ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2066/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 21 tháng 11 năm 2019 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2004;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 393/QĐ-TTg ngày 19/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 896/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1552/QĐ-UBND ngày 30/10/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 17/5/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Cà Mau đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 3269/TTr-SXD ngày 31/10/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Quản lý độ cao xây dựng khống chế cho các đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp và các công trình trên địa bàn tỉnh Cà Mau với những nội dung chính như sau:
1. Phạm vi nghiên cứu, đối tượng của đề án
- Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Cà Mau với tổng diện tích tự nhiên là 5.294,88 km2.
- Đối tượng nghiên cứu của đề án: Độ cao nền xây dựng tại các cao độ xây dựng khống chế cho các đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp và công trình trên địa bàn tỉnh Cà Mau theo định hướng Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 và chương trình.
- Mục tiêu của đề án:
+ Nhằm cụ thể hóa nội dung định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật, định hướng phát triển chuẩn bị kỹ thuật trong Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cà Mau.
+ Rà soát, đánh giá và đề xuất hướng quản lý độ cao nền xây dựng trong các đồ án quy hoạch chung đô thị cho phù hợp; phục vụ thiết thực cho công tác quản lý, triển khai các đồ án quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư xây dựng tại các đô thị trên địa bàn tỉnh.
+ Xây dựng độ cao khống chế xây dựng cho một số phân vùng chức năng cụ thể tại các đô thị, đảm bảo thích ứng biến đổi khí hậu.
+ Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng công trình và thoát nước tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
3. Định hướng quản lý độ cao nền
3.1. Các yêu cầu cơ bản trong quản lý độ cao nền xây dựng đô thị:
- Lựa chọn độ cao nền xây dựng các đô thị dựa trên cơ sở mực nước tính toán là mực nước cao nhất có chu kỳ theo tần suất (năm) kết hợp với các yếu tố biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
- Phù hợp với tổ chức hệ thống thoát nước mưa, hệ thống tiêu thủy lợi và hệ thống công trình bảo vệ khu đất khỏi ngập úng.
- Tận dụng đến mức cao nhất địa hình tự nhiên, hạn chế khối lượng đào đắp và hạn chế chiều cao đất đắp. Không tác động làm xấu hơn đến điều kiện địa chất công trình, điều kiện địa chất thủy văn.
- Đối với những đô thị hiện có, những khu vực đã có mật độ xây dựng tương đối cao, có cốt nền ổn định, công tác quy hoạch chiều cao xây dựng đô thị phải phù hợp với cốt nền xây dựng hiện có.
- Định hướng độ cao nền: Cao độ nền xây dựng đô thị đã được định hướng và phê duyệt trong các Đồ án Quy hoạch chung các đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, việc lựa chọn độ cao nền xây dựng tại các đô thị chưa tính đến kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Do đó, trong quá trình quản lý độ cao nền tại các đô thị cần rà soát và đề xuất hệ thống cao độ nền xây dựng có tính đến các yếu tố biến đổi khí hậu.
3.2. Các cơ sở xác định độ cao nền:
3.2.1. Tiêu chuẩn xác định độ cao nền
- Quy chuẩn QCVN 07/2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Độ cao nền khống chế tối thiểu phải cao hơn mức nước tính toán 0,3m đối với đất dân dụng và 0,5m đối với đất công nghiệp.
- Mực nước tính toán là mực nước cao nhất có chu kỳ theo tần suất (năm) được quy định trong:
Chu kỳ ngập tính toán đối với các khu chức năng (năm)
Loại đô thị Khu chức năng | Đặc biệt, loại I | Loại II, III, IV | Loại V |
Khu trung tâm | 100 | 50 | 10 |
Khu công nghiệp, kho tàng | 100 | 50 | 10 |
Khu ở | 100 | 50 | 10 |
Khu cây xanh, TDTT | 10 | 10 | 2 |
Khu dân cư nông thôn | - Dân dụng > H maxTBnăm; - Công cộng > Hmax + 0,3m. |
- Các đô thị nằm bên bờ sông, bờ biển phải có biện pháp bảo vệ khỏi bị ngập lụt.
- Cao độ đỉnh đê phải phù hợp với quy hoạch chuyên ngành thủy lợi.
