ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2007/QĐ-UBND | Biên Hòa, ngày 29 tháng 03 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THU PHÍ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28/8/2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;
Căn cứ Thông tư số 67/2003/TT-BTC ngày 11/7/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban Quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ;
Căn cứ Thông tư số 71/2003/TT-BTC ngày 30/7/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 73/2006/NQ-HĐND7 ngày 19/7/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc bổ sung, điều chỉnh phí chợ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Căn cứ Văn bản số 12/HĐND-VP ngày 16/01/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc cho ý kiến về xây dựng tiêu chí hệ số thuận lợi và xác định mức trích cho các chợ trên địa bàn tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 256/STC-NSNN ngày 28/02/2007 về việc quy định thu phí chợ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc thu phí chợ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Giao cho Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Thương mại Du lịch và các Sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện việc thu phí chợ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký; Đồng thời thay thế phần thu phí chợ tại mục 6 - Quyết định số 2769/QĐ.UBT ngày 01/9/2003 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành các khoản phí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và bãi bỏ nội dung thu phí vệ sinh được quy định tại điểm 2 - Nội dung 3.1, 3.2 "Đối với các xe đổ hàng trong phạm vi chợ" của Quyết định số 4798/2003/QĐ.UBT ngày 15/12/2003 của UBND tỉnh Đồng Nai.
Điều 4. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Tài chính, Thương mại Du lịch, Cục trưởng Cục Thuế Đồng Nai, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI |
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC THU PHÍ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2007/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2007 của UBND tỉnh Đồng Nai)
1. Đối tượng nộp phí chợ
- Đối tượng nộp phí chợ là tất cả các hộ kinh doanh có nhu cầu mua bán tại chợ đều phải thực hiện nghĩa vụ nộp phí chợ.
- Đối tượng các tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện vận tải cơ giới vận chuyển hàng hóa vào chợ (loại trừ xe ba bánh).
2. Mức thu phí chợ
a. Mức thu phí chợ được tính trên cơ sở như sau:
- Phân loại chợ: Loại I, loại II, loại III.
- Theo hình thức đầu tư chợ: Chợ Nhà nước đầu tư, chợ nhân dân đóng góp, chợ thương nhân đầu tư xây dựng quản lý kinh doanh khai thác.
- Các tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện vận tải cơ giới vận chuyển hàng hóa ra vào chợ.
b. Mức thu phí chợ bao gồm:
+ Thu hoa chi chợ: Đây là khoản thu để bù đắp lại cho công tác quản lý sắp xếp trật tự, vệ sinh, phòng chống cháy nổ...
+ Thu mặt bằng: Là khoản thu để bù đắp lại cho các khoản đầu tư hạ tầng chợ bao gồm: Xây dựng nhà lồng chợ, đường, hệ thống cấp nước thoát nước, điện, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy...
+ Thu sạp: Là khoản thu để bù đắp lại cho các khoản đầu tư xây dựng sạp hàng, quầy hàng, kiốt.
2.1. Chợ Nhà nước đầu tư
2.1.1) Thu phí mặt bằng và sạp
a) Thu mặt bằng
- Chợ loại I: 700 đồng/m2/ngày.
- Chợ loại II: 500 đồng/m2/ngày.
Phí mặt bằng để đảm bảo công bằng trong việc sắp xếp lại vị trí cho phép tính hệ số thuận lợi (hệ số k) theo 03 mức (k=1; k=1,3; k=1,5).
* Hệ số k được xây dựng trên tiêu chí như sau:
+ Đối với các điểm kinh doanh (Kiốt, quầy, sạp) có mặt tiền hướng đường chính (quốc lộ, tỉnh lộ) hoặc có hai mặt tiền đường nội bộ bên ngoài chợ được tính hệ số k = 1,5.
+ Đối với các điểm kinh doanh (Kiốt, quầy, sạp) có một đường nội bộ bên ngoài chợ hoặc có hai mặt tiền đường nội bộ bên trong nhà lồng chính của chợ được tính hệ số k = 1,3.
+ Đối với các điểm kinh doanh (sạp, quầy) còn lại trong chợ thì được tính hệ số k = 1.
b) Thu sạp chợ
- Đối với sạp xây dựng bằng gạch men thấp: 100 đồng/sạp/ngày.
- Đối với sạp xây dựng bằng gạch men cao, thùng sắt, thùng inox: 200 đồng/sạp/ngày.
