CHỦ TỊCH NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/QĐ-CTN | Hà Nội , ngày 26 tháng 03 năm 1999 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC SỐ 21/QĐ-CTN NGÀY 26 THÁNG 3 NĂM 1999 VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN NGHỊ ĐỊNH THƯ THỨ 2 SỬA ĐỔI HIỆP ƯỚC THÂN THIỆN VÀ HỢP TÁC ĐÔNG NAM Á
CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào khoản 10 Điều 103 của Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào pháp lệnh về ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 24 tháng 8 năm 1998;
Xét đề nghị của Chính phủ tại công văn số 241/CP-TCQT ngày 10 tháng 3 năm 1999.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Phê chuẩn nghị định thư thứ 2 sửa đổi Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (sửa đoạn 3 Điều 18 của Hiệp ước).
Điều 2.- Bộ trưởng Bộ ngoại giao có trách nhiệm làm thủ tục đối ngoại về việc Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn Nghị định thư thứ 2 sửa đổi Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á và thông báo cho các cơ quan hữu quan ngày bắt đầu có hiệu lực của Nghị định thư đối với Việt Nam.
Điều 3.- Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
NGHỊ ĐỊNH THƯ THỨ HAI
SỬA ĐỔI HIỆP ƯỚC THÂN THIỆN VÀ HỢP TÁC ĐÔNG NAM Á
Chính phủ Brunei Darussalam
Chính phủ Vương quốc Campuchia
Chính phủ Cộng hoà Inđônêsia
Chính phủ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
Chính phủ Malaysia
Chính phủ Liên bang Mianma
Chính phủ Cộng hoà Philippin
Chính phủ Cộng hoà Xingapo
Chính phủ Vương quốc Thái Lan
Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chính phủ Papua Niu Ghinê
Sau đây được gọi là các bên tham gia
Mong muốn bảo đảm có phương cách thích hợp để tăng cường hợp tác với tất cả các dân tộc yêu chuộng hoà bình, cả trong và ngoài Đông Nam Á và, đặc biệt là, các Quốc gia láng giềng của khu vực Đông Nam Á;
Xem xét Đoạn 5 phần Mở đầu của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á, ký tại Denpasa, Bali ngày 24 tháng 2 năm 1976 (sau đây gọi là Hiệp ước Thân thiện) đề cập tới nhu cầu hợp tác với tất cả các dân tộc yêu chuộng hoà bình, cả trong và ngoài Đông Nam Á, nhằm tăng cường hoà bình, ổn định và hoà hợp thế giới.
Nay thoả thuận như sau:
Điều I
Điều 18, Đoạn 3, của Hiệp ước Thân thiện sẽ được sửa đổi như sau:
"Các quốc gia ngoài khu vực Đông Nam Á cũng có thể tham gia Hiệp ước này với sự đồng ý của tất cả các quốc gia Đông Nam Á, cụ thể là, Brunei Darussalam, Vương quốc Campuchia, Cộng hoà Inđônêsia, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Malaysia, Liên bang Mianma, Cộng hoà Philippin, Cộng hoà Xingapo, Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".
Điều II
Nghị định thư này cần phải được phê chuẩn và sẽ có hiệu lực kể từ ngày Văn bản Phê chuẩn cuối cùng của các bên tham gia được nộp lưu chiểu
Ký kết tại Manila, ngày hai mươi lăm tháng Bảy năm một ngàn chín trăm chín mươi tám.
Thay mặt Brunei Darussalam
Hoàng tử Mohamed Bolkiah
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Thay mặt Vương quốc Campuchia
Chem Widhya
Đặc phái viên Chính phủ Vương quốc Campuchia
Thay mặt Cộng hoà Inđônêsia
Ali Alatas
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Thay mặt Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
Somsavat Lengsavad
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Thay mặt Malaysia
Datuk Seri Abdullah Haji Ahmad Badawi
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Thay mặt Liên bang Mianma
U Ohn Gyaw
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Thay mặt Cộng hoà Pilippin
Domingo L. Siazon, Jr.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Thay mặt Cộng hoà Xingapo
S Jayakumar
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Thay mặt Vương quốc Thái lan
Surin Pitsuwan
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Thay mặt Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Nguyễn Mạnh Cầm
Phó Thủ tướng Kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Thay mặt Papua Niu Ghinê
Roy Yaki
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.