ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2238/QĐ-UBND | Bình Phước, ngày 02 tháng 11 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1956/QĐ-TTG NGÀY 27/11/2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ GIAI ĐOẠN 2012-2015
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 23/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 294/QĐ-BNV ngày 03/4/2012 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2012-2015;
Căn cứ Quyết định số 1279/QĐ-UBND ngày 27/5/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1447/TTr-SNV ngày 19/10/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Trường Chính trị tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc các đơn vị: Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; các sở: Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Lao động Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
| CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1956/QĐ-TTG NGÀY 27/11/2009 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ GIAI ĐOẠN 2012-2015
Ban hành kèm theo Quyết định số 2238/QĐ-UBND ngày 02/11/2012 của Chủ tịchUBND tỉnh
Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã); Quyết định số 294/QĐ-BNV ngày 03/4/2012 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Kế hoạch triển khai bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2012 - 2015,
UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2012 - 2015 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích: Nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho cán bộ, công chức xã trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu: Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2012 - 2015 tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở xã.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
II. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC LỚP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
1. Lớp đào tạo, bồi dưỡng đối với chức vụ: Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã
a) Mục tiêu: Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND, UBND xã phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
b) Đối tượng, số lượng người tham gia: 460 người, gồm các đối tượng:
+ Chủ tịch HĐND xã - 92 người;
+ Phó Chủ tịch HĐND xã - 92 người;
+ Chủ tịch UBND xã - 92 người;
+ Phó Chủ tịch UBND xã - 184 người.
c) Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng:
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã thực hiện theo nội dung chương trình do Bộ Nội vụ ban hành tại Quyết định số 1498/QĐ-BNV ngày 27/7/2011.
d) Thời gian đào tạo, bồi dưỡng toàn khóa:
Thời gian của toàn bộ khóa học là 40 ngày, mỗi ngày học 08 tiết, với tổng thời lượng 320 tiết , trong đó:
- Lý thuyết : 108 tiết;
- Thảo luận : 104 tiết;
- Khảo sát thực tế : 88 tiết;
- Kiểm tra, viết thu hoạch : 16 tiết;
- Khai giảng, bế giảng : 04 tiết.
đ) Thời gian, số lượng lớp đào tạo, bồi dưỡng hàng năm:
- Năm 2012: Mở 02 lớp; 60 học viên/lớp; thời gian 05 ngày lớp; thời gian mở lớp tháng 11-2012; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
- Năm 2013: Mở 04 lớp; 115 học viên/lớp; thời gian 15 ngày lớp (kể cả thời gian khảo sát thực tế, kiểm tra, viết thu hoạch, cấp giấy chứng nhận); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
- Năm 2014: Mở 04 lớp; 115 học viên/lớp; thời gian 10 ngày lớp (kể cả thời gian khảo sát thực tế, kiểm tra, viết thu hoạch, cấp giấy chứng nhận); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
- Năm 2015: Mở 04 lớp; 115 học viên/lớp; thời gian 10 ngày lớp (kể cả thời gian khảo sát thực tế, kiểm tra, viết thu hoạch, cấp chứng chỉ); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
2. Lớp đào tạo, bồi dưỡng đối với chức vụ: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã và những người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội:
a) Mục tiêu: Nhằm bồi dưỡng cho học viên những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ và kỹ năng của các chức danh Bí thư, phó Bí thư Đảng ủy xã (Bí thư, Phó Bí thư Chi bộ xã nơi chưa thành lập Đảng ủy xã) và những người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội ở các xã trong tỉnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính; quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
b) Đối tượng, số lượng người tham gia: 644 người, gồm các đối tượng:
+ Bí thư Đảng ủy xã - 92 người;
+ Phó Bí thư Đảng ủy xã - 92 người;
+ Chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc xã - 92 người;
+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã - 92 người;
+ Chủ tịch Hội Nông dân xã - 92 người;
+ Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh xã - 92 người;
+ Bí thư Đoàn TNCSHCM xã - 92 người.
c) Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng:
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã (Bí thư, phó Bí thư Chi bộ xã nơi chưa thành lập Đảng ủy xã) và những người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội xã thực hiện theo nội dung chương trình do Bộ Nội vụ ban hành tại Quyết định số 576/QĐ-BNV ngày 26/6/2012.
d) Thời gian đào tạo, bồi dưỡng toàn khóa:
Thời gian của toàn bộ khóa học là 55 ngày, mỗi ngày học 08 tiết, với tổng thời lượng 440 tiết , trong đó:
- Lý thuyết : 136 tiết;
- Thảo luận và xử lý các bài tập tình huống : 232 tiết;
- Khảo sát thực tế : 52 tiết;
- Kiểm tra, viết thu hoạch : 16 tiết;
- Khai giảng, bế giảng : 04 tiết.