- Đối với sạp là ki-ốt được xây dựng kiên cố: 600 đồng/kiôt/ngày.
2.1.2) Thu hoa chi chợ
a) Chợ loại I
* Hộ kinh doanh cố định: Mức thu phí hoa chi là 2.500 đồng/hộ/ngày.
Như vậy, tổng mức thu phí chợ đối với hộ kinh doanh cố định - chợ loại I của 01 hộ/ ngày bao gồm: Phí hoa chi chợ, phí sạp, phí mặt bằng.
- Đối với sạp xây dựng bằng gạch men thấp:
2500 đồng + 100 đồng/sạp/ngày + (700 đồng/m2 x 3m2) = 4.700 đồng.
- Đối với sạp xây dựng bằng gạch men cao, thùng sắt, thùng inox:
2500 đồng + 200 đồng/sạp/ngày + (700 đồng/m2 x 3m2) = 4.800 đồng.
- Đối với sạp là ki-ốt được xây dựng kiên cố:
2500 đồng + 600 đồng/kiôt/ngày + (700 đồng/m2 x 3m2) = 5.200 đồng.
Phí mặt bằng trên được tính theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 - Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ, trong đó: điểm kinh doanh chợ có diện tích quy chuẩn tối thiểu là 3m2/điểm. Tuy nhiên, trong thực tế có chợ bố trí diện tích khác (ít hơn hoặc nhiều) thì tổ chức thu tính theo diện tích thực tế cho hộ kinh doanh.
Khi hộ kinh doanh sử dụng mặt bằng chợ có vị trí thuận lợi thì sẽ sử dụng tính thêm hệ số (k) thuận lợi theo quy định tại nội dung a - tiết 2.1.1 - điểm 2.1 - Mục 2 của Quy định này.
* Hộ kinh doanh không cố định: Mức thu phí hoa chi chợ là 2.500 đồng/hộ/ngày.
b) Chợ loại II
* Hộ kinh doanh cố định: Mức thu phí hoa chi là 2.500 đồng/hộ/ngày.
Như vậy, tổng mức thu phí chợ đối với chợ loại II của 01 hộ/ngày là:
- Đối với sạp xây dựng bằng gạch men thấp:
2500 đồng + 100 đồng/sạp/ngày + (500 đồng/m2 x 3m2) = 4.100 đồng.
- Đối với sạp xây dựng bằng gạch men cao, thùng sắt, thùng inox:
2500 đồng + 200 đồng/sạp/ngày + (500 đồng/m2 x 3m2) = 4.200 đồng.
- Đối với sạp là ki-ốt được xây dựng kiên cố:
2500 đồng + 600 đồng/kiôt/ngày + (500 đồng/m2 x 3m2) = 4.600 đồng.
Khi hộ kinh doanh sử dụng mặt bằng chợ có vị trí thuận lợi thì sẽ sử dụng tính thêm hệ số (k) thuận lợi theo quy định tại nội dung a - tiết 2.1.1 - điểm 2.1 - Mục 2 của Quy định này.
* Hộ kinh doanh không cố định: Mức thu phí hoa chi là 2.500 đồng/hộ/ngày.
c) Chợ loại III
- Hộ kinh doanh cố định: 3.000 đồng/hộ/ngày.
- Hộ kinh doanh không cố định (tự sản, tự tiêu): 1.500 đồng/hộ/ngày.
d) Chợ đêm
Mức thu phí chợ đêm là 1.500 đồng/hộ/đêm.
2.2. Chợ do thương nhân đầu tư xây dựng kinh doanh khai thác
- Thu phí mặt bằng tự thỏa thuận với tiểu thương theo hợp đồng dân sự.
- Thu phí sạp tự thỏa thuận với tiểu thương.
- Thu phí hoa chi chợ: Thực hiện theo mức thu phí tại điểm 2.1.2 khoản 2.1 trong Quy định này đã bao gồm thuế VAT.
2.3. Chợ do nhân dân đóng góp
Thu phí hoa chi chợ: Mức thu phí chợ do nhân dân đóng góp, không phân loại chợ, mức thu phí được áp dụng chung: (Không thu phí mặt bằng và sạp).
- Hộ cố định là 3.000 đồng/hộ/ngày.
- Hộ kinh doanh không cố định 1.500 đồng/hộ/ngày.
2.4. Mức thu phí đối với tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện vận tải cơ giới vận chuyển hàng hóa ra vào chợ
Mức thu phí đối với tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện vận tải cơ giới vận chuyển hàng hóa ra vào chợ là để bù đắp sửa chữa hạ tầng giao thông (đường trong chợ), công tác quản lý an ninh trật tự và vệ sinh trên địa bàn chợ.
