BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 2255-QĐ | Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 1965 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG BỆ DỠ HÀNG TỰ ĐỘNG CỦA XE ÔTÔ
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ vào Nghị định số 160-CP ngày 09-10-1961 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải;
Để thống nhất chế độ sử dụng và bảo dưỡng bệ dỡ hàng tự động của xe ôtô;
Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục vận tải đường bộ.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. - Tiếp theo bản chế độ bảo dưỡng và sửa chữa xe ôtô đã được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm cho Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 6-4-1963, nay ban hành bản “chế độ sử dụng và bảo dưỡng bệ dỡ hàng tự động của xe ôtô”.
Điều 2. - Bản chế độ này áp dụng chung cho các đơn vị vận tải quốc doanh và công tư hợp doanh, các cơ quan các ngành có xe ôtô ở trung ương và ở địa phương, trừ những xe ôtô của quân đội nhân dân và công an nhân dân vũ trang.
Điều 3. - Bản chế độ này thi hành kể từ ngày ban hành.
Điều 4. - Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục vận tải đường bộ và các ông Giám đốc, Trưởng ty các Sở, Ty Giao thông vận tải chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CHẾ ĐỘ
SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG BỆ DỠ HÀNG TỰ ĐỘNG CỦA XE ÔTÔ (BENNE)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2255-QĐ ngày 12-8-1965 của Bộ Giao thông vận tải)
Do yêu cầu cần phát triển của nền kinh tế quốc dân, số lượng xe có bệ dỡ hàng tự động ở miền Bắc nước ta ngày càng nhiều. Ưu điểm của loại xe này là giảm bớt thời gian xếp dỡ hàng, giảm bớt được nhân lực và sức lao động xếp dỡ, do đó có thể nâng cao được năng suất vận chuyển.
Ôtô có bệ dỡ hàng tự động ở nước ta có rất nhiều mác, nhiều kiểu. Nói chung, ở mỗi loại xe cơ cấu bệ dỡ hàng tự động có khác nhau, nhưng về mặt sử dụng, bảo dưỡng thì đều tương tự.
Để giảm bớt hao mòn các phụ tùng trong cơ cấu bệ dỡ hàng tự động, ngăn ngừa các hư hỏng xảy ra, nhằm sử dụng được lâu dài bệ dỡ hàng tự động của các loại xe ôtô, góp phần nâng cao năng suất vận chuyển, đẩy mạnh hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước, Bộ Giao thông vận tải ban hành bản “chế độ sử dụng và bảo dưỡng bệ dỡ hàng tự động của xe ôtô” này tiếp theo bản “chế độ bảo dưỡng và sửa chữa xe ôtô” đã được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm cho Bộ ban hành trước đây (quyết định số 441-QĐ ngày 6-4-1963) để các xí nghiệp vận tải, các cơ quan, các ngành áp dụng trong việc sử dụng bảo dưỡng xe có bệ dỡ hàng tự động.
Chu kỳ bảo dưỡng cơ chế bệ dỡ hàng tự động phải dựa theo tình hình hoạt động của xe mà quyết định, trên nguyên tắc là kết hợp vào các cấp bảo dưỡng của xe.
Theo yêu cầu đó, bảo dưỡng cơ cấu bệ dỡ hàng tự động (dưới đây gọi tắt là bệ ben) chia ra làm ba cấp:
- Bảo dưỡng thường xuyên,
- Bảo dưỡng cấp I đồng thời tiến hành khi xe vào bảo dưỡng cấp I,
- Bảo dưỡng cấp II đồng thời tiến hành khi xe vào bảo dưỡng cấp II hoặc bảo dưỡng cấp III.
I. NỘI DUNG CỤ THỂ VÀ PHẠM VI BẢO DƯỠNG CƠ CẤU BỆ DỠ HÀNG TỰ ĐỘNG CÁC CẤP
a) Bảo dưỡng thường xuyên.
