 3.441.555 | 3.461.793 |
Cơ cấu (%) | 28,99 | 28,18 | 32,44 | 30,24 | ||
Giá so sánh 2010 | Giá trị (Tr đ) | 2.778.476 | 2.927.367 | 3.097.789 | 3.258.254 | |
Cơ cấu (%) | 32,13 | 32,31 | 33,07 | 33,7 |
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình năm 2018
TỔNG ĐÀN VÀ SẢN LƯỢNG CHĂN NUÔI BÒ GIAI ĐOẠN 2016 - 2018
(Kèm theo Đề án ban hành tại Quyết định số: 2256/QĐ-UBND ngày 15/8/2019 của UBND tỉnh).
Huyện, thành phố | Tổng đàn Bò (con) | Sản lượng thịt Bò hơi xuất chuồng (tấn) | ||||||
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | |
Thành phố Thái Bình | 730 | 720 | 745 | 765 | 74 | 76 | 81 | 84 |
Huyện Quỳnh Phụ | 5.480 | 5.560 | 6.080 | 6.336 | 511 | 533 | 738 | 760 |
Huyện Hưng Hà | 12.045 | 12.500 | 13.728 | 14.420 | 842 | 1.421 | 3.646 | 4.022 |
Huyện Đông Hưng | 3.400 | 3.450 | 3.745 | 3.902 | 288 | 301 | 384 | 396 |
Huyện Thái Thuỵ | 5.750 | 5.850 | 6.350 | 6.558 | 683 | 660 | 879 | 912 |
Huyện Tiền Hải | 3.700 | 3.750 | 4.151 | 4.295 | 375 | 377 | 485 | 507 |
Huyện Kiến Xương | 3.820 | 3.890 | 4.222 | 4.385 | 484 | 419 | 520 | 544 |
Huyện Vũ Thư | 6.900 | 7.010 | 7.611 | 7.931 | 443 | 491 | 623 | 657 |
Tổng | 41.825 | 42.730 | 46.632 | 48.592 | 3.700 | 4.278 | 7.356 | 7.882 |
Nguồn: Số liệu thống kê 1/10 - Cục Thống kê tỉnh Thái Bình năm 2018
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÀN TRÂU, BÒ QUA CÁC NĂM TỪ 2019 ĐẾN 2025
(Kèm theo Đề án ban hành tại Quyết định số: 2256/QĐ-UBND ngày 15/8/2019 của UBND tỉnh).
TT | Nội dung | ĐVT | TH Năm 2018 | Ước TH 2019 | KH 2020 | KH 2021 | KH 2022 | KH 2023 | KH 2024 | KH 2025 | Tốc độ tăng BQ 2019-2025 |
| Tổng đàn trâu, bò | con | 54.872 | 61.000 | 70.000 | 80.500 | 94.200 | 113.000 | 137.000 | 180.000 |
|
| Trong đó: Đàn trâu, bò cái nền đạt chuẩn | Con | 8.000 | 12.210 | 20.000 | 31.000 | 42.500 | 54.800 | 67.300 | 80.000 |
|
| Tổng sản lượng thịt hơi | Tấn | 8.678 | 9.216 | 10.820 | 11.974 | 16.101 | 22.160 | 29.076 | 34.605 |
|
I | Tổng đàn bò | con | 48.592 | 54.000 | 62.700 | 73.000 | 86.400 | 105.000 | 128.500 | 170.000 |
|
| Tốc độ tăng hàng năm | % |
| 10,01 | 13,88 | 14,11 | 15,51 | 17,71 | 18,29 | 24,41 | 16,27 |
1,1 | Đàn bò cái nền | con |
| 29.000 | 35.000 | 44.300 | 55.500 | 69.360 | 76.560 | 78.610 |
|
| Trong đó: Bò cái nền đạt chuẩn | con | 8.500 | 10.710 | 18.000 | 28.500 | 39.500 | 51.300 | 63.300 | 75.500 |
|
| Tỷ lệ bò cái nền đạt chuẩn /tổng đàn bò | % |
| 19,8 | 28,7 | 39,0 | 45,7 | 48,9 | 49,3 | 44,4 |
|
1,2 | Đàn bò thịt | con |
| 25.000 | 27.700 | 28.700 | 30.900 | 35.640 | 51.940 | 91.390 |
|
1,3 | Sản lượng thịt bò hơi | Tấn | 7.883 | 8.350 | 9.900 | 11.012 | 15.034 | 21.020 | 27.822 | 32.900 |
|
| Tốc độ tăng hàng năm | % |
| 5,92 | 18,56 | 11,24 | 36,52 | 39,82 | 32,36 | 18,25 | 23,24 |
II | Tổng đàn trâu | Con | 6.280 | 7.000 | 7.300 | 7.500 | 7.800 | 8.000 | 8.500 | 10.000 |
|
| Trong đó: Trâu cái nền đạt chuẩn | con |
| 1.500 | 2.000 | 2.500 | 3.000 | 3.500 | 4.000 | 4.500 |
|
| Sản lượng thịt trâu hơi | Tấn | 795 | 866 | 920 | 962 | 1.067 | 1.140 | 1.254 | 1.705 |
|
III | Kế hoạch nhập đàn bò cái nền cao sản | con |
| 0 | 10.000 | 8.000 | 7.000 | 6.000 | 4.700 | 0 |
|
| Lũy kế số bò cái nền cao sản nhập |
|
| 0 | 10.000 | 18.000 | 25.000 | 31.000 | 35.700 | 35.700 |
|
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÀN BÒ VÀ NHU CẦU ĐẤT TỐI THIỂU PHÂN THEO HUYỆN, THÀNH PHỐ QUA CÁC NĂM, TỪ 2020-2025
(Kèm theo Đề án ban hành tại Quyết định số: 2256/QĐ-UBND ngày 15/8/2019 của UBND tỉnh).