- Mực nước tính toán là mực nước cao nhất có chu kỳ theo tần suất (năm) được quy định trong bảng sau:
Mực nước tính toán - mực nước cao nhất có chu kỳ theo tần suất (số năm)
Loại đô thị Khu chức năng | Đặc biệt | Loại I | Loại II | Loại III | Loại IV | Loại V |
Khu trung tâm | 100 | 100 | 50 | 40 | 20 | 10 |
Khu công nghiệp, kho tàng | 100 | 100 | 50 | 40 | 20 | 10 |
Khu ở | 100 | 100 | 50 | 40 | 20 | 10 |
Khu cây xanh, TDTT | 20 | 10 | 10 | 10 | 10 | 2 |
Khu dân cư nông thôn | - Dân dụng > H maxTBnăm - Công cộng > Hmax + 0,3 m |
3.2.2. Kịch bản nước biển dâng
Cà Mau nằm ven biển và có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp, cao trình phổ biến từ 0,5 - 1m so với mặt nước biển.
Trong phạm vi Đề án này, đơn vị tư vấn sử dụng 2 nhóm kịch bản biến đổi khí hậu là Dự án xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Cà Mau do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cà Mau công bố năm 2012 (viết tắt là Kịch bản biến đổi khí hậu của tỉnh Cà Mau năm 2012) và Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành năm 2016 (viết tắt Kịch bản Quốc gia năm 2016).
3.2.3. Xác định độ cao nền xây dựng các đô thị
Độ cao xây dựng được tính toán và xác định theo công thức sau:
Hxd ≥ + Hbđkh + h.
Trong đó:
Hxd Độ cao xây dựng.
: Độ cao mực nước tổng hợp ứng với tần suất tính toán.
Tính toán độ cao xây dựng theo đường tần suất mực nước lấy P=1% - 10% (tương ứng với 10 -100 năm xảy ra 1 lần) tùy theo từng khu vực và cấp đô thị.
Hbđkh: Chiều cao nước biển dâng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
H: Chiều cao an toàn H=0,3m đối với khu dân dụng, H=0,5m đối với khu công nghiệp (theo Quy chuẩn QC 01:2008). Đối với các khu chức năng khác, tùy theo tính chất để lựa chọn chiều cao an toàn:
Đề xuất lựa chọn chiều cao an toàn H theo các khu chức năng
STT | Phân khu chức năng | H tăng thêm |
1 | Dân dụng đô thị | 0,3 |
2 | Dân cư nông thôn | 0,2 |
3 | Công nghiệp | 0,5 |
4 | Cây xanh công viên | 0,1 |
5 | Cây xanh khu ở | 0,0 |
6 | Giao thông | 0.3 - 0.5 |
7 | Công trình đầu mối | 0.3 - 0.5 |
8 | Đất khác (nông nghiệp, dự trữ,...) | 0,0 |
Về độ sụt lún của nền đất: Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể về mức độ lún địa chất qua các năm trong quá khứ để làm căn cứ hiệu chỉnh và cũng chưa có quy định pháp lý hướng dẫn hiệu chỉnh. Do đó, không đưa hệ số lún cục bộ hàng năm vào công thức tính. Vấn đề này sẽ được giải quyết bằng các giải pháp công trình hoặc tính toán cho từng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp cụ thể khi số liệu đo đạc, quan trắc chính thức.
3.3. Định hướng quản lý độ cao nền các đô thị
Tổng hợp đề xuất tính toán lựa chọn độ cao theo các khu chức năng tính theo kịch bản đến năm 2050, như sau:
(1) Thành phố Cà Mau
Cấp đô thị: I.
Độ cao khống chế:
- Đất dân dụng đô thị: - Đất đất công nghiệp: - Đất giao thông: - Đất dân cư nông thôn: | +1,71. +1,94. +1,81. +1,61. |
(2) Thị trấn Sông Đốc
Cấp đô thị: III.
Độ cao khống chế:
- Đất dân dụng đô thị: - Đất đất công nghiệp: - Đất giao thông: - Đất dân cư nông thôn: | +1,48. +1,71. +1,58. +1,38. |
(3) Thị trấn Năm Căn
Cấp đô thị: III.
