BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2019/2000/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2000 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUI ĐỊNH TẠM THỜI VỀ VỆ SINH THUỐC LÁ ĐIẾU”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ vào Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30/6/1989 và Điều lệ Vệ sinh ban hành kèm theo Nghị định số 23/1991/NĐ-HĐBT ngày 24/01/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ);
Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính p hủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 86/CP ngày 8/12/1995 của Chính phủ về việc phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với chất lượng hàng hoá;
Căn cứ vào Quyết định số 175/1999/QĐ-TTg ngày 25/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc dán tem thuốc lá sản xuất trong nước;
Căn cứ vào Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về “Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy định tạm thời về vệ sinh thuốc lá điếu”.
Điều 2. Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2000.
Điều 4. Các Ông, Bà: Chánh văn phòng, Chánh thanh tra, Vụ trưởng Vụ Điều trị, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ Y tế, Cục trưởng cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, thủ trưởng Y tế ngành và Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định.
| KT.BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ VỆ SINH THUỐC LÁ ĐIẾU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2019/2000/QĐ-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Quy định chung
1.1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này đưa ra các yêu cầu bắt buộc về chất lượng, vệ sinh an toàn đối với thuốc lá điếu được sản xuất để tiêu thụ tại Việt Nam.
1.2. Đối tượng điều chỉnh: Quy định này áp dụng cho các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất, kinh doanh thuốc lá để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.
1.3. Trong qui định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Thuốc lá điếu: Là sản phẩm được làm từ những sợi lấy từ lá của cây thuốc lá đã được sản xuất, chế biến, cuốn thành điếu có hoặc không có đầu lọc dùng để hút.
1.3.2. Yêu cầu về vệ sinh thuốc lá điếu: Là việc đảm bảo thuốc lá được sản xuất tại những cơ sở hợp vệ sinh và có hàm lượng nhựa thuốc lá (Tar) và hàm lượng Nicotin trong khói thuốc lá điếu không vượt quá giới hạn cho phép theo Qui định này.
2. Yêu cầu về vệ sinh thuốc lá điếu
2.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với thuốc lá điếu: Thuốc lá điếu được sản xuất để tiêu thụ trong nước đáp ứng được các yêu cầu chất lượng thương phẩm theo TCVN 4286-86 và các TCVN tương đương hiện hành có hiệu lực.
2.2. Yêu cầu về vệ sinh và các chất độc hại đối với thuốc lá điếu: Thuốc lá điếu phải đáp ứng các yêu cầu vệ sinh tính trong khói 1 điếu thuốc lá dưới đây:
- Hàm lượng nhựa thuốc lá (Tar): không vượt quá 24 mg/điếu.
- Hàm lượng Nicotin: không vượt quá 2,2 mg/điếu.
Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá hạ hàm lượng Tar dưới 24 mg/điếu và hạm lượng Nicotin dưới 2,2 mg/điếu.
2.3. Nghiêm cấm việc sử dụng các chất gây nghiện, các hoá chất phụ gia độc hại trong sản xuất, chế biến và bảo quản thuốc lá.
2.4. Phương pháp thử:
- Các định hàm lượng Nicotin theo ISO: 4387-1991 (E) và Tar theo ISO: 10315-1991 (E).
- Kiểm tra các yêu cầu về chất lượng thương phẩm theo TCVN 4286-86 và các TCVN tương đương hiện hành.
2.5. Yêu cầu về vệ sinh cơ sở sản xuất thuốc lá điếu:
Cơ sở sản xuất thuốc lá điếu để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu vệ sinh cơ sở theo Quyết định số 4196/1999/QĐ-BYT ngày 29/12/1999 của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định tạm thời về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm”.
3. Yêu cầu ghi nhãn bắt buộc trên vỏ bao thuốc lá:
Việc ghi nhãn trên vỏ bao thuốc lá thực hiện theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về “Qui chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu” và Thông tư số 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999 của Bộ Thương mại về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTG và phải thực hiện theo yêu cầu sau:
Trên vỏ bao thuốc lá bắt buộc phải có dòng chữ in hoa:
“Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ” hoặc dòng chữ “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” in mặt trước hoặc mặt sau hoặc cạnh vỏ bao. Khuyến khích ghi lời cảnh báo ở mặt trước hoặc mặt sau vỏ bao. Chiều cao các chữ trên không nhỏ hơn 2mm, chữ in phải dễ đọc, nét đậm, mầu sắc của chữ phải tương phản với mầu nền và cách biệt với các thông tin khác.
Khuyến khích công bố hàm lượng: “Nhựa thuốc lá (Tar).....mg/điếu, Nicotin ........mg/điếu” trên vỏ bao thuốc lá.
4. Xử lý vi phạm
Các tổ chức cá nhân, sản xuất, kinh doanh thuốc lá điếu vi phạm các qui định về vệ sinh thuốc lá điếu, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.