Bảo dưỡng thường xuyên phải làm hàng ngày trước khi xe chạy, khi xe nghỉ đỗ ở dọc đường và sau một ngày công tác. Bảo dưỡng thường xuyên do lái, phụ xe phụ trách, công việc bao gồm:
1. Quét rửa lau chùi sạch đất bụi, ghét bẩn bám trên cơ cấu ben, chú ý các xy-lanh đẩy không được để bụi đất bám vào làm mau mòn hỏng. Đối với những xe để chở chất lỏng như bùn, bê tông, nhựa đường v.v… sau khi chở xong phải rửa bệ thật sạch sẽ;
2. Kiểm tra mức dầu trong thùng chứa nếu thiếu thì đổ thêm. Chỉ được dùng loại dầu theo quy định của nhà chế tạo, tuyệt đối không được dùng dầu máy trộn với dầu ma-dút;
3. Kiểm tra các ống dẫn dầu, các đầu nối, các phớt chắn dầu ở hộp số truyền lực. Bơm, xy-lanh và các van không được có hiện tượng rỉ hoặc chảy dầu; q
Có thể kiểm tra các đệm phớt xem có kín không bằng cách dừng máy trong khi đang cho bệ ben lên. Nếu phớt đệm đều kín thì bệ sẽ đứng yên không bị hạ xuống, nếu trái lại thì bệ ben sẽ xuống từ từ. Truờng hợp sau cần phải sửa chữa lại để đề phòng tai nạn có thể xảy ra.
4. Kiểm tra tình hình cửa hậu và khóa cửa hậu để bảo đảm an toàn khi bốc hàng và khi chạy cửa không bị bật ra.
b) Bảo dưỡng cấp I.
Bảo dưỡng cấp I do lái, phụ xe phụ trách tiến hành đồng thời khi xe vào bảo dưỡng cấp I, nguyên tắc là làm ngoài giờ không chiếm vào thời gian xe hoạt động.
Nội dung chủ yếu của công việc bảo dưỡng cấp I là: quét rửa, lau chùi, kiểm tra vặn chặt và dầu mỡ. Nội dung cụ thể là làm hết công việc của bảo dưỡng thường xuyên và làm thêm việc:
1. Kiểm tra tác dụng của cơ cấu ben. Muốn kiểm tra thì nâng bệ ben khi không hàng lên góc độ cao nhất, và hạ xuống. Bệ ben từ góc độ cao nhất hạ xuống phải từ từ nhẹ nhàng và không đập mạnh vào giá đỡ bệ ben. Khi nâng lên tốc độ động cơ không được quay quá 1200-1400 vòng/phút;
2. Kiểm tra vặn chặt giá đỡ của cơ cấu ben và giá tựa bệ ben ở phía sau vào bệ xe. Nếu phát hiện thấy mối hàn bị nứt hoặc các hư hỏng khác thì phải kịp thời sửa chữa lại;
3. Kiểm tra các ống dẫn dầu, các đầu nối xem có kín không. Kiểm tra tình hình làm việc của trục truyền từ hộp số tới bơm dầu;
4. Kiểm tra tình hình bắt nối giữa hộp truyền lực và hộp số chính để bảo đảm đệm nối không chảy dầu. Công việc đó cần thiết để bảo đảm vị trí chính xác của hai hộp số. Nếu vị trí không đúng hoặc dùng đệm quá dầy hoặc quá mỏng đều ảnh hưởng tới độ chính xác của khe hở khi hai bánh răng của hai hộp số ngập vào nhau;
5. Làm dầu mỡ cho hộp số truyền lực và các bộ phận cơ cấu ben theo sơ đồ dầu mỡ quy định, để kiểm tra mức dầu trong cơ cấu nâng ben, khi cần thiết thì đổ thêm hoặc thay dầu mới (theo cây số quy định).
c) Bảo dưỡng cấp II.
Bảo dưỡng cấp II do xưởng phụ trách, tiến hành đồng thời khi xe vào bảo dưỡng cấp II và cấp III. Ngoài các công việc làm trong bảo dưỡng cấp I ra, còn làm thêm việc kiểm tra các tổng thành của cơ cấu ben nếu cần thiết thi điều chỉnh.
Nội dung cụ thể, ngoài nội dung của bảo dưỡng cấp I ra, còn làm thêm:
1. Kiểm tra hệ thống điều chỉnh hộp truyền lực, điều khiển bơm dầu, tháo rời, kiểm tra trục truyền động, các van khống chế của cơ cấu ben;
2. Kiểm tra ống dẫn dầu, các chỗ nối, đệm v.v… nếu thấy không kín phải thay mới;
3. Kiểm tra độ hao mòn của vòng bi trung gian, trục truyền động;
4. Kiểm tra góc độ nâng của bệ ben, nếu không đúng tiêu chuẩn thì phải điều chỉnh lại;
5. Thay dầu mỡ mới trong cơ cấu ben, trước khi thay phải súc rửa;
6. Sửa chữa các chốt giữ giá tựa bệ ben nếu cần thiết. Mỗi lần xe vào bảo dưỡng cấp III, kết hợp làm thêm:
- Tháo rửa kiểm tra và điều chỉnh bơm và hộp truyền lực,
- Tháo rửa và kiểm tra cơ cấu nâng ben.