Độ cao khống chế:
- Đất dân dụng đô thị: - Đất đất công nghiệp: - Đất giao thông: - Đất dân cư nông thôn: | +2,27. +2,50. +2,37. +2,17. |
(4) Thị trấn Thới Bình
Cấp đô thị: IV.
Độ cao khống chế:
- Đất dân dụng đô thị: - Đất đất công nghiệp: - Đất giao thông: - Đất dân cư nông thôn: | +1,70. +1,93. +1,80. +1,60. |
(5) Thị trấn Trần Văn Thời
Cấp đô thị: IV.
Độ cao khống chế:
- Đất dân dụng đô thị: - Đất đất công nghiệp: - Đất giao thông: - Đất dân cư nông thôn: | +1,63. +1,83. +1,73. +1,53. |
(6) Thị trấn Đầm Dơi
Cấp đô thị: IV.
Độ cao khống chế:
- Đất dân dụng đô thị: - Đất đất công nghiệp: - Đất giao thông: - Đất dân cư nông thôn: | +1,45. +1,68. +1,55. +1,35. |
(7) Thị trấn Cái Nước
Cấp đô thị: IV.
Độ cao khống chế:
- Đất dân dụng đô thị: - Đất đất công nghiệp: - Đất giao thông: - Đất dân cư nông thôn: | +1,83. +2,03. +1,93. +1,73. |
(8) Thị trấn Cái Đôi Vàm
Cấp đô thị: IV.
Độ cao khống chế:
- Đất dân dụng đô thị: - Đất đất công nghiệp: - Đất giao thông: - Đất dân cư nông thôn: | +1,52. +1,75. +1,62. +1,42. |
(9) Thị trấn Rạch Gốc
Cấp đô thị: IV.
Độ cao khống chế:
- Đất dân dụng đô thị: - Đất đất công nghiệp: - Đất giao thông: - Đất dân cư nông thôn: | +1,91. +2,15. +2,01. +1,81. |
(10) Thị trấn U Minh
Cấp đô thị: IV.
Độ cao khống chế:
- Đất dân dụng đô thị: - Đất đất công nghiệp: - Đất giao thông: - Đất dân cư nông thôn: | +1,72. +1,95. +1,82. +1,62. |
(11) Thị trấn Đất Mũi
Cấp đô thị: V.
Độ cao khống chế:
- Đất dân dụng đô thị: - Đất đất công nghiệp: - Đất giao thông: - Đất dân cư nông thôn: | +1,52. +1,75. +1,62. +1,42. |
(12) Thị trấn Thanh Tùng
Cấp đô thị: V.
Độ cao khống chế:
- Đất dân dụng đô thị: - Đất đất công nghiệp: - Đất giao thông: - Đất dân cư nông thôn: | +1,91. +2,15. +2,01. +1,81. |
(13) Thị trấn Trần Thới
Cấp đô thị: V.
Độ cao khống chế:
- Đất dân dụng đô thị: - Đất đất công nghiệp: - Đất giao thông: - Đất dân cư nông thôn: | +2,03. +2,23. +2,13. +1,93. |
(14) Thị trấn Phú Tân
Cấp đô thị: V.
Độ cao khống chế:
- Đất dân dụng đô thị: - Đất đất công nghiệp: - Đất giao thông: - Đất dân cư nông thôn: | +1,52. +1,75. +1,62. +1,42. |
(15) Thị trấn Nguyễn Huân
Cấp đô thị: V.
Độ cao khống chế:
- Đất dân dụng đô thị: - Đất đất công nghiệp: - Đất giao thông: - Đất dân cư nông thôn: | +2,31. +2,55. +2,41. +2,21. |
(16) Thị trấn Hưng Mỹ
Cấp đô thị: V.
Độ cao khống chế:
- Đất dân dụng đô thị: - Đất đất công nghiệp: - Đất giao thông: - Đất dân cư nông thôn: | +1,63. +1,83. +1,73. +1,53. |
(17) Thị trấn Khánh Hội
Cấp đô thị: V.
Độ cao khống chế:
- Đất dân dụng đô thị: - Đất đất công nghiệp: - Đất giao thông: - Đất dân cư nông thôn: | +1,52. +1,42. +1,75. +1,62. |
(18) Thị trấn Khánh An
Cấp đô thị: V.
