UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2025/QĐ-UBTDTT | Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH LUẬT THI ĐẤU BILLIARD – SNOOKER
- Căn cứ nghị quyết số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ và cơ quan ngang bộ;
- Căn cứ nghị định số 03/1998 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Thể dục thể thao;
- Xét yêu cầu về phát triển và nâng cao thành tích môn BILLIARD-SNOOKER ở nước ta.
- Căn cứ vào đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao II;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành Luật BILLIARD-SNOOKER gồm: 3 chương, 10 phần và 102 Điều.
Điều 2: Luật BILLIARD-SNOOKER được áp dụng trong các cuộc thi đấu từ cơ sở đến toàn quốc có và thi đấu Quốc tế tại nước ta.
Điều 3: Các cuộc thi đấu toàn quốc có thể đề ra Điều lệ thích hợp với thực tế nhưng không được trái với các Điều ghi trong Luật này.
Điều 4: Luật này thay thế cho các Luật đã in trước đây và có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 5: Các ông Vụ trưởng Vụ thể thao Thành tích cao II, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ - đào tạo, các ông Chánh văn phòng, Giám đốc các Sở Thể dục Thể thao chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| BỘ TRƯỞNG - CHỦ NHIỆM |
Chương I
BILLIARD POOL
Phần I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG ĐỐI VỚI BILLIARD POOL
Những quy định này sẽ được áp dụng với mọi nội dung Billiard Pool, trừ những ghi chú đặc biệt trái với luật của từng nội dung.
Điều 1. Bàn, Bi, thiết bị:
Tất cả các nội dung mô tả trong những quy định này đều yêu cầu bàn, bi và thiết bị đạt tiêu chuẩn theo quy định của WPA.
Kẻ bàn
Trước khi trận đấu bắt đầu, khu vực thi đấu phải được đánh dấu những điểm sau:
a- Điểm cuối bàn
b- Điểm đầu bàn
c- Lằn dọc cuối bàn
d- Lằn ngang đầu bàn
Điều 2. Xếp bi
Khi xếp bi phải dùng dụng cụ hình tam giác, bi ở đỉnh tam giác phải đặt ở điểm cuối bàn. Tất cả những bi khác phải thẳng hàng với bi ở đỉnh và nén chặt để các bi dính vào nhau.
Điều 3. Cú đánh bi cái
Một cú đánh hợp lệ là dùng đầu cơ đánh vào bi cái. Bất cứ trường hợp nào không đáp ứng được quy định này đều coi là lỗi.
Điều 4. Cú đánh gọi
Trong nội dung có cú đánh gọi thì vận động viên có thể đánh bất cứ bi nào anh ta chọn nhưng trước khi đánh phải chỉ rõ bi và lỗ được gọi. Anh ta không cần chỉ rõ những chi tiết như bi dính, đánh kết hợp hay băng. Bất cứ bi nào được đưa vào lỗ thêm nữa trong 1 cú đánh hợp lệ thì vẫn sẽ được tính cho người thực hiện cú đánh đó.
Điều 5. Không được đưa bi vào lỗ
Nếu một đấu thủ không đưa bi vào lỗ trong một cú đánh hợp lệ thì anh ta bị mất lượt và phối hợp phương pháp được chơi.
Điều 6. Thi để giành quyền phá bi (cú đánh lag)
Quy trình sau được sử dụng để giành quyền phá bi đầu tiên. Mỗi đấu thủ sử dụng những bi có cỡ và trọng lượng như nhau (có thể là bi cái nhưng khi không có sẵn thì dùng bi đồng màu). Cầm bi trong tay sau lằn ngang đầu bàn, một đấu thủ ở bên phải và một đấu ở bên trái so với điểm đầu bàn, các bi được đánh đồng thời về phía băng dọc cuối bàn và lăn ngược về phía đầu bàn. Đấu thủ nào có bi ở gần đường biên trong đầu bàn hơn sẽ thắng. Bi của đấu thủ phải chạm vào băng ngang cuối bàn ít nhất là một lần. Những lần chạm băng khác không được tính, trừ những trường hợp bị cấm sau:
Nếu có một trong những trường hợp sau đấu thủ tự động thua:
- Bi lăn sang nửa bàn của đối phương.
- Bi không chạm vào băng ngang cuối bàn.
- Bi nhảy ra khỏi bàn.
- Bi chạm vào băng dọc.
- Bi nằm ở góc lỗ và chạy qua băng đầu bàn hoặc,
- Bi chạm vào đầu đường biên cuối bàn nhiều hơn một lần.
Nếu cả hai đấu thủ đều mắc lỗi và thua hay trọng tài không thể xác định được bi bên nào gần hơn, cú đánh đó là hoà và đánh lại.
Điều 7. Cú đánh khai cuộc
Cú đánh khai cuộc được quyết định bởi cú đánh lag hay bốc thăm (phải dùng cú đánh lag để xác định người đánh khai cuộc với các giải thi đấu và các cuộc thi đấu chính thức). Đấu thủ nào thắng trong cú đánh lag có quyền khai cuộc hoặc chuyển quyền đó cho đối thủ.
Điều 8. Bi cái trong cú đánh khai cuộc
Trong cú đánh khai cuộc bi cái được đặt ở sau lằn ngang đầu bàn. Các bi mục tiêu được xếp theo quy định của từng nội dung. Trong cú đánh khai cuộc, ván đấu được coi như bắt đầu khi đầu gậy đã đánh vào bi cái và bi cái lăn qua lằn ngang đầu bàn.
Điều 9. Đánh bi cái lệch trong cú đánh khai cuộc.
Trong cú đánh khai cuộc nếu bi cái bị chệch hay dừng lại sau khi đã lăn qua lằn ngang đầu bàn và trước khi chạm vào những bi đã được xếp thì bị coi là lỗi và mất lượt. Đối thủ có quyền chọn đặt bi cái về sau lằn ngang đầu bàn ngược với đấu thủ đã phạm lỗi. (Trừ nội dung 9 bi, xem Điều 7: đặt bi vào bất cứ chỗ nào trên bàn). Phải cảnh cáo rằng lỗi vi phạm lần thứ hai trong trận đấu sẽ làm đấu thủ thua và mất quyền thi đấu (xem Điều 9).
Điều 10. Đặt bóng ở sau lằn ngang đầu bàn
Tình huống này áp dụng trong các ván đấu cụ thể khi cú phá bi khai cuộc bị thực hiện lỗi hay đấu thủ không được chọn đánh khai cuộc, đối phương sẽ được cầm bi cái trong tay ở phần sau của lằn ngang đầu bàn và bi cái đó sẽ được đặt ở bất kỳ điểm nào ở phần sau của lằn ngang đầu bàn.
Đấu thủ đánh bi có thể đánh bất cứ mục tiêu nào nằm bên trên lằn ngang đầu bàn. Đấu thủ đó không được đánh bất cứ bi nào nằm phía dưới lằn ngang đầu bàn trừ phi đấu thủ đó đánh vào bi cái nằm ở phía sau lằn ngang đầu bàn đập vào băng ở phía trên lằn ngang đầu bàn rồi đập vào bi mục tiêu. Đế của bi (vị trí bi chạm vào bàn) xác định bi đó nằm phía trên hay phía dưới lằn ngang đầu bàn.
Nếu đấu thủ kế tiếp vô tình đặt bi cái ở trên lằn ngang đầu bàn, trọng tài hay đối thủ phải báo cho người đang đánh bi biết vị trí đó của bi trước khi thực hiện cú đánh. Nếu đối thủ không thông báo cho đấu thủ đanh bi biết điều này thì cú đánh được coi là hợp lệ. Nếu đấu thủ đánh bi được thông báo về vị trí của bi thì đấu thủ đó phải đặt lại vị của bi cái. Nếu đấu thủ đặt bi cái rõ ràng là ở bên ngoài phần "bếp" và đánh bi cái thì bị coi là lỗi, lỗi này được trọng tài hay đối thủ hô.
Khi cầm bi cái trong tay ở lằn ngang đầu bàn, bi này vẫn ở trạng thái tĩnh (không trong cuộc) cho đến khi đấu thủ dùng đầu gậy đánh bi cái lăn qua lằn ngang đầu bàn.
Khi bi cái vẫn ở trạng thái tĩnh, đấu thủ có thể dùng tay, gậy...để điều chỉnh bi cái. Một khi bi cái đã được đánh lên thì đấu thủ không được tác động vào đó nữa, nếu đấu thủ nào làm như vậy thì bị coi là lỗi.
Điều 11. Bi vào lỗ
Một bi được coi là vào lỗ nếu sau một cú đánh hợp lệ, bi ra khỏi mặt bàn vào lỗ và nằm ở đó (một bi nếu rơi khỏi hệ thống giữ bi xuống sàn cũng không được coi là đã nằm lại trong lỗ). Một bi nảy từ lỗ trở lại bàn không được coi là bi đã vào lỗ.
Điều 12. Vị trí của các bi
Vị trí của các bi được coi là chỗ đế bi đó nằm.
Điều 13. Bàn chân trên sàn.
Nếu đấu thủ khi đánh bi không có ít nhất một chân chạm sàn thì bị coi là lỗi. Giày phải bình thường xét về kích cỡ, hình dạng và kiểu cách dù có bị mòn.
Điều 14. Đánh bi khi bi đang chuyển động
Nếu đấu thủ đánh bi khi bi cái hay bất cứ bi mục tiêu nào đang chuyển động sẽ bị coi là lỗi (một bi đang xoay tròn cũng coi là bi đang chuyển động).
Điều 15. Hoàn thành cú đánh.
Một cú đánh không được coi là đã hoàn thành (và vì thế không được tính) nếu tất cả các bi chưa ở trạng thái tĩnh sau cú đánh (bi xoay tròn cũng coi là động).
Điều 16. Định nghĩa lằn ngang đầu bàn.
Khu vực ở phía sau lằn ngang đầu bàn không bao gồm cả lằn ngang đầu bàn. Vì vậy nếu một bi mục tiêu nằm ở giữa lằn ngang đầu bàn vẫn được đánh khi quy định đặc biệt của từng nội dung yêu cầu đấu thủ phải đánh bi nằm sau lằn ngang đầu bàn. Tương tự như vậy, khi đặt bi cái ở sau lằn ngang đầu bàn (cầm bi cái trong tay trước lằn ngang đầu bàn) thì không được đặt bi trực tiếp lên lằn ngang đầu bàn mà phải đặt sau nó.
Điều 17. Quy định chung, tất cả các lỗi
Dù quy định phạt ở các nội dung là khác nhau, quy định sau áp dụng đối với tất cả các lỗi.
17.1. Đấu thủ bị mất lượt.
17.2. Nếu cú đánh không được tính thì bất cứ bi nào rơi vào lỗ cũng không được tính điểm.
17.3. Bi được xếp lại trên bàn tuỳ theo quy định của từng nội dung.
Điều 18. Không chạm bi mục tiêu
Trong cú đánh nếu bi cái không chạm bi mục tiêu trước tiên thì bị coi là lỗi. Đánh không chạm bi thì không coi là đánh trúng bi đó.
Điều 19. Cú đánh hợp lệ
Trừ những quy định trong từng nội dung cụ thể, đấu thủ phải làm cho bi cái chạm vào bi mục tiêu và sau đó:
19.1. Đưa bi có đánh số vào lỗ.
19.2. Làm cho bi cái hay bất cứ bi có đánh số nào chạm băng.
Không đáp ứng được những yêu cầu đó là lỗi.
Điều 20. Lỗi bi cái
Nếu trong cú đánh đấu thủ làm bi cái rơi vào lỗ thì đó là lỗi. Nếu bi cái chạm vào bi đã rơi vào lỗ (ví dụ như trong lỗ đầy bi mục tiêu) thì cũng coi là lỗi.
Điều 21. Các lỗi chạm bi
Khi đấu thủ chạm hay có bất cứ tiếp xúc nào (bằng thân thể, trang phục, phấn, gậy đỡ, cán gậy...) với bi cái trong cuộc, hay bi mục tiêu trong cuộc thì đều bị coi là lỗi. Trừ trường hợp đầu gậy (gắn chặt với cán gậy) được chạm vào bi cái khi thực hiện cú đánh hợp lệ. Trong trận đấu có trọng tài điều khiển, bất cứ bi mục tiêu nào chuyển động trong khi chạm lỗi đều phải được đặt lại càng gần vị trí cũ càng tốt theo phán quyết của trọng tài và đấu thủ tiếp theo không được xếp lại (xem Điều 16).
Điều 22. Lỗi đặt bi
Khi cầm bi cái trong tay mà bi cái chạm vào bất cứ mục tiêu nào cũng coi là lỗi.
Điều 23. Lỗi đánh hai lần
Nếu trước khi đánh bi cái đã chạm vào bi mục tiêu cần chạm thì đấu thủ có thể đánh về hướng đó miễn là phải thực hiện cú đánh bình thường. Nếu trong một cú đánh đầu gậy đánh vào bi cái hơn một lần, hay nếu đầu gậy chạm vào bi cái ngay khi hoặc sau khi bi cái chạm bi mục tiêu khác thì cú đánh đó là lỗi (xem Điều 20 về phân xử những cú đánh này). Nếu bi thứ ba ở gần đó thì cần chú ý để không phạm phải lỗi theo quy định trong phần đầu của điều này.
Điều 24. Cú đẩy bi
Nếu dùng đầu gậy để đẩy bi, tạo tiếp xúc lâu hơn khoảnh khắc nếu thực hiện cú đánh, thì bị coi là lỗi (những cú đánh như vậy thường được coi là cú đẩy bi).
Điều 25. Các lỗi trách nhiệm của đấu thủ
Đấu thủ phải chịu trách nhiệm về phấn, gậy, file và các đồ vật khác hay các thiết bị mà đấu thủ đó mang theo, sử dụng hay để gần bàn. Ví dụ: Nếu đấu thủ làm rơi mẩu phấn, làm tung đầu gậy đỡ kỹ thuật thì sẽ phải chịu lỗi như để một vật tiếp xúc với bi mục tiêu trong cuộc (hay chỉ đối với bi cái nếu không có trọng tài nào điều khiển suốt trận đấu).
