ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2256/2006/QĐ-UBND | TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 5 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI BÁN LẺ VIỆT NAM NĂM 2006 – 2007”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 03/2006/QĐ-UBND , ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội thành phố năm 2006;
Căn cứ Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố giai đoạn 2006-2010;
Xét đề nghị của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và đầu tư thành phố tại Văn bản số 166/ITPC-VP ngày 18 tháng 4 năm 2006 và văn bản số 221/ITPC-VP ngày 12 tháng 5 năm 2006;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay phê duyệt Dự án “Hỗ trợ phát triển mạng lưới bán lẻ Việt Nam năm 2006-2007” gồm các nội dung sau:
1. Nhu cầu của dự án: được xác định dựa trên 3 yếu tố chính:
a) Căn cứ theo chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, phần định hướng phát triển ngành thương mại và dịch vụ trong tổng hòa phát triển của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành một trung tâm về thương mại và dịch vụ của Việt Nam và khu vực.
b) Dựa trên bối cảnh của Việt Nam trong thời gian sắp tới, bắt đầu là thời điểm hiệu lực cắt giảm của hàng ngành dòng thuế nhập khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia ASEAN khác trong khuôn khổ của Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) và kế đó là gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
c) Căn cứ vào nhu cấu phát triển thiết thực của các nhà phân phối nhỏ gồm các điểm bán gia đình, các tiệm chạp phô, các đại lý, cửa tiệm của các doanh nghiệp phân phối Việt Nam và của các doanh nghiệp sản xuất cũng như của các nhà kinh doanh siêu thị và các loại hình phân phối hiện đại trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu cao hơn của người tiêu dùng cũng như đẩy mạnh khả năng cạnh tranh trong thời kỳ mới.
Do đó dự án được đề xuất dựa trên sự tham gia và đóng góp của ba thành phần là Nhà nước với vai trò định hướng và điều phối, doanh nghiệp với vai trò là chủ thể thụ hưởng: nêu yêu cầu, đặt hàng trực tiếp, đóng góp thực hiện, tạo đà cho việc mở rộng của dự án và đội ngũ truyền thông hỗ trợ điều kiện trang bị kiến thức, kỹ năng và quảng bá hoạt động của dự án đối với quy mô toàn quốc.
2. Mục đích dự án:
Dự án “Hỗ trợ phát triển mạng lưới bán lẻ Việt Nam năm 2006-2007” là dự án tổng hợp bốn loại hình hoạt động: nghiên cứu thị trường các kênh phân phối – cung cấp thông tin – trang bị kỹ năng và tạo cơ hội kết nối với mục đích: hỗ trợ lĩnh vực thương mại, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Góp phần đào tạo, nâng cao cho nguồn nhân lực đang tham gia đội ngũ bán lẻ về thông tin, trang bị kỹ năng chuyên môn, kết nối giúp tận dụng các cơ hội trị trường.
3. Đối tượng thụ hưởng dự án:
- Nhân lực của kênh bán lẻ hiện đại (như các cửa hàng chuyên biệt, siêu thị, trung tâm mua sắm và cửa hàng tiện lợi, bán hàng trực tiếp…), và các kênh bán lẻ truyền thống (như các chợ, các tiệm chạp phô, các nhánh bán hàng trực tiếp của doanh nghiệp…).
- Nhân lực quản lý cao cấp, chủ thương hiệu franchise và của người hoạt động nghiệp vụ cụ thể, người mua franchise.
4. Tổ chức thực hiện:
a) Cơ quan chỉ đạo:
+ Lãnh đạo Bộ Thương mại;
+ Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố.
b) Tư vấn về chuyên môn, chính sách:
+ Vụ chính sách thị trường nội địa Bộ Thương mại.
+ Tổ chuyên gia tư vấn Báo Saigon Tiếp Thị;
+ Các nhà tư vấn, chuyên gia khác.
c) Thực hiện: Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố (ITPC) và Câu lạc bộ Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao.