đ) Thời gian, số lượng lớp đào tạo, bồi dưỡng hàng năm:
- Năm 2013: Mở 07 lớp; 92 học viên/lớp; thời gian 20 ngày lớp (kể cả thời gian khảo sát thực tế, kiểm tra, viết thu hoạch, cấp giấy chứng nhận); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
- Năm 2014: Mở 07 lớp; 92 học viên/lớp; thời gian 20 ngày lớp (kể cả thời gian khảo sát thực tế, kiểm tra, viết thu hoạch, cấp giấy chứng nhận); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
- Năm 2015: Mở 07 lớp; 92 học viên/lớp; thời gian 15 ngày lớp (kể cả thời gian khảo sát thực tế, kiểm tra, viết thu hoạch, cấp chứng chỉ); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
3. Lớp đào tạo, bồi dưỡng đối với chức danh Trưởng Công an xã:
a) Mục tiêu: Nhằm bồi dưỡng cho học viên những kiến thức cơ bản về pháp luật, kiến thức quản lý hành chính Nhà nước về an ninh trật tự, các biện pháp nghiệp vụ về phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật ở cơ sở, công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn; các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã. Giúp cho đội ngũ Trưởng Công an xã:
- Nắm được phương thức, thủ đoạn hoạt động của một số loại tội phạm thường hoạt động tại khu vực trung du, miền núi và vùng dân tộc.
- Biết vận dụng những kiến thức cơ bản về quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ chuyên môn vào thực tiễn công tác.
- Nâng cao khả năng: Lập thành thạo, đúng quy trình, quy định đề án, các loại kế hoạch và báo cáo về an ninh trật tự; tiến hành điều tra cơ bản về tình hình có liên quan đến an ninh trật tự; biết cách quản lý thành thạo nhân khẩu, hộ khẩu, quản lý người nước ngoài, quản lý vũ khí, chất nổ, chất cháy tại địa bàn xã.
- Nâng cao khả năng phát hiện nhanh, chính xác các hành vi phá rối an ninh trật tự và tham gia phòng ngừa các hoạt động bạo loạn, phá rối an ninh, trật tự và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Có đạo đức và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc; tuân thủ pháp luật, có tác phong bình tĩnh, linh hoạt, chính xác, khách quan; có khả năng giao tiếp, ứng xử, có thái độ gần gũi thực sự phục vụ nhân dân.
b) Đối tượng, số lượng người tham gia:
- Đối tượng: Trưởng Công an xã khu vực trung du, miền núi và vùng dân tộc đã tốt nghiệp chương trình đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành Quản lý trật tự xã hội ở địa bàn cơ sở hoặc chương trình sơ cấp đào tạo Trưởng, Phó Công an cấp xã.
- Số lượng: 92 người.
c) Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng:
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chức danh Trưởng Công an xã thực hiện theo nội dung chương trình do Tổng Cục xây dựng lực lượng Bộ Công an ban hành tại Quyết định số 9444/QĐ-X11-X14 ngày 14/10/2011.
d) Thời gian đào tạo, bồi dưỡng toàn khóa:
Thời gian của toàn bộ khóa học là 25 ngày, mỗi ngày học 08 tiết, với tổng thời lượng 200 tiết , trong đó:
- Lý thuyết : 112 tiết;
- Nghiên cứu và tự học : 16 tiết;
- Khảo sát thực tế : 48 tiết;
- Kiểm tra, viết thu hoạch : 20 tiết;
- Khai giảng, bế giảng : 04 tiết.
đ) Thời gian, số lượng lớp đào tạo, bồi dưỡng hàng năm:
- Năm 2013: Mở 01 lớp; 92 học viên; thời gian 10 ngày (kể cả thời gian khảo sát thực tế, kiểm tra, viết thu hoạch, cấp giấy chứng nhận); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Công an tỉnh, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
- Năm 2014: Mở 01 lớp; 92 học viên; thời gian 8 ngày (kể cả thời gian khảo sát thực tế, kiểm tra, viết thu hoạch, cấp giấy chứng nhận); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Công an tỉnh, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
- Năm 2015: Mở 01 lớp; 92 học viên; thời gian 7 ngày (kể cả thời gian khảo sát thực tế, kiểm tra, viết thu hoạch, cấp chứng chỉ); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Công an tỉnh,Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
4. Lớp đào tạo, bồi dưỡng đối với chức danh Chỉ huy Trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã:
a) Mục tiêu:
Nhằm nâng cao năng lực công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về: quản lý nhà nước công tác quốc phòng, quân sự, trình độ, kiến thức và kỹ năng thực hành trong triển khai, tổ thức thực hiện nhiệm vụ công tác quốc phòng, quân sự địa phương ở xã.
b) Yêu cầu:
- Thông qua hoạt động công tác quốc phòng, quân sự địa phương ở cơ sở để xác định nội dung bồi dưỡng, chú trọng kỹ năng thực hành;
- Quá trình bồi dưỡng kết hợp chặt chẽ với việc rèn luyện kỷ luật, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chiến đấu, tác phong chỉ huy và thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, kinh nghiệm mới về công tác quốc phòng, quân sự địa phương;
- Sau bồi dưỡng nắm vững các quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, nhận rõ âm mưu thâm độc của kẻ thù, đối tượng tác chiến, có năng lực về quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và tham mưu sát đúng cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về công tác quốc phòng, quân sự địa phương góp phần ổn định tình hình để phát triển kinh tế- xã hội ở cơ sở.
c) Đối tượng, số lượng người tham gia:
- Đối tượng: Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã đương chức đã được đào tạo trình độ Trung cấp chuyên nghiệp ngành Quân sự cơ sở trở lên.
