UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2180/QĐ-UBND | Tam Kỳ, ngày 02 tháng 7 năm 2008 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/9/2006 ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 1617/QĐ-UBND ngày 29/5/2006 của UBND Tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghệ thông tin tỉnh Quảng Nam đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 81/2007/NQ-HĐND ngày 25/4/2007 của HĐND tỉnh Quảng Nam về phát triển công nghệ thông tin tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 ;
Xét báo cáo Quy hoạch kèm theo Công văn số 54/STTTT ngày 13/5/2008 ngày 13/5/2008 của Sở Thông tin truyền Thông về việc tiếp thu và chỉnh sửa nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển công nghệ thông tin tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và đề nghị của Sở Kế hoạch & Đầu tư tại Tờ trình số: 159/TTr-SKHĐT, ngày 27 tháng 6 năm 2008,
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghệ thông tin tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến năm 2020, gồm các nội dung chính sau:
I/. Quan điểm phát triển ngành công nghệ thông tin tỉnh Quảng Nam đến năm 2020:
Công nghệ thông tin là công cụ quan trọng hàng đầu để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố có ý nghĩa quyết định chiến lược, làm tăng năng suất lao động, tạo giá trị gia tăng trong phát triển. Ứng dụng công nghệ thông tin phải gắn với quá trình đổi mới và bám sát mục tiêu phát triển KT - XH, được lồng ghép trong các hoạt động chính trị, quản lý, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, công nghệ và an ninh, quốc phòng.
Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông là hạ tầng KT - XH được ưu tiên phát triển, bảo đảm công nghệ hiện đại, quản lý và khai thác hiệu quả, nhằm đáp ứng các nhu cầu của ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin – truyền thông trên địa bàn tỉnh.
Phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin là yếu tố quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển KT - XH và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Công nghiệp công nghệ thông tin là ngành kinh tế được ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển. Khai thác triệt để các lợi thế so sánh, đặc biệt là thế mạnh về vị trí địa lý của tỉnh và tiềm năng về nguồn nhân lực để thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin một cách có hiệu quả.
II. Quy hoạch phát triển ngành công nghệ thông tin tỉnh Quảng Nam đến năm 2020:
1. Định hướng phát triển chung: phấn đấu đưa Quảng Nam đến năm 2020 trở thành một trong những tỉnh có trình độ tiên tiến về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin với một số mục tiêu cơ bản sau đây:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng.
Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin - truyền thông tương thích với sự phát triển KT - XH, đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và người dân.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, bảo đảm có đủ nguồn nhân lực cho nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Chú trọng nâng cao năng lực công nghệ thông tin cho cán bộ quản lý, kinh doanh, đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề nhằm tăng năng lực cạnh tranh, tăng khả năng hợp tác trong quá trình hội nhập quốc tế.
Đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin một cách có hiệu quả, tạo ra bước đột phá về phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.
a) Vùng đồng bằng ven biển:
Định hướng triển công nghệ thông tin của vùng này là xây dựng mạng viễn thông hiện đại, băng thông rộng, cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của nhân dân. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu xây dựng chính quyền điện tử. Xây dựng mạng WAN băng thông rộng kết nối các Sở, ban, ngành trong khu vực thành phố, thị xã. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao năng lực điều hành, quản lý của các cơ quan Nhà nước làm công cụ hữu ích cho cải cách hành chính. Phát triển các hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin về các ngành khác,... Đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến, hình thành và thúc đẩy phát triển môi trường giao dịch và thương mại điện tử thuận lợi, tin cậy. Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp phần cứng và điện tử tại các khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc và khu kinh tế mở Chu Lai. Xây dựng trung tâm công nghiệp phần mềm tỉnh Quảng Nam nằm trong khu kinh tế mở Chu Lai. Đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp sản xuất phần mềm, các doanh nghiệp cung cấp nội dung thông tin tại Tam Kỳ và khu kinh tế mở Chu Lai.
b) Vùng trung du, miền núi: định hướng phát triển của vùng này là chú trọng phát triển mở rộng mạng lưới viễn thông, phổ cập dịch vụ viễn thông và Internet. Phát triển các trung tâm công nghệ thông tin phục vụ cộng đồng và điểm truy cập Internet công cộng, tăng cường hỗ trợ máy tính giá rẻ và có tương tác thuận tiện (có tiếng việt),… Tăng cường phổ biến kiến thức và nâng cao nhận thức về CNTT. Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào việc cung cấp thông tin khoa học và công nghệ nhằm thay đổi phương thức canh tác truyền thống, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin (hỗ trợ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ phần mềm, các công cụ tiện ích quản trị máy tính và mạng, giảm chi phí bản quyền phần mềm), phát triển công nghiệp nội dung số phục vụ đời sống văn hóa và ngôn ngữ bản địa. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và y tế nhằm nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống nhân dân. Triển khai chương trình phổ cập tin học và nối mạng tri thức cho thanh niên nông thôn nhằm từng bước đưa CNTT thâm nhập vào đời sống của nông dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Từng bước tin học hóa quản lý hoạt động hành chính, trao đổi thông tin điều hành tác nghiệp.