5. Ban điều hành dự án:
+ Đại diện Bộ Thương mại: Lãnh đạo Vụ Chính sách Thị trường nội địa;
+ Đại diện lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố;
+ Đại diện Báo Saigon Tiếp thị;
+ Chủ nhiệm dự án: ông Lê Trí Thông, Thạc sĩ quản trị kinh doanh.
+ Điều phối viên:
- Ông Phạm Duy Hậu, Chuyên viên Phòng Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố;
- Ông Trần Hậu Vỹ, Chuyên viên phòng Huấn luyện ITPC;
- Ông Lưu Phan, Báo Saigon Tiếp Thị.
6. Phương thức hỗ trợ: (tổng kinh phí khoảng 2.000.000 đồng/năm).
+ Doanh nghiệp tự đóng góp 50% (1.000.000.000 đồng cho 12 tháng).
+ Câu Lạc bộ Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao 50% (1.000.000.000 đồng cho 12 tháng).
7. Nội dung các chương trình hoạt động: (2 năm từ tháng 5 năm 2006 đến hết năm 2007 – tổng số 20 tháng).
Chương trình 1: Chương trình điều tra thị trường về mạng lưới bán lẻ:
+ Thực trạng mạng lưới phân phối ở các đô thị lớn.
+ Sử dụng 1 phần data cuộc bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao.
+ Tổ chức điều tra ở 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.
+ Thời gian bắt đầu từ tháng 5 năm 2006. Công bố kết quả: tháng 9 năm 2006.
Chương trình 2: Cung cấp thông tin về bán lẻ: Cung cấp thông tin hàng tuần cho doanh nghiệp phân phối qua trang chuyên trên Saigon Tiếp thị và tin bài trên các báo đài Trung ương, địa phương khác (tin tức cập nhật, kỷ năng bán lẻ, hướng dẫn franchise, hỏi đáp, kinh nghiệp thế giới…).
Chương 3: Tổ chức diễn đàn thảo luận: Nâng cao hiệu quả và hiện đại hóa mạng phân phối của doanh nghiệp (tổ chức thường xuyên, trung bình hai tháng một lần cc hội thảo về các nhà quản lý siêu thị, các công ty thương mại kết nối với doanh nghiệp và nhà sản xuất tại các đô thị lớn).
Chương 4: Mở lớp huấn luyện: Tổ chức các lớp huấn luyện cho các chủ tiệm nhỏ, các điểm bán gia đình, các điểm phân phối của các doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao.
+ Nội dung huấn luyện nâng cao kỷ năng quản lý siêu thị, trung tâm thương mại: quản lý thu chi và hàng tồn kho. Trưng bày hàng. Dịch vụ khách hàng. Quảng cáo, khuyến mãi tại điểm bán. Chính sách giảm giá.
+ Bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 6. Lên chương trình, mời giảng viên, học viên. Tháng 6 năm 2006 mở lớp (mỗi lớp 6 buổi, 3 ngày). Đều đặn hàng tháng luân phiên các nơi.
Chương trình 5: Bình chọn các điểm mua sắm điển hình: của người tiêu dùng về điểm mua sắm điển hình. Cấp giấy chứng nhận và quảng bá cho các mô hình nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa.
+ Bắt đầu tháng 7 năm 2006, sau khi xong đợt 1 huấn luyện.
+ Sau đó, cấp Giấy chứng nhận 3 tháng 1 lần.
Chương 6: Hỗ trợ doanh nghiệp (tư vấn, huấn luyện phát triển franchise) cho doanh nghiệp bán và người mua franchise, nhằm giới thiệu hình thức kinh doanh nhượng quyền mới tại Việt Nam nâng cao tính chuyên nghiệp cũng như kỹ năng tiếp cận của các doanh nghiệp, doanh nhân nội địa với thương mại hiện đại.
8. Thời gian thực hiện Dự án: 2006-2007 (trong 20 tháng)
Điều 2. Giao Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại, các Sở ngành, các địa phương có liên quan lập kế hoạch cụ thể tổ chức triển khai thực hiện Dự án.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Thương mại, Giám đốc Sở ngành, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.