Độ cao khống chế:
- Đất dân dụng đô thị: - Đất đất công nghiệp: - Đất giao thông: - Đất dân cư nông thôn: | +1,70. +1,93. +1,80. +1,60. |
(19) Thị trấn Trí Phải
Cấp đô thị: V.
Độ cao khống chế:
- Đất dân dụng đô thị: - Đất đất công nghiệp: - Đất giao thông: - Đất dân cư nông thôn: | +1,70. +1,93. +1,80. +1,60. |
(20) Thị trấn Khánh Bình Tây Bắc
Cấp đô thị: V.
Độ cao khống chế:
- Đất dân dụng đô thị: - Đất đất công nghiệp: - Đất giao thông: - Đất dân cư nông thôn: | +1,32. +1,55. +1,42. +1,22. |
(21) Thị trấn Tân Thuận
Cấp đô thị: V.
Độ cao khống chế:
- Đất dân dụng đô thị: - Đất đất công nghiệp: - Đất giao thông: - Đất dân cư nông thôn: | +2,51. +2,75. +2,61. +2,41. |
4. Các giải pháp quản lý độ cao nền tại các đô thị
4.1. Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng
4.1.1. Giải pháp trong quy hoạch sử dụng đất
- Di dời các cơ sở sản xuất thành phố Cà Mau để hạn chế những tác động kép do chất thải công nghiệp và BĐKH.
- Bố trí các khu đô thị, khu dân cư, khu/cụm công nghiệp tránh những vùng thấp, khu vực có nguy cơ ảnh hưởng bởi thiên tai cao.
Quy hoạch sử dụng đất khu dân cư:
- Tiến hành di dời những hộ dân sống tạm bợ, sống ven đê, ven biển có nguy cơ chịu ảnh hưởng bởi sạt lở, các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng.
- Đối với đất ở khu dân cư nông thôn, sắp xếp bố trí dân cư vùng ven biển, từng bước sắp xếp các hộ dân cư phân tán vào các khu, cụm dân cư để thuận tiện cho xây dựng hạ tầng phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu.
- Đầu tư quỹ đất để giải quyết dứt điểm nhà ngập lụt, nhà tạm bợ. Tiếp tục hỗ trợ làm nhà ở cho người dân ven biển, dân sống trong rừng, vùng đồng bào gặp khó khăn.
- Tôn cao cốt nền đất và xây dựng nhà thích ứng với nước biển dâng cho khu vực dân cư vùng trũng và các huyện ven biển trong điều kiện không thể di dời.
4.1.2. Giải pháp trong xây dựng cơ sở hạ tầng
Xây dựng dân dụng phải đảm bảo gắn liền với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan, thân thiện với môi trường và thích ứng được với những thay đổi của thời tiết, nước biển dâng.
Theo dự báo, mức nước biển dâng có thể sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều khu vực đô thị, sản xuất công nghiệp... Vì vậy, cần có kế hoạch khảo sát đo lại cốt nền và phải thực hiện giải pháp nâng cốt nền tại khu vực nhằm đảm bảo không bị ngập trong điều kiện nước biển dâng.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, phát triển đô thị: Tôn trọng địa hình tự nhiên, hạn chế thay đổi địa hình, ngăn, lấp hoặc thay đổi các dòng chảy tự nhiên của sông kênh rạch; điều chỉnh hệ thống thoát nước trong các khu dân cư, khu đô thị để đảm bảo ứng phó với thoát nước khi có mưa lớn xảy ra; tích hợp nội dung ứng phó BĐKH vào quy hoạch và việc xây dựng chương trình phát triển đô thị.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật: Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, nạo vét sông, kênh rạch; hệ thống thoát nước đô thị, hệ thống thoát nước thải, kênh tiêu thoát nước.
- Xây dựng các hồ điều hòa trong đô thị đáp ứng thoát nước trong mùa mưa và dự trữ cung cấp nước vào mùa khô. Khai thông, nạo vét, cải tạo, gia cố, nắn dòng cho các đường thoát nước đô thị; xây dựng đê, kè, bờ bao chắn sóng, triều cường.
- Không phát triển đô thị ở bờ biển, bờ sông, nơi có hiện tượng xói lở lớn hoặc thường xuyên ngập lụt.