Điều 26. Bi nảy lên không hợp lệ
Nếu đấu thủ đánh vào phần dưới của bi để bi nảy lên khỏi mặt bàn nhảy qua bi thì bị coi là lỗi. Đôi khi do vô tình bi nảy lên như vậy thì có thể không coi là lỗi nhưng cũng có thể tính lỗi nếu phần đầu bịt sắt của gậy hay tay cầm chạm vào bi cái khi đánh bi.
Điều 27. Cú đánh làm nảy bi
Trừ những quy định khác trong luật của từng nội dung, nếu đấu thủ nâng cao đầu gậy khi đánh bi cái làm bi cái nhảy khỏi mặt bàn rồi lại xuống mặt bàn thì không bị coi là lỗi. Khi đánh cú nảy bi mà đánh trượt thì bị coi là lỗi.
Điều 28. Bi nảy ra khỏi bàn
Sau cú đánh nếu bi nằm lại ở bất cứ chỗ nào không phải là mặt bàn (trên thành bàn, sàn nhà...) đều coi là nảy ra khỏi bàn. Bi có thể nảy lên trên thành bàn hay rãnh của bàn khi đang trong cuộc sẽ không bị coi là bi này ra khỏi bàn nếu bi đó tự nảy lại mặt bàn mà không chạm vào bất cứ thứ gì không phải là một phần của bàn. Bàn sẽ gồm cả rìa gắn vào bàn. Những bi đập hay chạm vào bất cứ phần nào không thuộc bàn như: Giá treo đèn, phấn để trên thành bàn hay đỉnh băng... sẽ bị coi là bi nảy khỏi bàn kể cả khi nó nảy lại vào mặt bàn.
Nếu một bi mục tiêu tự rơi vào lỗ như thể đấu thủ đánh vào đó, làm cho bi cái lăn qua vị trí cũ của bi mục tiêu đó và không thể chạm vào bi mục tiêu, thì bi cái và bi mục tiêu được đặt lại vị trí ban đầu trước khi đánh và đấu thủ đánh lại. Bất cứ bi mục tiêu nào cản đường bi sẽ được đặt lại vị trí ban đầu trước khi đấu thủ đánh lại.
Điều 29. Quy định riêng đối với lỗi phạt
Khi đấu thủ đánh bi cái trong cuộc không phải là đầu gậy mà bằng bất cứ vật gì (ví dụ như gậy, đầu nhọn...). Những cú đánh này tự động là lỗi theo quy định của Điều 19 nếu trọng tài nhận định là lỗi cố ý thì đấu thủ sẽ bị cảnh cáo một lần, khi phạm luật lần thứ hai sẽ bị xử thua và cho ngừng trận đấu.
Điều 30. Chỉ phạt 1 lỗi
Trừ trường hợp từng nội dung có quy định khác, mỗi lượt đánh của đấu thủ chỉ phạt một lỗi, nếu có lỗi khác thì lỗi nào nặng hơn sẽ phạt lỗi đó.
Điều 31. Các bi chuyển động lần lượt
Nếu bi nào thay đổi vị trí hay tự chuyển động, bi sẽ vẫn ở vị trí đó và tiếp tục chơi. Nếu bi lơ lửng và tự rơi vào lỗ sau ít nhất là 5 giây ở trạng thái tĩnh thì sẽ được đặt lại vị trí càng gần vị trí ban đầu càng tốt và trận đấu tiếp tục.
Nếu một bi mục tiêu tự rơi vào lỗ như thể đấu thủ đánh vào nó, làm cho bi cái lăn qua vị trí cũ của bi mục tiêu đó và không thể chạm vào bi mục tiêu, thì bi cái và bi mục tiêu được đặt lại vị trí ban đầu trước khi đánh và đấu thủ đánh lại. Bất cứ bi mục tiêu nào cản đường bi sẽ được đặt lại vị trí ban đầu trước khi đấu thủ đánh lại.
Điều 32. Đặt bi
Trừ những quy định riêng của từng nội dung về đặt bi, bi sẽ được đặt ở lằn dọc cuối bàn sau khi cú đánh đã hoàn thành. Một bi được đặt vào điểm cuối bàn, nếu có nhiều hơn một bi thì các bi đó sẽ được xếp theo lằn dọc cuối bàn theo thứ tự số từ nhỏ đến lớn, bắt đầu từ điểm cuối bàn đến đường băng sau.
Khi có các bi ở trên hay gần điểm cuối bàn hoặc lằn dọc cuối bàn, các bi sẽ được đặt trên lằn dọc cuối bàn càng gần càng tốt hoặc được để cố định (theo quyết định của trọng tài) so với những bi chặn đường này, trừ trường hợp bi chặn là bi cái; các bi được đặt vào chỗ và cái sẽ được di chuyển sang chỗ khác càng gần càng tốt mà không cần cố định.
Nếu chỗ trống trên lằn dọc cuối bàn từ điểm cuối bàn đến băng sau không đủ để xếp bi thì những bi này sẽ được xếp trên phần mở rộng của lằn dọc cuối bàn, ở đằng trước điểm cuối bàn (giữa điểm cuối bàn và điểm giữa bàn), càng gần với điểm cuối bàn càng tốt và theo thứ tự số từ bé đến lớn (bi nào có điểm số nhỏ nhất đặt gần điểm cuối bàn nhất).
Điều 33. Bi nằm ở miệng lỗ
Nếu có từ hai bi trở lên bị kẹt ở giữa miệng lỗ hay cạnh miệng lỗ, lơ lửng trong không khí, trọng tài sẽ điều khiển chuyển vị trí của bi theo quy trình như sau: Trọng tài sẽ nhìn (hoặc chạm vào nếu muốn) dự đoán có bi nào sẽ rơi thẳng vào lỗ từ vị trí kẹt này của nó; bi nào mà trọng tài cho là khi di chuyển sẽ rơi vào lỗ thì được coi là bi rơi vào lỗ, bi nào vẫn nằm lại bàn là bi không rơi vào lỗ. Những bi không rơi vào lỗ được đặt lại theo điều khiển của trọng tài và tiếp tục trận đấu theo quy định của từng nội dung nếu không còn trường hợp nào bị kẹt hay bi nằm cạnh miệng lỗ nữa.
Điều 34. Thêm các bi rơi vào lỗ
Nếu trong cú đánh ghi điểm hợp lệ mà có thêm các bi mục tiêu khác rơi vào lỗ thì những bi đó được tính điểm theo quy định riêng của từng nội dung.
Điều 35. Gián đoạn không phải do đấu thủ
Nếu bi di chuyển hoặc đấu thủ bị tác động ảnh hưởng đến cú đánh bởi một người (không phải là đối thủ) thì bi sẽ được xếp lại càng gần vị trí cũ càng tốt và đấu thủ sẽ tiếp tục chơi mà không bị phạt. Quy định này cũng đã áp dụng đối với những trường hợp bất khả kháng như động đất, cuồng phong, chao đèn bị rơi hay mất điện...Nếu không giữ nguyên được vị trí của các bi thì đấu lại, và đấu thủ phá bi cũ vẫn được phá bi. Quy định này không áp dụng đối với Điều 14, tiếp tục khi trận đấu bao gồm cả cú đánh khai cuộc thành công: cú khai cuộc đang đánh sẽ không tiếp tục mà sẽ đánh lại theo yêu cầu chung (đánh cú lag để giành quyền khai cuộc). Điểm sẽ được tính tiếp theo điểm trước khi trận đấu bị gián đoạn.
Điều 36. Cú phá bi tiếp theo
Trong trận đấu có cả séc đấu phá bi ngắn thì đấu thủ nào thắng ván trước sẽ khai cuộc ở ván sau. Những trường hợp sau được quyết định trước bởi tổng trọng tài.
36.1. Các đấu thủ lần lượt khai cuộc
36.2. Đấu thủ thua sẽ khai cuộc
36.3. Đấu thủ ít điểm hơn ở ván đấu tính điểm sẽ khai cuộc ơ ván tiếp theo.
Điều 37. Lượt chơi
Trong quá trình thi đấu, các đấu thủ lần lượt chơi, lượt đấu của đấu thủ kết thúc khi anh ta không đưa được bi vào lỗ hay mắc lỗi.
Khi đấu thủ mất lượt không phải do lỗi thì đấu thủ sau sẽ chơi theo vị trí các bi trên bàn.
Điều 38. Bi mục tiêu bị kẹt ở băng hay do bi cái
Quy định này áp dụng trong các trường hợp mà bi cái sẽ phải chạm đầu tiên vào bi mục tiêu bị kẹt ở băng hay do chính bi cái. Sau khi bi cái chạm bi mục tiêu bị kẹt đó, cú đánh sẽ ở một trong các trường hợp sau:
38.1. Một bi rơi vào lỗ.
38.2. Bi cái chạm vào băng.
38.3. Bi mục tiêu bị kẹt do chạm băng (không thể nảy ra khỏi vị trí băng đã tiếp xúc).
38.4. Một bi mục tiêu khác làm bi này bị kẹt và không thể chạm được.
Nếu không đáp ứng được một trong bốn điều kiện trên là lỗi (chú ý Điều 14 và các quy định khác của từng nội dung và việc áp dụng điều luật này, xem thêm những quy định của từng nội dung).
Một bi mục tiêu sẽ không được coi là bị kẹt trừ khi nó được kiểm tra và thông báo bởi trọng tài hoặc một trong hai đấu thủ trước khi đánh bi.
Điều 39. Đánh bi sau đường biên
Khi đấu thủ cầm bi cái trong tay sau lằn ngang cuối bàn (trong phần bếp) đấu thủ đó phải đưa bi cái ra một điểm ngoài phần bếp trước khi bi cái chạm băng hay chạm vào bi mục tiêu khác. Nếu không làm được điều này thì bị coi là lỗi, nếu như có trọng tài điều khiển. Nếu không có trọng tài đối phương có quyền gọi đó là lỗi hay yêu cầu đấu thủ đánh lại theo vị trí cũ trước khi đấu thủ này đánh bi (và không phạt lỗi).
Ngoại lệ: Nếu có bi mục tiêu nằm trên hay nằm ngoài lằn ngang cuối bàn (có thể bị đánh trúng) và quá gần đến nỗi bi cái chạm nó trước khi lăn qua khỏi "kietchen" thì cú đánh vẫn hợp lệ.
Nếu đấu thủ cầm bi cái trong tay sau lằn ngang đầu bàn và trong khi định đánh cú đánh hợp lệ mà bi cái bất ngờ chạm vào bi mục tiêu nằm sau lằn ngang đầu bàn và bi cái lăn qua lằn ngang đầu bàn, trường hợp đó là lỗi. Nếu đấu thủ cầm bi cái trong tay sau lằn ngang đầu bàn, đấu thủ đó làm bi cái vô tình chạm vào bi mục tiêu mà không lăn qua lằn ngang đầu bàn, trường hợp này được xử lý như sau: đấu thủ tiếp theo được gọi đây là lỗi và cầm bi cái trong tay hoặc chỉ đặt lại vị trí các bi như cũ và đấu thủ trước đánh lại bi đó.
Nếu trong điều kiện tương tự, đấu thủ nào cố tình làm bi cái chạm vào bi mục tiêu sau lằn ngang đầu bàn thì đó là hành vi phi thể thao.
Điều 40. Lỗi khi cầm bi trên tay
Trong khi đặt bi cái, đấu thủ có thể dùng tay hoặc bất cứ phần nào của gậy (kể cả đầu gậy) để điều khiển đặt bi. Khi đã đặt bi cái vào vị trí, bất cứ lần đánh về trước nào chạm vào bi cái nếu không là cú đánh hợp lệ, sẽ bị coi là lỗi.
Điều 41. Làm gián đoạn
Nếu đấu thủ chưa đến lượt có những hành động gây sao nhãng cho đối thủ của anh ta hoặc làm gián đoạn lượt chơi thì sẽ bị coi là lỗi. Nếu đấu thủ đánh không theo lượt hoặc di chuyển bất cứ bi nào (trừ trường hợp đang trong lượt đấu) sẽ bị coi là làm gián đoạn.
Điều 42. Tính đường đi
Các đấu thủ không được phép dùng bi, tam giác xếp bi hoặc bất cứ dụng cụ đo nào để tính khoảng cách...Nếu làm gì trái với quy định này thì bị coi là lỗi và là hành vi phi thể thao.
Điều 43. Đánh dấu bất hợp pháp
Nếu đấu thủ cố ý đánh dấu bàn thắng bằng bất cứ cách nào để giúp đánh bi, như làm ướt thảm, đặt viên phấn lên trên thành bàn hay bằng bất cứ cách nào khác thì đấu thủ di chuyển dấu trước khi đánh bi thì sẽ không bị phạt.
Khi bi cái dính với mục tiêu. Cú đánh được coi là hợp lệ. Nếu được đánh từ 1 hướng ít nhất 450 | Bi mục tiêu chạm băng phải được thông báo bởi trọng tài hoặc đối thủ. |
Phần II
LUẬT THI ĐẤU POOL 9-BALL (NINE - BALL)
(Các điều luật tiêu chuẩn hoá của thế giới) Trừ khi có mâu thuẫn trái ngược với các điều luật này, các điều luật chung của Billiard Pool sẽ được áp dụng.
Điều 44. Mục tiêu của trận đấu
Thi đấu với 9 bi mục tiêu được đánh số thứ tự từ 1 đến 9 và 1 bi cái. Bi mục tiêu cho mỗi cú đánh mà bi cái chạm đầu tiên là bi có chỉ số thấp nhất trên bàn, tuy nhiên những bi mục tiêu vào lỗ không nhất thiết phải theo thứ tự này.
Sau cú đánh trượt của đấu thủ đi trước, đấu thủ tiếp theo phải đánh những bi còn lại trên bàn theo quy định trên. Nếu đấu thủ đi trước phạm lỗi thì đấu thủ tiếp theo được quyền bắt đầu lượt cơ của mình với bi cái ở bất cứ vị trí nào trên bàn. Trận đấu kết thúc khi một trong hai đấu thủ thắng đủ số ván theo quy định của trận đấu.