- Số lượng: 92 người
d) Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng:
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chức danh Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự xã thực hiện theo nội dung chương trình do Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 360/QĐ-TM ngày 04/3/2011 của Bộ tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.
đ) Thời gian đào tạo, bồi dưỡng toàn khóa:
Thời gian của toàn bộ khóa học là 36 ngày, mỗi ngày học 08 tiết, với tổng thời lượng 288 tiết, trong đó:
- Lý thuyết : 264 tiết;
- Kiểm tra, viết thu hoạch : 20 tiết;
- Khai giảng, bế giảng : 04 tiết.
e) Thời gian, số lượng lớp đào tạo, bồi dưỡng hàng năm:
- Năm 2013: Mở 01 lớp; 92 học viên; thời gian 12 ngày (kể cả thời gian khảo sát thực tế, kiểm tra, viết thu hoạch, cấp giấy chứng nhận); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Trường Quân sự địa phương, Trường Chính trị và Sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ và Trường Quân sự địa phương.
- Năm 2014: Mở 01 lớp; 92 học viên; thời gian 12 ngày (kể cả thời gian khảo sát thực tế, kiểm tra, viết thu hoạch, cấp giấy chứng nhận); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Trường Quân sự địa phương, Trường Chính trị và Sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ và Trường Quân sự địa phương.
- Năm 2015: Mở 01 lớp; 92 học viên; thời gian 12 ngày (kể cả thời gian khảo sát thực tế, kiểm tra, viết thu hoạch, cấp giấy chứng nhận); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Trường Quân sự địa phương, Trường Chính trị và Sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ và Trường Quân sự địa phương.
5. Lớp đào tạo, bồi dưỡng đối với chức danh công chức Văn phòng - Thống kê xã:
a) Mục tiêu:
Nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng của công chức Văn phòng -Thống kê xã để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo xã thực hiện vai trò quản lý Nhà nước về công tác Văn phòng - Thống kê ở chính quyền xã.
b) Yêu cầu:
- Thông qua qua công tác đào tạo, bồi dưỡng để công chức Văn phòng -Thống kê xã nắm bắt được nguyên tắc, quy định cơ bản của Nhà nước về công tác Văn phòng - Thống kê và vận dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tiễn của công tác Văn phòng - Thống kê xã.
- Quá trình bồi dưỡng kết hợp chặt chẽ với việc rèn luyện kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ Văn phòng - Thống kê, nâng cao kỹ năng giải quyết các công việc trong công tác Văn phòng - Thống kê xã đặt ra.
c) Đối tượng, số lượng người tham gia:
- Đối tượng: Công chức Văn phòng - Thống kê xã.
- Số lượng: 240 người.
d) Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng:
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chức danh công chức Văn phòng - Thống kê xã thực hiện theo nội dung chương trình do Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định số 1896/QĐ-BNV ngày 21/11/2011 của Bộ Trưởng Bộ Nội vụ.
đ) Thời gian đào tạo, bồi dưỡng toàn khóa:
Thời gian của toàn bộ khóa học là 25 ngày, mỗi ngày học 08 tiết, với tổng thời lượng 200 tiết , trong đó:
- Lý thuyết : 166 tiết;
- Ôn tập, kiểm tra : 30 tiết;
- Khai giảng, bế giảng : 04 tiết.
* Phân phối thời gian các môn:
- Quản trị Văn phòng và Văn hóa Công sở : 35 tiết;
- Soạn thảo Văn bản : 33 tiết;
- Nghiệp vụ Văn thư : 32 tiết;
- Nghiệp vụ Lưu trữ : 35 tiết;
- Nghiệp vụ Thống kê : 35 tiết;
- Tin học Văn phòng : 30 tiết.
đ) Thời gian, số lượng lớp đào tạo, bồi dưỡng hàng năm:
- Năm 2013: Mở 02 lớp; 120 học viên/lớp; thời gian 10 ngày (kể cả thời gian kiểm tra, viết thu hoạch, cấp giấy chứng nhận); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Văn phòng UBND tỉnh, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
- Năm 2014: Mở 02 lớp; 120 học viên/lớp; thời gian 8 ngày (kể cả thời gian kiểm tra, viết thu hoạch, cấp giấy chứng nhận); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Văn phòng UBND tỉnh, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
- Năm 2015: Mở 02 lớp; 120 học viên/lớp; thời gian 7 ngày (kể cả thời gian kiểm tra, viết thu hoạch, cấp chứng chỉ); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Văn phòng UBND tỉnh, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
6. Lớp đào tạo, bồi dưỡng đối với chức danh công chức Tư pháp - Hộ tịch xã:
a) Mục tiêu:
Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về pháp luật và nghiệp vụ Tư pháp xã cho đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch xã, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác, giải quyết các công việc đáp ứng yêu cầu công tác tư pháp xã phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn; tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo xã thực hiện vai trò quản lý Nhà nước về công tác Tư pháp - Hộ tịch ở chính quyền xã.