- Xây dựng kế hoạch di dời dân sống ven các con sông lớn và ven các cửa biển nhằm bảo vệ hệ đệm ven sông đồng thời giảm nguy cơ sạt lở ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng do sạt lở gây ra.
4.1.3. Các giải pháp phòng chống ngập úng, thiên tai
a) Các khu vực ven sông:
- Căn cứ vào cao độ mực nước lớn nhất của hệ thống sông ngòi mà có các giải pháp cụ thể như nâng cao độ nền, xây dựng đê bao, chuyển lên khu vực có cao độ nền cao; trong các quy hoạch chi tiết ở các giai đoạn sau, sẽ có các giải pháp cụ thể và tích cực hơn.
- Đối với các khu vực có lưu lượng thoát cần có các giải pháp đê bao và thoát nước tốt, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của lũ lụt đến đời sống người dân.
b) Khu vực ven biển:
- Xây dựng nâng cấp, cứng hóa khép kín các tuyến kè biển, kè sông bao quanh đô thị để đảm bảo độ an toàn khi có sự cố bão, lụt, nước biển dâng.
- Nâng cấp các tuyến kè biển, kè cửa sông tạo thành các tuyến kè khép kín kết hợp với làm đường giao thông, vành đai ven biển nhằm bảo vệ dân sinh, tạo cơ sở phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng.
4.1.4. Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
Để thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong công tác quản lý nền đô thị cần xem xét thực hiện các biện pháp trong từng trường hợp cụ thể như sau:
- Đối với những đô thị xây mới hoặc những khu vực đô thị xây mới cần nâng cốt nền phù hợp kèm theo xây dựng hệ thống thoát nước và chứa nước đảm bảo không úng ngập do mưa lớn và triều cường theo tần suất thiết kế cho từng chức năng đô thị và tính đến tác động của BĐKH.
- Những khu dân cư cũ thường bị ngập hiện nay hoặc trong tương lai do biến đổi khí hậu, ngoài việc cải tạo nâng cốt nền cục bộ cho một số vị trí một cách phù hợp theo hướng tạo sóng dốc ra các sông, kênh mương, thì cũng cần có các biện pháp thiết kế xây dựng công trình phù hợp thích ứng với biến đổi khí hậu cho các vị trí ven biển, gần sông... (như nhà trên cọc, nhà trên phao...).
- Căn cứ vào mực nước cực đại dự báo trong điều kiện biến đổi khí hậu để thiết kế các công trình ở phù hợp thay vì nâng cốt nền cho toàn bộ khu vực đô thị cũ.
- Nâng cốt nền cho một số đơn vị ở mới và khu vực sản xuất công nghiệp mới nhằm tạo nền có hướng dốc ra các kênh rạch, sông tạo thoát nước nhanh.
- Đối với đô thị khó có khả năng thay đổi cốt nền cần áp dụng biện pháp công trình bảo vệ hoặc chấp nhận để xảy ra những sự kiện cực đoan khí hậu nhưng có biện pháp quản lý giảm nhẹ thiệt hại, phục hồi nhanh chóng sau thiên tai.
- Nền xây dựng các khu vực công cộng cần thiết kế các giải pháp mềm như hồ nước hay các bãi cỏ hình sin có khả năng chứa nước mưa tạm thời nhằm hạn chế ngập úng do mưa trong điều kiện triều cao, các cống bị đóng lại.
- Bảo tồn hệ thống kênh, rạch, lạch triều tạo các không gian trao đổi nước tự nhiên giảm tác động của quá trình truyền triều và tạo nên đới bồi tụ do tương tác mặn-ngọt, giảm tác động do lún tự nhiên.
- Tại các khu vực ven biển, cửa sông cần chú ý trồng cây ngập mặn nhằm giữ nền chống xói lở ven biển.
- Bên cạnh đó, cần thiết kế linh hoạt các công trình ở, công trình công cộng nhằm thích ứng với mưa lũ và triều cường như phát triển theo cụm, giành chỗ cho nước.
- Để hạn chế nhiệt nóng trong mùa hạn hán, trồng cây đô thị cũng như tạo không gian trữ nước là những giải pháp dài hạn tránh lún nền đô thị. Duy trì, bảo vệ và phát triển các loại cây ngập mặn nhằm chắn sóng, giữ đất hạn chế tác động của biến đổi khí hậu.