Điều 45. Xếp bi khai cuộc
Các bi mục tiêu được xếp thành hình thoi trong khuôn tam giác với bi số 1 nằm ở đỉnh hình thoi và ở trên điểm cuối bàn, bi số 9 ở chính giữa hình thoi và các bi còn lại được xếp xung quanh. Bi được xếp càng chặt càng tốt. Trận đấu được bắt đầu với bi cái trong tay và được đặt ở sau lằn ngang đầu bàn.
Điều 46. Thứ tự của cú đánh khai cuộc
Người thắng trong lần thi giành quyền khai cuộc. Trong nội dung 9 bi người thắng mỗi ván sẽ khai cuộc ở ván tiếp theo trừ khi có những quy định khác của ban tổ chức cụ thể như:
- Đấu thủ luân phiên khai cuộc
- Đấu thủ thua khai cuộc
- Đấu thủ thắng khai cuộc
Điều 47. Cú đánh khai cuộc hợp lệ
- Đấu thủ phải dùng bi cái đánh trực tiếp vào bi số 1. Cú khai cuộc hợp lệ khi: có bi mục tiêu vào lỗ hoặc ít nhất 4 bi mục tiêu chạm băng.
- Trong cú khai cuộc, bi cái vào lỗ hay nhảy ra khỏi bàn hoặc những quy định của cú khai cuộc không được bảo đảm thì xem như là lỗi. Đấu thủ không được đảm bảo thì xem như là lỗi. Đấu thủ tiếp theo sẽ bắt đầu lượt đánh của mình với bi cái trong tay ở bất cứ vị trí nào trên bàn.
- Trong cú đánh khai cuộc, nếu có một hay nhiều bi mục tiêu nhảy ra khỏi bàn thì bị xem như lỗi và đấu thủ tiếp theo sẽ bắt đầu lượt cơ của mình với bi cái trong tay ở bất cứ vị trí nào trên bàn. Những bi mục tiêu sẽ không được đặt trở lại ngoại trừ bi số 9.
Điều 48. Tiến trình của trận đấu
Sau cú khai cuộc hợp lệ, đấu thủ được quyền chơi một cú đánh an toàn (Push out), xem điều 49.
Nếu đấu thủ đánh cú khai cuộc hợp lệ và có 1 hay nhiều bi mục tiêu vào lỗ thì sẽ tiếp tục đánh cho tới khi đánh trượt, lỗi hoặc thắng ván đó.
Nếu đấu thủ đánh trượt hay phạm lỗi thì đấu thủ tiếp theo sẽ bắt đầu khi lượt cơ của người đi trước chấm dứt và tiếp tục cho đến khi đánh trượt, lỗi hay thắng ván đó.
Ván đấu kết thúc khi bi số 9 được đưa vào lỗ trong 1 cú đánh hợp lệ.
Điều 49. Đánh an toàn
Đấu thủ đánh ngay sau 1 cú khai cuộc hợp lệ có thể chơi 1 cú an toàn với mục đích đưa bi cái đến vị trí tốt hơn cho những đường bi sau.
Trong cú đánh an toàn, bi cái không nhất thiết phải chạm bi mục tiêu hoặc chạm băng, nhưng những điều luật phạm lỗi khác vẫn được áp dụng.
Đấu thủ phải tuyên bố trước khi đánh là mình quyết định đánh an toàn nếu không thì cú đánh đó được xem như cú đánh bình thường.
Bi mục tiêu được đưa vào lỗ trong cú đánh an toàn sẽ không được tình và không đặt trở lại trừ bi số 9.
Sau cú đánh an toàn của đối thủ đi trước, đấu thủ tiếp theo có thể bắt đầu lượt cơ của mình với vị trí của bi cái do đấu thủ trước để lại hoặc có thể yêu cầu đấu thủ vừa đánh an toàn đánh tiếp.
Cú đánh an toàn không bị xem như là phạm luật, ngoại trừ Điều 50 và Điều 51.
Sau cú khai cuộc không hợp lệ, đấu thủ tiếp theo có quyền bắt đầu lượt cơ của mình với bi cái trong tay ở bất cứ vị trí nào trên bàn.
Sau một cú khai cuộc không hợp lệ thì đấu thủ tiếp theo không thể chơi an toàn.
Điều 50. Phạm lỗi
Khi một đấu thủ phạm luật, lượt cơ của đấu thủ đó chấm dứt. Không bi mục tiêu nào trong cú đánh phạm lỗi được đặt lại ngoại trừ bi số 9. Đấu thủ tiếp theo bắt đầu lượt cơ với bi cái trong tay ở bất cứ vị trí nào trên bàn. Nếu phạm nhiều lỗi trong cùng 1 cú đánh thì cũng chỉ xem như là một lần phạm lỗi.
Điều 51. Chạm bi trái phép
Nếu bi mục tiêu trong lần va chạm đầu tiên của bi cái trong một cú đánh không phải là bi có chỉ số thấp nhất trên bàn là phạm lỗi.
Điều 52. Bi không chạm băng
Sau khi đánh bi cái vào mục bi mục tiêu, không có bi mục tiêu rơi vào lỗ mà bi cái hay bất cứ bi mục tiêu nào khác không chạm băng thì cú đánh đó bị xem như là phạm luật.
Điều 53. Bi cái trong tay
Khi bi cái trong tay thì đấu thủ có quyền đặt bi cái ở bất cứ vị trí nào trên bàn nhưng không được chạm vào bi mục tiêu. Đấu thủ có thể tiếp tục di chuyển bi cái cho đến khi thực hiện cú đánh.
Điều 54. Bi mục tiêu rơi khỏi bàn.
Bi mục tiêu được xem như là rơi khỏi bàn khi nó nằm ở bất cứ vị trí nào ngoài mặt bàn. Đánh bi mục tiêu rơi khỏi bàn bị xem như phạm luật. Bi mục tiêu rơi khỏi bàn không được nhặt lại ngoại trừ bi số 9.
Điều 55. Phạm lỗi 3 lần liên tục
Nếu đấu thủ phạm lỗi 3 lần liên tục trong 3 cú đánh mà không thực hiện được một cú đánh hợp lệ thì đấu thủ đó sẽ bị xử thua ván đấu đó. 3 lần phạm lỗi liên tục đó phải xảy ra trong 1 ván. Lời cảnh báo sẽ được đưa ra ở giữa lần phạm lỗi thứ 2 và lần thứ 3.
Điều 56. Đặt bi số 9
Không có bi nào vào lỗ sau cú đánh phạm luật và bi nhảy ra khỏi bàn được đặt lại ngoại trừ bi số 9. Bi số 9 sẽ được đặt tại điểm cuối bàn. Trong khi đặt bi số 9, nếu xung quanh điểm cuối bàn có bi nằm cản trở thì bi số 9 sẽ rơi về phía trên lằn dọc cuối bàn gần với điểm cuối bàn nhất mà không được di chuyển những bi làm cản trở. Bi số 9 được đặt phải dính vào bi làm cản trở.
Điều 57. Chấm dứt trận đấu
Một trận đấu được bắt đầu khi bi cái lăn quan lằn ngang đầu bàn trong cú khai cuộc. Bi số 1 phải là bi mục tiêu đầu tiên được bi cái chạm trong cú đánh khai cuộc. Ván đấu được chấm dứt khi bi số 9 được đưa vào lỗ trong một cú đánh hợp lệ hoặc khi đấu thủ bị tước quyền thi đấu vì phạm luật.
Phụ lục:
- Trong cú đánh khai cuộc hợp lệ, bi số 9 được đưa vào lỗ thì ván đấu đó được tính cho đấu thủ vừa đánh cú khai cuộc.
- Nếu bi mục tiêu nằm dính băng, bi cái chạm bi mục tiêu mà sau đó bi cái hoặc bất cứ bi mục tiêu nào khác không chạm băng là phạm luật.
Phần III
LUẬT THI ĐẤU POOL 8-BALL (EIGHT-BALL)
(Các điều luật tiêu chuẩn hoá của Thế giới) Trừ khi có mâu thuẫn trái ngược với các điều luật này, các điều luật chung của billiard Pool sẽ được áp dụng.
Điều 58. Mục tiêu của trận đấu
Nội dung bi số 8 là 1 nội dung có cú đánh gọi được chơi với 1 bi cái và 15 bi mục tiêu được đánh số từ 1 đến 15. Một đấu thủ phải đưa vào lỗ 1 nhóm bi được đánh số từ 1 đến 7 (bi màu) trong khi đấu thủ khác phải đưa vào lỗ 1 nhóm bi khác được đánh số từ 9 đến 15 (bi khoang). Đấu thủ nào đánh hết nhóm bi của mình sau đó đánh bi số 8 vào lỗ một cách hợp lệ thì thắng luôn ván đó.
Điều 59. Cú đánh gọi
Trong cú đánh gọi, các bi và lỗ không cần thiết phải chỉ 1 cách rõ ràng (tuy nhiên trong thực tế thi đấu những cú đánh đơn giản và quá rõ ràng thì đấu thủ không cần phải gọi, còn những cú đánh phức tạp thì đấu thủ bắt buộc phải báo trước bi và lỗ được gọi).
Khi gọi cú đánh, không cần thiết phải chỉ rõ các chi tiết như số lần chạm băng, chạm bi.
Bất cứ bi nào được đưa vào lỗ sau 1 cú đánh phạm luật vẫn không được đặt lại bất kể chúng thuộc về người đánh hay đối thủ (cần phân biệt giữa lối mất lượt cơ và lỗi bị phạt).
Cú đánh khai cuộc không phải là cú đánh gọi. Đấu thủ đánh khai cuộc ở nội dung này có thể tiếp tục đánh sau khi đưa vào lỗ bất cứ bi mục tiêu nào trong cú khai cuộc hợp lệ.
Điều 60. Xếp bi
Bi được xếp trong khuôn tam giác với bi số 8 nằm ở giữa tam giác. Một bi mục tiêu ở đầu tam giác được đặt trên điểm cuối bàn và hai góc còn lại phải là 1 bi màu và 1 bi khoang.
Điều 61. Thứ tự của cú khai cuộc
Người thắng trong lần thi giành quyền khai cuộc sẽ khai cuộc. Trong nội dung bi số 8 người thắng mỗi ván sẽ khai cuộc ở ván tiếp theo trừ khi có những quy định khác của ban tổ chức cụ thể như:
- Đấu thủ luân phiên khai cuộc
- Đấu thủ thua khai cuộc.
- Đấu thủ thắng khai cuộc.
Điều 61. Khai cuộc đúng luật
Để khai cuộc đúng luật, người khai cuộc với bi cái ở sau lằn ngang đầu bàn phải làm sao để đưa bi mục tiêu vào lỗ hoặc ít nhất có 4 bi mục tiêu chạm băng, nếu không thực hiện được những điều trên thì xem như là phạm luật. Đấu thủ tiếp theo có thể chọn giữa đồng ý đánh tiếp với vị trí bi được giữ nguyên hoặc yêu cầu xếp lại bi để thực hiện cú đánh khai cuộc hay có thể yêu cầu đấu thủ khai cuộc lại.
- Trong nội dung này không nhất thiết khi khai cuộc bi cái phải chạm bi mục tiêu đầu tiên (đặt tại điểm cuối bàn).
- Cú khai cuộc không được coi là cú đánh gọi. Nếu bất cứ bi mục tiêu nào được đưa vào lỗ trong 1 cú đánh khai cuộc hợp lệ thì đấu thủ đó sẽ tiếp tục lượt cơ của mình và bàn vẫn mở.
Điều 63. Bi cái vào lỗ trong cú đánh khai cuộc
Nếu cú khai cuộc đấu thủ đánh bi cái vào lỗ thì bị xem như là lỗi và tất cả bi mục tiêu được đưa vào lỗ sẽ không được đặt lại ngoại trừ bi số 8, và bàn vẫn mở.
Đấu thủ tiếp theo sẽ có bi cái trong tay được đặt sau lằn ngang đầu bàn và không thể đánh bất cứ bi mục tiêu nào nằm sau lằn ngang đầu bàn trừ khi đấu thủ đánh bi cái qua lằn ngang đầu bàn sau đó quay lại sau lằn ngang đầu bàn chạm bi mục tiêu.
Nếu phần tiếp xúc của bi mục tiêu nằm ngay giữa lằn ngang đầu bàn thì nó vẫn được coi như là nằm phía trên lằn ngang đầu bàn.
Điều 64. Bi mục tiêu rơi khỏi bàn trong cú đánh khai cuộc
Nếu đấu thủ làm rơi bi mục tiêu ra khỏi bàn trong cú đánh khai cuộc thì đó bị xem như là lỗi. Những bi mục tiêu đó sẽ không được đặt trở lại và đấu thủ tiếp theo sẽ được chọn giữa chấp nhận đánh tiếp với vị trí do đấu thủ trước để lại hoặc yêu cầu rời bi cái về sau lằn ngang đầu bàn.
Điều 65. Bi số 8 vào lỗ trong cú đánh khai cuộc
Nếu bi số 8 được đưa vào lỗ trong cú đánh khai cuộc thì đấu thủ vừa khai cuộc có thể yêu cầu khai cuộc lại hoặc yêu cầu đặt bi số 8 vào điểm quy định và tiếp tục đánh.
Nếu đấu thủ phạm luật trong cú đánh khai cuộc mà bi số 8 được đưa vào lỗ thì đấu thủ tiếp theo có thể chọn giữa yêu cầu khai cuộc lại hoặc yêu cầu đặt bi số 8 vào điểm quy định và tiếp tục đánh với bi cái trong tay ở sau lằn ngang đầu bàn.
Điều 66. Bàn mở
Bàn để mở khi việc chọn các nhóm bi (khoang hay màu) chưa được xác định. Khi bàn để mở thì bi cái chạm bi màu trước khi chạm bi khoang hay ngược lại đều coi là hợp lệ.
Bàn luôn luôn để mở ngay sau cú khai cuộc. Khi bàn để mở thì đánh vào bi màu hay bi khoang trước trong quá trình đưa vào lỗ một bi màu hay khoang được gọi là hợp lệ.
Tuy nhiên, khi bàn để mở và bi số 8 là bi được chạm đầu tiên thì không có bi màu hay khoang nào được tính cho đấu thủ đó và bị coi như là lỗi.