b) Yêu cầu:
Thông qua qua công tác đào tạo, bồi dưỡng để công chức Tư pháp - Hộ tịch xã nắm bắt được:
- Nguyên tắc, quy định cơ bản của của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Đảm bảo tính thiết thực, khoa học, liên thông và phù hợp với tình hính kinh tế - xã hội của tỉnh;
- Đảm bảo cho học viên nắm bắt và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn công việc của công tác Tư pháp - Hộ tịch xã.
- Quá trình đào tạo, bồi dưỡng kết hợp chặt chẽ với việc rèn luyện kỷ năng cơ bản về nghiệp vụ Tư pháp - Hộ tịch xã, nâng cao kỹ năng giải quyết các công việc trong công tác Tư pháp - Hộ tịch xã đặt ra.
c) Đối tượng, số lượng người tham gia:
- Đối tượng: Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã.
- Số lượng: 240 người.
d) Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng:
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chức danh công chức Tư pháp - Hộ tịch xã thực hiện theo nội dung chương trình do Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 454/QĐ-TP ngày 19/3/2012 của Bộ Tư pháp.
đ) Thời gian đào tạo, bồi dưỡng toàn khóa:
Thời gian của toàn bộ khóa học là 40 ngày, mỗi ngày học 08 tiết, với tổng thời lượng 320 tiết , trong đó:
- Phần cơ bản : 100 tiết;
- Phần chuyên môn, nghiệp vụ : 132 tiết;
- Phần hệ thống, khảo sát thực tế : 56 tiết;
- Kiểm tra, viết thu hoạch : 28 tiết;
- Khai giảng, bế giảng : 04 tiết.
đ) Thời gian, số lượng lớp đào tạo, bồi dưỡng hàng năm:
- Năm 2013: Mở 02 lớp; 120 học viên/lớp; thời gian 15 ngày (kể cả thời gian kiểm tra, viết thu hoạch, cấp giấy chứng nhận); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Sở Tư pháp, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
- Năm 2014: Mở 02 lớp; 120 học viên/lớp; thời gian 15 ngày (kể cả thời gian kiểm tra, viết thu hoạch, cấp giấy chứng nhận); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Sở Tư pháp, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
- Năm 2015: Mở 02 lớp; 120 học viên/lớp; thời gian 10 ngày (kể cả thời gian kiểm tra, viết thu hoạch, cấp chứng chỉ); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Sở Tư pháp, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
7. Lớp đào tạo, bồi dưỡng đối với chức danh công chức Tài chính - Kế toán xã:
a) Mục tiêu:
Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về pháp luật và nghiệp vụ Tài chính - Kế toán xã cho đội ngũ công chức Tài chính - Kế toán xã, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác, giải quyết các công việc đáp ứng yêu cầu công tác Tài chính - Kế toán xã phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn; tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo xã thực hiện vai trò quản lý Nhà nước về công tác Tài chính - Kế toán ở chính quyền xã.
b) Yêu cầu:
- Thông qua qua công tác đào tạo, bồi dưỡng để công chức Tài chính - Kế toán xã nắm bắt được nguyên tắc, quy định cơ bản của Nhà nước về công tác Tài chính - Kế toán và vận dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tiễn của công tác Tài chính - Kế toán xã.
- Quá trình bồi dưỡng kết hợp chặt chẽ với việc rèn luyện kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ Tài chính - Kế toán, nâng cao kỹ năng giải quyết các công việc trong công tác Tài chính - Kế toán xã đặt ra.
c) Đối tượng, số lượng người tham gia:
- Đối tượng: Công chức Tài chính - Kế toán xã.
- Số lượng: 240 người
d) Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng:
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chức danh công chức Tài chính - Kế toán xã thực hiện theo nội dung chương trình do Bộ Tài chính ban hành
đ) Thời gian đào tạo, bồi dưỡng toàn khóa:
Thời gian của toàn bộ khóa học là 45 ngày, mỗi ngày học 08 tiết, với tổng thời lượng 360 tiết, trong đó:
- Phần lý thuyết : 170 tiết;
- Phần thảo luận và bài tập : 150 tiết;
- Ôn tập, kiểm tra và thi : 36 tiết;
- Khai giảng, bế giảng : 04 tiết.