II. BẢO DƯỠNG CƠ CẤU BEN TRONG THỜI KỲ ĐẦU (Rodage)
Trong thời kỳ đầu sử dụng bệ ben cần chú ý tới chế độ sử dụng và các yêu cầu về bảo dưỡng kỹ thuật của nhà sản xuất đã hướng dẫn.
Các công việc chủ yếu cần chú ý về sử dụng và bảo dưỡng cơ cấu ben trong thời kỳ đầu là:
1. Tuyệt đối không được chở hàng quá mức quy định của nhà chế tạo trong thời kỳ đầu. Khi đổ hàng phải san đều tránh đổ dồn về một phía để khỏi hư hỏng cơ cấu ben;
2. Phải làm toàn bộ nội dung bảo dưỡng cấp I trước khi đưa xe ra sử dụng;
3. Trong phạm vi 1500km đầu tiên phải dùng loại dầu mỡ tốt. Chạy được 500km tiến hành bảo dưỡng cơ cấu ben theo nội dung bảo dưỡng cấp I;
4. Sau 200 lần lên xuống của bệ ben phải súc rửa hệ thống dầu và thay dầu mới;
5. Sau 1500km phải làm toàn bộ nội dung bảo dưỡng cấp I và thay dầu mỡ trong cơ cấu ben. (Nếu không tiến hành bảo dưỡng sau thời gian chạy dà trơn thì không gọi là hết thời kỳ đầu, mặc dầu đã chạy hết 1500km).
III. HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ SỬ DỤNG BỆ BEN
Muốn cơ cấu ben sử dụng được lâu bền cần theo sự hướng dẫn dưới đây:
1. Khi đổ hàng, gầu xúc phải đổ cách ván bệ ben với cự ly nhỏ nhất để tránh đập mạnh làm hỏng cơ cấu ben;
2. Đổ hàng phải san đều, tốt nhất là rơi đúng vào trọng tâm của bệ ben. Nếu chở quá tải sẽ có hại cho cơ cấu ben đặc biệt là bơm dầu;
3. Khi bốc hàng bằng cơ giới, khối lượng từng gầu của máy xúc quá lớn sẽ gây hư hỏng xe, chủ yếu là cơ cấu ben và giá đỡ.
Tỷ lệ tốt nhất giữa trọng tải xe và khối lượng gầu của máy xúc nên là:
- Máy súc kiểu gầu quay từ dưới lên là từ đến ;
- Máy xúc kiểu gầu đổ trên xuống là từ đến ;
4. Những loại hàng kích thước lớn và nặng cần bố trí loại xe có trọng tải cao, bệ lớn để tránh hư hỏng xe. Khi xếp cần bố trí hàng nằm gọn trong lòng bệ;
5. Khi xe đang chạy tuyệt đối không được hạ ben xuống hoặc nâng ben lên, để tránh hư hỏng các bộ phận trong cơ cấu ben. Muốn đổ hàng xuống sạch sẽ thì có thể cho xe chạy một đoạn, dừng xe cấp tốc để rơi hết hàng. Cấm dùng cách cho bệ ben đập mạnh xuống khung xe để đổ hàng;
6. Chỉ khi nào cắt toàn bộ hệ thống điều kiển cơ cấu ben và cửa hậu đã được gài chắc chắn mới được cho xe chạy;
7. Khi nâng bệ ben lên, tốc độ của động cơ nên giữ khoảng 1200-1400 vòng/phút. Sau khi nâng bệ ben lên mức tối đa không được để bơm làm việc nữa, phải cắt ngay động lực đối với hộp số truyền lực;
8. Những loại bệ ben đổ về ba phía, trước khi định đổ ben về phía nào, phải tháo hai chốt cửa phía ngược lại. Chú ý đừng quên tháo một chốt để tránh khi nâng ben lên làm vênh bệ ben. Nếu bệ ben bị vênh xy-lanh xuống không hết bụi sẽ bám vào làm mau hỏng cơ cấu ben;
9. Khi hạ ben xuống phải từ từ và chậm, nhất là tầng xy-lanh cuối cùng, đồng thời không được có tiếng kêu;
10. Khi nâng bệ ben để bảo dưỡng, sửa chữa phải có gỗ chèn chắc chắn để tránh xẩy ra tai nạn lao động.
| BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.