Đấu thủ đó sẽ bị mất lượt, không bi nào vào lỗ được đặt lại và đấu thủ tiếp theo sẽ tiếp tục đánh với bàn vẫn mở. Trong bàn để mở thì tất cả những bi đã vào lỗ một cách bất hợp lệ đều không được đặt lại.
Điều 67. Chọn nhóm
Việc chọn nhóm bi khoang hay màu không được xác định ở cú khai cuộc thậm chí ngay cả khi đấu thủ đã đưa vào lỗ một hay cả hai nhóm, bởi vì bàn vẫn luôn mở sau cú khai cuộc. Việc chọn nhóm chỉ được xác định sau khi cú đánh khai cuộc đấu thủ đưa vào lỗ một cách hợp lệ bi được gọi.
Điều 68. Cú đánh hợp lệ
Tất cả các cú đánh (ngoại trừ cú đánh khai cuộc và khi bàn để mở), đấu thủ phải đánh đúng nhóm bi của mình trước và đưa vào lỗ một bi mục tiêu hoặc làm cho bi cái hay bất cứ bi mục tiêu nào khác phải chạm băng.
Đấu thủ có quyền đánh bi cái vào băng trước khi chạm bi mục tiêu trong nhóm của mình, tuy nhiên sau khi chạm bi mục tiêu thì bi mục tiêu này phải vào lỗ hoặc bi cái hay bất cứ bi mục tiêu khác phải chạm băng. Không đáp ứng được những yêu cầu này thì coi như là phạm lỗi.
Điều 69. Đánh an toàn
Vì lý do chiến thuật đấu thủ có thể đưa vào lỗ một bi mục tiêu rõ ràng và cũng không tiếp tục lượt cơ của mình bằng cách tuyên bố "đánh an toàn" trước. Cú đánh an toàn được định nghĩa là cú đánh hợp lệ. Nếu một đấu thủ quyết định đánh an toàn bằng cách đưa vào lỗ một bi mục tiêu rõ ràng thì trước khi đánh phải tuyên bố "đánh an toàn" với đối thủ của mình. Vì nếu như không tuyên bố trước đấu thủ đó sẽ có thể được yêu cầu đánh tiếp bất cứ bi mục tiêu nào được đưa vào lỗ trong cú đánh an toàn đều không được đặt lại.
Điều 70. Ghi điểm
Một đấu thủ có quyền tiếp tục đánh cho tới khi không đưa được một trong nhóm bi của mình vào lỗ hợp lệ.
Sau khi đấu thủ đánh vào lỗ hợp lệ hết tất cả nhóm bi của mình đấu thủ đó đưa bi số 8 vào lỗ.
Điều 71. Phạt khi phạm lỗi (penalty)
Đấu thủ tiếp theo có bi cái trong tay. Điều này có nghĩa rằng đấu thủ đó có thể đặt bi cái ở bất cứ đâu (không cần phải đặt ở phía sau lằn ngang đầu bàn). Điều luật này nhằm ngăn ngừa đấu thủ cố tình phạm lỗi để đưa đối thủ của mình vào thế bất lợi. Với bi cái trong tay, đấu thủ có thể dùng tay hoặc cơ (ngoại trừ đầu da) để định vị bi cái.
Điều 72. Đánh kết hợp
Đánh kết hợp là được cho phép, tuy nhiên bi số 8 và nhóm bi mục tiêu của đối phương sẽ không phải là mục tiêu đầu tiên chạm của bi cái (ngoại trừ bàn để mở thì bi số 8 cũng không được chạm đầu tiên).
Điều 73. Bi vào lỗ không hợp lệ
Một bi mục tiêu được xem như vào lỗ không hợp lệ khi:
- Bi mục tiêu được đưa vào lỗ trong 1 cú đánh phạm luật;
- Bi mục tiêu được gọi không vào lỗ đã được chỉ định;
- Đã tuyên bố "đánh an toàn" trước khi đánh;
Tất cả bi mục tiêu được đưa vào lỗ không hợp lệ đều không được đặt lại.
Điều 74. Bi mục tiêu rơi khỏi bàn
Nếu bất cứ bi mục tiêu nào rơi khỏi bàn thì coi như là lỗi và đấu thủ đó sẽ bị mất lượt. Ngoại trừ đó là bi số 8 thì sẽ bị xử thua ván. Bất cứ bi mục tiêu nào rơi khỏi bàn sẽ không được đặt lại.
Điều 75. Đánh bi số 8
Khi bi số 8 là bi mục tiêu hợp lệ thì đánh bi cái vào lỗ hay phạm lỗi không phải là thua ván đó nếu bi số 8 không vào lỗ hay rơi ra khỏi bàn. Đấu thủ tiếp theo sẽ có bi cái trong tay.
Chú ý: Một cú đánh kết hợp không bao giờ được dùng như một cú đánh hợp lệ để đưa bi số 8 vào lỗ, trừ khi bi số 8 là bi mục tiêu đầu tiên được chạm trong cú đánh.
Điều 76. Thua ván đấu
Một đấu thủ bị thua ván đấu khi vi phạm trong bất cứ điều nào sau đây:
- Phạm lỗi khi đánh bi số 8 vào lỗ;
- Đánh bi số 8 vào lỗ trong cùng cú đánh như là bi mục tiêu cuối cùng trong nhóm bi mục tiêu của mình.
- Làm bi số 8 rơi khỏi bàn bất cứ lúc nào.
- Đánh bi số 8 vào lỗ khác với lỗ được chỉ định.
- Đánh bi số 8 vào lỗ khi nó không phải là bi mục tiêu hợp lệ.
Chú ý: Tất cả những vi phạm trên phải được gọi trước khi thực hiện 1 cú đánh khác, nếu không đó sẽ được xem như là không có vi phạm nào xảy ra.
Điều 77. Ván đấu bị bế tắc
Nếu như sau 3 lượt cơ liên tiếp của mỗi đấu thủ (tổng cộng 6 lượt) thì trọng tài nhận định là sự cố gắng đánh vào lỗ hoặc di chuyển một bi mục tiêu nào sẽ dẫn đến thua ván đấu, bi sẽ được xếp lại và đấu thủ khai cuộc ván đó sẽ khai cuộc lại.
Điều luật về sự bế tắc có thể được áp dụng mà không cần chú ý tới số lượng bi còn lại trên bàn trong suốt ván đấu và cần sự đồng ý của cả 2 đấu thủ.
Chú ý: Ba lần phạm lỗi liên tiếp trong 1 ván đấu không phải là thua ván đấu.
PHỤ LỤC CHO TRỌNG TÀI
1. Khi bi mục tiêu được gọi vào lỗ được chỉ định và bi của đấu thủ kia cũng được đưa vào lỗ trong cùng 1 cú đánh thì:
- Đó là cú đánh hợp lệ và người đánh tiếp tục lượt cơ của mình. Bi mục tiêu của đấu thủ kia không được đặt lại.
2. Khi bi mục tiêu được gọi vào lỗ không đúng với lỗ đã được quy định thì:
- Đó không phải là phạm lỗi, đấu thủ sẽ bị mất lượt cơ của mình, đấu thủ tiếp theo sẽ đánh tiếp với các vị trí bi ở trên bàn và không bi nào được đặt lại.
3. Khi bi mục tiêu được gọi không vào lỗ mà bi mục tiêu của đấu thủ kia vào lỗ thì:
- Đó không phải là phạm lỗi, đấu thủ sẽ bị mất lượt cơ của mình, đấu thủ tiếp theo sẽ đánh tiếp với các vị trí bi ở trên bàn và không bi nào được đặt lại.
4. Khi đấu thủ thực hiện một cú khai cuộc hợp lệ và chạm làm di chuyển một hay nhiều bi bởi bất cứ bộ phận nào (người, trang phục, lơ, cơ) trước khi những bi đó dừng thì:
- Đấu thủ tiếp theo sẽ có bi cái trong tay và được đặt bất cứ chỗ nào trên bàn.
5. Sau cú khai cuộc và sau khi các bi đã dừng và đấu thủ phạm lỗi, thì đó được xem như là một lỗi thông thường bởi vì lúc đó cú khai cuộc đã hoàn thành thì:
- Đấu thủ tiếp theo sẽ có bi cái trong tay và được đặt bất cứ chỗ nào trên bàn.
6. Nếu bi số 8 được đưa vào lỗ trong cú đánh an toàn thì đấu thủ sẽ thua ván đấu.
7. Mặc dù cú đánh an toàn được áp dụng trong mọi cú đánh, nhưng nếu bi số 8 được đưa vào lỗ bởi cố ý hay không cố ý thì đấu thủ sẽ thua ván đấu.
8. Khi đánh bi số 8, đưa được bi vào lỗ đã chỉ định mà bi mục tiêu của đấu thủ kia cũng vào lỗ trong cùng một cú đánh thì đó là cú đánh hợp lệ và đấu thủ đó thắng luôn ván đấu.
9. Khi bi nằm xung quanh lỗ như hình minh hoạ sau khi tất cả bi mục tiêu khác đã được đưa vào lỗ thì Điều luật ván đấu bế tắc được áp dụng.
Phần IV
LUẬT THI ĐẤU POOL 15 BI XOAY VÒNG (ROTATION)
(Các điều luật tiêu chuẩn hoá của Châu Á) Trừ khi có mâu thuẫn trái ngược với các điều luật này, các điều luật chung của billiard Pool sẽ được áp dụng
Điều 78. Mục tiêu của trận đấu
Nội dung Pool 15 bi xoay vòng được đánh 15 bi mục tiêu đánh số từ 1 đến 15 và 1 bi cái. Trong mỗi cú đánh bi cái phải chạm bi mục tiêu có đánh số nhỏ nhất trên bàn, nhưng bi vào lỗ không cần phải theo thứ tự trên. Bất cứ bi mục tiêu nào được đưa vào lỗ bởi 1 cú đánh hợp lệ đều được tính.
Nếu một đấu thủ đánh bi mục tiêu vào lỗ một cách hợp lệ, đấu thủ đó sẽ thực hiện cú đánh và tiếp tục cho tới khi đánh trượt, phạm lỗi hay thắng ván đấu khi đạt được 61 điểm (hoặc hơn nữa).
Sau cú đánh trượt của đấu thủ đi trước, đấu thủ tiếp theo phải bắt đầu lượt cơ của mình từ vị trí các bi để lại trên bàn. Nhưng sau bất cứ lỗi nào của đấu thủ đi trước có quyền chọn:
- Tiếp tục đánh với vị trí các bi do đấu thủ trước để lại.
- Đặt bi có chỉ số nhỏ nhất tại điểm cuối bàn và bắt đầu lượt cơ của mình với bi cái trong tay và ở sau lằn ngang đầu bàn.
Đấu thủ không cần phải gọi bất cứ cú đánh nào. Một trận đấu được kết thúc khi một đấu thủ thắng đủ số ván theo quy định.
Điều 79. Ghi điểm
Mỗi bi mục tiêu được đưa vào lỗ hợp lệ được tính điểm như giá trị của bi mục tiêu đó. Ván đấu kết thúc khi một đấu thủ đạt được 61 điểm (hoặc hơn nữa). Nếu cả hai đấu thủ đều đạt được 60 điểm sau khi tất cả 15 bi mục tiêu đã vào lỗ thì ván đấu đó được xem như là hoà và sẽ tiến hành đánh lại, đấu thủ đánh bi mục tiêu cuối cùng để gỡ hoà sẽ khai cuộc ở ván đánh lại.
Điều 80. Xếp bi
15 bi mục tiêu được xếp trong khuôn tam giác với bi số 1 nằm ở đỉnh của tam giác trên điểm cuối bàn và các bi mục tiêu khác được xếp thứ tự (như hình bên) ván đấu sẽ bắt đầu với bi cái trong tay sau lằn ngang đầu bàn.
Điều 81. Cú đánh khai cuộc hợp lệ
Hình vẽ
Đấu thủ khai cuộc phải đánh bi cái chạm bi số 1 đầu tiên và cú khai cuộc hợp lệ khi: đưa được bi vào lỗ hay có ít nhất 4 bi mục tiêu khác chạm băng.
Nếu bi cái vào lỗ hoặc rơi khỏi bàn hay không đạt được những yêu cầu trên thì xem như là phạm lỗi và đấu thủ tiếp theo có bi cái trong tay sau lằn ngang đầu bàn (xem Điều 87).
Trong cú đánh khai cuộc, nếu bi mục tiêu rơi khỏi bàn, đó là lỗi và đấu thủ tiếp theo sẽ được chọn như Điều 8 và tất cả bi mục tiêu phải được đặt lại.
Cách xếp bi cho cú đánh khai cuộc
Bi số 1 đặt ở đỉnh của tam giác trên điểm cuối bàn
15 bi mục tiêu phải được xếp theo đúng trình tự trên
Điều 82. Tiến trình của ván đấu
Đấu thủ đưa vào lỗ một hoặc hơn nữa bi mục tiêu trong cú đánh khai cuộc hợp lệ thì tiếp tục đánh cho tới khi đánh trượt, phạm lỗi hay thắng ván.
Nếu đấu thủ đánh trượt hay phạm lỗi thì đấu thủ tiếp theo sẽ bắt đầu lượt cơ của mình và tiếp tục đánh cho tới khi đánh trượt, phạm lỗi hay thắng ván.
Ván đấu kết thúc khi 1 đấu thủ đạt được 61 điểm hay hơn nữa hoặc bị truất quyền thi đấu do vi phạm lỗi nặng.
Điều 83. Chạm bi mục tiêu không đúng luật
Nếu bi mục tiêu đầu tiên mà bi cái tiếp xúc không phải là bi có chỉ số nhỏ nhất trên bàn thì đó là phạm lỗi.
Điều 84. Bi không chạm băng
Sau khi bi cái chạm bi mục tiêu mà không có bi mục tiêu vào lỗ hay không làm cho bi cái hoặc bất kỳ bi mục tiêu nào chạm băng thì đó là phạm lỗi.
