ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2015/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 27 tháng 04 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ DANH MỤC HỖ TRỢ MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, MÁY MÓC THIẾT BỊ, CÔNG CỤ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN SẢN PHẨM SAU THU HOẠCH CỦA DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 551/QĐ-TTG NGÀY 04/4/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn bản đặc biệt khó khăn;
Căn cứ Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, xã biên giới vào diện đầu tư Chương trình 135 năm 2014 và năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 582/QĐ-UBDT ngày 18/12/2013 của Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi vào diện đầu tư của Chương trình 135;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18/11/2013 của Ủy ban Dân tộc - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn bản đặc biệt khó khăn;
Căn cứ Thông tư số 46/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Quyết định 551/QĐ-TTg ngày 04/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình 135 về hỗ trợ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 33/TTr-SNN ngày 08/4/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành định mức hỗ trợ phát triển sản xuất và danh mục hỗ trợ một số loại cây trồng, vật nuôi, máy móc thiết bị, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch của dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 theo Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ với những nội dung chủ yếu sau:
1. Đối tượng:
1.1. Hộ nghèo, cận nghèo theo quy định hiện hành, hiện đang sinh sống tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
1.2. Nhóm hộ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 của Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18/11/2013 của Ủy ban Dân tộc - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng.
2. Phạm vi áp dụng: Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Kon Tum được quy định tại Quyết định số 2405/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 582/QĐ-UBDT ngày 18/12/2013 của Ủy ban Dân tộc (sau đây gọi tắt là vùng dự án) và các quyết định bổ sung xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Dân tộc hàng năm.
Điều 2. Nội dung và mức hỗ trợ cụ thể:
1. Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí cho các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công giúp người dân nâng cao kiến thức phát triển kinh tế hộ gia đình, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiếp cận tín dụng, thông tin thị trường, sử dụng đất đai có hiệu quả, gồm có:
1.1. Bồi dưỡng giảng viên tập huấn, mức hỗ trợ tối đa không quá 300.000 đồng/buổi.
1.2. Hỗ trợ tiền lưu trú qua đêm cho giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thuê phòng nghỉ (nếu phải nghỉ qua đêm) tối đa không quá 150.000 đồng/người/đêm.
1.3. Hỗ trợ tiền ăn, nước uống cho giảng viên, hướng dẫn viên thực hành không quá 100.000 đồng/người/ngày.
1.4. Hỗ trợ tiền đi, lại cho giảng viên, hướng dẫn viên thực hành theo giá cước giao thông công cộng.
1.5. Hỗ trợ cho hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật 150.000 đồng/người/ngày.
1.6. Đơn vị tổ chức tập huấn bố trí chỗ ở cho các học viên thì đơn vị được hỗ trợ chi phí dịch vụ: Chi phí điện, nước, chi phí khác (nếu có); trường hợp thuê chỗ ở cho học viên thì được hỗ trợ 100% chi phí. Mức hỗ trợ tối đa không quá 150.000 đồng/người/ngày.
1.7. Hỗ trợ tiền đi lại cho học viên theo giá giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học xa nơi cư trú từ 15 km trở lên; đối với nơi không có phương tiện giao thông công cộng thanh toán theo mức khoán tối đa không quá 150.000 đồng/người/khóa học.
1.8. Hỗ trợ tiền ăn không quá 25.000 đồng/ngày thực học/người (tổ chức tại xã, phường, thị trấn) và 50.000 đồng/ngày thực học/người (tổ chức tại huyện, thành phố).
1.9. Hỗ trợ tiền nước uống và văn phòng phẩm, phô tô tài liệu, hội trường cho người dân trong thời gian tập huấn không quá 50.000 đồng/người/ngày.
1.10. Chi phí quản lý lớp học: Tối đa không quá 5% giá trị dự toán nhưng không quá 500.000 đồng/lớp.
1.11. Hỗ trợ tiền tàu, xe đi tham quan, khảo sát mô hình sản xuất khuyến nông, lâm, ngư theo mức giá vé tàu, vé xe thông thường của tuyến đường đi tham quan, khảo sát.
1.12. Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian tham quan, khảo sát tối đa 100.000 đồng/người/ngày;
1.13. Hỗ trợ tiền thuê phòng nghỉ trong thời gian tham quan (nếu phải nghỉ qua đêm) tối đa không quá 150.000 đồng/người/ngày;
2. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lượng, có giá trị cao trên thị trường theo nguyện vọng của người dân và phù hợp với điều kiện của địa phương; hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vắc xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm; hỗ trợ vật tư phục vụ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế; hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản. Hỗ trợ tối đa 100% giống, vật tư (Mục này chỉ áp dụng cho hộ nghèo, cận nghèo).