đ) Thời gian, số lượng lớp đào tạo, bồi dưỡng hàng năm:
- Năm 2013: Mở 02 lớp; 120 học viên/lớp; thời gian 15 ngày (kể cả thời gian thảo luận, làm bài tập, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Sở Tài chính, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
- Năm 2014: Mở 02 lớp; 120 học viên/lớp; thời gian 15 ngày (kể cả thời gian thảo luận, làm bài tập, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Sở Tài chính, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
- Năm 2015: Mở 02 lớp; 120 học viên/lớp; thời gian 15 ngày (kể cả thời gian thảo luận, làm bài tập, thi, cấp chứng chỉ); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Sở Tài chính, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
8. Lớp đào tạo, bồi dưỡng đối với chức danh công chức Địa chính, Nông nghiệp, Xây dựng và Môi trường xã (gồm 03 phần)
* Phần 1: Phần đào tạo, bồi dưỡng công tác Địa chính - Môi trường
a) Muïc tiêu:
Nhằm cung cấp, trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về lý luận và kỹ năng nghiệp vụ của chức danh công chức Địa chính, Nông nghiệp, Xây dựng và Môi trường (phần công tác Địa chính - Môi trường) nhằm xây dựng đội ngũ công chức Địa chính, Nông nghiệp, Xây dựng và Môi trường xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác, giải quyết các công việc đáp ứng yêu cầu công tác Địa chính - Môi trường xã phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn; tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo xã thực hiện vai trò quản lý Nhà nước về công tác Địa chính - Môi trường ở chính quyền xã.
b) Yêu cầu:
- Thông qua qua công tác đào tạo, bồi dưỡng để công chức Địa chính, Nông nghiệp, xây dựng và Môi trường xã được trang bị kiến thức về lý luận, kỹ năng, nghiệp vụ và nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động về Địa chính - Môi trường trên địa bàn xã và vận dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tiễn về Địa chính - Môi trường ở xã.
- Quá trình bồi dưỡng kết hợp chặt chẽ với việc rèn luyện kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ Địa chính - Môi trường, nâng cao kỹ năng giải quyết các công việc trong công tác Địa chính - Môi trường ở xã đặt ra.
c) Đối tượng, số lượng người tham gia:
- Đối tượng: Công chức Địa chính, Nông nghiệp, Xây dựng và Môi trường xã (phần Địa chính - Môi trường xã).
- Số lượng: 120 người.
d) Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng:
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chức danh công chức Địa chính, Nông nghiệp, Xây dựng và Môi trường (phần công tác Địa chính - Môi trường) xã thực hiện theo nội dung chương trình do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
đ) Thời gian đào tạo, bồi dưỡng toàn khóa:
Thời gian của toàn bộ khóa học là 25 ngày, mỗi ngày học 08 tiết, với tổng thời lượng 200 tiết , trong đó:
- Phần lý thuyết : 105 tiết;
- Phần thực hành : 91 tiết;
- Khai giảng, bế giảng : 04 tiết.
e) Thời gian, số lượng lớp đào tạo, bồi dưỡng hàng năm:
- Năm 2013: Mở 01 lớp; 120 học viên; thời gian 10 ngày (kể cả thời gian kiểm tra, thực hành, cấp giấy chứng nhận); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Sở Tài nguyên và Môi trường, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
- Năm 2014: Mở 01 lớp; 120 học viên; thời gian 8 ngày (kể cả thời gian kiểm tra, thực hành, cấp giấy chứng nhận); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Sở Tài nguyên và Môi trường, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
- Năm 2015: Mở 01 lớp; 120 học viên; thời gian 7 ngày (kể cả thời gian thực hành, thị, cấp giấy chứng nhận); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Sở Tài nguyên và Môi trường, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
* Phần 2: Phần đào tạo, bồi dưỡng công tác Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
a) Mục tiêu:
Nhằm cung cấp, trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về lý luận và kỹ năng nghiệp vụ của chức danh công chức Địa chính, Nông nghiệp, Xây dựng và Môi trường (phần công tác Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhằm xây dựng đội ngũ công chức Địa chính, Nông nghiệp, Xây dựng và Môi trường xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác, giải quyết các công việc đáp ứng yêu cầu công tác Nông nghiệp xã phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn; tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo xã thực hiện vai trò quản lý Nhà nước về công tác Nông nghiệp và phát triển Nông thôn trên địa bàn xã.
b) Yêu cầu:
- Thông qua qua công tác đào tạo, bồi dưỡng để công chức Địa chính, Nông nghiệp, xây dựng và Môi trường xã được trang bị kiến thức về lý luận, kỹ năng, nghiệp vụ và nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động về Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn xã, vận dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tiễn về Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn xã.
- Quá trình bồi dưỡng kết hợp chặt chẽ với việc rèn luyện kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nâng cao kỹ năng giải quyết các công việc trong công tác Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn xã đặt ra.
c) Đối tượng, số lượng người tham gia:
- Đối tượng: Công chức Địa chính, Nông nghiệp, Xây dựng và Môi trường xã.
- Số lượng: 120 người.
d) Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng:
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chức danh công chức Địa chính, Nông nghiệp, Xây dựng và Môi trường xã (phân Nông nghiệp) thực hiện theo nội dung chương trình do Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn ban hành tại quyết định số 2535/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/10/2011.