Điều 85. Phạm lỗi
Khi đấu thủ phạm lỗi thì sẽ bị mất lượt cơ của mình, tất cả bi mục tiêu vào lỗ trong cú đánh phạm lỗi đều được đặt lại và điểm đó không được tính. Đấu thủ tiếp theo có quyền chọn giữa:
- Tiếp tục ván đấu với các vị trí bi do đấu thủ trước để lại;
- Bắt đầu đánh với bi cái trong tay sau lằn ngang đầu bàn và bi mục tiêu ở vị trí cũ;
- Đặt bi mục tiêu chính (xem Điều 86).
Điều 86. Đặt bi mục tiêu chính
Khi đấu thủ chọn "đặt bi mục tiêu chính" thì:
- Dời bi mục tiêu (có chỉ số nhỏ nhất trên bàn) về điểm cuối bàn và bắt đầu đánh với bi cái trong tay sau lằn ngang đầu bàn.
- Khi có một hay nhiều bi nằm ở gần điểm cuối bàn hay trên đường lằn dọc làm cản trở việc đặt bi mục tiêu, thì bi mục tiêu sẽ được đặt tại 1 điểm trên đường lằn dọc gần nhất với điểm cuối bàn mà không có bất cứ sự di chuyển bi làm cản trở nào.
- Bi mục tiêu được đặt phải dính vào bi làm cản trở.
Điều 87. Bi cái vào lỗ hay rơi khỏi bàn
Nếu đấu thủ làm bi vào lỗ hay rơi khỏi bàn thì đó là phạm lỗi và đấu thủ tiếp theo sẽ được chọn giữa:
- Nếu bi mục tiêu chính nằm bên ngoài lằn ngang đầu bàn thì đấu thủ có thể đánh bi mục tiêu đó với bi cái trong tay sau lằn ngang đầu bàn, không bi nào di chuyển vị trí.
- Đặt bi mục tiêu chính (Điều 86). Nếu bi mục tiêu chính nằm trong lằn ngang đầu bàn thì đấu thủ không có cách chọn nào ngoài bi mục tiêu đó được rời về điểm cuối bàn.
Điều 88. Phạm lỗi khi đánh bi nhảy hay đi vòng
Trong một trận đấu không có trọng tài, trong khi đấu thủ cố gắng đánh bi cái nhảy hay đi vòng qua bi làm cản trở (không phải bi mục tiêu chính) mà làm cho bi này di chuyển, nhúc nhích (do tay, cơ, cầu nối) đều bị coi là phạm lỗi.
Điều 89. Bi mục tiêu rơi khỏi bàn hay vào lỗ trong cú đánh phạm lỗi
Đó là một cú đánh phạm lỗi và tất cả đều được đặt lại.
Nếu bi mục tiêu rơi khỏi bàn hay vào lỗ trong cú đánh phạm lỗi là bi mục tiêu chính thì sẽ được đặt tại điểm cuối bàn (như Điều 86) và đấu thủ tiếp theo sẽ được chọn giữa:
- Đồng ý bi cái giữ nguyên vị trí
- Bi cái trong tay sau lằn ngang đầu bàn.
Các bi mục tiêu khác được đặt theo Điều 91.
Điều 90. Bi mục tiêu vào lỗ không hợp lệ
Tất cả sẽ được đặt lại, với bi mục tiêu chính được đặt như Điều 86 và các bi mục tiêu khác được đặt như như Điều 91.
Điều 91. Đặt nhiều bi mục tiêu
Tất cả bi mục tiêu được đưa vào lỗ không hợp lệ hay rơi khỏi bàn (không phải bi mục tiêu chính) phải đặt lại theo lằn dọc cuối bàn theo những quy định sau:
- Bi mục tiêu được đặt trên lằn dọc cuối bàn theo thứ tự từ nhỏ tới lớn và hướng về điểm cuối bàn (bi có chỉ số nhỏ nhất nằm sát băng ngang cuối bàn).
- Nếu không đủ chỗ trên lằn dọc cuối bàn (từ băng cuối đến điểm cuối bàn) cho việc đặt bi, thì bi mục tiêu sẽ được dời lên trên đường kéo dài của lằn dọc cuối bàn (từ điểm cuối bàn đến điểm giữa bàn) và vẫn phải theo quy định từ nhỏ đến lớn.
Điều 92. Phạm lỗi 4 lần liên tục
Nếu đấu thủ phạm 4 lỗi liên tục trong 4 lượt cơ thì sẽ bị xử thua ván đó (bốn lỗi phải xảy ra trong 1 ván). Lời cảnh báo của trọng tài sẽ được đưa ra giữa lần phạm lỗi thứ 3 và thứ 4.
Điều 93. Đánh từ phía sau lằn ngang đầu bàn
Khi đấu thủ có bi cái trong tay sau lằn ngang đầu bàn "Kitchen" được giới hạn giữa lằn ngang đầu bàn và băng ngang cuối bàn thì đấu thủ đó phải đưa bi cái tới một điểm nằm ngoài "Kitchen" trước khi tiếp xúc với băng hay bi mục tiêu. Nếu không đủ những yếu tố trên thì bị xem như phạm lỗi.
Chú ý: Nếu bi mục tiêu nằm ngay trên hoặc bên ngoài "Kitchen" mà lại quá gần với bi cái, làm cho bi cái tiếp xúc bi đó trước khi ra khỏi khu "Kitchen" thì bi đó có thể được xem như hợp lệ.
Với bi cái trong tay sau lằn ngang đầu bàn, đấu thủ cố gắng đánh một cú hợp lệ nhưng bi cái vô tình chạm bi nằm ngang ở sau lằn ngang đầu bàn ma bi cái vẫn vượt qua lằn ngang, đó xem như là phạm lỗi.
Với bi cái trong tay sau lằn ngang đầu bàn, đấu thủ làm bi cái vô tình chạm bi nằm ở sau lằn ngang đầu bàn mà bi cái không vượt qua lằn ngang, thì luật sẽ được áp dụng như sau:
- Đó là lỗi và đấu thủ tiếp theo có bi cái trong tay hoặc;
- Xếp lại các bi đó về vị trí cũ và yêu cầu đấu thủ phạm lỗi đánh lại.
Nếu đấu thủ ở tình huống này nhiều lần, cố tình làm bi cái chạm bi mục tiêu sau lằn ngang đầu bàn thì đó được xem như là phản tinh thần thể thao.
Điều 94. Chấm dứt ván đấu
Một ván đấu bắt đầu ngay sau khi bi cái vượt qua lằn ngang đầu bàn trong cú đánh khai cuộc. Bi số 1 phải được chạm đầu tiên và hợp lệ trong cú đánh khai cuộc. Ván đấu kết thúc khi một đấu thủ đạt được 61 điểm hay hơn nữa hoặc khi đấu thủ bị truất quyền thi đấu do vi phạm lỗi.
NHỮNG ĐIỂM CHÚ Ý KHI PHẠM LỖI TRONG 15 BI XOAY VÒNG
1. Bi cái lỗi hoặc rơi khỏi bàn
Bi cái buộc phải ở trong khu "Kitchen" và chọn:
- Bi mục tiêu giữ nguyên vị trí hay;
- Bi mục tiêu được đặt tại điểm cuối bàn.
Khi bi mục tiêu chính nằm trong khu "Kitchen" thì buộc phải đặt tại điểm cuối bàn.
2. Khi bi mục tiêu được đưa vào lỗ bởi cú đánh lỗi, hoặc rơi khỏi bàn
Bi mục tiêu buộc phải đặt tại điểm cuối bàn và chọn:
- Bi cái giữ nguyên vị trí hay
- Bi cái ở trong khu "Kitchen".
3. Trường hợp phạm lỗi khi bi cái không chạm bi mục tiêu chính trước thì chọn
- Tất cả bi giữ nguyên vị trí hay
- Bi cái ở khu "Kitchen", bi mục tiêu giữ nguyên vị trí hay được đặt tại điểm cuối bàn.
- Nếu chọn bi mục tiêu đặt tại điểm cuối bàn, thì bi cái buộc phải ở khu "Kitchen".
4. Một bi mục tiêu được đặt tại điểm cuối bàn phải là bi mục tiêu chính
Bi có chỉ số nhỏ nhất trên bàn, tất cả những bi mục tiêu khác phải đặt ở điểm giữa băng cuối và trên lằn dọc cuối bàn.
Chương II
LUẬT BILLIARDS – SNOOKER LUẬT ENGLISH BILLIARD
(Dựa theo Luật được ban hành của Hiệp hội Billiard – Snooker chuyên nghiệp thế giới và Liên đoàn Billiard - Snooker thế giới).
Điều 95. Thiết bị
95.1. Bàn tiêu chuẩn
95.1.1 Các kích thước:
Khu vực trong lòng bàn (phạm vi từ các mặt băng) phải đo được 11ft 81/2 in x 5ft 10in (3569mm x 1778mm) với độ dung sai cho cả hai kích thước là +/- 13mm.
95.1.2. Chiều cao:
Chiều cao của bàn được tính từ sàn tới mặt trên của băng phải từ 851mm đến 876mm.
95.1.3. Các lỗ trên bàn:
Có hai lỗ ở cuối "Spot" được gọi là 2 lỗ ở đỉnh, hai lỗ ở cuối "Baulk" được gọi là 2 lỗ ở đáy, mỗi điểm giữa của băng dài có 1 lỗ được gọi là 2 lỗ giữa.
Các lỗ phải phù hợp với các đường đo được Hiệp hội Billiard - Snooker chuyên nghiệp thế giới cho phép.
95.1.4. Đường Baulk và Baulk:
Một đường thẳng được kẻ song song với băng đáy và cách đó 737mm được gọi là đường Baulk và khoảng trống giữa đó được gọi bằng Baulk.
95.1.5. "D":
Là nửa hình tròn được vẽ trong Baulk có tâm ở giữa đường Baulk và bán kính là 292mm.
95.1.6. Các điểm:
Có 4 điểm được đánh dấu trên đường tâm dọc của bàn:
- Điểm cách mặt băng đỉnh 324mm (điểm đầu bàn).
- Điểm trung tâm, nằm giữa bề mặt băng đỉnh và băng đáy.
- Điểm hình chóp, nằm giữa Điểm trung tâm và bề mặt băng đỉnh.
- Điểm nằm giữa đường Baulk.
95.2. Bi
Tất cả các bi phải có thành phần cấu tạo được chấp thuận, đường kính mỗi bi là 52,5mm với dung sai +/- 0,5mm.
Phải có trọng lượng đều nhau trong phạm vi dung sai cho phép là 0,5g/bộ.
Một bi hay cả bộ có thể được thay đổi theo thoả thuận giữa các đấu thủ hay theo sự quyết định của trọng tài.
95.3. Cơ
Cơ không ngắn hơn 914mm, và không có sự thay đổi lớn so với truyền thống về hình thù và kiểm dáng đã được chấp nhận.
Điều 96. Định nghĩa
96.1. Ván
Ván là khoảng thời gian từ cú đánh mở đầu cho đến khi:
- Đạt tới một thời gian đã quy định.
- Một bên đạt tới số điểm đã quy định.
- Được thưởng do quyết định của trọng tài.
96.2. Trận
Trận là số ván được thoả thuận hay quy định.
96.3. Bi
- Bi cái là bi của người đánh.
- Bi khác và bi màu đỏ được gọi là bi mục tiêu.
96.4. Cú đánh
+ Một cú đánh được thực hiện khi người đánh đánh bi cái bằng đầu cơ.
+ Một cú đánh là không hoàn thành cho đến khi các bi đứng yên.
+ Một cú đánh có thể thực hiện bởi trực tiếp hay gián tiếp vì vậy:
- Một cú đánh trực tiếp là khi bi cái đánh bi mục tiêu mà không đánh vào băng trước.
- Một cú đánh gián tiếp là khi bi cái đánh vào 1 hay nhiều băng trước khi chạm bi mục tiêu.
96.5. Bi vào lỗ
Là cú đánh ghi điểm không bao gồm cú đánh trúng nhiều bi một lúc, đó là:
- Bi mục tiêu vào lỗ
- Bi cái vào lỗ
- Hai bi mục tiêu vào lỗ
- Một bi mục tiêu và bi cái vào lỗ.
- Hai bi mục tiêu và bi cái vào lỗ.
96.6. Đánh trúng nhiều bi một lúc
Là khi không có bất cứ sự vi phạm Luật nào, bi cái tiếp xúc cả hai bi mục tiêu trong một cú đánh.
96.7. Trong tay
Bi của người đánh trong tay khi:
- Trước khi bắt đầu mỗi ván
- Khi bi đã vào lỗ
- Khi đã bị rời khỏi bàn
Nó vẫn ở trong tay cho đến khi:
- Đánh đúng luật từ trạng thái trong tay
- Phạm lỗi khi bi đang ở trên bàn
96.8. Bi trong cuộc
Bi trong cuộc là khi nó không phải ở trạng thái trong tay.
Bi đỏ là trong cuộc khi được đặt vào điểm và vẫn như vậy cho đến khi nó được đưa vào lỗ hoặc rời khỏi bàn.
96.9. Bi ở trong Baulk
Bi ở trong Baulk là khi nó đứng trên đường Baulk hoặc ở giữa đường Baulk và băng đáy.
96.10. Bi rời khỏi bàn
Bi bị coi rời khỏi bàn nếu nó nằm yên không phải trong lòng bàn hay dưới lỗ, hoặc bi nhảy lên trong khi đánh.
96.11. Đánh trượt
Là khi bi cái không chạm vào bi nào
96.12. Phạm lỗi
Là bất cứ vi phạm nào đối với Luật này.
96.13. Điểm đặt bị chiếm
Một điểm được gọi là bị chiếm khi bi không thể đặt lên điểm đó mà không chạm bi khác.
96.14. Đẩy cơ
Cú đánh đẩy cơ được thực hiện khi đầu cơ vẫn tiếp xúc với bi cái.
- Sau khi bi cái bắt đầu chuyển động về phía trước.
- Bi cái tiếp xúc bi mục tiêu ngoại trừ khi bi cái và bi mục tiêu hầu như chạm vào nhau, nó sẽ không bị xem như là đẩy cơ nếu bi cái tiếp xúc vào bi mục tiêu ở phần rất mỏng.