2.1. Giống cây trồng (cây Iương thực, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây dược liệu) và Giống vật nuôi (gia súc, gia cầm và thủy sản): Hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ nghèo/giai đoạn và 08 triệu đồng/hộ cận nghèo/giai đoạn.
(Chi tiết tại phụ lục ban hành kèm theo)
2.2. Phân hóa học, thuốc thú y, vắc xin tiêm phòng dịch cho gia súc, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư xử lý chuồng, trại, ao hồ. Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí, nhưng mức hỗ trợ tối đa là 01 triệu đồng/hộ/năm.
2.3. Hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản: Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí, nhưng mức hỗ trợ tối đa là 02 triệu đồng/hộ/giai đoạn dự án.
3. Hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển sản xuất; hợp tác với các tổ chức và doanh nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với bảo quản, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ tạo điều kiện cho người dân tham quan học tập nhân rộng mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả.
3.1. Hỗ trợ 100% chi phí, nhưng mức hỗ trợ tối đa là 150 triệu đồng/mô hình (bao gồm mua giống và các vật tư thiết yếu, các loại phân bón, hóa chất, thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản và chi triển khai mô hình theo khoản 1, điều 2 Quyết định này). Trong đó hộ nghèo, cận nghèo tham gia mô hình được hỗ trợ với mức tối đa 10 triệu đồng/hộ. Riêng hộ tham gia mô hình không phải là hộ nghèo, cận nghèo (không quá 20% so với tổng số hộ tham gia) thì được hỗ trợ với mức tối đa 05 triệu đồng/hộ.
3.2. Mô hình cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngành nghề nông thôn: Hỗ trợ 100% chi phí, nhưng mức hỗ trợ tối đa là 150 triệu đồng/mô hình (bao gồm mua công cụ, máy cơ khí, thiết bị, chi triển khai mô hình theo Khoản 1, Điều 2 Quyết định này). Trong đó hộ nghèo, cận nghèo tham gia mô hình được hỗ trợ với mức tối đa 10 triệu đồng/hộ. Riêng hộ tham gia mô hình không phải là hộ nghèo, cận nghèo (không quá 20% so với tổng số hộ tham gia) thì được hỗ trợ với mức tối đa 05 triệu đồng/hộ.
4. Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, máy móc, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch.
4.1. Hỗ trợ cho hộ tối đa 100% kinh phí mua sắm trang, thiết bị, máy móc nông nghiệp, công cụ, dụng cụ sản xuất (Cuốc, xẻng, xà ben, giao, rựa, ống nước tưới tiêu nội đồng...), máy chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch. Mức hỗ trợ tối đa cho hộ nghèo, cận nghèo là 10 triệu đồng/hộ/giai đoạn dự án.
4.2. Hỗ trợ cho nhóm hộ tối đa 100% kinh phí mua sắm máy móc, thiết bị; nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 150 triệu đồng/nhóm hộ. Hộ nghèo, cận nghèo trong nhóm mức hỗ trợ tối đa không quá 10 triệu đồng/hộ/giai đoạn dự án. Hộ tham gia trong nhóm không phải là hộ nghèo, cận nghèo (không quá 20% so với tổng số hộ trong nhóm), với mức tối đa 05 triệu đồng/hộ/giai đoạn dự án.
(Chi tiết tại phụ lục ban hành kèm theo)
5. Mỗi hộ được hỗ trợ một hoặc nhiều nội dung trong một năm (Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất: hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả, tiên tiến; trang thiết bị, máy móc, công cụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch), nhưng mức hỗ trợ tối đa các nội dung cộng lại cho 01 hộ/giai đoạn dự án không quá 20 triệu đồng.