Mức thu phí chợ đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện vận tải cơ giới vận chuyển hàng hóa vào chợ được quy định thống nhất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau:
ĐVT: đồng/lượt xe
TT | Loại phương tiện | Mức thu | Ghi chú |
1 | Xe có tải trọng dưới 01 tấn (Loại trừ xe ba bánh) | 3.000 - 5.000 |
|
2 | Xe có tải trọng từ 01 tấn đến dưới 02 tấn | 6.000 - 10.000 |
|
3 | Xe có tải trọng từ 02 tấn đến dưới 05 tấn | 11.000 - 20.000 |
|
4 | Xe có tải trọng từ 05 tấn trở lên | 21.000 - 30.000 |
|
3. Tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý chợ
Ngoài Ban Quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp; Ủy ban nhân dân phường, xã được bổ sung thêm các đối tượng kinh doanh khai thác và quản lý chợ là thương nhân như:
Thương nhân ở đây được hiểu bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty Cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Hợp tác xã, Hộ kinh doanh cá thể.
4. Mức trích
a) Chợ Nhà nước đầu tư
- Chợ loại I : Từ 50% đến 65%/ trên tổng phí thu được.
- Chợ loại II : Từ 60% đến 70%/ trên tổng phí thu được.
- Chợ loại III: Từ 80% đến 100%/ trên tổng phí thu được.
b) Chợ nhân dân đóng góp
- Chợ loại I : Từ 60% đến 70%/ trên tổng phí thu được.
- Chợ loại II : Từ 60% đến 80%/ trên tổng phí thu được.
- Chợ loại III: Từ 80% đến 100%/ trên tổng phí thu được.
* Giao UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa quyết định mức trích phí chợ (loại I, II và III) cụ thể cho từng tổ chức thu theo khung quy định nêu trên, sau khi cân đối giao dự toán đầu năm cho các tổ chức thu phí chợ.
* Các mức trích để lại điểm a, b khoản 4 của Quy định này được áp dụng cho các tổ chức thu phí chợ là Ban Quản lý chợ (đơn vị sự nghiệp) và Ủy ban nhân dân phường xã; Số phí còn lại nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định.
* Các mức trích để lại điểm a, b khoản 4 của Quy định này; Đơn vị được trích sau khi nộp thuế GTGT trên tổng phí chợ thu được.
* Tỷ lệ % trích để lại cho đơn vị tổ chức thu phí nêu trên không áp dụng đối với thương nhân kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
5. Hạch toán, quản lý và sử dụng phí chợ
- Số trích để lại cho đơn vị tổ chức thu phí, phải theo dõi sổ sách hạch toán kế toán theo quy định hiện hành và được quản lý sử dụng nội dung chi theo đúng quy định hướng dẫn tại khoản 3 mục C Phần III Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí và khoản 4 mục C Phần III Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002.
- Đối với đơn vị tổ chức thu phí là Ban Quản lý chợ, Ủy ban nhân dân phường xã; Hàng năm đơn vị thu phí có trách nhiệm lập dự toán thu - chi thu về phí cho theo quy định của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán NSNN hiện hành (Dự toán phân chi tiết theo nội dung thu chi đúng quy định và kèm theo thuyết minh, giải trình cơ sở tính toán), gửi cơ quan Tài chính thẩm định để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Các đối tượng tổ chức thu phí chợ còn lại có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số phí thu được và có quyền quản lý, sử dụng số phí sau khi đã nộp thuế; Nhưng phải áp dụng mức thu phí chợ thống nhất trên địa bàn tỉnh được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, loại trừ thu phí mặt bằng.
- Chứng từ thu phí chợ được áp dụng như sau:
+ Đối với Ban Quản lý chợ và Ủy ban nhân dân phường, xã tổ chức thu phí, đăng ký nhận biên lai thu phí chợ và quyết toán với Chi cục Thuế tại địa phương theo quy định.
+ Các đối tượng tổ chức thu phí chợ còn lại, thực hiện chứng từ thu phí chợ theo hướng dẫn của ngành thuế quy định.
+ Đơn vị tổ chức thu phí chợ, phải cấp chứng từ thu phí trực tiếp cho hộ kinh doanh tại chợ như: Vé hoa chi chợ, biên lai, hóa đơn./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.