4.2. Lồng ghép yếu tố BĐKH vào các chương trình, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến phát triển đô thị
Khi quy hoạch sử dụng đất cần chú ý đến việc lồng ghép các vấn đề như:
- Đánh giá tác động của nước biển dâng đến cơ cấu sử dụng đất và định hướng quy hoạch sử dụng đất bền vững.
- Bố trí tối ưu nhu cầu sử dụng đất cho các dự án, công trình đã được ghi trong quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và quy hoạch các ngành, lĩnh vực, điều chỉnh các quy hoạch đã có khi cần thiết có tính đến tác động của BĐKH.
- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây- Ưu tiên bố trí quy hoạch sử dụng đất đối với các công trình thủy lợi nhằm mở rộng đất nông nghiệp và đầu tư thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Các chương trình, dự án nghiên cứu trọng điểm, nhất là nghiên cứu các giải pháp ngăn chặn suy thoái đất, ô nhiễm môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất theo hướng phát triển bền vững.
- Quy hoạch phát triển quỹ đất phục vụ di dân, tái định cư cho những cộng đồng dân cư sống trong khu vực có nguy cơ bị đe dọa bởi nước biển dâng (sinh sống ngoài đê, khu vực sạt lở đất, ngập úng).
Lồng ghép trong phát triển cơ sở hạ tầng.
Cần tập trung rà soát khu vực thường xuyên bị ngập úng, bị triều cường đe dọa tại thời điểm hiện tại và những khu vực dự báo bị ngập theo kịch bản đã xây dựng để có các biện pháp điều chỉnh quy hoạch về hạ tầng cho đồng bộ.
Nghiên cứu các công nghệ xây dựng hiện đang dự tính sẽ áp dụng cho việc xây dựng phát triển hạ tầng theo quy hoạch đã phê duyệt. Điều chỉnh, chuyển đổi các công nghệ cho phù hợp (chú trọng thay đổi các công nghệ có khả năng chịu mặn kém bằng các công nghệ chịu mặn tốt) tránh lãng phí mà hiệu quả không cao.
Trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông vận tải cần đưa ra được các chỉ số bền vững của công trình; cốt nền xây dựng có tính khả năng thích ứng với tình trạng ngập gia tăng trong tương lai, cao trình thiết kế mặt đường phải phù hợp với mực nước dâng; tim tuyến nằm cách xa sông, rạch để hạn chế sạt lở; xây dựng kè bê tông cốt thép chống sạt lở nền mặt đường; xây dựng đê kết hợp với giao thông, nước không thể tràn qua đường đảm bảo hoạt động sản xuất bên trong tuyến đường; chỉ số về thiết kế cơ sở hạ tầng và nhà ở, hệ thống thoát nước cho các đô thị, đường giao thông như xây dựng các mô hình nhà ở phù hợp với vùng trũng thấp, vùng thường xuyên chịu tác động của BĐKH và nước biển dâng.
- Quy hoạch cấp thoát, nước.
+ Rà soát quy hoạch cấp nước trên địa bàn toàn tỉnh.
+ Xây dựng dự án điều tra tổng thể tác động của BĐKH và nước biển dâng tới việc cấp nước để có thể bổ sung, điều chỉnh quy hoạch khi cần thiết.
+ Lồng ghép quy hoạch cấp nước với Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn để nâng cao hiệu quả của cả hai Chương trình.
+ Rà soát lại quy hoạch thoát nước.
+ Nghiên cứu phương án thoát nước cho các khu vực thường xuyên bị ngập úng và các khu vực dự báo có nguy cơ ngập úng trong tương lai.
1. Các dự án ưu tiên đầu tư
- Tập trung nguồn vốn thực hiện các dự án cải thiện hệ thống thoát nước, quản lý cao độ nền xây dựng theo đề xuất, ưu tiên đầu tư, sớm khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ hiện đang ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của người dân tại các đô thị trên địa bàn tỉnh.
- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên thực hiện các dự án, quy hoạch đã được phê duyệt tại các đô thị, đảm bảo tính kết nối về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống hạ tầng thoát nước mặt, không đầu tư dàn trải.