6. Các nội dung không quy định tại Quyết định này, thực hiện theo Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18/11/2013 của Ủy ban Dân tộc - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng và Thông tư số 46/2014/TT-BNNPTNT , ngày 05/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản khác có liên quan.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng ban Dân tộc tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có xã, thôn đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC
mỘt sỐ loẠi cây trỒng, vẬt nuôi, máy NÔNG NGHIỆP CHÍNH cỦa dỰ Án hỖ trỢ phÁT triỂn sẢn xuẤt thuỘc Chương trình 135 theo QuyẾt đỊnh sỐ 551/QĐ-TTg ngÀy 04/4/2013 cỦA ThỦ tưỚng ChÍnh phỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 27/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
TT | DANH MỤC | Ghi chú |
A | GIỐNG CÂY TRỒNG |
|
I | Nhóm cây lương thực |
|
1 | Cây lúa (lúa thuần, lúa lai, lúa cạn, lúa chất lượng cao) |
|
2 | Cây ngô |
|
3 | Cây sắn cao sản |
|
4 | Khoai lang Nhật |
|
5 | Cây Bo bo |
|
II | Nhóm cây công nghiệp |
|
1 | Cây cao su |
|
2 | Cây cà phê |
|
3 | Cây ca cao |
|
4 | Cây chè |
|
5 | Cây tre lấy măng |
|
6 | Cây mía |
|
7 | Cây lạc |
|
8 | Cây đậu xanh |
|
9 | Cây đậu tương |
|
III | Nhóm cây lâm nghiệp |
|
1 | Cây bời lời đỏ |
|
2 | Cây hông (pôlôvia) |
|
3 | Cây xoan ta |
|
4 | Cây keo |
|
5 | Cây bạch đàn |
|
6 | Cây xà cừ |
|
7 | Cây huỳnh đàn đỏ |
|
8 | Cây song mây |
|
9 | Cây sao xanh |
|
10 | Cây hương |
|
11 | Cây trắc |
|
IV | Nhóm cây ăn quả |
|
1 | Cây sầu riêng |
|
2 | Cây chôm chôm Thái |
|
3 | Cây xoài cát |
|
4 | Cây cam sành |
|
5 | Cây bưởi |
|
6 | Cây quýt |
|
7 | Cây chanh |
|
8 | Cây ổi xá lỵ |
|
9 | Cây mít Mã lai |
|
10 | Cây dứa | Trồng xen canh |
11 | Cây nhãn lồng |
|
12 | Cây vải thiều |
|
13 | Cây hồng |
|
V | Nhóm cây dược liệu |
|
1 | Cây sa nhân |
|
2 | Cây vối thuốc |
|
3 | Cây thảo quả |
|
4 | Cây gió bầu |
|
5 | Cây hồng đắng sâm |
|
6 | Cây đinh lăng |
|
7 | Cây sâm dây |
|
8 | Cây sâm ngọc linh |
|
9 | Cây ngũ vị tử |
|
10 | Cây đương quy |
|
11 | Cây sơn tra |
|
B | GIỐNG VẬT NUÔI |
|
I | Giống gia súc |
|
1 | Con trâu |
|
2 | Con bò |
|
3 | Con heo (cả heo rừng) |
|
4 | Con dê |
|
5 | Con nhím |
|
6 | Con nai |
|
II | Giống gia cầm |
|
1 | Con ngan pháp |
|
2 | Con gà |
|
3 | Con vịt |
|
4 | Con đà điểu |
|
III | Giống thủy sản |
|
1 | Cá nước ngọt |
|
2 | Con ba ba |
|
3 | Cá tầm |
|
4 | Cá hồi |
|
IV | Thuốc bảo vệ thực vật, thú y, phân bón, các vật tư xử lý chuồng, trại, ao hồ: Các loại thuốc, phân bón, vật tư xử lý chuồng, trại, ao hồ được Bộ NN và PTNT cho phép sử dụng. |
|
C | MÁY NÔNG NGHIỆP |
|
1 | Máy cày tay |
|
2 | Máy cắt cỏ |
|
3 | Máy xay xát gạo |
|
4 | Máy sấy nông sản các loại |
|
5 | Máy phun thuốc trừ sâu đeo vai có động cơ |
|
6 | Máy tuốt lúa (động cơ và thủ công) |
|
7 | Công cụ xạ lúa theo hàng |
|
8 | Máy gặt lúa |
|
9 | Máy bơm nước, ống dẫn nước |
|
10 | Máy làm đất đa năng |
|
11 | Máy tẻ bắp (động cơ và thủ công) |
|
12 | Máy gieo lúa theo khóm |
|
13 | Máy gieo lúa theo hàng |
|
14 | Máy gieo đậu tương |
|
15 | Máy gieo ngô |
|
16 | Máy cấy lúa |
|
17 | Máy xới tích cực |
|
18 | Bình bơm thuốc thủ công đeo vai |
|
19 | Máy bóc bẹ tẽ hạt ngô |
|
20 | Máy thái lát sắn |
|
21 | Máy thái cỏ |
|
22 | Máy thu hoạch mía |
|
23 | Máy bóc lá mía |
|
24 | Máy thu hoạch lạc |
|
25 | Máy đập lúa liên hoàn |
|
26 | Máy gặt đập liên hợp |
|
27 | Máy rê lúa |
|
28 | Dụng cụ sản xuất (Cuốc, rựa, xà ben, ống nước....) |
|
(Tùy theo tình hình, các địa phương có thể bổ sung loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp thực tế tại địa phương)
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.