BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2245/QĐ-BNN-HTQT | Hà Nội, ngày 27 tháng 09 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG NỘI DUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ 2007/QĐ-BNN-HTQT NGÀY 03/7/2008 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỀ DỰ ÁN “BẢO TỒN BỀN VỮNG NGUỒN GEN LOÀI GẤC RỪNG NHẰM PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG”
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài;
Căn cứ Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về ban hành Quy chế về quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài;
Căn cứ Thông tư số 49/2009/TT-BNNPTNT ngày 04/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Thư xác nhận tài trợ bổ sung và đồng ý kéo dài dự án ngày 15/7/2011 của Trường Đại học Illinois, Chicago;
Căn cứ Quyết định 2007/QĐ-BNN-HTQT ngày 03/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt dự án “Bảo tồn bền vững nguồn gen loài Gấc rừng nhằm phục vụ phát triển kinh tế ở Vườn Quốc gia Cúc Phương”;
Xét đề nghị của Tổng cục Lâm nghiệp tại công văn số 1159/TCLN-KH&HTQT ngày 29/8/2011 về việc trình phê duyệt kéo dài thời gian thực hiện dự án “Bảo tồn bền vững nguồn gen Gấc rừng nhằm phục vụ phát triển kinh tế ở Vườn Quốc gia Cúc Phương”;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh bổ sung nội dung Quyết định số 2007/QĐ-BNN-HTQT ngày 03/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về dự án “Bảo tồn bền vững nguồn gen loài gấc rừng nhằm phục vụ phát triển kinh tế ở Vườn Quốc gia Cúc Phương” với những thông tin cơ bản như sau:
1. Tên dự án: “Bảo tồn bền vững nguồn gen loài gấc rừng nhằm phục vụ phát triển kinh tế ở Vườn Quốc gia Cúc Phương”.
2. Nhà tài trợ: Trường Đại học Illinois, Chicago (UIC) và Công ty Kraft Food (Kraft), Hoa Kỳ tài trợ.
3. Cơ quan chủ quản dự án: Bộ Nông nghiệp và PTNT.
4. Chủ dự án: Vườn Quốc gia Cúc Phương - Tổng cục Lâm nghiệp.
5. Địa điểm thực hiện dự án: Vườn Quốc gia Cúc Phương, Nho Quan, Ninh Bình.
6. Thời gian gia hạn thực hiện dự án: 12 tháng (từ tháng 7/2011 đến tháng 6/2012) để thực hiện kế hoạch năm thứ tư của dự án.
7. Kinh phí bổ sung: 61.991 USD (Sáu mươi mốt nghìn chín trăm chín mươi mốt đô la).
Điều 2. Giao cho Vườn Quốc gia Cúc Phương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan, nhà tài trợ tổ chức thực hiện dự án có hiệu quả theo quy định tại Điều 1 của Quyết định này, nội dung của văn kiện dự án, Thỏa thuận đã được ký kết, tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài, đồng thời quản lý thông tin theo đúng pháp luật. Chủ dự án có trách nhiệm quản lý tài chính, lập báo cáo quyết toán năm và quyết toán dự án hoàn thành gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thẩm tra theo quy định hiện hành.
Điều 3. Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm đôn đốc Vườn Quốc gia Cúc Phương thực hiện dự án đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Hợp tác quốc tế, Kế hoạch, Khoa học Công nghệ và Môi trường; Tổng cục Lâm nghiệp; Vườn Quốc gia Cúc Phương và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.