Điều 97. Trận đấu
97. 1. Mô tả:
English Billiard được chơi bởi 2 đấu thủ hay 2 bên có thể tóm tắt như sau:
- Có 3 bi được sử dụng, 1 bi trắng thường ở 1 bên, 1 bi trắng có chấm (có 2 chấm hay nhiều hơn để phân biệt) ở bên kia và 1 bi đỏ.
- Cú đánh ghi điểm trong 1 lượt cơ của đấu thủ được tính bằng các cú đánh bi mục tiêu vào lỗ, bi cái vào lỗ, trúng nhiều bi một lúc một cách đơn lẻ hay kết hợp.
- Các điểm thưởng trong cú đánh ghi điểm được cộng thêm cho người đánh.
- Các điểm phạt do phạm lỗi hay đánh trượt được cộng cho đấu thủ kia.
- Một chiến thuật được áp dụng bất cứ lúc nào trong trận đấu là đưa cả hai bi mục tiêu vào trong Baulk trong khi đấu thủ tiếp theo với bi cái trong tay muốn thực hiện một cú đánh đúng luật thì bắt buộc phải đánh 1 cú đánh gián tiếp.
97.2. Bắt đầu trận đấu
Việc chọn bi màu trắng hay bên nào đi trước sẽ được quyết định bằng cách thi và người thắng sẽ có cả 2 sự lựa chọn này.
- Thứ tự được xác định như vậy và phải duy trì không đổi trong suốt trận đấu.
- Bi đỏ được đặt ở điểm đầu bàn và đấu thủ đi đầu tiên bắt đầu cú đánh từ trạng thái trong tay và trận đấu bắt đầu khi bi cái được đặt trên bàn và được tiếp xúc bởi đầu cơ hay:
+ Khi một cú đánh được thực hiện hoặc
+ Trong khi nhắm vào bi cái.
97.3. Thể thức
Các đấu thủ đánh luân phiên hoặc theo lượt trừ khi ghi được điểm, trong trường hợp này đấu thủ sẽ tiếp tục đánh với các vị trí bi để lại trên bàn.
Sau khi bi cái vào lỗ hay bi cái dính với bi khác thì đấu thủ bắt đầu đánh ở trạng thái trong tay.
Khi đấu thủ không ghi được điểm, lượt cơ, của đấu thủ đó sẽ kết thúc và đấu thủ tiếp theo sẽ đánh với vị trí bi để lại. Đấu thủ này sẽ đánh từ trong tay nếu bi cái không ở trên bàn hay dính vào bi khác.
Sau một cú đánh phạm lỗi, đấu thủ tiếp theo sẽ đánh từ trong tay với 2 bi mục tiêu được đặt ở các điểm quy định.
97.4. Tính điểm
Điểm được tính như sau:
- Đánh trúng nhiều bi một lúc, bi trắng vào lỗ, bi cái trước khi vào lỗ chạm bi trắng sẽ được tính 2 điểm cho mỗi thứ.
- Đánh vào lỗ bi đỏ và bi cái trước khi vào lỗ chạm bi đỏ sẽ được tính 3 điểm cho mỗi thứ.
- Nếu có từ 2 bi được đưa vào lỗ hoặc sự kết hợp với đánh bi vào lỗ là đánh trúng nhiều bi một lúc trong cùng 1 cú đánh, tất cả đều được ghi điểm.
- Khi một cú đánh bi cái vào lỗ kết hợp với đánh trúng nhiều bi một lúc thì sẽ tính điểm (cộng vào với số điểm đánh trúng nhiều bi một lúc).
+ 3 điểm nếu bi đỏ được đánh bởi bi cái trước tiên.
+ 2 điểm nếu bi trắng mục tiêu được đánh bởi bi cái trước tiên.
+ 2 điểm nếu cả 2 bi mục tiêu được đánh cùng một lúc.
97.5. Đánh từ trạng thái trong tay
Để đánh từ trạng thái trong tay thì bi cái phải được đánh từ vị trí trên hay trong phạm vi các đường của "D" và:
- Trọng tài sẽ tuyên bố nếu được yêu cầu là liệu bi cái đã được đặt đúng hay không (nghĩa là bi cái không ở ngoài phạm vi các đường của "D").
- Bi cái phải chạm 1 băng hay 1 bi ở ngoài Baulk trước khi quay trở lại đến điểm dừng hoặc trước khi chạm 1 bi ở trong Baulk.
- Nếu 1 bi mục tiêu đang ở trong Baulk, không có phần nào trên bề mặt của nó có thể được đánh trực tiếp từ trạng thái trong tay, ngay cả khi phần của bề mặt đó nằm trên đường Baulk.
97.6. Đặt bi mục tiêu
- Nếu bi đỏ được đưa vào lỗ hay rơi khỏi bàn, nó sẽ được đặt lại tại điểm đầu bàn hay:
+ Nếu điểm đầu bàn bị chiếm chỗ nó sẽ được đặt tại điểm hình chóp.
+ Nếu cả điểm đầu bàn và điểm hình chóp đều bị chiếm chỗ thì nó được đặt tại điểm trung tâm.
- Nếu bi đỏ được đưa vào lỗ 2 lần liên tiếp từ điểm đầu bàn mà không có sự kết hợp ghi điểm nào khác thì nó sẽ được đặt tại điểm trung tâm hay:
+ Nếu điểm trung tâm bị chiếm chỗ nó sẽ được đặt tại điểm hình chóp.
+ Nếu cả điểm trung tâm và điểm hình chóp đều bị chiếm chỗ thì nó sẽ được đặt tại điểm đầu bàn.
- Đối với các lần đánh vào lỗ bi đỏ tiếp theo đó mà không có sự kết hợp sự ghi điểm nào khác nó sẽ được đặt tại điểm đầu bàn 2 lần, sau đó điểm trung tâm 1 lần nối tiếp nhau trong khi các điểm đó không bị chiếm chỗ.
- Trọng tài sẽ thông báo cho đấu thủ theo đề nghị có bao nhiêu cú đánh vào lỗ liên tiếp trên cùng 1 điểm.
- Một bi không bị coi như là ở trên bất cứ điểm nào trừ khi nó đã được đặt vào đó bằng tay.
- Nếu 1 bi khác chạm vào bất cứ bi nào đã được đặt lên điểm đó bằng tay, nó sẽ được coi là không ở trên điểm đó nữa cho dù nó có thể không bị di chuyển.
- Đấu thủ sẽ không chịu trách nhiệm về bất cứ sai lầm nào của trọng tài trong việc đặt bi mục tiêu vào điểm.
97.7. Giới hạn của các cú đánh trúng nhiều bi một lúc
Các cú đánh trúng nhiều bi một lúc liên tiếp mà không kết hợp với 1 cú đánh vào lỗ nào khác được giới hạn đến 75 lần.
+ Sau 70 lần đánh trúng nhiều bi một lúc, trọng tài sẽ tuyên bố "70 lần đánh trúng nhiều bi một lúc". Nếu trọng tài không tuyên bố như vậy thì đấu thủ sẽ có quyền thực hiện thêm 5 lần đánh trúng nhiều bi một lúc nữa sau khi trọng tài tuyên bố.
+ Trọng tài sẽ thông báo cho đấu thủ khi yêu cầu là có bao nhiêu cú đánh trúng nhiều bi một lúc đã được thực hiện.
97.8. Giới hạn của các cú đánh vào lỗ
Những cú đánh vào lỗ liên tiếp mà không kết hợp với 1 cú đánh trúng nhiều bi một lúc được giới hạn đến 15 lần.
+ Sau 10 lần đánh bi vào lỗ, trọng tài sẽ tuyên bố "10 lần đánh bi vào lỗ". Nếu trọng tài không tuyên bố như vậy thì đấu thủ sẽ có quyền thực hiện thêm 5 lần đánh bi vào lỗ nữa sau khi trọng tài tuyên bố.
+ Trọng tài sẽ thông báo cho đấu thủ khi yêu cầu là có bao nhiêu cú đánh bi vào lỗ đã được thực hiện.
97.9. Bi nằm trên mép lỗ
- Nếu 1 bi bị rơi vào lỗ mà không bị chạm bởi 1 bi khác hay là 1 phần của cú đánh đang thực hiện, nó sẽ được đặt lại và các điểm đã ghi được sẽ được tính.
- Nếu nó bị chạm bởi 1 bi khác có liên quan đến cú đánh:
+ Không có sự vi phạm luật nào thì tất cả những bi này sẽ được đặt lại và đấu thủ có thể đánh lại cú đánh đó hay có thể đánh cú khác theo ý của đấu thủ đó.
+ Nếu có sự phạm lỗi, tất cả bi này sẽ được đặt lại và đấu thủ tiếp theo có sự lựa chọn thông thường sau cú đánh phạm lỗi.
- Nếu 1 bi cân bằng trong chốc lát trên mép lỗ và sau đó rơi vào lỗ, nó sẽ được tính như là vào lỗ và không phải đặt lại.
97.10. Bi bị di chuyển không phải do đấu thủ
Nếu bi đang đứng yên hay đang chuyển động mà bị làm di chuyển không phải do đấu thủ thì nó sẽ được đặt lại bởi trọng tài ở vị trí mà trọng tài nhận định rằng nó đã ở đó hay nó sẽ dừng ở đó.
+ Điều luật này bao gồm cả những trường hợp một sự cố xảy ra do một người khác không phải là người cùng bên với đấu thủ và làm đấu thủ đó di chuyển bi.
+ Không đấu thủ nào bị phạt vì sự làm di chuyển bi bởi trọng tài.
97.11. Bi dính
Khi bi của đấu thủ dính với bi khác thì bi đỏ sẽ được đặt tại điểm đầu bàn, bi của đấu thủ kia nếu còn ở trên bàn thì đặt ở điểm trung tâm và đấu thủ sẽ đánh từ trong tay.
97.12. Phạm lỗi
Những hành động sau đây là phạm lỗi:
+ Đánh 1 bi khác không phải bi cái
+ Đánh bi cái nhiều hơn 1 lần
+ Đánh khi cả 2 chân rời khỏi bàn
+ Đánh khi không phải lượt
+ Đánh không đúng quy định từ trạng thái trong tay, bao gồm cả cú đánh mở đầu.
+ Đánh khi bất cứ 1 bi nào chưa dừng hẳn
+ Thực hiện cú đánh nhảy
+ Đẩy cơ
+ Làm bi rơi khỏi bàn
+ Thực hiện nhiều hơn 15 cú đánh vào lỗ liên tiếp
+ Thực hiện nhiều hơn 75 cú đánh trúng nhiều bi một lúc liên tiếp
+ Chạm bi bằng bất cứ bộ phận nào
+ Đánh trước khi trọng tài hoàn thành việc đặt bi vào điểm
+ Đánh bi cái trượt tất cả bi mục tiêu
+ Bàn bạc với người cùng bên không đúng luật.
+ Cơ không đạt tiêu chuẩn
97.13. Phạt sau khi phạm lỗi
Khi có phạm lỗi, trọng tài phải ngay lập tức báo "lỗi".
+ Nếu đấu thủ chưa thực hiện cú đánh thì đấu thủ đó ngay lập tức mất lượt.
+ Tất cả điểm ghi được trước khi phạm lỗi đều được tính và sẽ không có điểm nào được tính trong cú đánh phạm lỗi
+ Tất cả các lỗi đều bị phạt 2 điểm nhưng không quá 2 điểm sẽ bị tước đi trong mọi cú đánh. Ngoài ra, đấu thủ tiếp theo sẽ có quyền lựa chọn.
+ Đánh với các vị trí bị dừng, kể cả bi đỏ, ngoại trừ khi bi đỏ không còn ở trên bàn thì nó sẽ được đặt vào điểm quy định.
+ Đánh từ trạng thái trong tay với bi đỏ được đặt ở điểm đầu bàn, bi trắng mục tiêu nằm ở điểm trung tâm.
+ Nếu cú đánh phạm lỗi không được thông báo của trọng tài và cũng không có sự khiếu nại nào của đấu thủ kia trước khi thực hiện cú đánh tiếp theo thì lỗi đó sẽ được bỏ qua.
97.14. Phạt sau khi đánh trượt
Nếu một cú đánh trượt được thực hiện trong khi đánh từ trạng thái trong tay mà không có bi mục tiêu nào nằm ngoài Baulk, trọng tài sẽ thông báo "đánh trượt" và 2 điểm bị phạt sẽ cộng vào cho đấu thủ kia. Đấu thủ tiếp theo sẽ đánh tiếp ở vị trí bi điểm dừng và không được đặt lại bi.
Ngoại trừ trường hợp trên thì bất cứ cú đánh trượt nào khác đều là phạm lỗi.
Chương III
LUẬT CAROM BILLIARD
Phần I
ĐIỀU LUẬT CHUNG
Điều 98. Bàn, bi, thiết bị
- Kích thước lòng bàn: 142cm x 284cm
- Chiều cao của bàn: 75cm - 80cm
- Chiều cao của băng: 3.6cm - 3.7cm (được tính từ mặt bàn đến mép thành băng).
- Chất lượng và màu sắc của vải phủ bàn và cao su của băng phải được UMB công nhận.
- Kích thước bi: 61mm - 61.5mm
- Trọng lượng: 2056gram - 250gram
+ Có 5 điểm bàn nằm trên đường tâm dọc của bàn và cách băng đỉnh 71cm.
- Điểm đầu bàn nằm trên đường tâm dọc của bàn và cách băng đỉnh 71cm.
- Điểm giữa nằm trên đường tâm dọc của bàn và cách băng đỉnh 142cm.
- Điểm cuối bàn nằm trên đường tâm dọc của bàn và cách băng cuối 71cm.
- Hai điểm đặt bi khai cuộc nằm hai bên ngang với điểm cuối và cách điểm cuối 18cm.
Điều 99. Bắt đầu trận đấu
Trận đấu sẽ bắt đầu ngay sau khi trọng tài đã chọn được đấu thủ khai cuộc sau khi thi hay bắt thăm.
+ Thi giành quyền khai cuộc
- Trọng tài sẽ đặt 2 bi trên đường ngang điểm cuối và điểm đầu sẽ là mốc để phân chia thành 2 phần cho đấu thủ.