- Chính phủ điện tử: 90% - 100% đơn vị tra cứu, khai thác, cập nhật được các văn bản Quy phạm pháp luật qua mạng, triển khai ứng dụng đồng bộ các phần mềm dùng chung, các chương trình hỗ trợ quản lý và điều hành tác nghiệp. Trên 90% các cơ quan đơn vị thực hiện thành thạo việc trao đổi thông tin qua mạng với Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh theo yêu cầu được phân công. 100% các cơ quan, cán bộ công chức làm việc trên máy tính đều có hộp thư điện tử để trao đổi thông tin qua mạng Internet. 100% các cơ quan có hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý chuyên ngành. Xây dựng và khai thác ứng dụng có hiệu quả 15 hệ thống cơ sở dự liệu trọng điểm. Đối với các cơ quan Đảng, thực hiện tốt các mục tiêu, nội dung thuộc Dự án 06 của tỉnh.
- Doanh nghiệp điện tử: công nghệ thông tin được ứng dụng phổ biến trong các doanh nghiệp. Khoảng 70% doanh nghiệp đầu tư máy tính, ứng dụng các chương trình soạn thảo văn bản, quản lý tài chính và nhân sự. Khoảng 60% doanh nghiệp kết nối Internet, khai thác mạng thông tin trên mạng và hệ thống thư điện tử. Khoảng 30% doanh nghiệp có Website và khoảng 30% doanh nghiệp tham gia giao dịch thương mại điện tử.
- Công dân điện tử: 100% cán bộ, công chức tại các cơ quan cấp tỉnh, huyện, được đào tạo cơ bản về tin học, đào tạo nghiệp vụ chung cho ứng dụng công nghệ thông tin. Tỉnh có đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin cao cấp được đào tạo chính quy ... có đủ năng lực quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn đối với toàn bộ hệ thống thông tin của tỉnh. Phổ cập kiến thức công nghệ thông tin cho 100% cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên đại học và cao đẳng, giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và giáo viên THPT; 50% giáo viên THCS. Triển khai việc dạy tin học cho các trường phổ thông đảm bảo đến năm 2010, dạy tin học cho đại đa số học sinh THPT, 30% học sinh THCS. Phổ cập kiến thức công nghệ thông tin cho 50% số lao động trong các doanh nghiệp và trên 30% dân cư.
- Công nghiệp công nghệ thông tin: Thu hút đầu tư lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, hỗ trợ phát triển công nghiệp sản xuất phần mềm, phần cứng. Hình thành và phát triển khu công nghiệp phần cứng và công viên phần mềm. Công nghiệp Công nghệ thông tin chiếm tỷ trọng 0,5% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh.
- Hạ tầng công nghệ thông tin: Đạt chỉ tiêu 39 - 44 máy điện thoại/100 dân, kết Internet băng rộng tới 100% huyện và các cơ quan từ cấp huyện trở lên; 100% các cơ quan trong hệ thống Chính trị có mạng LAN, kết nối mạng WAN và mạng Internet tốc độ cao; 100% các trường từ THPT trở lên, 60% trường trung học cơ sở và các cơ sở y tế đều có mạng LAN và kết nối Internet.
- Chính phủ điện tử: 100% đơn vị tra cứu, khai thác, cập nhật được các văn bản Quy phạm pháp luật qua mạng, triển khai ứng dụng đồng bộ các phần mềm dùng chung, các chương trình hỗ trợ quản lý và điều hành tác nghiệp. 100% các cơ quan đơn vị thực hiện thành thạo việc trao đổi thông tin qua mạng với Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh theo yêu cầu được phân công, 100% các cơ quan, cán bộ công chức làm việc trên máy tính. Phát triển trên 15 dịch vụ công phục vụ nhân dân và doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp điện tử: công nghệ thông tin được ứng dụng phổ biến trong các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên 80% doanh nghiệp đầu tư máy tính, ứng dụng các chương trình soạn thảo văn bản, quản lý tài chính và nhân sự. Trên 75% doanh nghiệp kết nối Internet, khai thác mạng thông tin trên mạng và hệ thống thư điện tử. Trên 50% doanh nghiệp có Website và khoảng 60 % doanh nghiệp tham gia giao dịch thương mại điện tử.