đ) Thời gian đào tạo, bồi dưỡng toàn khóa:
Thời gian của toàn bộ khóa học là 25 ngày, mỗi ngày học 08 tiết, với tổng thời lượng 200 tiết , trong đó:
- Phần lý thuyết : 111 tiết;
- Phần thực hành : 85 tiết;
- Khai giảng, bế giảng : 04 tiết.
e) Thời gian, số lượng lớp đào tạo, bồi dưỡng hàng năm:
- Năm 2013: Mở 01 lớp; 120 học viên; thời gian 10 ngày (kể cả thời gian kiểm tra, thực hành, cấp giấy chứng nhận); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
- Năm 2014: Mở 01 lớp; 120 học viên; thời gian 8 ngày (kể cả thời gian kiểm tra, thực hành, cấp giấy chứng nhận); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
- Năm 2015: Mở 01 lớp; 120 học viên; thời gian 7 ngày (kể cả thời gian thực hành, thị, cấp chứng chỉ); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
* Phần 3: Phần đào tạo, bồi dưỡng công tác Xây dựng
a) Mục tiêu:
Nhằm cung cấp, trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về lý luận và kỹ năng nghiệp vụ của chức danh công chức Địa chính, Nông nghiệp, Xây dựng và Môi trường (phần công tác Xây dựng) nhằm xây dựng đội ngũ công chức Địa chính, Nông nghiệp, Xây dựng và Môi trường xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác, giải quyết các công việc đáp ứng yêu cầu công tác xây dựng ở xã phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn; tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo xã thực hiện vai trò quản lý Nhà nước về công tác xây dựng trên địa bàn xã.
b) Yêu cầu:
- Thông qua qua công tác đào tạo, bồi dưỡng để công chức Địa chính, Nông nghiệp, xây dựng và Môi trường xã được trang bị kiến thức về lý luận, kỹ năng, nghiệp vụ và nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động về xây dựng trên địa bàn xã, vận dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tiễn về xây dựng trên địa bàn xã.
- Quá trình bồi dưỡng kết hợp chặt chẽ với việc rèn luyện kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ xây dựng, nâng cao kỹ năng giải quyết các công việc trong công tác xây dựng trên địa bàn xã đặt ra.
c) Đối tượng, số lượng người tham gia:
- Đối tượng: Công chức Địa chính, Nông nghiệp, Xây dựng và Môi trường xã.
- Số lượng: 120 người.
d) Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng:
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chức danh công chức Địa chính, Nông nghiệp, Xây dựng và Môi trường xã (phân Xây dựng) thực hiện theo nội dung chương trình do Bộ Xây dựng ban hành tại Quyết định số 952/QĐ-BXD ngày 01/11/2011.
đ) Thời gian đào tạo, bồi dưỡng toàn khóa:
Thời gian của toàn bộ khóa học là 19 ngày, mỗi ngày học 08 tiết, với tổng thời lượng 150 tiết , trong đó:
- Phần lý thuyết : 93 tiết;
- Phần thực hành : 53 tiết;
- Khai giảng, bế giảng : 04 tiết.
e) Thời gian, số lượng lớp đào tạo, bồi dưỡng hàng năm:
- Năm 2013: Mở 01 lớp; 120 học viên; thời gian 7 ngày (kể cả thời gian kiểm tra, thực hành, cấp giấy chứng nhận); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Sở Xây dựng, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
- Năm 2014: Mở 01 lớp; 120 học viên; thời gian 7 ngày (kể cả thời gian kiểm tra, thực hành, cấp giấy chứng nhận); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Sở Xây dựng, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
- Năm 2015: Mở 01 lớp; 120 học viên; thời gian 5 ngày (kể cả thời gian thực hành, thị, cấp chứng chỉ); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Sở Xây dựng, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
9. Lớp đào tạo, bồi dưỡng đối với chức danh công chức Văn hóa - Xã hội xã (gồm 02 phần)
* Phần 1: Phần đào tạo, bồi dưỡng công tác Văn hóa
a) Mục tiêu:
Nhằm cung cấp, trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về lý luận và kỹ năng nghiệp vụ của chức danh công chức Văn hóa - Xã hội (phần Văn hóa) nhằm xây dựng đội ngũ công chức Văn hóa - Xã hội xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác, giải quyết các công việc đáp ứng yêu cầu công tác Văn hóa - Xã hội xã phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn; tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo xã thực hiện vai trò quản lý Nhà nước về công tác Văn hóa - Xã hội trên địa bàn xã.
b) Yêu cầu:
- Thông qua qua công tác đào tạo, bồi dưỡng để công chức Văn hóa - Xã hội xã được trang bị kiến thức về lý luận, kỹ năng, nghiệp vụ và nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch trên địa bàn xã và vận dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tiễn của công tác Văn hóa - Xã hội ở xã.
- Quá trình bồi dưỡng kết hợp chặt chẽ với việc rèn luyện kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ Văn hóa - Xã hội, nâng cao kỹ năng giải quyết các công việc trong công tác Văn hóa - Xã hội xã đặt ra.
c) Đối tượng, số lượng người tham gia:
- Đối tượng: Công chức Văn hóa - Xã hội xã.