- Hai đấu thủ cùng lúc đánh bi về phía băng đỉnh, sau khi chạm băng đỉnh và quay trở lại bi nào gần băng cuối hơn thì đấu thủ đó sẽ là người khai cuộc.
- Đấu thủ nào đánh bi ra khỏi phần bàn của mình sẽ bị thua và mất quyền khai cuộc.
- Người thắng có quyền nhường cho đấu thủ kia khai cuộc.
+ Các vị trí của cú đánh khai cuộc:
- Bi đỏ sẽ được đặt ở điểm đầu.
- Bi của đấu thủ kia sẽ được đặt ở điểm cuối.
- Bi của đấu thủ khai cuộc sẽ được đặt ở 1 trong hai điểm khai cuộc.
+ Khai cuộc hợp lệ:
Đấu thủ khai cuộc phải đánh trực tiếp vào bi đỏ trước tiên, sau khi khai cuộc thì cả 2 bi ngoài bi cái đều có thể được chọn là bi mục tiêu.
99.1. Đặt lại bi khi bi dính hay rơi khỏi bàn
+ Trong Carom Libre và 1 băng thì tất cả 3 bi đều được đặt lại ở vị trí ban đầu khi khai cuộc.
+ Trong Carom 3 băng thì chỉ có bi cái khi dính mới được đặt lại tại điểm quy định (điểm cuối).
- Trường hợp điểm quy định bị chiếm chỗ thì bi chiếm chỗ đó sẽ được đặt tại điểm quy định như sau:
+ Nếu là bi đỏ sẽ được đặt tại điểm đầu.
+ Nếu là bi của đấu thủ kia sẽ được đặt tại điểm giữa.
99.2. Phạm lỗi (làm mất lượt cơ)
+ Bi rơi khỏi bàn
+ Đánh khi bi chưa dừng hẳn
+ Đấu thủ dùng phần khác của cơ ngoài đầu da để đánh
+ Chạm tay, quần áo hay bất cứ bộ phận nào khác vào bất cứ bi nào
+ Đánh khi chân không chạm sàn
+ Đẩy cơ
+ Đánh bi hai lần
+ Đánh sai bi: là cú đánh trái luật. Trọng tài và đấu thủ kia có thể bắt lỗi cú đánh này, trong đó đấu thủ kia có thể bắt bất cứ lúc nào còn trọng tài chỉ được bắt lỗi sau khi cú đánh đã được thực hiện. Những điểm đã ghi được trước khi phạm lỗi đều được tính.
99.3. Được đánh tiếp với những lỗi không cố ý
+ Bất cứ cú đánh phạm lỗi nào xảy ra do sự va chạm từ bên ngoài thì đấu thủ đó sẽ không bị bắt lỗi. Nếu bi bị xê dịch do sự rối loạn thì chúng sẽ được đặt lại vị trí cũ càng chính xác càng tốt và đấu thủ sẽ tiếp tục đánh.
+ Bi nhảy lên thành băng rồi quay trở lại bàn thì được coi là hợp lệ, và nếu bi vẫn còn nằm lại trên thành băng hay thành bàn thì cú đánh đó xem như là phạm lỗi và đấu thủ đó sẽ bị mất lượt.
+ Những cú đánh trượt cơ không làm mất lượt của đấu thủ trừ khi bị phát hiện sắt bịt đầu cơ hay cán cơ đã chạm bi cái. Những cú đánh trượt cơ không cho là cú đánh phạm lỗi và nếu cú đánh được hoàn tất thì điểm vẫn sẽ được tính và đấu thủ sẽ tiếp tục đánh.
99.4. Những diễn biến trong trận đấu
+ Nếu vì những lý do ngoài sự kiểm soát của đấu thủ và đấu thủ không thể bắt đầu trận đấu theo kế hoạch thì trận đấu có thể bị hoãn hay ban tổ chức sẽ quyết định như vậy.
+ Nếu đấu thủ không thể kết thúc trận đấu theo điều lệ thì đấu thủ đó sẽ bị xử thua, trừ khi đấu thủ kia chấp nhận tình huống đó và đồng ý kết thúc trận đấu vào lúc thích hợp do Ban tổ chức đề ra.
+ Nếu một đấu thủ bị truất quyền thi đấu trong một trận đấu thì đấu thủ đó sẽ bị xử thua cuộc và đấu thủ kia được công nhận thắng cuộc và sẽ có số điểm ghi được trong trận đấu này.
+ Nếu một đấu thủ bị truất quyền trong cả cuộc đấu thì tất cả các trận đấu của đấu thủ này sẽ bị huỷ bỏ (bao gồm cả các trận đã đánh và chưa đánh).
+ Phòng thủ (đánh chạy bi) có chủ tâm là không được phép. Nếu trường hợp này xảy ra thì đấu thủ tiếp theo có thể đánh với các bi ở vị trí đó hay có quyền yêu cầu cú khai cuộc lại.
+ Nếu trọng tài đang điều khiển nhận thấy đấu thủ dùng một lượng thời gian khác thường giữa các cú đánh hoặc để xác định sự lựa chọn cú đánh với ý định làm mất ổn định tâm lý thi đấu của đối phương, thì trọng tài sẽ đưa ra lời cảnh cáo đấu thủ có thể bị mất lượt cơ nếu còn tiếp tục chiến thuật này. Nếu đấu thủ tiếp tục coi thường lời cảnh cáo của trọng tài thì sẽ bị truất quyền trong cú đánh đó (khi cảnh cáo trọng tài sẽ thông báo lượng thời gian cho phép là 45 giây).
Điều 100. Kết thúc trận đấu
Trận đấu được kết thúc hợp lệ khi đấu thủ ghi được điểm hay đánh đủ số lượt cơ đã được quy định của Ban tổ chức.
Nếu không có sự giới hạn số lượt cơ thì đấu thủ nào đạt được đủ số điểm theo quy định sẽ thắng cuộc.
Nếu có sự giới hạn số lượt cơ thì cả hai đấu thủ phải đánh đủ số lượt cơ đã quy định, đấu thủ nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc.
- Trường hợp cả hai đấu thủ bằng điểm nhau thì sẽ:
+ So sánh chỉ số trung bình của 2 đấu thủ ở những trận trước.
+ Thi đấu luân lưu bằng cú đánh khai cuộc cho đến khi có sự cách biệt về điểm.
+ Bốc thăm.
Phần III
LUẬT CAROM LIBRE
Điều 101. Mô tả trận đấu
Carom Libre là một nội dung trong đó đấu thủ phải đánh bi cái trực tiếp hay gián tiếp trúng 2 bi mục tiêu thì ghi được 1 điểm, đấu thủ tiếp tục đánh cho đến khi đánh trượt hoặc phạm lỗi. Tuy nhiên các cú đánh liên tiếp ghi điểm sẽ được giới hạn bởi những vùng được đánh dấu trên được gọi là vùng giới hạn.
Trận đấu kết thúc khi một đấu thủ đạt được số điểm theo quy định của Ban tổ chức. Tuy nhiên, nếu đấu thủ đó là người đi sau thì đấu thủ đó sẽ thắng cuộc và trận đấu chấm dứt. Còn nếu là người đi trước thì lượt cơ của đấu thủ đó sẽ chấm dứt và đấu thủ tiếp theo sẽ bắt đầu đánh lượt cơ của mình từ cú khai cuộc cho tới khi ghi đủ điểm, đánh trượt hay phạm lỗi. Nếu số điểm bằng nhau, hai đấu thủ sẽ tiến hành đánh luân phiên bằng cú khai cuộc cho đến khi có sự cách biệt về điểm số.
Điều 102. Vùng giới hạn
Mỗi góc bàn có một hình tam giác được kẻ bằng phấn với cạnh dài 71cm và cạnh ngắn 35.5cm.
+ Cú đánh liên tiếp ghi điểm được xem như "vào" vùng giới hạn khi cả hai bi mục tiêu nằm trong tam giác ngay cả khi tâm của bi nằm trên đường giới hạn.
+ Khi cả hai bi mục tiêu vào vùng giới hạn thì đấu thủ chỉ được quyền đánh 1 điểm, sau khi ghi điểm thứ hai thì đấu thủ phải đưa ít nhất 1 bi mục tiêu ra khỏi vùng giới hạn.
+ Nếu bi mục tiêu được đưa ra ngoài vùng giới hạn và sau đó lại quay vào vùng giới hạn thì sẽ bắt đầu tính là "vào".
Nếu đấu thủ không thực hiện được những điều trên thì đó là phạm lỗi và sẽ mất lượt cơ của mình.
Ngoài các điều trên thì điều luật chung của Billiard Carom sẽ được áp dụng.
Phần III
LUẬT CAROM 1 BĂNG
Ngoài những điều luật trong luật chung của Billiard Carom được áp dụng thì trong Carom 1 băng:
- Đấu thủ phải đánh làm sao cho bi cái chạm ít nhất 1 băng trước khi chạm vào bi mục tiêu thứ 2, nếu không thực hiện được thì sẽ bị xem như phạm lỗi.
Phần IV
LUẬT CAROM 3 BĂNG
Ngoài những điều luật trong luật chung của Billiard Carom được áp dụng thì trong Carom 3 băng:
- Đấu thủ phải đánh làm sao cho bi cái chạm ít nhất 3 lần với 1 hay nhiều băng trước khi chạm vào bi mục tiêu thứ 2, nếu không thực hiện được thì sẽ bị xem như phạm lỗi.
- Trường hợp bi cái nhảy lên một hay nhiều thành bàn, thành băng rồi quay trở lại bàn thì được xem như cú đánh hợp lệ và mỗi thành băng hay thành bàn sẽ được tính là chạm 1 băng.
- Nếu bi cái bị dính vào thành băng thì đấu thủ có thể đánh vào chính băng đó như lần chạm đó sẽ không được tính, chỉ được tính ở những lần chạm tiếp theo.
Phần V
LUẬT SNOOKER
(Dựa theo Luật được ban hành của Hiệp hội Billiard – Snooker chuyên nghiệp thế giới và Liên đoàn Billiard - Snooker Thế giới)
Điều 103. Thiết bị
103.1. Bàn tiêu chuẩn
103.1.1. Các kích thước:
Khu vực trong lòng bàn (phạm vi từ các mặt băng) phải đo được 11ft 81/2 x 5ft 10in (3569mm x 1778mm) với độ dung sai cho cả hai kích thước là +/- 13mm.
103.1.2. Chiều cao:
Chiều cao của bàn được tính từ sàn tới mặt trên của băng phải từ 851mm đến 876mm.
103.1.3. Các lỗ trên bàn:
Có hai lỗ ở cuối "Spot" được gọi là 2 lỗ ở đỉnh, hai lỗ ở cuối "Baulk" được gọi là 2 lỗ ở đáy, mỗi điểm giữa của băng dài có 1 lỗ được gọi là 2 lỗ giữa.
Các lỗ phải phù hợp với các đường đo được Hiệp hội Billiard - Snooker chuyên nghiệp thế giới cho phép.
103.1.4. Đường Baulk và Baulk:
Một đường thẳng được kẻ song song với băng đáy và cách nó 737mm được gọi là đường Baulk và khoảng trống giữa đó được gọi bằng Baulk.
103.1.5. "D":
Là nửa hình tròn được vẽ trong Baulk có tâm ở giữa đường Baulk và bán kính là 292mm.
103.1.6. Các điểm:
Có 4 điểm được đánh dấu trên đường tâm dọc của bàn:
- Điểm đen, cách mặt băng đỉnh 324mm
- Điểm xanh, nằm giữa bề mặt băng đỉnh và băng đáy
- Điểm hồng, nằm giữa Điểm xanh và bề mặt băng đỉnh
- Điểm nâu, nằm giữa đường Baulk
- Điểm vàng nằm ở điểm góc phải của "D" và điểm xanh lá cây nằm ở điểm góc trái của "D"
103.2. Bi
- Tất cả các bi phải có thành phần cấu tạo được chấp thuận, đường kính mỗi bi là 52,5mm với dung sai +/- 0,5mm.
- Phải có trọng lượng đều nhau trong phạm vi dung sai cho phép là 3g/bộ.
- Một bi hay cả bộ có thể được thay đổi theo thoả thuận giữa các đấu thủ hay theo sự quyết định của trọng tài.
103.3. Cơ
Cơ không ngắn hơn 914mm, và không có sự thay đổi lớn so với truyền thống về hình thù và kiểu dáng đã được chấp nhận.
Điều 104. Định nghĩa
104.1. Frame
Một Frame của Snooker là khoảng thời gian từ cú đánh đầu tiên và kết thúc khi:
- Được nhường bởi bất cứ đấu thủ nào trong lượt cơ của mình.
- Sự yêu cầu của đấu thủ khi chỉ còn bi đen và có sự cách biệt hơn 7 điểm.
- Đánh vào lỗ hay phạm lỗi khi chỉ còn bi đen.
- Theo trọng tài quyết định.
104.2. Ván
Ván là số ván được thoả thuận hay quy định.
104.3. Trận
Trận là số ván được thoả thuận hay quy định.
104.4. Bi
- Bi trắng được gọi là bi cái
- 15 bi đỏ và 6 bi màu được gọi là bi mục tiêu.
104.5. Cú đánh
- Một cú đánh được thực hiện khi người đánh bi cái bằng đầu cơ.
- Một cú đánh hợp lệ khi không có sự vi phạm luật nào.
- Một cú đánh là không an hoàn thành cho đến khi các bi đứng yên.
- Một cú đánh có thể thực hiện bởi trực tiếp hay gián tiếp vì vậy:
+ Một cú đánh trực tiếp là khi bi cái đánh bi mục tiêu mà không đánh vào băng trước.
+ Một cú đánh gián tiếp là khi bi cái đánh vào 1 hay nhiều băng trước khi chạm bi mục tiêu.
104.6. Trong tay
Bi cái trong tay:
- Trước khi bắt đầu mỗi Frame
- Khi bi đi vào lỗ
- Khi bị rời khỏi bàn
Nó vẫn ở trong tay cho đến khi:
- Đánh đúng luật từ trạng thái trong tay
- Phạm lỗi khi bi đang ở trên bàn
104.7. Bi trong cuộc
Bi trong cuộc là khi nó không phải ở trạng thái trong tay.