Địa phương | Năm 2019 | Năm 2020 | Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 | ||||||||
Số con | Số con | Số hộ | Nhu cầu đất tối thiểu (ha) | Số con | Nhu cầu đất tối thiểu (ha) | Số con | Nhu cầu đất tối thiểu (ha) | Số con | Nhu cầu đất tối thiểu (ha) | Số con | Nhu cầu đất tối thiểu (ha) | Số con | Số hộ | Nhu cầu đất tối thiểu (ha) | |
Huyện Hưng Hà | 15.434 | 15.470 | 5.000 | 37 | 17.301 | 101 | 20.467 | 212 | 24.868 | 366 | 29.183 | 517 | 37.026 | 9.730 | 791 |
Huyện Kiến Xương | 4.790 | 6.188 | 1.500 | 54 | 7.209 | 85 | 8.528 | 124 | 10.362 | 179 | 12.688 | 249 | 16.830 | 3.180 | 373 |
Huyện Đông Hưng | 4.258 | 4.950 | 1.000 | 31 | 5.767 | 56 | 6.822 | 88 | 8.289 | 132 | 10.151 | 187 | 13.464 | 2.030 | 287 |
Huyện Tiền Hải | 4.790 | 6.188 | 1.240 | 57 | 7.209 | 87 | 8.528 | 127 | 10.362 | 182 | 12.688 | 252 | 16.830 | 2.540 | 376 |
Huyện Vũ Thư | 9.047 | 11.138 | 1.860 | 96 | 12.975 | 151 | 15.351 | 223 | 18.651 | 322 | 22.839 | 447 | 30.294 | 3.810 | 671 |
Huyện Thái Thụy | 6.919 | 8.663 | 1.730 | 63 | 10.092 | 106 | 11.939 | 161 | 14.506 | 238 | 17.764 | 336 | 23.562 | 3.550 | 510 |
Huyện Quỳnh Phụ | 7.983 | 9.282 | 1.550 | 88 | 11.534 | 156 | 13.645 | 219 | 16.579 | 307 | 21.570 | 457 | 30.294 | 3.600 | 719 |
Thành Phố Thái Bình | 780 | 821 | 270 |
| 914 |
| 1.119 |
| 1.383 |
| 1.616 |
| 1.700 | 540 |
|
Tổng | 54.000 | 62.700 | 14.150 | 426 | 73.000 | 742 | 86.400 | 1.154 | 105.000 | 1.726 | 128.500 | 2.445 | 170.000 | 28.980 | 3.727 |
Ghi chú:
- Nhu cầu đất tối thiểu là nhu cầu diện tích dùng để trồng cây thức ăn đáp ứng 50-60% nhu cầu thức ăn thô xanh của đàn bò (tính bình quân 25 kg thức ăn thô xanh/bò/ngày) và đảm bảo diện tích tối thiểu cho chuồng trại và công trình phụ trợ;
- Định mức tính tổng diện tích trồng cây thức ăn + diện tích chuồng trại + diện tích cho công trình phụ trợ tính bình quân cần 500m2/bò thương phẩm.
NHU CẦU THỨC ĂN THÔ XANH THEO CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ CHO TRÂU, BÒ GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
(Kèm theo Đề án ban hành tại Quyết định số: 2256/QĐ-UBND ngày 15/8/2019 của UBND tỉnh).