- Tập trung đầu tư vào các dự án mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường, đồng thời việc thực hiện dự án ưu tiên có tính lan tỏa, giải quyết một số vấn đề tác động rất lớn như giảm thiểu ngập đến các khu dân cư trong đô thị.
2. Đề xuất các dự án trọng tâm, ưu tiên đến năm 2025
Các dự án ưu tiên đến năm 2025 nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng các khu đô thị mới và mở rộng đô thị hiện hữu theo Quy hoạch vùng tỉnh Cà Mau, chương trình phát triển đô thị tỉnh Cà Mau, quy hoạch chung các đô thị đã được phê duyệt.
Ưu tiên và đẩy nhanh tiến độ lập và điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch phân khu xây dựng các đô thị nhằm khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ tại các đô thị; trong đó tập trung vào việc đánh giá, rà soát cốt nền xây dựng đô thị, cải tạo hệ thống thoát nước trong đô thị đảm bảo lồng ghép và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu và đánh giá diễn biến và xác định rõ các nguyên nhân sụt lún đất hiện đang làm mất diện tích đất đáng kể dọc bờ biển Cà Mau, theo một vài đánh giá, hiện tốc độ lún đất khoảng 2-3 cm/năm, kéo theo xâm nhập mặn sông ngòi và một phần các tầng chứa nước. Thực hiện các dự án triển khai hệ thống quan trắc để xác minh sụt lún tại Cà Mau gồm các huyện Phú Tân, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển.
Bảng tổng hợp các dự án ưu tiên
STT | Nhóm ưu tiên thực hiện | Các dự án ưu tiên thực hiện | Giai đoạn thực hiện |
1 | Nhóm ưu tiên 1 | - Khảo sát, đo đạc độ cao nền địa hình hiện trạng lưới điểm khống chế tại 21 đô thị theo định hướng quy hoạch vùng tỉnh. - Cắm mốc độ cao cho các đô thị, số lượng mốc tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm địa hình, thủy văn của mỗi đô thị (tối thiểu là 2 mốc/thị trấn). | 2019-2020 |
- Quan trắc chế độ thủy văn các sông chính qua địa bàn 21 đô thị. | 2019-2020 | ||
- Rà soát, lập điều chỉnh QHC thành phố Cà Mau; thị trấn Sông Đốc; Năm Căn và các đô thị thuộc các huyện Phú Tân, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển; đặc biệt tập trung vào việc đánh giá, rà soát độ cao nền và hệ thống thoát nước tại các đô thị. | 2019-2022 | ||
2 | Nhóm ưu tiên 2 | - Triển khai hợp phần quy hoạch độ cao, chuẩn bị kỹ thuật và thoát nước để tích hợp vào quy hoạch tỉnh. | 2021-2022 |
- Quan trắc theo dõi diễn biến chế độ triều và nước biển dâng. | 2020-2022 | ||
- Điều tra, đánh giá mức độ sụt lún đô thị các huyện Phú Tân, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển. | 2020-2022 | ||
3 | Nhóm ưu tiên 3 | - Rà soát, lập điều chỉnh QHC các đô thị tại các huyện còn lại xem xét yếu tố BĐKH & NBD. | 2022-2024 |
- Rà soát QH phân khu, QH chi tiết trên địa bàn tỉnh đảm bảo lồng ghép BĐKH & NBD. | 2019-2024 |
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung sau đây:
1. Sở Xây dựng
- Công bố các nội dung chính của Đề án Quản lý độ cao Xây dựng khống chế cho các đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp và công trình trên địa bàn tỉnh Cà Mau để các tổ chức, cá nhân có liên quan và nhân dân biết, thực hiện.
- Chịu trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, thực hiện Đề án Quản lý độ cao Xây dựng khống chế cho các đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp và công trình trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức đề xuất các dự án trọng tâm, ưu tiên đến năm 2025 và thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau
- Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước Đề án Quản lý độ cao Xây dựng khống chế cho các đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp và công trình trên địa bàn tỉnh Cà Mau được phê duyệt theo quy định.
- Phối hợp với Sở Xây dựng và các ngành liên quan tổ chức thực hiện các dự án ưu tiên trên địa bàn mình quản lý.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Xây dựng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.