- Công dân điện tử: 100% cán bộ, công chức tại các cơ quan cấp tỉnh, huyện, đa số cán bộ chủ chốt ở các xã, phường và thị trấn trong toàn tỉnh được đào tạo nghiệp vụ chung và đào tạo chuyên ngành ứng dụng công nghệ thông tin. 100% các sở, ban, ngành, cơ quan Đảng có cán bộ chuyên trách CNTT và đa số cơ quan đơn vị đã có cán bộ CIO.. 100% giáo viên tất cả các cấp sử dụng thành thạo máy tính, từng bước thay thế giáo án truyền thống bằng giáo án điện tử. 100% sinh viên đại học, cao đẳng, THCN và dạy nghề, 100% học sinh trung học phổ thông, 60% học sinh trung học cơ sở có khả năng sử dụng máy tính và khai thác Interrnet. Một bộ phận lớn nhân dân và trên 80% thanh niên ở các thị xã, thị trấn, các khu công nghiệp có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác Internet. Các doanh nghiệp lớn có đủ nhân lực để có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý, điều hành, quảng bá thương hiệu, tiếp thị, mở rộng thị trường, giám sát, tự động hoá các quy trình sản xuất, thiết kế, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm,…
- Công nghiệp công nghệ thông tin: thu hút đầu tư lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung. Phát triển khu công nghiệp phần cứng và công viên phần mềm. Đến năm 2015 giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ thông tin chiếm khoảng 1% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh.
- Hạ tầng công nghệ thông tin: 100% các cơ quan trong hệ thống Chính trị có mạng LAN, kết nối mạng WAN và mạng Internet tốc độ cao; 60% các trường THCS, các cơ sở y tế đều có mạng LAN và kết nối Internet. 100% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh được kết nối mạng WAN, Internet.
- Chính phủ điện tử: Hoàn thành việc xây dựng Quảng Nam thành tỉnh điện tử. Cổng điện tử của tỉnh kết nối với tất cả cơ quan đơn vị trong tỉnh, liên kết được các cơ sở dữ liệu của tất cả các sở, ban, ngành, đảm bảo cung cấp các dịch vụ công qua mạng. Các hoạt động tác nghiệp của các cơ quan ban ngành sẽ thực hiện qua mạng, trực tuyến.
- Doanh nghiệp điện tử: 100% doanh nghiệp sử dụng Internet, thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Công dân điện tử: Mọi người dân đều có thể truy cập Internet. Giao tiếp giữa chính quyền và người dân chủ yếu thông qua Internet, qua hệ thống các dịch vụ công mà Cổng điện tử của tỉnh cung cấp. Người dân ở vùng sâu, vùng xa cũng được hưởng quyền truy cập thông tin vào mạng Internet. Các phương tiện truy cập Internet khi đó sẽ hội tụ các chức năng: điện thoại, máy tính, TV, đài gọi là các thiết bị đầu cuối. 100% các hộ gia đình đều có các phương tiện để truy cập Internet.
- Công nghiệp công nghệ thông tin: phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Quảng Nam trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin đạt trình độ khu vực và quốc tế, đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực cho xuất khẩu chuyên gia và nhu cầu của cả khu vực duyên hải miền Trung. Công nghiệp phần mềm và nghiệp nội dung phát triển mạnh, có một số doanh nghiệp sản xuất các thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin của tỉnh có đủ khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ CNTT khu vực duyên hải miền Trung và cả nước.
- Hạ tầng công nghệ thông tin: Hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin của tỉnh, mạng viễn thông công cộng và mạng chuyên dụng của tỉnh kết nối đến 100% xã, phường. 100% xã/phường được đầu tư máy tính và được triển khai ứng dụng các chương trình phần mềm đồng bộ với các cơ quan đơn vị các cấp trong tỉnh. 100% các cơ sở y tế, 100% các trường học từ THCS trở lên và trên 50% các trường tiểu học có mạng LAN và kết nối Internet băng rộng.
- 100% cán bộ, công chức tại các cơ quan cấp tỉnh, huyện, đa số cán bộ chủ chốt ở các xã, phường và thị trấn được đào tạo cơ bản về tin học, đào tạo nghiệp vụ chung và đào tạo chuyên ngành ứng dụng công nghệ thông tin.
- Các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh có cán bộ lãnh đạo được đào tạo về quản lý và điều hành các dự án công nghệ thông tin và được tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm ở trong nước hoặc ở các nước có nền công nghệ thông tin phát triển.
- Mỗi cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, huyện có 2 đến 3 cán bộ, cấp xã có 1 cán bộ được đào tạo chuyên về công nghệ thông tin.
- Quảng Nam có đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin cao cấp được đào tạo chính quy,... có đủ năng lực quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn đối với toàn bộ hệ thống thông tin của tỉnh.