TT | Nội dung | Năm | |||||
2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 | ||
1 | Huyện Hưng Hà |
|
|
|
|
|
|
Trồng cỏ | Diện tích (ha) | 37 | 101 | 212 | 366 | 517 | 791 |
Sản lượng cỏ (tấn) | 7.696 | 21.008 | 44.096 | 76.128 | 107.536 | 164.528 | |
Thu gom phế phụ phẩm | Diện tích (ha) | 733 | 2.001 | 4.200 | 7.250 | 10.242 | 15.669 |
Sản lượng phế phụ phẩm (tấn) | 1.099 | 3.001 | 6.299 | 10.875 | 15.362 | 23.504 | |
2 | Huyện Kiến Xương |
|
|
|
|
|
|
Trồng cỏ | Diện tích (ha) | 54 | 85 | 124 | 179 | 249 | 373 |
Sản lượng cỏ (tấn) | 11.232 | 17.680 | 25.792 | 37.232 | 51.792 | 77.584 | |
Thu gom phế phụ phẩm | Diện tích (ha) | 1.070 | 1.684 | 2.456 | 3.546 | 4.933 | 7.389 |
Sản lượng phế phụ phẩm (tấn) | 1.605 | 2.526 | 3.685 | 5.319 | 7.399 | 11.083 | |
3 | Huyện Đông Hưng |
|
|
|
|
|
|
Trồng cỏ | Diện tích (ha) | 31 | 56 | 88 | 132 | 187 | 287 |
Sản lượng cỏ (tấn) | 6.448 | 11.648 | 18.304 | 27.456 | 38.896 | 59.696 | |
Thu gom phế phụ phẩm | Diện tích (ha) | 614 | 1.109 | 1.743 | 2.615 | 3.704 | 5.685 |
Sản lượng phế phụ phẩm (tấn) | 921 | 1.664 | 2.615 | 3.922 | 5.557 | 8.528 | |
4 | Huyện Tiền Hải |
|
|
|
|
|
|
Trồng cỏ | Diện tích (ha) | 57 | 87 | 127 | 182 | 252 | 376 |
Sản lượng cỏ (tấn) | 11.856 | 18.096 | 26.416 | 37.856 | 52.416 | 78.208 | |
Thu gom phế phụ phẩm | Diện tích (ha) | 1.129 | 1.723 | 2.516 | 3.605 | 4.992 | 7.448 |
Sản lượng phế phụ phẩm (tấn) | 1.694 | 2.585 | 3.774 | 5.408 | 7.488 | 11.173 | |
5 | Huyện Vũ Thư |
|
|
|
|
|
|
Trồng cỏ | Diện tích (ha) | 96 | 151 | 223 | 322 | 447 | 671 |
Sản lượng cỏ (tấn) | 19.968 | 31.408 | 46.384 | 66.976 | 92.976 | 139.568 | |
Thu gom phế phụ phẩm | Diện tích (ha) | 1.902 | 2.991 | 4.418 | 6.379 | 8.855 | 13.292 |
Sản lượng phế phụ phẩm (tấn) | 2.853 | 4.487 | 6.626 | 9.568 | 13.282 | 19.938 | |
6 | Huyện Thái Thụy |
|
|
|
|
|
|
Trồng cỏ | Diện tích (ha) | 63 | 106 | 161 | 238 | 336 | 510 |
Sản lượng cỏ (tấn) | 13.104 | 22.048 | 33.488 | 49.504 | 69.888 | 106.080 | |
Thu gom phế phụ phẩm | Diện tích (ha) | 1.248 | 2.100 | 3.189 | 4.715 | 6.656 | 10.103 |
Sản lượng phế phụ phẩm (tấn) | 1.872 | 3.150 | 4.784 | 7.072 | 9.984 | 15.154 | |
7 | Huyện Quỳnh Phụ |
|
|
|
|
|
|
Trồng cỏ | Diện tích (ha) | 88 | 156 | 219 | 307 | 457 | 719 |
Sản lượng cỏ (tấn) | 18.304 | 32.448 | 45.552 | 63.856 | 95.056 | 149.552 | |
Thu gom phế phụ phẩm | Diện tích (ha) | 1.743 | 3.090 | 4.338 | 6.082 | 9.053 | 14.243 |
Sản lượng phế phụ phẩm (tấn) | 2.615 | 4.635 | 6.507 | 9.122 | 13.579 | 21.365 | |
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
| |
| Nhu cầu đất tối thiểu (ha) | 426 | 742 | 1.154 | 1.726 | 2.445 | 3.727 |
Sản lượng cỏ (tấn) | 88.608 | 154.336 | 240.032 | 359.008 | 508.560 | 775.216 | |
| Diện tích trồng phế phụ phẩm (ha) | 8.439 | 14.699 | 22.860 | 34.191 | 48.434 | 73.830 |
Sản lượng phế phụ phẩm cần huy động (tấn) | 12.658 | 22.048 | 34.290 | 51.287 | 72.651 | 110.745 |
Ghi chú: Sản lượng cỏ: 260 tấn/ha/năm;
Sản lượng rơm tươi: sử dụng cho trâu, bò ăn 1.5 tấn/ha/năm;
Rơm lúa tẻ tươi có vật chất khô 50 - 55%; Cỏ voi vật chất chất khô khoảng 15-18% vật chất khô, quy đổi 3 kg cỏ voi tương ứng 1 kg rơm tươi; 6-8 kg cỏ voi tương ứng 1 kg rơm khô về vật chất khô
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.