Bi mục tiêu là trong cuộc từ khi bắt đầu Frame cho đến khi nó được đưa vào lỗ hoặc rơi khỏi bàn.
104.8. Bi được chỉ định
Một bi được chỉ định là bi mục tiêu được đấu thủ thông báo, hay quyết định của trọng tài, đấu thủ phải đánh bi đó với lần va chạm đầu tiên của bi cái.
Nếu đó là yêu cầu của trọng tài, thì đấu thủ phải thông báo bi nào sẽ được đánh.
104.9. Bi rời khỏi bàn
Bi bị coi rời khỏi bàn nếu nó nằm yên không phải trong lòng bàn tay dưới lỗ, hoặc bi nhảy lên trong khi đánh (ngoại trừ cú nhảy đúng luật).
104.10. Lỗi
Là khi vi phạm những điều luật này.
104.11. Bi bị chặn
Bi cái được gọi là bi chặn khi một cú đánh trên một đường thẳng đến tất cả các bi cần đánh, toàn bộ hay một phần bị che bởi 1 bi không được đánh. Nếu 1 hoặc nhiều hơn bi cần đánh mà không bị che thì bi cái được gọi là không bị chặn.
104.12. Điểm đặt bị chiếm
Một điểm được gọi là bị chiếm khi bi không thể đặt lên điểm đó mà không chạm bi khác.
104.13. Đẩy cơ
Cú đánh đẩy cơ được thực hiện khi đầu cơ vẫn tiếp xúc với bi cái.
- Sau khi bi cái bắt đầu chuyển động về phía trước.
- Bi cái tiếp xúc bi mục tiêu ngoại trừ khi bi cái và bi mục tiêu hầu như chạm vào nhau, nó sẽ không bị xem như là đẩy cơ nếu bi cái tiếp xúc vào bi mục tiêu ở phần rất mỏng.
104.14. Đánh hỏng
Một cú đánh hỏng là khi bi cái không chạm ở lần đầu tiên với bi cần đánh và trọng tài sẽ xem như là cú đánh không được thực hiện.
Điều 105. Trận đấu
+ Mỗi đấu thủ đánh cùng một bi cái màu trắng và có 21 bi mục tiêu, 15 bi đỏ, mỗi bi có giá trị 1 điểm và 6 bi màu:
- Bi màu vàng giá trị 2 điểm
- Bi màu xanh lá cây giá trị 3 điểm
- Bi màu nâu giá trị 4 điểm
- Bi màu xanh giá trị 5 điểm
- Bi màu hồng giá trị 6 điểm
- Bi màu đen giá trị 7 điểm
+ Điểm trong mỗi lượt cơ của đấu thủ được tính bằng đưa vào lỗ bi đỏ trước tiên sau đó đưa bi màu vào lỗ và liên tiếp như vậy cho tới khi bi đỏ được đưa hết vào lỗ, sau đó đánh tiếp các bi màu theo thứ tự giá trị điểm của nó.
+ Số điểm sau mỗi lượt cơ được tính thêm vào tổng số điểm của đấu thủ.
+ Điểm phạt do phạm lỗi được cộng cho đấu thủ kia.
+ Người thắng của 1 trận đấu là người đạt đủ số điểm, số ván theo quy định
105.1. Diễn biến của trận đấu
Thứ tự lượt cơ của trận đấu sẽ được xác định bằng rút thăm hay bất cứ sự đồng ý nào khác của 2 đấu thủ.
- Thứ tự đã được xác định phải được giữ nguyên trong suốt trận đấu, trừ khi đấu thủ tiếp theo yêu cầu đấu thủ vừa phạm lỗi đánh lại.
- Đấu thủ đánh đầu tiên đánh từ trong tay (trong D) và ván đấu bắt đầu khi bi cái được đánh bằng đầu cơ.
- Trong cú đánh đầu tiên của mỗi lượt cơ, đấu thủ sẽ phải đánh bi đỏ trước cho đến khi tất cả bi đỏ được đưa vào lỗ.
- Sau khi bi đỏ được đưa vào lỗ, đấu thủ sẽ tiếp tục đánh bất cứ 1 bi màu nào mà đấu thủ đó chọn, nếu bi màu được đưa vào lỗ thì nó sẽ được đặt lại tại điểm quy định.
- Đấu thủ sẽ tiếp tục lượt cơ bằng cách đánh vào lỗ bi đỏ và bi màu luân phiên nhau cho đến khi tất cả bi đỏ được đưa vào lỗ, sau khi đánh bi đỏ cuối cùng, đấu thủ vẫn phải đánh 1 bi màu được chọn.
- Đấu thủ sẽ tiếp tục đánh bi màu theo thứ tự giá trị điểm của nó và các bi màu này sẽ không được đặt lại.
- Bi đỏ sẽ không được đặt lại trên bàn sau khi được đưa vào lỗ hay nhảy ra khỏi bàn.
- Nếu đấu thủ không ghi được điểm hay phạm lỗi thì sẽ mất lượt cơ và đấu thủ tiếp theo sẽ đánh ở vị trí bi cái dừng lại hay từ trong tay nếu bi cái rơi khỏi bàn.
105.2. Đánh từ trong tay
Khi đánh từ trong tay, bi cái phải được đánh từ vị trí trên hay ở trong đường giới hạn của "D", tuy nhiên có thể đánh về bất cứ hướng nào.
- Trọng tài sẽ thông báo nếu được yêu cầu rằng bi cái đặt ở đâu là hợp lệ.
105.3. Đánh 2 bi cùng một lúc
Không có hai bi nào ngoài hai bi đỏ được quyền đánh cùng một lúc bởi lần tiếp xúc đầu tiên của bi cái.
105.4. Đặt bi màu
Bất cứ bi màu nào được đưa vào lỗ hay rơi khỏi bàn đều được đặt lại trước khi cú đánh tiếp theo được thực hiện.
- Đấu thủ không phải chịu trách nhiệm với bất cứ lỗi nào của trọng tài trong khi đặt không chính xác.
- Nếu một cú đánh được thực hiện với một hay nhiều bi được đặt không chính xác thì nó sẽ được đặt lại chính xác cho những cú đánh sau:
+ Sẽ không có xử phạt khi lỗi này do sự sơ suất từ trước khi được phát hiện
+ Phạt lỗi nếu đấu thủ đánh trước khi trọng tài thực hiện việc đặt bi.
- Nếu bi màu được đặt lại mà điểm của nó lại bị chiếm chỗ thì nó sẽ được dời đến 1 điểm khác có giá trị cao hơn nếu có thể.
- Nếu có nhiều hơn 1 bi màu phải đặt lại và tất cả đều bị chiếm chỗ thì bi có giá trị cao hơn sẽ được ưu tiên đặt trước.
- Nếu tất cả các điểm đều bị chiếm chỗ thì nó sẽ được dời tới 1 điểm nào gần nhất có thể với điểm của nó, nằm ở trong khoảng từ điểm đó đến bề mặt của băng đỉnh.
- Trong tất cả các trường hợp khi đặt bi đều không được chạm với bi khác.
- Một bi màu, để được đặt hợp lệ thì nó phải được đặt bằng tay trên điểm được chỉ định trong luật này.
105.5. Bi dính
- Nếu bi cái dừng lại vào một hay nhiều bi khác được đánh hay có thể đánh thì trọng tài sẽ chỉ rõ bi nào được đánh mà bi cái dính.
- Khi bi dính đã được thông báo của trọng tài thì đấu thủ phải đánh bi cái dời khỏi bi đó mà không làm nó di chuyển hoặc đó là cú đánh đẩy cơ.
- Đấu thủ sẽ không bị phạt nếu:
+ Bi đó là bi được đánh
+ Bi đó là bi có thể được đánh và đấu thủ tuyên bố là sẽ đánh nó.
105.6. Bi ở mép lỗ
- Nếu 1 bi bị rơi vào lỗ mà không bị chạm bởi 1 bi khác hay là 1 phần của cú đánh đang được thực hiện, nó sẽ được đặt lại và các điểm đã ghi được sẽ được tính.
- Nếu nó bị chạm bởi 1 bi khác có liên quan đến cú đánh:
+ Không có sự vi phạm luật nào thì tất cả những bi này sẽ được đặt lại và đấu thủ có thể đánh lại cú đánh đó hay có thể đánh cú khác theo ý của đấu thủ đó.
+ Nếu có sự phạm lỗi, tất cả bi này sẽ được đặt lại và đấu thủ tiếp theo có sự lựa chọn thông thường sau cú đánh phạm lỗi.
- Nếu 1 bi cân bằng trong chốc lát trên mép lỗ và sau đó rơi vào lỗ, nó sẽ được tính như là vào lỗ và không phải đặt lại.
105.7. Bi cái bị che khuất sau khi phạm lỗi
- Sau 1 lỗi, bi cái bị che khuất và nếu đấu thủ tiếp theo quyết định đánh thì:
+ Đấu thủ có quyền chọn bất cứ bi nào như là bi đỏ.
+ Bất cứ bi được chọn nào đều có giá trị điểm như bi đỏ, và sau khi được đưa vào lỗ, nó sẽ được đặt lại.
- Sẽ bị tính là phạm lỗi nếu bi cái trong lần chạm đầu tiên không chạm bi được chỉ định.
- Nếu 1 bi đỏ được đưa vào lỗ sau khi bi cái đã chạm bi được chỉ định trước, hoặc được chạm cùng một lúc thì bi đó sẽ được tính điểm và không phải đặt lại
- Nếu cả 2 bi đỏ và bi được chỉ định đều vào lỗ, thì chỉ có bi đỏ được tính điểm và không đặt lại, còn bi được chỉ định phải đặt lại.
- Nếu đấu thủ phạm lỗi được yêu cầu đánh lại thì sẽ không có bi nào được chỉ định ngoài bi đỏ.
105.8. Phạm lỗi
Trọng tài sẽ tuyên bố lỗi ngay khi nó xảy ra:
- Nếu đấu thủ chưa thực hiện cú đánh thì sẽ hết lượt cơ của mình ngay và trọng tài sẽ thông báo phạt lỗi.
- Khi cú đánh đã được thực hiện thì trọng tài sẽ đợi cho đến khi cú đánh hoàn thành sẽ thông báo phạt lỗi.
- Nếu 1 lỗi mà không do trọng tài nhận định mà cũng không phải là sự yêu cầu của đấu thủ kia thì nó sẽ được bỏ qua.
- Tất cả những điểm mà đấu thủ ghi được trước khi phạm lỗi đều được tính ngoại trừ những điểm ghi được trong cú đánh phạm lỗi.
- Cú đánh tiếp theo sau khi phạm lỗi sẽ được đánh từ vị trí bi cái dừng, hoặc từ trong tay nếu bi cái vào lỗ hay rơi khỏi bàn.
- Nếu có nhiều lỗi xảy ra trong cùng 1 cú đánh thì điểm phạt lỗi nào cao hơn sẽ được áp dụng.
- Đấu thủ phạm lỗi sẽ bị:
+ Phạt điểm như Điều 105.9 dưới đây và
+ Phải tiếp tục đánh nếu có sự yêu cầu của đối thủ.
105.9. Phạt điểm do phạm lỗi
Tất cả các lỗi đều bị phạt từ 4 điểm và có thể cao hơn tương ứng với giá trị của từng bi trong từng trường hợp phạm lỗi.
- Phạt điểm theo giá trị của bi được đánh
+ Đánh bi cái nhiều hơn 1 lần
+ Đánh khi cả 2 chân không chạm sàn
+ Đánh khi không đúng lượt
+ Đánh từ trong tay không đúng quy định, bao gồm cả cú đánh khai cuộc
+ Làm cho bi cái trượt tất cả bi mục tiêu
+ Làm cho bi cái vào lỗ
+ Đánh cú nhảy bi
+ Đánh với cơ không đạt tiêu chuẩn
+ Đánh khi bi chưa dừng
+ Đánh trước khi trọng tài hoàn thành việc đặt bi màu
+ Làm cho bi khác bi được đánh vào lỗ
+ Làm cho bi cái chạm bi không được đánh trước
+ Đẩy cơ
+ Bất cứ phần nào khác ngoài đầu cơ chạm bi trong lúc đanh
+ Làm cho bi rơi khỏi bàn
- Phạt 7 điểm nếu đấu thủ:
+ Sử dụng 1 bi không phải ở trên bàn cho mọi ý định
+ Sử dụng bất cứ đồ vật nào để đo lỗ hay khoảng cách
+ Sử dụng bất cứ bi nào khác ngoài bi trắng trong mọi cú đánh
+ Không thông báo bi nào sẽ được đánh khi đã được yêu cầu của trọng tài
+ Sau khi đánh vào lỗ bi đỏ hay 1 bi được chỉ định như bi đỏ, phạm lỗi trước khi chỉ định bi màu.
105.10. Đánh lại
Một đấu thủ có thể yêu cầu đối thủ kia đánh lại sau khi phạm lỗi, và yêu cầu này không thể rút lại. Đấu thủ phạm lỗi sẽ phải đánh lại và có quyền:
- Thay đổi ý định của mình với:
+ Cú đánh nào sẽ thực hiện hay
+ Bi nào sẽ là mục tiêu để đánh
105.11. Bi bị di chuyển không phải do đấu thủ
Nếu bi đang đứng yên hay đang chuyển động mà bị làm di chuyển không phải do đấu thủ thì nó sẽ được đặt lại bởi trọng tài ở vị trí mà trọng tài nhận định rằng nó đã ở đó hay nó sẽ dừng ở đó.
Điều luật này bao gồm cả những trường hợp khi có sự cố xảy ra do 1 người khác không phải là người cùng bên với đấu thủ và làm đấu thủ đó di chuyển bi.
Không đấu thủ nào bị phạt khi bi di chuyển bởi trọng tài.
105.12. Thi đấu bi đen
Một đấu thủ sau khi đánh bi đen cuối cùng vào lỗ mà điểm số của cả 2 đấu thủ bằng nhau, thì bi đen sẽ được nhặt lên đặt tại điểm quy định và đánh tiếp cho đến khi 1 đấu thủ đưa được bi đen vào lỗ hay phạm bất cứ lỗi nào.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.