- Các doanh nghiệp lớn có đủ nhân lực để có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý, điều hành, quảng bá thương hiệu, tiếp thị, mở rộng thị trường, giám sát, tự động hoá các quy trình sản xuất, thiết kế, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm,…
- Đa số các doanh nghiệp có lãnh đạo, cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức thương mại điện tử, cách thức tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử, đảm bảo nguồn lực và sử dụng nguồn lực phát triển thương mại điện tử, phương pháp đánh giá kết quả, hiệu quả sử dụng thương mại điện tử,...
- 100% giáo viên tất cả các cấp được đào tạo tin học cơ bản và đào tạo nghiệp vụ chung; từng bước thay thế giáo án truyền thống bằng giáo án điện tử.
- Phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng các ứng dụng và dịch vụ công nghệ thông tin đến 100% sinh viên đại học, cao đẳng, THCN và dạy nghề, 100% học sinh trung học phổ thông, 60% học sinh trung học cơ sở.
- 100% số trường học và trung tâm giáo dục thường xuyên có lãnh đạo, cán bộ được đào tạo về ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao năng lực quản lý giáo dục.
- 100% cán bộ, viên chức trong các bệnh viện tỉnh, huyện được đào tạo cơ bản về tin học, đào tạo nghiệp vụ chung.
- Đa số cơ sở y tế có cán bộ được đào tạo chuyên về công nghệ thông tin. 100% cơ sở y tế trọng điểm có cán bộ, lãnh đạo được đào tạo về quản lý điều hành các dự án công nghệ thông tin, tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin ở trong nước hoặc ngoài nước.
4.5. Phổ cập tin học đến các tầng lớp nhân dân:
- Bảo đảm một bộ phận lớn nhân dân và trên 80% thanh niên ở các thị xã, thị trấn, các khu công nghiệp có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác Internet.
- 100% số xã có điểm bưu điện văn hoá xã và trung tâm giáo dục cộng đồng được kết nối Internet và trở thành trung tâm thông tin, văn hoá, giáo dục, thực hiện hướng dẫn và hỗ trợ khai thác thông tin tri thức, từng bước đưa công nghệ thông tin thâm nhập vào đời sống của nông dân, thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị.
5. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành công nghệ thông tin đến tỉnh Quảng Nam:
Tổng đầu tư giai đoạn 2007 - 2015 là 563,488 tỷ đồng, trong đó:
- Đầu tư từ ngân sách là 309,638 tỷ đồng, chiếm 54,9% tổng vốn đầu tư, trong đó từ ngân sách của tỉnh là: 233,928 tỷ đồng (bình quân một năm khoảng 26 tỷ đồng), chiếm 41,5% tổng vốn đầu tư; từ Trung ương là 75,710 tỷ đồng, chiếm 13,4% tổng vốn đầu tư. Vốn ngân sách của tỉnh và trung ương chủ yếu sẽ được tập trung đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng mạng thông tin, đào tạo nguồn nhân lực và triển khai các ứng dụng CNTT cho các cơ quan trong hệ thống chính trị và một phần cho các dự án tại khối các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở y tế. Tập trung đầu tư:
+ Hạ tầng: Xây dựng hệ thống mạng thông tin và trang bị thêm máy tính
+ Ứng dụng công nghệ thông tin: triển khai các dự án ứng dụng công nghệ thông tin quan trọng tại các cơ quan trong hệ thống chính trị, các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, y tế.
+ Đào tạo nhân lực công nghệ thông tin: triển khai các dự án đào tạo công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức tại các cơ quan trong hệ thống chính trị.
- Đầu tư từ các nguồn khác: 253,850 tỷ đồng, chiếm 45%
+ Vốn ODA là 246,500 tỷ đồng, chiếm 43,7% tổng vốn đầu tư, được đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng mạng thông tin, trang bị thêm máy tính và đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở y tế trong tỉnh và xây dựng trung tâm đào tạo công nghệ thông tin tỉnh Quảng Nam.
+ Vốn các doanh nghiệp đầu tư 7,4 tỷ đồng, chiếm 1,3% tổng vốn đầu tư, chủ yếu phục vụ kết nối Internet băng rộng đến tất cả các điểm văn hoá cộng đồng trong tỉnh, và đào tạo nâng cao năng lực thương mại điện tử cho doanh nghiệp.
Điều 2. Phân công trách nhiệm
- Sở Thông tin truyền thông căn cứ theo Quy hoạch được duyệt phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện và quản lý thực hiện theo quy hoạch
- Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính -Vật giá phối hợp với các ngành chức năng theo dõi giám sát xây dựng, thực hiện các dự án theo quy hoạch và tìm kiếm, cân đối các nguồn vốn để thực hiện quy hoạch.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Sở Thông tin truyền thông, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Nam, Chủ tịch UBND huyện, thành phố và Thủ trưởng các ngành, địa phương có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.