ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2175/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 08 tháng 10 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 439/QĐ-UBDT ngày 13/8/2015 của Ủy ban Dân tộc về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020 (Giai đoạn I);
Xét Tờ trình số 245/BDT-CSTTĐB ngày 17/7/2015 của Ban Dân tộc về việc đề nghị phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015 - 2020.
Điều 2. Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc triển khai thực hiện Kế hoạch.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi
nhận: |
KT.CHỦ
TỊCH |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG
TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2015
- 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2175/QĐ-UBND ngày 08/10/2015 của UBND tỉnh)
a) Mục đích: Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về hôn nhân gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS, nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực; phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hạn chế và ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS.
b. Yêu cầu:
- Quán triệt nội dung Quyết định số 498/QĐ-TTg, ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015 - 2025.
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, cung cấp thông tin, phổ biến pháp luật; truyền thông, vận động, tư vấn, can thiệp hỗ trợ,... nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng, nhất là ở các địa bàn ở vùng DTTS có tỷ lệ hoặc nguy cơ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cao.
- Đề cao trách nhiệm và huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào DTTS tham gia công tác tuyên truyền, vận động xóa bỏ những hủ tục lạc hậu trong hôn nhân còn tồn tại ở một số DTTS.
- Tăng cường quản lý, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình.
- Phân công trách nhiệm cụ thể, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.
2. Đối tượng, phạm vi thực hiện:
a) Phạm vi thực hiện: Tại các thôn, buôn, địa bàn có đông đồng bào DTTS đang sinh sống, ưu tiên những nơi có tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cao trên địa bàn tỉnh.
b) Đối tượng:
- Thanh niên, vị thành niên (nam/nữ) là người DTTS chưa kết hôn, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
- Phụ huynh học sinh của nam, nữ thanh niên DTTS trong độ tuổi vị thành niên.
- Già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào DTTS, cán bộ cơ sở tham gia tuyên truyền, ngăn ngừa tảo hôn và kết hôn cận huyết thống ở vùng DTTS.
a) Khảo sát, đánh giá thực trạng:
- Khảo sát, đánh giá, xác định về nhận thức, hiểu biết và nhu cầu thông tin của đồng bào DTTS đối với các quy định của pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình. Xác định các thông điệp, phương thức truyền thông, xây dựng, triển khai các mô hình can thiệp phù hợp với cộng đồng.
- Khảo sát, thu thập thông tin, đánh giá thực trạng và kết quả thực hiện Kế hoạch hàng năm và giai đoạn 2015-2020;
b) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào DTTS:
- Hướng dẫn, triển khai các hoạt động phù hợp với các yếu tố về văn hóa, giới, lứa tuổi và dân tộc để tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, vận động xóa bỏ những hủ tục lạc hậu và ngăn ngừa, hạn chế tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: mở các chuyên trang, chuyên mục trên Báo Lâm Đồng, trang thông tin điện tử, đài Phát thanh truyền hình và qua hệ thống thông tin, truyền thanh tuyến xã;
- Cung cấp tài liệu, sản phẩm truyền thông (tiếng Việt, tiếng dân tộc);
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật; xây dựng tiểu phẩm đĩa CD hình truyền thông;
- Tuyên truyền, vận động thông qua hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật; qua các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí tại cộng đồng và lưu động tại thôn bản;
- Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, vận động với các hoạt động giao lưu văn hóa, lễ hội, hoạt động hòa giải tại cộng đồng, các cuộc họp, hội nghị, sinh hoạt của chính quyền, đoàn thể, hoạt động ngoại khóa trong trường học, các câu lạc bộ, các tổ, nhóm;
- Đề cao và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào DTTS tham gia thực hiện tuyên truyền, vận động đồng bào xóa bỏ những hủ tục lạc hậu và phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
c) Biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm tuyên truyền:
- Tài liệu hệ thống hóa các văn bản pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình;
- Tài liệu hướng dẫn, tìm hiểu pháp luật về hôn nhân và gia đình; về tác hại, hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;
- Tài liệu giới thiệu về những phong tục, tập quán tốt đẹp của các dân tộc trong hôn nhân và những hủ tục lạc hậu trong hôn nhân cần vận động xóa bỏ;
- Tài liệu hỏi - đáp pháp luật về hôn nhân, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;
- Những nội dung cần biết về pháp luật hôn nhân và gia đình; về tảo hôn, kết hôn cận huyết thống;
- Tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình trên hệ thống truyền thanh cơ sở;
- Sổ tay tuyên truyền các loại (như: sổ tay tuyên truyền viên thôn bản; sổ tay lồng ghép tuyên truyền ngăn ngừa tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và chăm sóc sức khỏe sinh sản;...);
- Sách, tài liệu nghiên cứu, tham khảo liên quan khác;
- Tờ rơi, tờ gấp, pa nô, áp phích, tranh cổ động, khẩu hiệu,... tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình;
- Xây dựng tiểu phẩm, đĩa CD hình truyền thông; xây dựng chuyên mục, chương trình tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan trên đài, báo, ...
d) Xây dựng, triển khai, nhân rộng mô hình điểm:
- Nghiên cứu, triển khai các hoạt động truyền thông, vận động, tư vấn, can thiệp nhằm thay đổi hành vi, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS;
- Lựa chọn 2 huyện, mỗi huyện xây dựng 2 mô hình điểm phù hợp (01 mô hình triển khai ở xã, 01 mô hình triển khai ở trường học) để triển khai thực hiện trong 3 năm (2016-2018).
- Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm thực hiện mô hình điểm (năm 2018) và triển khai nhân rộng đối với địa bàn vùng DTTS có tỷ lệ/nguy cơ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao (từ năm 2019: dự kiến triển khai tại 3 huyện, mỗi huyện 02 mô hình).
đ) Tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực:
- Biên soạn, cung cấp tài liệu tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình trong đồng bào DTTS;
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình trong đồng bào DTTS;
- Hỗ trợ, cung cấp tài liệu, sản phẩm truyền thông liên quan về hôn nhân và gia đình cho các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện tuyên truyền và ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và nhân nhân cận huyết thống ở vùng DTTS;
e) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn hóa, lễ hội; tham quan học tập kinh nghiệm.
- Cung cấp thông tin, trao đổi, thảo luận, tuyên truyền, phổ biến và kiến nghị, đề xuất nhằm hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS.
- Tổ chức thăm quan, học hỏi kinh nghiệm trong nước nhằm nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia thực hiện Kế hoạch.
a) Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch cho giai đoạn 2015-2020 là 11.710,4 triệu đồng (Mười một tỷ, bảy trăm mười triệu đồng), trong đó:
- Năm 2015: 1.935,4 triệu đồng;
- Năm 2016: 1.954,4 triệu đồng;
- Năm 2017: 1.954,4 triệu đồng;
- Năm 2018: 2.004,4 triệu đồng;
- Năm 2019: 1.904,4 triệu đồng;
- Năm 2020: 1.957,4 triệu đồng.
b) Nguồn kinh phí: Nguồn ngân sách Trung ương theo Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Chi tiết tại Phụ lục đính kèm.
a) Ban Dân tộc là cơ quan chủ trì tổ chức, hướng dẫn triển khai thực hiện Kế hoạch; theo dõi, kiểm tra, tổng hợp, sơ kết, tổng kết tình hình và kết quả thực hiện; định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh, Ủy ban Dân tộc theo quy định.
b) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc tham mưu UBND tỉnh đề xuất các cơ quan Trung ương bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện Kế hoạch, phân bổ nguồn kinh phí cho các sở, ngành, địa phương có liên quan thực hiện và hướng dẫn thanh quyết toán theo quy định.
c) Các sở, ban, ngành có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động lồng ghép các chương trình, đề án, dự án có liên quan để thực hiện có hiệu quả nội dung Kế hoạch.
d) UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:
- Chỉ đạo Phòng Dân tộc huyện, thành phố (hoặc cơ quan làm công tác dân tộc cấp huyện) chủ trì, phối hợp với các phòng, cơ quan chức năng và UBND các phường, xã, thị trấn tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch, đảm bảo phù hợp với tình hình điều kiện cụ thể của địa phương.
- Định kỳ 06 tháng và trước ngày 15/12 hàng năm tổng hợp, báo cáo gửi Ban Dân tộc về tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch theo quy định./.
KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TẢO
HÔN, HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH LÂM ĐỒNG
GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Kèm theo Quyết định số
2175/QĐ-UBND ngày 08/10/2015 của
UBND tỉnh Lâm Đồng)
Đơn vị tính: triệu đồng
Stt |
Nội dung |
Kinh phí của các năm thực hiện Đề án |
||||||
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
Tổng cộng |
||
1 |
Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, số liệu liên quan về tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và đánh giá kết quả thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh |
|
50 |
|
50 |
|
|
100 |
2 |
Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong hôn nhân và tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống |
86,4 |
86,4 |
86,4 |
86,4 |
86,4 |
86,4 |
518,4 |
3 |
Tổ chức biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm truyền thông liên quan về hôn nhân và gia đình |
426 |
426 |
426 |
426 |
426 |
426 |
2.556 |
4 |
Xây dựng triển khai thực hiện mô hình điểm đối với một số địa bàn vùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ hoặc nguy cơ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cao |
|
160 |
160 |
160 |
180 |
180 |
840 |
5 |
Tập huấn phổ biến giáo dục pháp luật nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện Đề án |
750 |
730 |
730 |
730 |
730 |
730 |
4.400 |
6 |
Hoạt động chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án |
673 |
502 |
552 |
552 |
482 |
535 |
3.296 |
a |
Chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án |
223 |
152 |
202 |
202 |
132 |
185 |
1.096 |
b |
Tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm tại các tỉnh phía Bắc |
450 |
350 |
350 |
350 |
350 |
350 |
2.200 |
|
Cộng |
1.935,4 |
1.954,4 |
1.954,4 |
2.004,4 |
1.904,4 |
1.957,4 |
11.710,4 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.