- Số lượng: 92 người.
d) Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng:
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chức danh công chức Văn hóa - Xã hội xã thực hiện theo nội dung chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành tại Quyết định số 2190/QĐ-BVHTTDL ngày 15/7/2011 và Quyết định số 4204/QĐ-BVHTTDL ngày 21/12/2011.
đ) Thời gian đào tạo, bồi dưỡng toàn khóa:
Thời gian của toàn bộ khóa học là 34 ngày, mỗi ngày học 08 tiết với tổng thời lượng 272 tiết, trong đó:
- Phần lý thuyết : 104 tiết;
- Phần thảo luận : 96 tiết;
- Khảo sát học tập thực tế : 60 tiết;
- Ôn tập, kiểm tra và thi : 08 tiết;
- Khai giảng, bế giảng : 04 tiết.
đ) Thời gian, số lượng lớp đào tạo, bồi dưỡng hàng năm:
- Năm 2013: Mở 01 lớp; 92 học viên; thời gian 14 ngày (kể cả thời gian thảo luận, khảo sát thực tế, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
- Năm 2014: Mở 01 lớp; 92 học viên; thời gian 10 ngày (kể cả thời gian thảo luận, khảo sát thực tế, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
- Năm 2015: Mở 01 lớp; 92 học viên; thời gian 10 ngày (kể cả thời gian thảo luận, khảo sát thực tế, thi, cấp chứng chỉ); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
* Phần 2: Phần đào tạo, bồi dưỡng công tác Lao động, người có công và Xã hội
a) Mục tiêu:
Nhằm cung cấp, trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về lý luận và kỹ năng nghiệp vụ của chức danh công chức Văn hóa - Xã hội (phần công tác lao động, người có công và xã hội) nhằm xây dựng đội ngũ công chức Văn hóa - Xã hội xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác, giải quyết các công việc đáp ứng yêu cầu công tác Văn hóa - Xã hội xã phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn; tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo xã thực hiện vai trò quản lý Nhà nước về công tác Văn hóa - Xã hội (phần công tác lao động, người có công và xã hội) trên địa bàn xã.
b) Yêu cầu:
- Thông qua qua công tác đào tạo, bồi dưỡng để công chức Văn hóa - Xã hội xã hội (phần công tác lao động, người có công và xã hội) được trang bị kiến thức về lý luận, kỹ năng, nghiệp vụ và nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động về lao động, người có công và xã hội trên địa bàn xã và vận dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tiễn của công tác lao động, người có công và xã hội ở xã.
- Quá trình bồi dưỡng kết hợp chặt chẽ với việc rèn luyện kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ Văn hóa - Xã hội, nâng cao kỹ năng giải quyết các công việc trong công tác Văn hóa - Xã hội xã đặt ra.
c) Đối tượng, số lượng người tham gia:
- Đối tượng: Công chức Văn hóa - Xã hội xã (phụ trách Lao động, Thương binh và Xã hội xã).
- Số lượng: 92 người.
d) Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng:
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chức danh công chức Văn hóa - Xã hội xã thực hiện theo nội dung chương trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tại Quyết định số 838/QĐ-BLĐTBXH ngày 12/7/2011.
đ) Thời gian đào tạo, bồi dưỡng toàn khóa:
Thời gian của toàn bộ khóa học là 25 ngày, mỗi ngày học 08 tiết, với tổng thời lượng 200 tiết , trong đó:
- Phần lý thuyết : 165 tiết;
- Phần thực hành : 19 tiết;
- Ôn tập, kiểm tra và thi : 12 tiết;
- Khai giảng, bế giảng : 04 tiết.
e) Thời gian, số lượng lớp đào tạo, bồi dưỡng hàng năm:
- Năm 2013: Mở 01 lớp; 92 học viên; thời gian 10 ngày (kể cả thời gian kiểm tra, thực hành, cấp giấy chứng nhận); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
- Năm 2014: Mở 01 lớp; 92 học viên; thời gian 8 ngày (kể cả thời gian kiểm tra, thực hành, cấp giấy chứng nhận); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
- Năm 2015: Mở 01 lớp; 92 học viên; thời gian 7 ngày (kể cả thời gian thực hành, thi, cấp giấy chứng nhận); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Sở Nội vụ.
10. Lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức xã:
a) Mục tiêu:
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng Công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức xã nhằm mục đích trang bị, bổ sung, nâng cao kiến thức, kỹ năng về tin học cơ bản và sử dụng các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Trang bị những kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin để cán bộ, công chức xã có cơ sở tiếp nhận và ứng dụng Công nghệ thông tin tại xã.
b) Yêu cầu:
Thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin để cán bộ, công chức xã được trang bị, bổ sung, nâng cao kiến thức, kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trên từng vị trí công tác. Trang bị kỹ năng cơ bản để cán bộ, công chức xã thực hiện soạn thảo các văn bản, phần mềm quản lý và các yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương đối với cán bộ, công chức xã.
c) Đối tượng, số lượng người tham gia:
- Đối tượng: Cán bộ, công chức xã (quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn) bao gồm các chức vụ, chức danh sau:
+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã (Bí thư, Phó Bí thư Chi bộ xã nơi chưa thành lập Đảng ủy xã);
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã;
+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã;
+ Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã;
+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã;
+ Chủ tịch Hội Nông dân xã;
+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã.
* Công chức xã:
+ Trưởng Công an xã;
+ Chỉ huy trưởng Quân sự xã;
+ Văn phòng - Thống kê;
+ Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường;
+ Tài chính - Kế toán;
+ Tư pháp - Hộ tịch;
+ Văn hoá - Xã hội.
- Số lượng: Tổng số cán bộ, công chức 92 xã trong tỉnh được giao theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ là 2.200 người
d) Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng:
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức xã thực hiện theo nội dung chương trình do Bộ Nội vụ ban hành tại Quyết định số số 298/QĐ-BNV ngày 03/4/2012.
đ) Thời gian đào tạo, bồi dưỡng toàn khóa:
Thời gian của toàn bộ khóa học là 38 ngày, mỗi ngày học 08 tiết, với tổng thời lượng 310 tiết, trong đó:
- Tin học cơ bản : 20 tiết;
- Tin học Văn phòng : 196 tiết;
- Bản đảm an toàn, an ninh mạng : 20 tiết;
- Mạng và khai thác thông tin trên mạng : 50 tiết;
- Phần mềm mã nguồn mở : 20 tiết;
- Khai giảng, bế giảng : 04 tiết.
e) Thời gian, số lượng lớp đào tạo, bồi dưỡng hàng năm: Tổng số cán bộ, công chức cần được bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin là 2.200 người; mỗi lớp bình quân từ 30-35 học viên; tổng số lớp cần mở là 65 lớp, cụ thể như sau:
- Năm 2013: Mở 25 lớp; 35 học viên/lớp; thời gian 38 ngày (kể cả thời gian cấp chứng chỉ); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Sở Thông tin và Truyền thông, trường dạy nghề tỉnh, Trung tâm dạy nghề các huyện, thị xã, Trường Chính trị tỉnh và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Do Sở Nội vụ bố trí.
- Năm 2014: Mở 20 lớp; 35 học viên/lớp; thời gian 38 ngày (kể cả thời gian cấp chứng chỉ); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Sở Thông tin và Truyền thông, trường dạy nghề tỉnh, các trung tâm dạy nghề các huyện, thị xã, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Do Sở Nội vụ bố trí.
- Năm 2015: Mở 20 lớp; 35 học viên/lớp; thời gian 38 ngày (kể cả thời gian cấp chứng chỉ); cơ sở đào tạo, bồi dưỡng: Sở Thông tin và Truyền thông, trường dạy nghề tỉnh, các trung tâm dạy nghề các huyện, thị xã, Trường Chính trị và sở Nội vụ tỉnh; địa điểm: Do Sở Nội vụ bố trí.
(Đính kèm bản tổng hợp số liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/9/2009 của Thủ tương Chính phủ giai đoạn 2012 - 2015).
III. KINH PHÍ MỞ CÁC LỚP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
Kinh phí tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng từ Chương trình mục tiêu Quốc gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ và từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nội vụ:
a) Tham mưu UBND tỉnh tổ chức và triển khai Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2012 - 2015. Chủ trì phối hợp Trường Chính trị tỉnh, các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan và UBND các huyện, thị xã tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Chủ trì thống nhất với các cơ sở đào tạo về chương trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và chuẩn bị tài liệu đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.
b) Hàng năm lập kế hoạch chi tiết, dự trù kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã được phân bổ theo Đề án 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2012 - 2015.
c) Tiến hành ký kết hợp đồng với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đủ tư cách pháp nhân, năng lực, điều kiện theo quy định của Nhà nước để tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo kế hoạch, kinh phí chương trình, nội dung đào tạo đã xác định; đảm bảo hiệu quả sử dụng kinh phí và chất lượng đạo tạo bồi dưỡng theo yêu cầu của Đề án 1956/QĐ-TTg .
d) Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan đôn đốc, kiểm tra, giám sát, các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. được giao.
đ) Chuẩn bị các báo cáo về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Đề án 1956/QĐ-TTg phục vụ cho các hội nghị, các đợt kiểm tra theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương.
e) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh tiến hành sơ kết hàng năm và tổng kết 5 năm (giai đoạn 2011-2015) về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã thực hiện theo Đề án 1956/QĐ-TTg .
2. Trường Chính trị tỉnh, các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan và UBND các huyện, thị xã: Phối hợp với Sở Nội vụ triển khai các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định. Cử các giảng viên, báo cáo viên có kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Đề án 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2012 - 2015.
3. Sở Tài chính: Thẩm định kinh phí, lập thủ tục cấp phát kinh phí và thanh quyết toán các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch này./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.